Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếYêu cầu đối với công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa...

Yêu cầu đối với công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2024



Khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự thì công dân cần phải tuân thủ những yêu cầu nào? – Độc giả Tuyết Vân

Yêu cầu đối với công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2024

1. Yêu cầu đối với công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2024

Yêu cầu đối với công dân khi đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm:

– Phải xuất trình:

+ Lệnh gọi khám sức khỏe hoặc kiểm tra sức khỏe của Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện;

+ Giấy chứng minh nhân dân;

+ Các giấy tờ liên quan đến sức khỏe cá nhân (nếu có) để giao cho Hội đồng khám sức khỏe hoặc Tổ kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

– Không uống rượu, bia hoặc dùng chất kích thích.

– Chấp hành nội quy khu vực khám sức khỏe, kiểm tra sức khỏe.

– Cấm các hành vi lợi dụng việc khám sức khỏe để trốn, tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự.

(Điều 10 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)

2. Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2024

Nội dung khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự bao gồm:

– Khám về thể lực; khám lâm sàng các chuyên khoa theo các chỉ tiêu quy định tại Mục II, Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP; trong quá trình khám, trường hợp công dân được khám có một trong các chuyên khoa xếp điểm 5 hoặc điểm 6 thì người khám chuyên khoa đó có trách nhiệm báo cáo Chủ tịch Hội đồng khám sức khỏe xem xét, quyết định việc có tiếp tục khám các chuyên khoa khác;

– Trường hợp cần xét nghiệm cận lâm sàng phục vụ cho kết luận sức khỏe theo yêu cầu của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, bao gồm cả xét nghiệm phát hiện ma túy;

– Phân loại sức khỏe theo các quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

(Khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)

3. Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2024

Quy trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:

– Lập danh sách các đối tượng là công dân thuộc diện được gọi nhập ngũ đã qua sơ tuyển sức khỏe trên địa bàn được giao quản lý;

– Thông báo thời gian, địa điểm tổ chức khám sức khỏe;

– Tổ chức khám sức khỏe theo các nội dung tại mục 2;

– Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV theo quy định của Luật Phòng, chống HIV/AIDS đối với các trường hợp đạt tiêu chuẩn sức khỏe gọi nhập ngũ hằng năm theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;

– Hoàn chỉnh phiếu sức khỏe theo quy định tại Mục II Mẫu 2 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP;

– Tổng hợp, báo cáo kết quả khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Mẫu 3a Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.

(Khoản 3 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)

4. Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự năm 2024

Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự là từ ngày 01/11/2023 đến hết ngày 31/12/2023.

5. Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

(i) Thành phần Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự huyện gồm: bác sỹ, nhân viên y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, cán bộ chuyên môn Phòng Y tế, quân y Ban Chỉ huy quân sự huyện và các đơn vị có liên quan.

– Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự gồm:

+ 01 Chủ tịch: do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện đảm nhiệm;

+ 01 Phó Chủ tịch: Phó giám đốc phụ trách chuyên môn;

+ 01 Ủy viên Thường trực kiêm Thư ký Hội đồng do cán bộ chuyên môn Phòng Y tế đảm nhiệm;

+ Các ủy viên khác.

– Số lượng ủy viên Hội đồng, tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương, nhưng phải bảo đảm đủ số lượng và trình độ thực hiện khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, đủ bộ phận theo quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, trong đó phải có tối thiểu từ 3 – 5 bác sỹ. Khám về nội khoa, ngoại khoa phải do các bác sỹ nội khoa và ngoại khoa đảm nhiệm; các chuyên khoa khác, có thể bố trí bác sỹ hoặc y sỹ, kỹ thuật viên thuộc chuyên khoa đó đảm nhiệm.

(ii) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định các vấn đề theo đa số;

– Trường hợp các thành viên của Hội đồng không thống nhất về phân loại và kết luận sức khỏe thì Chủ tịch Hội đồng ghi vào phiếu sức khỏe kết luận theo ý kiến của đa số. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng. Những ý kiến không thống nhất phải được ghi đầy đủ vào biên bản, có chữ ký của từng thành viên trong Hội đồng, gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

(iii) Nhiệm vụ của Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về việc triển khai khám sức khỏe, phân loại và kết luận sức khỏe cho từng công dân được gọi nhập ngũ;

– Tổng hợp báo cáo kết quả khám sức khỏe gửi Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh) theo quy định; bàn giao toàn bộ hồ sơ sức khỏe cho Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện (qua Phòng Y tế huyện).

(iv) Nhiệm vụ của các thành viên trong Hội đồng Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

– Chủ tịch Hội đồng:

+ Điều hành toàn bộ hoạt động của Hội đồng; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện về chất lượng khám sức khỏe công dân thuộc diện được gọi làm nghĩa vụ quân sự;

+ Quán triệt, phổ biến kế hoạch khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự; hướng dẫn các quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, chức trách, nhiệm vụ, nguyên tắc làm việc và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong Hội đồng khám sức khỏe;

+ Triệu tập và chủ trì họp Hội đồng để kết luận đối với những trường hợp có ý kiến không thống nhất về kết luận sức khỏe;

+ Tổ chức hội chẩn và ký giấy giới thiệu cho công dân khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự đi kiểm tra ở các cơ sở y tế khi cần thiết;

+ Trực tiếp kết luận phân loại sức khỏe và ký vào phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tổ chức họp rút kinh nghiệm công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và báo cáo với Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện.

– Phó Chủ tịch Hội đồng:

+ Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi vắng mặt;

+ Trực tiếp khám sức khỏe, tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.

– Ủy viên Thường trực, kiêm Thư ký Hội đồng:

+ Lập dự trù, tổng hợp và quyết toán kinh phí, thuốc, vật tư tiêu hao phục vụ cho công tác khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Chuẩn bị phương tiện, cơ sở vật chất, hồ sơ sức khỏe và các tài liệu cần thiết khác để Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự làm việc; tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự;

+ Tham gia khám sức khỏe, hội chẩn khi cần thiết;

+ Thực hiện đăng ký, thống kê và giúp Chủ tịch Hội đồng làm báo cáo lên Hội đồng Nghĩa vụ quân sự huyện và Sở Y tế theo Mẫu 3a và Mẫu 5c Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Các ủy viên Hội đồng:

+ Trực tiếp khám sức khỏe và tham gia hội chẩn khi cần thiết;

+ Chịu trách nhiệm về chất lượng khám và kết luận sức khỏe trong phạm vi được phân công;

+ Tham gia họp Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được triệu tập.

(Khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP)





Nguồn

Cùng chủ đề

Bắt Phó chỉ huy quân sự xã ở Quảng Nam nhận tiền ‘chạy’ không khám nghĩa vụ

Ngày 5/11, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam 4 tháng đối với Võ Thành Hưng, Phó Ban chỉ huy quân sự xã Tam Thành về hành vi “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.Kết quả điều tra xác định, năm 2023, trong thời gian giữ chức vụ...

Bộ Quốc phòng nói về đề xuất người đỗ các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước khi học

Bộ Quốc phòng vừa có nội dung trả lời cử tri tỉnh Hưng Yên...

Kiến nghị công dân đỗ vào các trường phải đi nghĩa vụ quân sự trước, đi học sau

Bộ Quốc phòng mới đây nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Hưng Yên đề nghị nghiên cứu bổ sung trong Luật NVQS yêu cầu "công dân trong độ tuổi nhập ngũ khi thi đỗ vào các trường được bảo lưu kết quả nhưng phải chấp hành tham gia nghĩa vụ quân sự xong sau đó về tiếp tục theo học". Bộ Quốc phòng cho biết, Luật nghĩa vụ quân sự (NVQS) năm 2015 sau hơn 8 năm thực...

Serbia chuẩn bị tái áp dụng nghĩa vụ quân sự bắt buộc

Ông ca ngợi đây là bước quan trọng để tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước. Chính phủ Serbia tuyên bố sẽ thành lập một nhóm làm việc để khởi động quá trình này. Theo kế hoạch, nam giới ở...

Thanh niên xuất ngũ nêu những khó khăn gì với Bí thư tỉnh ủy Đồng Nai?

Ngày 24-8, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh đã gặp gỡ, đối thoại với thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, từ năm 2020 đến nay toàn tỉnh có hơn 13.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự.Hằng năm, các cơ quan...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm chống tham nhũng từ quốc tế

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt”của nhà báo Hà Hồng Hà.

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Lãnh đạo Trung Quốc – Indonesia hội đàm tại Bắc Kinh

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 9/11 đã hội đàm với Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tại thủ đô Bắc Kinh.

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa và được cungc ấp quần áo chống lạnh đặc biệt.

Bài đọc nhiều

Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ tim

Nữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. Tin mới y tế ngày 6/11: Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ timNữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. ...

5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người. Chuối và sữa đều là những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng, nhiều người vẫn kết hợp chuối với sữa thành món sinh tố chuối mà không thấy vấn đề gì. Tuy nhiên, trong quan điểm của y học...

Phát hiện kiểu ngủ tối ưu nhất để người lớn tuổi sống thọ hơn

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu BMC Public Health đã khám phá tác động của các kiểu ngủ khác nhau đến 'quá trình lão hóa thành công' ở người lớn tuổi. ...

Cùng chuyên mục

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh

Theo bà Hải, hiện nay, việc các diễn viên, ca sĩ sử dụng việc hút thuốc lá như là một cách thể hiện tính cách nhân vật, hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn, gây ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ. Bên cạnh đó, các công ty thuốc lá...

Bộ Y tế thông tin về tiến độ dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 có khối lượng hoàn thành trên 90%, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 hoàn thành khoảng 60%. Hôm nay, nhà thầu Bệnh viện Việt Đức đang khởi động lại, tiếp tục thi công dự án. Bộ Y tế thông tin về tiến độ dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch MaiTheo lãnh đạo Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở...

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Khởi động lại Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, đã hoàn thành trên 90%

Trả lời câu hỏi của phóng viên, Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, dự án Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức cơ sở 2 đã được triển khai xây dựng từ năm 2015. Trong quá trình thực hiện dự án, thi công, tổ chức thực hiện hợp đồng có nhiều vướng mắc liên quan. Đầu năm 2021 dự án đã tạm dừng thi công. Từ đó đến nay vẫn chưa giải quyết được những...

Mới nhất

Nam hành khách doạ mở cửa thoát hiểm trên chuyến bay chỉ bởi tiếp viên không đồng ý một yêu cầu này

Trên chuyến bay của Korean Air từ Bangkok (Thái Lan) đến Seoul (Hàn Quốc), một hành khách nước ngoài gây ồn ào khi đòi ngồi ghế gần cửa thoát hiểm của tiếp viên. ...

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC tham gia bán vàng bình ổn như thế nào?

(NLĐO) - Cùng với 4 ngân hàng, Công ty vàng SJC đã tham gia mua vàng từ Ngân hàng Nhà nước để bán trực tiếp tới...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. ...

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống...

Mới nhất