Trang chủKhoa học - Công nghệCông nghệ sốYouTube yêu cầu dán nhãn nội dung AI

YouTube yêu cầu dán nhãn nội dung AI


Theo PCMag, người dùng YouTube phải thông báo nếu trong video có chứa nội dung được tạo ra bởi công cụ AI. Các tùy chọn mới sẽ cho phép người sáng tạo gắn nhãn video. Những tài khoản không tuân theo quy định này sẽ không được tham gia Chương trình đối tác YouTube (YPP) và gỡ video.

Loại nhãn đầu tiên hiển thị trên bảng mô tả để phân loại video có phải do AI tạo ra hay không. Nhãn thứ hai sẽ xuất hiện trong trình phát video khi nội dung đề cập đến chủ đề nhạy cảm như bầu cử, các cuộc xung đột hoặc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng.

YouTube yêu cầu dán nhãn nội dung AI - Ảnh 1.

YouTube tuyên bố sẽ xây dựng trách nhiệm đối với các công cụ và tính năng AI

Các chuyên gia bày tỏ lo ngại sự phát triển của các công cụ AI tạo sinh có thể khiến tin giả tràn ngập trên internet và đe dọa đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào năm 2024.

YouTube sẽ cho phép mọi người gửi yêu cầu xóa nội dung AI mô phỏng cá nhân có thật, bao gồm sử dụng khuôn mặt hoặc giọng nói của họ. Tuy nhiên, công ty sẽ xem xét nhiều yếu tố khác nhau trước khi quyết định xóa. Nếu nội dung mang tính châm biếm, hay liên quan đến quan chức nhà nước hoặc người nổi tiếng, YouTube sẽ đưa ra những tiêu chuẩn khắt khe hơn.

Theo NY Post, YouTube cho biết công ty sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể kèm theo các ví dụ khi quy định được áp dụng vào năm 2024. Công ty đang tập trung vào việc xây dựng đội ngũ và phát triển công nghệ có khả năng kiểm duyệt nội dung ở quy mô lớn, nhằm đảm bảo công cụ AI của YouTube tạo ra nội dung phù hợp.



Source link

Cùng chủ đề

Intel mở rộng Chương trình Xúc tiến AI PC

Tập đoàn Intel đã ra mắt hai sáng kiến thúc đẩy trí tuệ nhân tạo (AI) mới nhất thuộc Chương trình Xúc tiến AI PC: Chương trình dành cho Nhà phát triển AI PC và bổ sung các nhà cung cấp phần cứng độc lập vào chương trình. Chương trình tập trung vào việc hỗ trợ các nhà phát triển phần mềm và nhà cung cấp phần mềm độc lập (Independent...

Noventiq hỗ trợ doanh nghiệp Việt dùng Microsoft Copilot để thoát ‘bẫy nợ số’

“Digital debt” - bẫy nợ số ở các doanh nghiệp  “Digital debt” là khoản “nợ số” phát sinh do nhân viên tốn hàng giờ liền để làm những công việc nhàm chán, không đủ thời gian lẫn tâm trí hoàn thành và sáng tạo công việc chính. Hệ quả là, nhân viên làm mãi chưa hết việc, mắc "nợ số" ngày càng "đầm đìa" và kéo tụt hiệu suất chung của cả doanh nghiệp. Microsoft đã khảo sát 31.000 người...

BUV ứng dụng AI trong đào tạo

Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) cho phép sinh viên sử dụng AI trong làm bài tập, nghiên cứu khoa học hỗ trợ sử dụng, đào tạo nhân lực ngành giáo dục… Trí tuệ nhân tạo tạo sinh (Generative AI - GenAI) ngày càng hoàn thiện với sự ra đời và phát triển của các ứng dụng như ChatGPT, Midjourney..., hỗ trợ con người tự do sáng tạo văn bản, hình ảnh, hay video, rút ngắn thời...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Mới nhất

WB đồng hành thiết thực trong quá trình đổi mới của Việt Nam

Chiều 27/3, tại Phủ Chủ tịch, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tiếp bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đến chào từ biệt, kết thúc nhiệm kỳ công tác.Tại buổi tiếp, Quyền Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân chúc mừng bà Carolyn Turk đã có một...

Thương vụ có thể giúp ông Trump giải cơn khát tài chính

Cựu tổng thống có thêm nguồn tiền để giải quyết các chi phí pháp lý khi mạng xã hội được lên sàn chứng khoán. Các cổ đông Tập đoàn Sáp nhập Thế giới Kỹ thuật số (DWAC), công ty chuyên mua lại và sáp nhập, cuối tuần qua đã hoàn tất thỏa thuận sáp nhập Tổ hợp Truyền thông...

Nga chật vật thu tiền bán dầu

Các công ty Nga phải chờ đến vài tháng để được thanh toán tiền bán dầu, do ngân hàng cảnh giác với các lệnh trừng phạt thứ cấp của Mỹ. 8 nguồn tin đến từ các ngân hàng và nhà giao dịch của Reuters cho hay một số ngân hàng ở Trung Quốc, UAE và Thổ Nhĩ Kỳ đã...

Mới nhất