Powered by Techcity

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến từ Bắc Giang chỉ đạo ứng phó mưa lũ

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến từ Bắc Giang chỉ đạo ứng phó mưa lũ - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên nhân dân xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – Ảnh: TTXVN

Các điểm cầu tham gia họp trực tuyến gồm trụ sở Chính phủ, tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng.

Giải quyết ngay kiến nghị của người dân Bắc Giang

Sau khi nghe lãnh đạo tỉnh Bắc Giang báo cáo tình hình lũ lụt và hậu quả do mưa lũ ở tỉnh, Thủ tướng chuyển lời thăm hỏi, chia sẻ của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến thân nhân các gia đình người bị nạn, những khó khăn, mất mát của nhân dân vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ.

Đồng thời biểu dương các cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân tỉnh Bắc Giang đã chủ động phòng, chống, ứng phó với bão lụt, giảm thiểu thiệt hại tới mức thấp nhất.

Trước tình hình lũ lụt còn diễn biến phức tạp, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bắc Giang nắm chắc tình hình, xử lý linh hoạt, hiệu quả theo quy định, nhất là tại các tuyến đê điều, hồ đập xung yếu, quan trọng; tổ chức biện pháp thoát lũ, cứu lúa, hoa màu.

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến từ Bắc Giang chỉ đạo ứng phó mưa lũ - Ảnh 2.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra khu vực cầu Đá, thôn Hạ Lát, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên – Ảnh:TXVN

Đồng thời rà soát, đánh giá thiệt hại để có chính sách hỗ trợ người dân bị thiệt hại lớn với tinh thần “không để ai bị đói, rét, không có chỗ ở, học sinh phải sớm được đến trường”, đặc biệt tại làng Vân, xã Vân Hà, thị xã Việt Yên đang bị chia cắt do lũ lụt; huy động các lực lượng, nhất là lực lượng vũ trang cùng nhân dân ứng phó với lũ lụt, di dời, thu dọn, vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất.

Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bắc Giang thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng tại các công điện, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống, ứng phó với bão, lũ; chủ động nắm tình hình, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh, nếu vượt thẩm quyền thì tổng hợp kịp thời xin ý kiến cấp có thẩm quyền giải quyết.

Cùng với đó, tỉnh kiểm tra hệ thống đê điều, tinh thần là “sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất có thể”, nhanh chóng ổn định tình hình.

Các ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiểm rà soát thiệt hại của người dân, doanh nghiệp dân doanh, hợp tác xã để có chính sách hỗ trợ khôi phục sản xuất, kinh doanh; kêu gọi người dân, doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể, tổ chức xã hội và cả hệ thống chính trị chung tay, góp sức, khắc phục hậu quả, ổn định cuộc sống, sản xuất.

Thủ tướng nhất trí với đề xuất của người dân, giao hai tỉnh phối hợp xây dựng cầu Vân Hà bắc qua sông Cầu nối hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, hoàn thành trong năm 2025, tạo điều kiện cho người dân hai bên bờ đi lại thuận tiện, an toàn; quy hoạch, bố trí quỹ đất, hỗ trợ để đưa người dân đang sinh sống trên sông nước lên bờ…

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến từ Bắc Giang chỉ đạo ứng phó mưa lũ - Ảnh 3.

Thủ tướng Phạm Minh Chính làm việc với lãnh đạo tỉnh Bắc Giang về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả thiên tai – Ảnh: TTXVN

Sẵn sàng ứng phó phương án xấu nhất với mưa lũ

Ngay sau khi làm việc với tỉnh Bắc Giang, Thủ tướng Chính phủ đã họp trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về ứng phó với lũ lụt.

Theo báo cáo của các địa phương, do hoàn lưu của bão số 3, những ngày qua tại các tỉnh, thành phố phía Bắc có mưa lớn, kéo dài khiến nhiều diện tích bị ngập lụt; có địa phương bị cô lập hoàn toàn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ trưa ngày 10 đến ngày 11-9, trên các sông khác ở khu vực Bắc Bộ xuất hiện một đợt lũ.

Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên các sông nhỏ tại các tỉnh miền núi phía Bắc và các sông khu vực hạ lưu đồng bằng sông Hồng- Thái Bình, khu vực cửa sông ven biển lên mức báo động 2, báo động 3, có sông trên báo động 3.

Tại nhiều tỉnh có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các vùng trũng thấp ven sông; lũ quét và sạt lở đất trên các sườn dốc ở khu vực vùng núi;

Độ rủi ro thiên tai do lũ là cấp 3. Đặc biệt, tại một số hồ như hồ Thác Bà… hiện nay đã gần đạt dung tích thiết kế, nguy cơ vỡ đập cao.

Lãnh đạo các địa phương cho biết, đã và đang di dời người dân ra khỏi vùng ngập úng; huy động lực lượng sửa chữa, khôi phục các hạ tầng bị hư hỏng;

Thu dọn vệ sinh môi trường; đặc biệt tổ chức cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ; đề xuất lực lượng vũ trang hỗ trợ lực lượng, phương tiện, nhất là trực thăng để đưa nhu yếu phẩm đến nơi đang bị mưa, lũ chia cắt.

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương chủ động, chỉ đạo, tổ chức, huy động cả hệ thống chính trị thực hiện hiệu quả nội dung 5 công điện mà Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, đặc biệt là nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại cuộc họp Bộ Chính trị ngày 9/9 về phòng, chống, ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ.

Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Công an huy động lực lượng, phương tiện tổ chức cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, nhất là vùng bị chia cắt.

Đồng thời yêu cầu các địa phương phối hợp với lực lượng chức năng bằng mọi cách tìm đường để đưa nhu yếu phẩm cho người dân, không để ai bị đói, rét, thiếu chỗ ở; người bệnh phải được chữa bệnh; học sinh phải sớm được đến trường…

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến từ Bắc Giang chỉ đạo ứng phó mưa lũ - Ảnh 7.

Thủ tướng Phạm Minh Chính gọi điện cho lãnh đạo các địa phương vùng ngập trực tiếp chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả – Ảnh: VGP

Về trình trạng một số hồ đập như hồ Thác Bà trước tình trạng nguy cấp, Thủ tướng yêu cầu chuẩn bị tình huống xấu nhất có thể; chủ động chuẩn bị di dời các hộ dân có thể bị ảnh hưởng tới nơi an toàn; UNDN tỉnh, cơ quan chức năng sẵn sàng phương án, ban hành tình trạng khẩn cấp theo quy định khi tình huống xấu xảy ra.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nắm chắc tình hình, dự báo tình hình thiên tai, mưa lũ; khuyến cáo người dân và các cấp, các ngành phương án ứng phó.

Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang kiểm soát vùng thượng lưu, giảm lưu lượng xuống các hồ đập, giảm nguy cơ quá tải các hồ đập.

Phó Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ huy tại hiện trường; các bộ, ngành, địa phương phối hợp xử lý kịp thời việc ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ theo chỉ đạo, vấn đề vượt thẩm quyền thì khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết.

Tuoitre.vn

Nguồn:https://tuoitre.vn/thu-tuong-chu-tri-hop-truc-tuyen-tu-bac-giang-chi-dao-ung-pho-mua-lu-20240910142100927.htm#content-1

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, đưa đất nước vươn mình

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 10 Hội đồng Thi đua – Khen thưởng Trung ương. Ảnh: Dương Giang/TTXVN Dự Phiên họp có: Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch thứ Nhất Hội đồng; Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang, Phó Chủ tịch Hội đồng; các thành viên Hội...

Nguy cơ sạt lở đổ sập nhà, người dân ở Hòa Bình thấp thỏm cảnh ở nhờ

Đồi nứt toác, sạt lở khắp nơi Mưa lớn kéo dài khiến nhiều địa phương ở Hòa Bình xảy ra tình trạng nứt đồi núi, sạt lở đường giao thông, ngập úng nhiều khu dân cư. Trong đó, tình trạng nứt toác đồi ngay sát khu dân cư, nguy cơ sạt lở cao xảy ra khắp các huyện, thành phố ở Hòa Bình, như: TP Hòa Bình, Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc, Yên Thủy, Lương Sơn…. Mới đây, Chủ tịch...

Xúc động hình ảnh người dân Yên Bái cầm cờ, hoa chia tay bộ đội

TPO – Ngày 22/9, cán bộ, chiến sĩ các đơn vị đã lên đường trở về đơn vị. Hàng nghìn người dân Yên Bái đứng dọc hai bên đường đoàn đi qua để gửi lời cảm ơn, bịn rịn chào tạm biệt. Sau hơn 10 ngày nỗ lực cùng đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Yên Bái khắc phục hậu quả cơn bão số 3, sau khi công tác khắc phục cơ bản hoàn tất, cán bộ,...

Sạt lở rình rập, nhiều người Yên Bái chưa thể về nhà

Theo thống kê, rà soát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Yên Bái, đến nay tại thành phố Yên Bái có 145 khu vực đã sạt lở và có nguy cơ sạt lở gây ảnh hưởng đến 4.419 hộ dân, trong đó có 2.514 hộ dân trong khu vực nguy cơ cao, 1.905 hộ dân trong khu vực có nguy cơ sạt lở. Trong đó, xã Minh Bảo là “điểm nóng” với 17 khu vực đã...

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong bão lũ

Nhường cơm sẻ áo Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu của bão tàn phá khủng khiếp miền Bắc nước ta, nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ thành thị đến nông thôn và vùng biên giới, từ cụ già đến các em nhỏ… đã có những hành động thiết thực nhất hướng về bà con vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Các hoạt động như: Rang lạc, gói bánh tét, tổ chức đêm nhạc...

Cùng tác giả

Du lịch Yên Bái biến ''di sản'' thành ''tài sản''

Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới. ...

Sâu sát nhiệm vụ, linh hoạt giải pháp

YênBái - Năm 2024, Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên được giao thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 771 tỷ đồng. Trong đó, huyện Trấn Yên 327,5 tỷ đồng, huyện Văn Yên 383,5 tỷ đồng. Tuy rất nỗ lực nhưng đến ngày 31/12/2024, Chi cục mới thực hiện được 544 tỷ đồng, bằng 77% dự toán tỉnh giao, bằng 95%...

Chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường và gió mạnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ 9/01/2025

CTTĐT - Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 09/01/2025, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất ở...

“Tiếp sức” cho người chăn nuôi Trạm Tấu

YênBái - Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 (viết tắt là Nghị quyết 69) đã có hàng trăm hộ dân ở các xã, thị trấn của...

Nhiếp ảnh góp phần quảng bá đất và người Yên Bái

YênBái - Nghệ thuật nhiếp ảnh đã trở thành chất xúc tác, bắc nhịp cầu quảng bá, giới thiệu hình ảnh đẹp về đất và người Yên Bái đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. ...

Cùng chuyên mục

Yên Bái “bội thu” 4 mùa du lịch

Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá cùng với thực hiện hiệu quả các giải pháp kích cầu thị trường, tập trung khai thác tốt tiềm năng sẵn có để xây dựng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu riêng, du lịch Yên Bái có thêm một năm “bội thu”. Du khách tham quan, chụp ảnh tại Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất và gợi ý du lịch

Tết Nguyên đán 2025 người lao động và học sinh, sinh viên được nghỉ 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ cuối tuần theo quy định tại Bộ Luật Lao động. Tổng số ngày nghỉ là 9 ngày rất dư giả cho một chuyến du lịch trong nước. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghỉ Tết...

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

(MPI) – Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2024 được Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 06/01/2025, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhưng nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong phòng chống và khắc phục kịp thời ảnh hưởng của thiên tai,...

Thành phố Yên Bái sẵn sàng cho đại hội đảng bộ cơ sở

YênBái - Bám sát Kế hoạch số 178-KH/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 35, Thành ủy đã ban hành Kế hoạch số 288-KH/TU ngày 22/7/2024 về tổ chức đại hội chi bộ, đảng bộ các cấp trong Đảng bộ thành phố Yên Bái, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. ...

Nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND cấp xã

YênBái - Thời gian qua, hoạt động của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Trấn Yên đã phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. ...

Năm 2024, xuất khẩu quế sang thị trường Ấn Độ giảm 5,7%

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, trong tháng 12/2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.604 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 25,3 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 10,7%. Người trồng thu hoạch quế tại Yên Bái. Ảnh: Quế Việt Nam. (Ảnh: Minh họa) Doanh nghiệp xuất khẩu quế lớn nhất trong tháng vẫn là Prosi Thăng Long đạt 1.678 tấn, chiếm 17,5% thị phần xuất khẩu, tiếp theo là...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại

CTTĐT - Sáng 6/1, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại...

Đại hội Chi bộ Đại đội Trinh sát Cơ giới

YênBái - Ngày 6/1, Chi bộ Đại đội Trinh sát Cơ giới thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Tham dự đại hội có Đại tá Phạm Viết Khánh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. ...

Yên Bái tham dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngoại giao năm 2025

YênBái - Sáng 6/1, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất