Powered by Techcity

Xuất khẩu gỗ tăng trở lại

YênBáiTheo Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores), xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ những tháng đầu năm 2023 gặp rất nhiều khó khăn, hầu như tháng nào cũng sụt giảm về lượng lẫn giá trị.

Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu đã có đơn hàng
Nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu đã có đơn hàng
Tuy nhiên, bước sang tháng 6, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ đã tăng trở lại, khi đạt 1,1 tỉ USD, cao hơn 3,7% so với tháng 5. Đây là tín hiệu đáng mừng cho những tháng cuối năm của ngành gỗ.
Khó khăn chỉ là tạm thời
Thống kê của Cục Lâm nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy giá trị xuất khẩu lâm sản 6 tháng đầu năm 2023 đạt 6,42 tỉ USD, giảm 28,8% so với cùng kỳ năm 2022. Trong đó, gỗ và sản phẩm gỗ đạt 5,96 tỉ USD, giảm 29%; lâm sản ngoài gỗ 455,7 triệu USD, giảm 26,2%.
Chuyên gia kinh tế Phạm Phú Ngọc Trai nhìn nhận tình trạng sụt giảm đơn hàng xuất khẩu ngành gỗ trong nửa đầu năm chỉ là tạm thời và tin rằng ngành nội thất Việt Nam vẫn còn dư địa để phát triển trong 5 đến 10 năm tới. 
“So với mức phát triển GDP trung bình của toàn cầu ở mức 3%, tốc độ tăng trưởng kép của ngành nội thất thế giới là 4,5%, ngành chế biến gỗ Việt Nam phát triển trung bình 15,4%/năm, chứng tỏ vị thế và tiềm năng của ngành rất lớn” – ông Trai nêu cơ sở nhận định.
Thực tế, xuất khẩu gỗ 6 tháng đầu năm vẫn có những nhóm hàng tăng trưởng đáng kể như: mặt hàng ván sợi có kim ngạch xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 3 lần so với cùng kỳ, đạt hơn 31,7 triệu USD; sản phẩm dăm gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỉ USD, tăng 3%. Trung Quốc và Nhật Bản vẫn là 2 thị trường chính tiêu thụ dăm gỗ xuất khẩu từ Việt Nam, trong đó xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm trên 70%. 
Thị trường châu Âu đã dần ổn định sau cơn sốt các nguồn cung ứng năng lượng, bao gồm cả nhiên liệu sinh khối. Đặc biệt, với những cam kết giảm mạnh phát thải và tăng cường sử dụng năng lượng sinh học, xuất khẩu viên nén sang châu Âu sẽ phục hồi cả về giá và khối lượng từ những tháng cuối năm. Đây là tín hiệu đáng mừng.
Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Vifores, người dân châu Âu đang rất ưa chuộng đồ gỗ trang trí, đây được xem là thị trường ngách cho các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gỗ, với mức tăng trưởng dự kiến khoảng 4,27%/năm cho giai đoạn 2023-2026 và đến năm 2026 có thể đạt 7,05 tỉ USD. Ngoài ra, nhiều DN gỗ đang tập trung khai phá các thị trường mới.

Đơn hàng tăng 50%
Trao đổi với phóng viên báo chí, một số DN gỗ cho biết xuất khẩu gỗ những tháng cuối năm có nhiều tín hiệu tích cực, không ít DN đã có đơn hàng trở lại. Theo ông Lê Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH SX-TM-DV Leglor, gần đây khách hàng, hầu hết là Mỹ, liên tục tìm đến công ty để tìm hiểu và ký đơn hàng. Trước mắt, chủ yếu là những đơn hàng nhỏ, với doanh số thấp hơn trước đây từ 20%-30%. 
Ông Đặng Minh Lành, Giám đốc Công ty TNHH Nội thất New GBI, cũng xác nhận tình hình xuất khẩu đồ gỗ của công ty hiện tăng 50% so với đầu năm, đơn hàng tập trung nhiều vào những tháng cuối năm.
Theo ông Lành, nguyên do là khách hàng Mỹ, châu Âu gặp khó ở thị trường Trung Quốc nên tìm kiếm thị trường khác, tìm nhà cung cấp mới để thay thế, trong đó chủ yếu là các DN Việt Nam. Những khách hàng này đến tận nhà máy khảo sát trực tiếp, xem xét giá cả, quy trình làm việc, tính chuyên môn, chuyên nghiệp…
Kết quả khảo sát sơ bộ các DN do Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP HCM (HAWA) thực hiện cho thấy trong tháng 7-2023, DN trong ngành đã bắt đầu đón những đơn hàng trở lại, phục vụ cho mùa mua sắm nội thất cuối năm của thị trường thế giới. Nhiều DN gỗ đang mở rộng biên độ kinh doanh, tìm giải pháp thâm nhập trực tiếp thị trường quốc tế. 
Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch HAWA, thông tin: Các thương hiệu nội thất lớn của Việt Nam đang mở rộng sự hiện diện ở những thị trường xuất khẩu tiềm năng, đặc biệt là Ả Rập Saudi, Dubai để tiếp cận cơ hội cung ứng đồ gỗ cao cấp cho các siêu dự án bất động sản mới. Với nội lực của ngành, ông Khanh tin mục tiêu xuất khẩu của năm 2023 hoàn toàn có thể đạt được bởi đơn hàng đã bắt đầu trở lại trong thời gian gần đây.
Trong khi đó, ông Đỗ Xuân Lập cho rằng phân khúc đồ gỗ cao cấp hiện nay vẫn chưa được các DN chú trọng nhiều, nếu tham gia thị trường này sẽ mang lại giá trị xuất khẩu rất lớn. Để tham gia được thị trường này, DN phải có thương hiệu, đạt tiêu chuẩn thiết kế, giải pháp công nghệ, có năng lực về thiết kế sản phẩm mới… 
“Đặc biệt, ngành gỗ cần kiểm soát vấn đề lẩn tránh xuất xứ để bảo vệ hàng hóa Việt Nam, nếu không sẽ rất dễ bị kiện, bị áp thuế. Vấn đề nữa là tạo ra sự phát triển bền vững như: nguồn gốc nguyên liệu bền vững, xây dựng hệ thống trồng rừng theo quy trình có kiểm soát, không thể để mạnh ai nấy trồng hay chặt phá vô tội vạ…” – Chủ tịch Vifores chia sẻ. 
Định vị lại mục tiêu
Các chuyên gia chỉ ra rằng ngoài những quy định bắt buộc hiện hành, DN gỗ của Việt Nam sẽ đối diện với những đòi hỏi mới như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) do Ủy ban châu Âu đề xuất, có hiệu lực từ tháng 10-2023. Hàng hóa nhập khẩu thị trường châu Âu sẽ phải chịu thêm chi phí, nếu không chuyển đổi mô hình sản xuất ít phát thải hơn để có tín chỉ carbon.
Vì vậy, theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, chuyển đổi xanh ngay từ bây giờ chính là con đường để có cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh. “Nếu thiết lập lại và tổ chức kết nối tốt, thị trường tín chỉ carbon chính là cơ hội để DN ngành nội thất Việt Nam gia tăng lợi thế. Ngành chế biến gỗ Việt Nam cần định vị lại mục tiêu, tầm nhìn trở thành trung tâm đồ nội thất thế giới xanh và bền vững” – ông Trai tư vấn.
 Với lợi thế phát triển rừng và kinh tế rừng, hiện nay, mỗi năm, sản lượng chế biến gỗ của tỉnh Yên Bái đạt 500.000 m3 ván bóc, xẻ thanh đạt 90.000 m3, dăm gỗ 140.000 m3, đũa gỗ đạt 700 triệu đôi, viên nén nhiên liệu 40.000 tấn… Sản phẩm phần lớn được xuất khẩu đến các thị trường Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Hoa Kỳ… Nguồn gỗ nguyên liệu chủ yếu là các loại gỗ keo, bồ đề, bạch đàn, quế… phục vụ cho công nghiệp chế biến đồ gỗ gia dụng, sản xuất bột giấy, ván ép công nghiệp và viên nén.
Theo báo cáo từ Cục Thống kê tỉnh Yên Bái, sản lượng gỗ rừng trồng qua chế biến xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2023 cũng giảm trên 30% so với cùng kỳ năm 2022, trong khi đó sản phẩm tồn kho tăng cao. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến mức tăng trưởng của toàn tỉnh; là một trong những nguyên nhân gây hụt thu ngân sách và khiến chỉ số sản xuất công nghiệp không đạt theo kịch bản tăng trưởng.
Để ngành công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng phát triển bền vững, ông Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông tỉnh Yên Bái cho biết, tỉnh Yên Bái sẽ tiếp tục rà soát và làm tốt quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chuyển hóa từ rừng gỗ nhỏ sang rừng gỗ lớn để mở rộng diện tích cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững; kiểm soát việc cấp phép cho các cơ sở chế biến gỗ theo đúng tiêu chí, đảm bảo quy mô và chất lượng sản phẩm sau chế biến.
Mặt khác, tỉnh Yên Bái đang tiếp tục mời gọi, ưu đãi đầu tư và khuyến khích doanh nghiệp có công nghệ cao, có khả năng chế biến sâu, với sản lượng lớn để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm gỗ rừng trồng. Đặc biệt, có khả năng liên kết bao tiêu sản phẩm ổn định, lâu dài cho những cơ sở sơ chế nhỏ lẻ và người trồng rừng. Giảm dần sự phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu.
Thực tế cho thấy, từ cuối năm 2022 đến nay, tỉnh Yên Bái đã thu hút 5 dự án đầu tư trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản công nghệ cao, với vốn đăng ký gần 347 tỷ đồng.
 

Thủy Thanh (BT – NLĐO)

Nguồn

Cùng chủ đề

Yên Bái hiệp đồng tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025

YênBái - Theo kế hoạch, năm 2025 có 7 đầu mối đơn vị nhận quân của tỉnh Yên Bái, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Biên phòng và các đơn vị thuộc Quân khu 2 gồm: Bộ tham mưu, Sư đoàn 304, Sư đoàn 316, Sư đoàn 355 và Lữ đoàn 297. ...

Yên Bái tập trung đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

YênBái - Sáng 28/11, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã chủ trì Hội nghị của UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản năm 2024 và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. ...

Yên Bái tập trung nâng cấp, sửa chữa hạ tầng giao thông

YênBái - Trong giai đoạn 2021- 2024, tỉnh Yên Bái đã bố trí 527 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các tuyến đường tỉnh, sửa chữa, thay thế các cầu yếu, ngầm tràn; bổ sung, thay thế hệ thống biển báo... Bộ Giao thông vận tải cũng bố trí 620 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các đường quốc lộ. ...

Yên Bái tập trung đảm bảo tiến độ thực hiện, giải ngân hết kế hoạch vốn được giao

YênBái - Sáng ngày 28/11, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản năm 2024 và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. ...

Yên Bái phát triển thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP

YênBái - Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có 248 sản phẩm OCOP còn hiệu lực; trong đó, có 223 sản phẩm đạt 3 sao, 25 sản phẩm đạt 4 sao. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được vị thế trên thị trường và có mặt ở các cửa hàng, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên toàn quốc. ...

Cùng tác giả

Tin mới liên quan Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

TPO – UBND TP Hải Phòng vừa thành lập Ban chỉ đạo phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 390 km kết nối từ cửa khẩu Lào Cai qua 9 tỉnh/thành về cảng Lạch Huyện.  Ngày 28/11, ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – quyết định thành lập Ban Chỉ đạo...

Đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án, bảo đảm giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị (Ảnh: Quang Thiều)  Đó là nội dung ý kiến chỉ đạo của đồng chí Trần Huy Tuấn – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chỉ đạo tại Hội nghị của UBND tỉnh Yên Bái tổ chức 18/12 nhằm đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn xây dựng...

Yên Bái hiệp đồng tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025

YênBái - Theo kế hoạch, năm 2025 có 7 đầu mối đơn vị nhận quân của tỉnh Yên Bái, gồm: Bộ Tổng Tham mưu, Bộ Tư lệnh Biên phòng và các đơn vị thuộc Quân khu 2 gồm: Bộ tham mưu, Sư đoàn 304, Sư đoàn 316, Sư đoàn 355 và Lữ đoàn 297. ...

Yên Bái tập trung đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

YênBái - Sáng 28/11, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã chủ trì Hội nghị của UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản năm 2024 và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. ...

Yên Bái tập trung nâng cấp, sửa chữa hạ tầng giao thông

YênBái - Trong giai đoạn 2021- 2024, tỉnh Yên Bái đã bố trí 527 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các tuyến đường tỉnh, sửa chữa, thay thế các cầu yếu, ngầm tràn; bổ sung, thay thế hệ thống biển báo... Bộ Giao thông vận tải cũng bố trí 620 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các đường quốc lộ. ...

Cùng chuyên mục

Yên Bái tập trung đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành 100% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công

YênBái - Sáng 28/11, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã chủ trì Hội nghị của UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản năm 2024 và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. ...

Yên Bái tập trung nâng cấp, sửa chữa hạ tầng giao thông

YênBái - Trong giai đoạn 2021- 2024, tỉnh Yên Bái đã bố trí 527 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các tuyến đường tỉnh, sửa chữa, thay thế các cầu yếu, ngầm tràn; bổ sung, thay thế hệ thống biển báo... Bộ Giao thông vận tải cũng bố trí 620 tỷ đồng để sửa chữa, cải tạo các đường quốc lộ. ...

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn chủ trì Hội nghị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá...

CTTĐT - Sáng 28/11, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương về tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công, tiến độ giải ngân vốn xây dựng cơ bản năm 2024 và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện. Đồng chí Trần Huy Tuấn - ...

Yên Bái phát triển thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm OCOP

YênBái - Đến nay, toàn tỉnh Yên Bái có 248 sản phẩm OCOP còn hiệu lực; trong đó, có 223 sản phẩm đạt 3 sao, 25 sản phẩm đạt 4 sao. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được vị thế trên thị trường và có mặt ở các cửa hàng, hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên toàn quốc. ...

Yên Bái nâng cao vị thế của xuất khẩu trong “cỗ xe tam mã”

YênBái - Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và lao động, Yên Bái sở hữu tiềm năng lớn để phát triển xuất khẩu. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu, để khai thác tối đa tiềm năng cũng như duy trì và nâng cao vị thế của xuất khẩu trong “cỗ xe tam mã” của nền kinh tế,...

Xã Nậm Lành hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới năm 2024

YênBái - Hội đồng thẩm định xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) tỉnh Yên Bái đã tổ chức xét, công nhận xã Nậm Lành, huyện Văn Chấn đạt chuẩn NTM năm 2024. ...

Nông dân Yên Bái nỗ lực tái đàn đáp ứng nguồn cung thực phẩm dịp Tết

YênBái - Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang đến gần. Khôi phục sản xuất sau bão số 3, các hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang nỗ lực tái đàn, tích cực chăm sóc và tăng cường phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi để đáp ứng nguồn cung thực phẩm tươi sống dịp tết. ...

Thành phố Yên Bái nỗ lực khắc phục sạt lở đất

YênBái - Công tác khắc phục sạt lở sau bão số 3 sẽ còn rất nhiều thách thức nhưng với quyết tâm của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực khắc phục khó khăn của người dân, doanh nghiệp, thành phố Yên Bái đang nỗ lực giúp người dân sớm "an cư". ...

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về hỗ trợ kinh phí để...

CTTĐT - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái về hỗ trợ kinh phí để triển khai đầu tư xây dựng hệ thống đê, kè bờ sông, bờ suối đặc biệt là các sông, suối như: Suối Thia, suối Ngòi Hút, sông Hồng (đoạn chảy qua địa bàn...

Yên Bái đạt 5,6% tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản

YênBái - Tốc độ tăng trưởng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2024 của tỉnh Yên Bái ước đạt 5,63% với nhiều chỉ tiêu tăng khá. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất