Powered by Techcity

Toàn lực để học sinh trở lại trường

NHỮNG THẦY TRÒ VĨNH VIỄN KHÔNG TRỞ LẠI

Ám ảnh nhất đến lúc này với ngành giáo dục cả nước, có lẽ vẫn là hình ảnh các cô giáo Trường mầm non số 1 Phúc Khánh, Làng Nủ (H.Bảo Yên, Lào Cai) bàng hoàng lần giở lại di vật của các con đến từ thôn Làng Nủ. Một lớp học mầm non có 18 trẻ thì chỉ sau một ngày, 9 em đã vĩnh viễn không thể trở lại trường sau khi lũ rút. Với người làm thầy, làm cô, không có nỗi đau nào lớn hơn thế.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 1.

Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái tập trung nguồn lực dọn dẹp trường học sau lũ để đón học sinh trở lại trường

Nhìn danh sách mang tên “Học sinh (HS) bị lũ cuốn” do Trường tiểu học – THCS số 1 Phúc Khánh (H.Bảo Yên) tổng hợp, bất cứ ai cũng đau lòng khi con số lên tới 20 em ở mọi khối lớp của một trường. Cuối danh sách ấy có ghi chú: “HS bôi vàng là bị thương, bôi đỏ là đã mất”. Đau lòng hơn là số HS “bôi đỏ” lên tới 13 em, chỉ còn lại 7 HS được “bôi vàng”.

Tại Bát Xát, thống kê ban đầu của Phòng GD-ĐT huyện về số giáo viên (GV) và HS lâm vào cảnh khó khăn cần giúp đỡ cũng lên tới hàng trăm trường hợp. Trong đó cũng có những cái tên HS “bôi đỏ” với dòng ghi chú: “đã mất” hoặc “đã mất cả nhà”…

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 2.

Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái tập trung dọn dẹp trường học sau lũ để đón học sinh

Cơn bão số 3 đã để lại hậu quả nặng nề cho ngành giáo dục tỉnh Lào Cai. Bà Dương Bích Nguyệt, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Lào Cai, cho biết toàn tỉnh hiện có 35 HS thiệt mạng và mất tích, 15 em bị thương do bão lũ. H.Bảo Yên nhiều nhất với 25 HS thiệt mạng, trong đó 23 em từ thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh.

Theo thông tin của Sở GD-ĐT Yên Bái, toàn tỉnh có 2 GV, 8 HS thiệt mạng, 2 HS bị thương do mưa bão; tại Cao Bằng, có 2 GV và 7 HS thiệt mạng, 1 HS bị thương; tại Lạng Sơn cũng mất đi 2 HS vì lũ lụt… Tại nhiều địa phương, các trường vẫn “đứt” liên lạc với HS và gia đình các em nên chưa rõ ngày trở lại lớp.

“Rất đau xót. Chúng tôi đang cố gắng làm tốt công tác ổn định tâm lý cho GV, phụ huynh, đảm bảo không ảnh hưởng tỷ lệ chuyên cần”, ông Bùi Minh Tuân, Trưởng Phòng GD-ĐT H.Bảo Yên, chia sẻ.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 3.

Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái tập trung dọn dẹp trường học sau lũ để đón học sinh

ẢNH: TRƯỜNG TH-THCS MINH CHUẨN (YÊN BÁI) CUNG CẤP

Với nhiều nhà trường, dù không mất HS nào nhưng nỗi lo các em không trở lại trường vẫn canh cánh trong lòng các thầy cô khi các em bỗng chốc trở thành mồ côi cha, mẹ hoặc gia đình trắng tay sau bão lũ lịch sử. Em Nguyễn Văn Hành, HS lớp 12 Trường THPT số 1 H.Bảo Yên (Lào Cai), là một trong những người may mắn sống sót sau trận lũ san phẳng Làng Nủ nhưng mẹ em đã bị lũ cuốn mất, cha em đã qua đời cuối năm 2023. Nằm điều trị trong bệnh viện với những vết thương chằng chịt trên cơ thể, chỉ còn lại một mình trên đời, em rối bời bởi suy nghĩ sẽ phải nghỉ học để đi làm kiếm sống. GV chủ nhiệm và các thầy cô trong trường thay nhau cắt cử chăm sóc Hành, động viên để em gượng dậy từng chút một.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 4.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

Cô Nguyễn Thị Hồng, Phó hiệu trưởng nhà trường, chia sẻ với Thanh Niên, lo nhất là HS ở những nơi quá khó khăn sẽ không đi học trở lại nữa, đến nay mới chỉ liên lạc được với khoảng 80% số HS do mất sóng điện thoại. Bởi vậy, theo cô Hồng, sắp tới nhà trường sẽ tăng số HS được ăn ở ký túc xá để những em mồ côi, mất nhà cửa sẽ được chăm sóc tốt hơn. Những HS như em Hành rất cần được sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm, cộng đồng vì em cần được học để tốt nghiệp THPT và có thể học nghề, học ĐH…

MẤT TOÀN BỘ SÁCH VỞ, ĐỒ DÙNG HỌC TẬP

Dù vậy, các thầy cô cũng cho rằng với nhiều HS và GV trải qua trận bão lũ lịch sử vừa qua, việc còn đầy đủ cha mẹ, thầy trò khi trở lại trường đã là may mắn. Với tinh thần tương thân, tương ái của nước ta, chắc chắn các em và nhà trường sẽ được chia sẻ, hỗ trợ. Việc cần làm trước mắt là đảm bảo điều kiện tối thiểu cho các em trở lại trường.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 5.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

Cô Nguyễn Thị Hồng cho biết những ngày qua nhà trường dốc toàn lực để dọn dẹp trường lớp. Ký túc xá dành cho hàng trăm HS của trường bị thiệt hại nặng nề nhất khi những vật dụng thiết yếu phục vụ ăn ở của các em hầu như không còn lại gì. Nhiều GV trong trường có nhà bị lũ lụt chưa kịp dọn dẹp nhưng vẫn đến trường khắc phục hậu quả, đón HS. Trong đó, cô Đào Thị Thanh Thủy, GV chủ nhiệm lớp 12A9, nhà ngập sâu nhưng ưu tiên dành thời gian đến bệnh viện chăm sóc HS lớp mình vì em không còn ai ruột thịt. Ngoài thời gian ấy thì cô đến trường dọn lũ, cố gắng để ngày 18.9 đón các em trở lại. “Nghỉ học lâu quá, chúng tôi lo nhiều em bỏ học mất”, cô Hồng nhắc lại.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 6.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

Tương tự, Trường THCS số 1 Phố Ràng (H.Bảo Yên, Lào Cai) cũng là một trong những trường thiệt hại nặng nề nhất về cơ sở vật chất trên địa bàn huyện. Cô Phạm Hoàng Ngọc Huế, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết dự kiến cuối tuần này mới có thể tập trung HS và đầu tuần sau tổ chức dạy học được. Lý do là trường còn ngổn ngang bùn đất, nhiều hạng mục hư hại chưa thống kê, tu sửa kịp. Quan trọng hơn là có tới gần 500/617 HS của trường bị ngập nhà cửa và mất toàn bộ sách vở, đồ dùng học tập, hơn 100 HS ở các xã bị cô lập vẫn chưa liên lạc được nên chưa biết tình trạng của các em thế nào, đường đi đến trường ra sao…

ĐẢM BẢO ĐIỀU KIỆN, AN TOÀN CHO HS TRỞ LẠI

Sở GD-ĐT Lào Cai cho biết ngày 16.9 sẽ có 521 trường học tổ chức dạy học trở lại, 77 trường chưa tổ chức dạy học (chiếm 12,87%). 5 địa phương có 100% trường học tổ chức dạy học bình thường từ đầu tuần là TP.Lào Cai, TX.Sa Pa và các huyện: Văn Bàn, Bảo Thắng, Mường Khương. Tại H.Bảo Yên, nơi ám ảnh đau thương của Làng Nủ, theo ông Bùi Minh Tuân, do HS, GV chịu ảnh hưởng nặng nề, trường học khó khăn, giao thông chia cắt giữa các khu vực nên dự kiến mới có 30 trường học của H.Bảo Yên cho HS đi học trở lại từ ngày 16.9, 43 đơn vị trường học còn lại dự kiến sẽ tổ chức học tập cho HS từ ngày 23.9.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 7.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

ẢNH: TRƯỜNG TH- THCS MINH CHUẨN (YÊN BÁI) CUNG CẤP

Phó chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Vũ Thị Hiền Hạnh chia sẻ ngay sau khi nước rút, tỉnh Yên Bái đã huy động tối đa lực lượng trên địa bàn tỉnh và lực lượng hỗ trợ với số lượng khoảng 104.000 người để khắc phục bão lũ. Đến thời điểm này, đa số các trường bị ngập lụt đã huy động, phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành để dọn dẹp vệ sinh, về cơ bản đã sạch sẽ. Tuy nhiên, việc dọn dẹp, vệ sinh ở một số trường thuộc TP.Yên Bái gặp nhiều khó khăn do mất điện, thiếu nguồn nước, thiếu các thiết bị chuyên dụng. Nhiều trường bị sạt taluy, sụt lún công trình, sạt lở tường rào chưa được khắc phục, hiện các trường đã báo cáo chính quyền, các cấp quản lý để đánh giá và có phương án xử lý.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 8.

Trường học còn ngổn ngang sau lũ, đồ dùng học tập, sách vở bị hư hỏng nặng

ẢNH: TRƯỜNG TH- THCS MINH CHUẨN (YÊN BÁI) CUNG CẤP

Tính đến hết tuần vừa qua, toàn tỉnh Yên Bái có 152/442 trường từ mầm non đến phổ thông tổ chức đón HS đến trường và tổ chức các hoạt động giáo dục, đạt 35%. Bà Hạnh thông tin cố gắng ngày 16.9 sẽ đưa HS đi học để đảm bảo thời gian năm học. Trường nào rất nặng dự kiến sẽ cho HS đi học từ ngày 18.9.

Theo thống kê, toàn H.Lục Yên có 3 trường học bị ngập lụt; 19 trường bị sạt lở đất, đổ tường rào, thấm dột. Trong đó, Trường tiểu học – THCS Minh Chuẩn bị ảnh hưởng nhiều nhất, nước ngập phòng học, đồ dùng dạy học, thư viện, bếp ăn, nhà vệ sinh, khu tập thể bán trú, nhà để xe, hệ thống điện toàn trường chìm trong bùn nước hoặc bị lũ cuốn trôi. Nước đã rút vài ngày nhưng từ sân trường, lớp học đến bàn ghế phủ bùn dày đặc. Bà Đinh Thị Giang, Phó trưởng Phòng GD-ĐT H.Lục Yên, cho biết: “Hiện tại, công tác triển khai khắc phục đang được toàn ngành giáo dục huyện khẩn trương thực hiện với quyết tâm cao nhất nhưng cũng đảm bảo an toàn mới cho HS quay trở lại lớp”.

Toàn lực để học sinh trở lại trường - Ảnh 9.

Các cô lấy ảnh chân dung của những em thiệt mạng do lũ cuốn để dán lên đồ vật của các em ở Trường mầm non Phúc Khánh (Lào Cai)

Bà Nguyễn Ngọc Thư, Giám đốc Sở GD-ĐT Cao Bằng, cho biết có 10/519 cơ sở giáo dục vẫn chưa tổ chức học trở lại được do nước sông suối còn cao và đường sạt lở, chia cắt. Hiện nay, chưa liên lạc được với gần 700 HS do mất sóng điện thoại. Nhiều em không thể đến trường do địa hình chia cắt.

Sở GD-ĐT Tuyên Quang cho biết từ ngày 16.9, 455/456 trường cho HS đi học trở lại. Riêng Trường PTDT nội trú Chiêm Hóa phải lùi lại 1 tuần để sửa chữa, khắc phục hệ thống điện, nước, nhà bếp và ký túc xá của HS do bị ngập sâu dài ngày. Sở GD-ĐT Lạng Sơn thông tin đến ngày 15.9, 650/650 trường trên địa bàn tỉnh đã sẵn sàng để quay trở lại học bình thường…

Bộ GD-ĐT đề nghị quan tâm đầu tiên đến tinh thần HS, GV

Tại cuộc họp của Chính phủ về khắc phục hậu quả bão lũ sáng 15.9, ông Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, phát biểu: “Một số trường học tại Lào Cai, Yên Bái chịu thiệt hại nặng. Tính đến ngày 16.9, với sự nỗ lực của các địa phương, sự cố gắng của các thầy cô giáo, hàng nghìn trường học mở cửa trở lại. Tuy nhiên, ngày 16.9 vẫn còn 99 trường và điểm trường chưa thể đón HS. Theo tính toán của Lào Cai thì dù đến ngày 23.9 vẫn còn khoảng 17 trường và điểm trường việc khôi phục lại không khả thi. Do đó, Bộ GD-ĐT kiến nghị với Chính phủ cân đối ngân sách của T.Ư để hỗ trợ cho các trường ở Lào Cai và Yên Bái, trước mắt là dựng tạm để HS có chỗ học tập và sau đó là xây dựng lại trường.

Cuối tuần qua, khi đến thăm và động viên, tặng quà hỗ trợ thầy trò của hai địa phương ảnh hưởng nặng nề nhất của lũ lụt là Lào Cai và Yên Bái, bà Nguyễn Thị Kim Chi, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, nêu nhiều việc cần phải làm để khắc hậu quả của ngành giáo dục sau lũ, trong đó bà Chi bày tỏ mong muốn và lưu ý Sở GD-ĐT và các nhà trường quan tâm đầu tiên tới việc ổn định tinh thần, tư tưởng, động viên tinh thần HS, GV, phụ huynh.

Với việc chuẩn bị tái thiết dạy và học, Thứ trưởng Nguyễn Thị Kim Chi nhấn mạnh: “Cố gắng hết mức để sớm trở lại dạy và học nhưng sẽ không cố khi GV, HS không đảm bảo đủ điều kiện an toàn. Những nơi chưa an toàn chưa cho HS đi học. Dù bão lũ đã qua nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mưa giông, sạt lở nên cần nhắc nhở, giáo dục HS đến nơi an toàn”.

Ấm áp tình thầy trò trong cơn lũ dữ

Còn rất nhiều câu chuyện ấm áp, đáng cảm phục về tình thầy trò trong cơn lũ dữ. Ông Lưu Hoàng Anh, Phó hiệu trưởng Trường PTDT nội trú THCS – THPT huyện Si Ma Cai, cho biết: “Dù được cho nghỉ học nhưng do địa bàn chia cắt, có gần 100 HS ở lại trường tiếp tục sinh hoạt, học tập trong đợt mưa lũ. Do bị ảnh hưởng bởi mưa bão, việc mua bán thực phẩm phục vụ nấu ăn gặp khó khăn, nguồn điện lưới, nước sinh hoạt khan hiếm, nhưng chúng tôi luôn nỗ lực hết sức để chăm lo cho HS ở lại trường trong lúc mưa lũ. Rất may mắn trong khó khăn chúng tôi cũng nhận được sự hỗ trợ từ các cấp, ngành, địa phương và các nhà hảo tâm”.

Sạt lở khiến dãy nhà xe và 16 phòng ở bán trú của Trường THCS – THPT Bát Xát tại xã Mường Hum đổ sập nhưng may mắn trước đó 2 tiếng lãnh đạo nhà trường sớm dự đoán tình hình, phối hợp với công an xã khẩn cấp di chuyển toàn bộ 131 HS bán trú và 11 GV, nhân viên đến nơi an toàn. Tại hai điểm ở tạm, các thầy, cô chia thành các tổ trực, nấu ăn, quản lý, nhắc nhở HS không di chuyển trên các tuyến đường bị sạt lở, tránh những mối nguy hiểm xảy ra…

Nguồn: https://thanhnien.vn/toan-luc-de-hoc-sinh-tro-lai-truong-185240916003139757.htm

Cùng chủ đề

Phở đến với Làng Nủ: Ăn tô phở, bà con thấy ấm áp

Người dân cùng lực lượng thi công công trường Làng Nủ mới thưởng thức Phở yêu thương – Ảnh: NGUYỄN KHÁNH Từ sáng sớm, sương mù vùng cao còn dày, gió đông bắc thổi thốc lạnh giá nhưng đoàn xe của Phở yêu thương đã xuất phát từ trường liên cấp số 1 Phúc Khánh, di chuyển tới khu tái định cư Làng Nủ. Khu làng mới nằm trên đỉnh một ngọn đồi, đường vào cao độ chênh hàng chục mét. Ở...

Tận thấy khu rừng huyền bí ở Việt Nam có hơn 4.000 cây di sản, từ 400 đến 800 năm

TPO – Hạt Kiểm lâm huyện Mù Cang Chải, Yên Bái vừa tổ chức gắn biển công nhận Cây di sản Việt Nam đối với trên 4.000 cây thiết sam Đông Bắc và cây pơ mu tại khu vực Tà Cay Đằng, thuộc địa phận bản Nả Háng, xã Chế Tạo. Vượt qua quãng đường bê tông đi xuyên giữa những ngọn núi cao trùng điệp, cách trung tâm huyện hơn 30km, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Mù Cang...

Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024

Tham dự Đại hội có: Ông Giàng A Tông – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái; bà Hoàng Thị Vĩnh – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Lương Văn Thức – Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; bà Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Yên Bái và 220 đại biểu chính thức. Phát biểu tại Phiên làm...

Ông Trần Huy Tuấn làm Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

Sáng 6/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để thực hiện công tác bầu nhân sự. Các đại biểu bỏ phiếu...

Xuất cấp hơn 137 tấn hạt giống cây trồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái

Ngày 1/11, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký Quyết định 1319/QĐ-TTg về việc xuất cấp hạt giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái. Theo đó, Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp không thu tiền 137,25 tấn hạt giống lúa từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ tỉnh Yên Bái khôi phục sản xuất do ảnh hưởng của cơn bão số 3. Phó Thủ...

Cùng tác giả

Văn Yên 60 năm tự hào bứt phá

YênBái - Mạnh dạn đổi mới, huyện Văn Yên đã táo bạo khai phá tiềm năng, phát huy lợi thế, dám đi con đường riêng, dám đặt ra những mục tiêu khác biệt, phá bỏ mọi giới hạn và dám chịu mọi trách nhiệm. ...

Văn Yên hân hoan đón “ngày hội” lớn

YênBái - Đến vùng đất quế Văn Yên những ngày này, từ vùng thấp đến vùng trong huyện, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Văn Yên hân hoan, phấn khởi hướng về sự kiện công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024, đón nhận Huân chương Lao...

Xứng đáng với niềm tin cử tri

YênBái - Phát huy vai trò là cơ quan đại diện dân cử, năm 2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri trước diễn đàn Quốc hội và các bộ, ngành Trung...

Phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa

YênBái - Với sự vào cuộc của các doanh nghiệp, hợp tác xã và sự thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân cùng các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Trấn Yên đã hình thành và phát triển được một số vùng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn, ngày càng mở rộng diện tích sản xuất theo hướng...

Những mô hình chuyên canh ở Mù Cang Chải

YênBái - Từ một địa phương sản xuất manh mún, tự cung, tự cấp, thường xuyên phải nhận cứu đói giáp hạt, giờ đây sản xuất nông nghiệp (SXNN) ở huyện Mù Cang Chải có bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều mô hình chuyên canh quy mô tập trung mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân. ...

Cùng chuyên mục

Văn Yên 60 năm tự hào bứt phá

YênBái - Mạnh dạn đổi mới, huyện Văn Yên đã táo bạo khai phá tiềm năng, phát huy lợi thế, dám đi con đường riêng, dám đặt ra những mục tiêu khác biệt, phá bỏ mọi giới hạn và dám chịu mọi trách nhiệm. ...

Xứng đáng với niềm tin cử tri

YênBái - Phát huy vai trò là cơ quan đại diện dân cử, năm 2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri trước diễn đàn Quốc hội và các bộ, ngành Trung...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng Ban Nội chính Tỉnh ủy nhân kỷ niệm Ngày truyền thống ngành...

YênBái - Sáng nay - 3/1, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái đến chúc mừng cán bộ, công chức Ban Nội chính Tỉnh ủy nhân kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống ngành Nội chính Đảng (5/1/1966 - 5/1/2025). ...

Sản phẩm OCOP Gia Lai nhộn nhịp vào mùa phục vụ Tết

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai trở nên nhộn nhịp khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhiều doanh nghiệp, cơ sở, cửa hàng đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm ra thị trường phục vụ khách hàng. “Chạy đua” phục vụ Tết Những ngày này, Công ty TNHH Một thành viên bò khô Huy Vũ Đak Đoa (huyện Đak Đoa) đang hối hả sản xuất các loại bò...

Hiệp hội Nữ Doanh nhân TP Hà Nội tổ chức “Xuân yêu thương”, tặng quà Tết cho đồng bào vùng cao

Những ngày cuối năm, khi Tết đang đến gần, cũng là lúc những túi quà Tết, những chiếc chăn ấm, những suất học bổng đầy ý nghĩa được Hiệp hội Nữ Doanh nhân TP Hà Nội phối hợp cùng...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái triển khai nhiệm vụ năm 2025

YênBái - Chiều nay - 2/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. ...

Thị xã Nghĩa Lộ chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp bảo đảm yêu cầu, chất lượng

YênBái - Song song với việc “chạy nước rút” hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024, Thị ủy Nghĩa Lộ đã tập trung chỉ đạo, cụ thể hóa việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 đến các chi, đảng bộ trực thuộc bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiến độ và quy định. Đồng thời các phong...

Vững bước vào “Kỷ nguyên vươn mình”

YênBái - Năm 2024 khép lại, không khí đón xuân mới Ất Tỵ 2025 đã rộn ràng khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu. Trong niềm vui ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Yên Bái tự hào vì đã nỗ lực vượt khó thành công tạo nhiều dấu ấn nổi bật để vững niềm tin quyết tâm thi đua giành nhiều...

Dấu ấn Mặt trận – Vietnam.vn

Nhìn lại chặng đường một năm qua để thấy chương trình phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam đã được tổ chức triển khai có trọng tâm, trọng điểm, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế. Với sự nỗ lực không ngừng, chủ động, sáng tạo, Mặt trận các cấp đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ với nhiều dấu ấn nổi bật. 1. Đại hội...

Bản lĩnh 2024

YênBái - Tờ lịch cuối cùng đã rời block: năm 2024 đã đi qua. Ở góc nhìn nào thì 2024 cũng là một năm rất đáng nhớ với những dấu ấn đặc biệt, khó phai; khắc sâu thêm hình ảnh đẹp về bản lĩnh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Yên Bái. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất