Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Cuộc họp
Tham dự Cuộc họp có các thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ tư; các thành viên Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng xét tặng; lãnh đạo và chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh.
Đồng chí Nông Việt Yên – Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo quy trình triển khai xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể lần thứ tư
Tại Cuộc họp, lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã báo cáo quy trình triển khai xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể lần thứ tư. Đến nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã nhận được 8 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể thuộc loại hình Nghệ thuật trình diễn dân gian, trong đó có 6 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và 2 hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”… Trong 8 hồ sơ, huyện Trấn Yên có 1 hồ sơ; huyện Văn Yên có 1 hồ sơ; huyện Văn Chấn có 1 hồ sơ; huyện Lục Yên có 4 hồ sơ và thị xã Nghĩa Lộ có 1 hồ sơ.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã xem xét và cho ý kiến đối với từng cá nhân được đề nghị xét tặng.
Các thành viên Hội đồng xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể tỉnh Yên Bái lần thứ tư, thống nhất đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” cho 3 người, “Nghệ nhân ưu tú” cho 1 người.
Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận Cuộc họp
Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tham mưu dự thảo tờ trình của Đảng ủy UBND tỉnh xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy. Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch hoàn thiện đầy đủ hồ sơ theo đúng quy định gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; đăng tải thông tin lên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến của nhân dân.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể (Điều 7, Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25/12/2023 của Chính phủ): 1. Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 2. Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ. 3. Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến to lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị loại hình di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế – xã hội của đất nước; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. 4. Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 20 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. 5. Đã được tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể (Điều 8, Nghị định số 93/2023/NĐ-CP ngày 25/12/2023 của Chính phủ): 1. Trung thành với Tổ quốc; chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. 2. Có phẩm chất đạo đức tốt; gương mẫu trong cuộc sống; tâm huyết, tận tụy với nghề; mẫu mực trong thực hành, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể; được đồng nghiệp và Nhân dân ghi nhận, mến mộ. 3. Có tài năng hoặc kỹ năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, tiêu biểu cho loại hình di sản văn hóa phi vật thể được tôn vinh; có cống hiến lớn được ghi nhận cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể do cá nhân đang nắm giữ, thể hiện ở việc hiểu biết, nắm giữ tri thức, bí quyết, kỹ năng thực hành về loại hình di sản văn hóa phi vật thể; có sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật, góp phần bảo vệ và làm giàu các giá trị của di sản văn hóa phi vật thể, phát triển văn hóa, kinh tế – xã hội của cộng đồng địa phương; truyền dạy được nhiều cá nhân đã hoặc đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. 4. Có thời gian hoạt động liên tục hoặc cộng dồn từ 15 năm trở lên liên quan đến việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. |
Nguồn: https://yenbai.gov.vn/noidung/tintuc/Pages/chi-tiet-tin-tuc.aspx?ItemID=36199&l=Tintrongtinh