Powered by Techcity

Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương


“Nhẹ lòng” khi thấy gia đình

bình an

Vì sinh ra và lớn lên tại vùng có địa hình dễ xảy ra lũ quét,

Huyền Nhi

(quê Yên Bái) vô cùng lo lắng khi biết tin lũ lụt ở nhà. Mặc dù đã xuống Hà Nội trước một tháng để làm thêm và kịp tham gia học tập. Tuy nhiên, khi thấy tin quê hương Yên Bái xảy ra trận lũ lớn, cô bạn cũng không thể hoàn toàn yên tâm và tập trung vào học tập, làm việc. Vội liên lạc về nhà để hỏi thăm tình hình gia đình, Huyền Nhi cảm thấy nhẹ lòng khi nhận được tin bình an và may mắn vì gia đình không bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ. Song cô bạn cũng cảm thấy vô cùng buồn bã vì những gì bão lũ đã gây ra cho quê hương.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 1.

Phạm Huyền Nhi (sinh năm 2006, quê Yên Bái) thủ khoa đầu vào chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

Huyền Nhi chia sẻ: “Lần thiên tai này thật sự để lại trong mình rất nhiều cảm xúc buồn bã và lo âu. Quê hương Yên Bái bị thiệt hại nặng nề trong đợt bão

vừa qua khiến mình rất buồn. Mình lo lắng cho tất cả những người dân trong vùng, mọi người phải đối mặt với nhiều khó khăn và mất mát. Mình thấy thương cho những gia đình bị mất mát và cảm nhận sâu sắc sự mong manh của con người trước thiên nhiên.

Thiên tai đã nhắc nhở chúng ta cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường, để giảm thiểu những tác động xấu trong tương lai. Mình chỉ mong rằng, mọi người sẽ sớm vượt qua được giai đoạn này, và mình cũng đang tìm cách đóng góp giúp đỡ mọi người trong khả năng của bản thân.

Qua đợt thiên tai này mình cảm thấy rất ngưỡng mộ các chú chiến sĩ bộ đội, công an và đội cứu hộ đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để hỗ trợ, cứu trợ người dân các tỉnh miền Bắc. Sự tận tụy, dũng cảm và sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy của các chú không chỉ giúp cứu sống nhiều người mà còn mang lại niềm tin và hy vọng cho những gia đình đang gặp hoạn nạn. Nhờ có sự giúp đỡ kịp thời của các chú mà nhiều người dân đã vượt qua được những thời điểm khó khăn nhất. Một lần nữa, xin cảm ơn các chú vì sự cống hiến và tinh thần vì nhân dân quên mình”.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 2.

Huyền Nhi cảm thấy may mắn và biết ơn vì gia đình bình an qua lũ.


Quyết tâm đến trường học tập

Ngô Thị Huyền

(quê ở Chương Mỹ, Hà Nội) hiện đang theo học chuyên ngành Nhiếp ảnh Truyền thông đa phương tiện của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, chia sẻ: “Trong đợt lũ này, may mắn nhà mình khá cao nên chỉ bị ngập sân vì đã đắp bì cát ở cửa sông nơi nước sông tràn vào. Vì khu vực mình sống các ngõ gần sông Bùi còn thấp, nên vào mỗi mùa mưa thường xuyên xảy ra ngập lụt. Tuy nhiên so với năm 2008, lần này nước dâng nhanh và to hơn.

Trường mình bắt đầu tuần sinh hoạt công dân từ ngày 10/09/2024, khi ấy dù mưa lớn kéo dài nhưng vẫn chưa ảnh hưởng nhiều, mình quyết tâm đi học. Nhưng sau hôm thứ hai lên trường học tập và ở trọ, mình không thể về nhà được vì nước lên cao và nhanh. Song, trong 2 ngày đầu đi học mưa tầm tã, đường đi vào trường bị ngập nước gần đến đầu gối, thế nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản quyết tâ, đi học của bọn mình”.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 3.

Ngô Thị Huyền (sinh năm 2006) là tân sinh viên chuyên ngành Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

Ngô Huyền

cảm thấy rất may mắn vì nơi sống không bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ lụt, nhưng nhìn thấy những thiệt hại sau bão gây ra ở nhiều nơi miền Bắc đối với cô là rất nặng nề. Đây là một thiệt hại vô cùng lớn, song Ngô Huyền cũng cảm thấy rất nể phục những người đã và đang giúp đỡ đồng bào nơi ngập lụt để họ cảm nhận được tình đồng bào, từ tất cả mọi người dành cho họ.


Không kịp nhập trường đúng ngày vì bão lũ

Là một trong số những tân sinh viên không thể nhập trường học tập được do mưa lũ, địa phương bị cô lập, gây nên mất điện, mất sóng,

Đình Dũng

(quê Yên Bái) cảm thấy vô cùng lo lắng khi không thể tham gia học tập theo đúng lịch của nhà trường.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 4.

Nguyễn Đình Dũng (sinh năm 2006) là tân sinh viên trường Đại học Hà Nội.

Đình Dũng chia sẻ: “Hiện tại trường mình đã bắt đầu tuần sinh hoạt công dân, tuy nhiên do tình hình mưa lũ, nhà mình ở vùng bị ngập nặng, cô lập, không có điện, không có sóng nên không thể tham gia học tập theo đúng lịch của nhà trường. Năm nay, nước lũ dâng nhanh khiến gia đình mình và mọi người không kịp trở tay. Chưa kịp xuống trường thì lũ đã đến. Nhớ lại khung cảnh ấy quả thật là một trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời mình.

Nửa đêm đê vỡ, gia đình mình phải di tản luôn trong đêm, nhà mình bị nước ngập đến nóc nhà. Bản thân là con trai cả trong gia đình, ngoài việc đỡ đần cho bố mẹ, mình cũng tham gia giúp đỡ, phụ giúp thêm cho hàng xóm, mọi người xung quanh. Song, mình cũng vô cùng lo lắng vì không thể tham gia học tập như đúng lịch học của nhà trường. Sau 2 ngày bị mất hoàn toàn liên lạc với bên ngoài, may mắn mình đã có thể nhờ được người thân liên hệ đến trường và được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ hết sức cho các sinh viên ở vùng lũ. Điều đó khiến mình cảm thấy vô cùng trân trọng và biết ơn.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 5.

Nước ngập sâu khiến nhiều ngôi nhà nơi Đình Dũng ở gần như bị “nhấn chìm”.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 6.

Hình ảnh sau cơn lũ tại nhà Đình Dũng.

Sau hơn 2 ngày lũ, nước đã bắt đầu rút, tuy nhiên những gì nó để lại là thiệt hại hơn cả. Toàn bộ tài sản, của cải tích cóp của gia đình mình bị hỏng, mất hết. Trong nhà chỉ còn lại là bùn đất và các loại rác nằm khắp mọi nơi. Bên cạnh đó, do địa hình đằng sau nhà là đồi núi dẫn đến bị ảnh hưởng bởi sạt đất. Nhìn thấy sự hoang tàn do thiên tai gây ra khiến mình cảm thấy đau xót hơn cả. Lũ đi để lại cho làng mình, cũng như nhiều nơi sự mất mát to lớn. Tuy nhiên, mình vẫn cảm thấy may mắn vì bản thân và gia đình đều bình an.

Sau lũ, mình cùng mọi người trong làng bắt đầu trở về nhà dọn dẹp và cố gắng khắc phục hậu quả sau lũ gây ra. Bản thân mình cũng dành thời gian cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Và ngay khi đường thông, mình đã dự định sẽ trở lại ngay trường học, bắt đầu công việc học tập. Qua lần này, mình càng có quyết tâm cố gắng học tập nhiều hơn. Song, mình cũng muốn gửi lời cảm ơn đến ban Giám hiệu, các thầy cô của trường Đại học Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ mình, cũng như các bạn gặp khó khăn trong đợt lũ lần này”.

Có thể nói, năm 2024 là một năm học đáng nhớ đối với nhiều tân sinh viên của miền Bắc khi được chứng kiến sức tàn phá của cơn bão Yagi và trận lũ lịch sử. Mỗi sinh viên với trải nghiệm, trăn trở khác nhau trong mùa lũ. Tuy nhiên qua sự việc lần này, đa số các sinh viên đều cảm nhận rõ hơn về nêu cao tinh thần dân tộc, sự đoàn kết đùm bọc, sẻ chia giữa người với người. Bên cạnh đó là sự nể phục đối với những anh hùng thầm lặng, đã lăn xả thân mình cứu trợ người dân vùng lũ.


(Ảnh: NVCC)

Nguồn: https://danviet.vn/chuyen-tan-sinh-vien-mua-lu-nguoi-kip-len-thanh-pho-hoc-tap-nguoi-mac-ket-o-que-huong-20240915134747833.htm

Cùng chủ đề

Mắc bệnh xoắn khuẩn vàng da sau mưa lũ

Nhập viện vì bệnh xoắn khuẩn vàng da Bệnh nhân T.V.Đ (sinh năm 1971, ở thành phố Yên Bái) được Bệnh viện đa khoa Yên Bái chuyển đến khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương trong tình trạng nhiễm khuẩn huyết không xác định, suy gan, suy thận nặng, an thần, thở máy, duy trì các thuốc vận mạch. Bệnh nhân có tiền sử bị gút mạn phát hiện cách 2 năm. Cách khoảng 9 tháng đi kiểm...

1.000 bánh tét Cần Thơ “bay” tới vùng lụt Hà Nam sau nửa ngày, lo thật lo

6 ngày ngập lụt, không điện, nước sạch Không cần phải đi lên tận miền núi, ngay Hà Nam, vẫn có rất nhiều hộ dân phải sống trong cảnh ngập lụt, có chỗ vẫn sâu cả mét sau bão số 3. Đó là lý do, đoàn Báo Giao thông chọn thôn Bồng Lạng (xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) là nơi nhận 1.000 bánh tét đặc biệt. Là quà tặng của bà con Cồn Sơn (Cần Thơ) gói...

Cùng tác giả

Du lịch Yên Bái biến ''di sản'' thành ''tài sản''

Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới. ...

Sâu sát nhiệm vụ, linh hoạt giải pháp

YênBái - Năm 2024, Chi cục Thuế khu vực Trấn Yên - Văn Yên được giao thu ngân sách Nhà nước (NSNN) 771 tỷ đồng. Trong đó, huyện Trấn Yên 327,5 tỷ đồng, huyện Văn Yên 383,5 tỷ đồng. Tuy rất nỗ lực nhưng đến ngày 31/12/2024, Chi cục mới thực hiện được 544 tỷ đồng, bằng 77% dự toán tỉnh giao, bằng 95%...

Chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường và gió mạnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ 9/01/2025

CTTĐT - Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 09/01/2025, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất ở...

“Tiếp sức” cho người chăn nuôi Trạm Tấu

YênBái - Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 69/2020/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 của HĐND tỉnh ban hành quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2021 - 2025 (viết tắt là Nghị quyết 69) đã có hàng trăm hộ dân ở các xã, thị trấn của...

Nhiếp ảnh góp phần quảng bá đất và người Yên Bái

YênBái - Nghệ thuật nhiếp ảnh đã trở thành chất xúc tác, bắc nhịp cầu quảng bá, giới thiệu hình ảnh đẹp về đất và người Yên Bái đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. ...

Cùng chuyên mục

Yên Bái “bội thu” 4 mùa du lịch

Làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá cùng với thực hiện hiệu quả các giải pháp kích cầu thị trường, tập trung khai thác tốt tiềm năng sẵn có để xây dựng sản phẩm, dịch vụ mang thương hiệu riêng, du lịch Yên Bái có thêm một năm “bội thu”. Du khách tham quan, chụp ảnh tại Di tích quốc gia đặc biệt Ruộng bậc thang Mù...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất và gợi ý du lịch

Tết Nguyên đán 2025 người lao động và học sinh, sinh viên được nghỉ 5 ngày nghỉ Tết và 4 ngày nghỉ cuối tuần theo quy định tại Bộ Luật Lao động. Tổng số ngày nghỉ là 9 ngày rất dư giả cho một chuyến du lịch trong nước. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội nghỉ Tết...

Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu

(MPI) – Theo Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội quý IV và năm 2024 được Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố ngày 06/01/2025, tình hình sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2024 diễn ra trong điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nhưng nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị trong phòng chống và khắc phục kịp thời ảnh hưởng của thiên tai,...

Thành phố Yên Bái sẵn sàng cho đại hội đảng bộ cơ sở

YênBái - Bám sát Kế hoạch số 178-KH/TU của Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 35, Thành ủy đã ban hành Kế hoạch số 288-KH/TU ngày 22/7/2024 về tổ chức đại hội chi bộ, đảng bộ các cấp trong Đảng bộ thành phố Yên Bái, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. ...

Nâng cao hiệu quả hoạt động HĐND cấp xã

YênBái - Thời gian qua, hoạt động của HĐND cấp xã trên địa bàn huyện Trấn Yên đã phát huy vai trò cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, có những đóng góp quan trọng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân. ...

Năm 2024, xuất khẩu quế sang thị trường Ấn Độ giảm 5,7%

Theo Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam, trong tháng 12/2024, Việt Nam xuất khẩu được 9.604 tấn quế, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 25,3 triệu USD, so với tháng trước lượng xuất khẩu giảm 10,7%. Người trồng thu hoạch quế tại Yên Bái. Ảnh: Quế Việt Nam. (Ảnh: Minh họa) Doanh nghiệp xuất khẩu quế lớn nhất trong tháng vẫn là Prosi Thăng Long đạt 1.678 tấn, chiếm 17,5% thị phần xuất khẩu, tiếp theo là...

Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam?

Đây là thị xã có lịch sử hình thành lâu đời nhất Việt Nam và hiện nay đang trong quá trình vươn mình mạnh mẽ để phấn đấu lên thành phố trực thuộc tỉnh. 1. Thị xã nào lâu đời nhất Việt Nam? ...

Xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại

CTTĐT - Sáng 6/1, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2024; triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm thực hiện thắng lợi đường lối đối ngoại Đại hội XIII của Đảng. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo tại...

Đại hội Chi bộ Đại đội Trinh sát Cơ giới

YênBái - Ngày 6/1, Chi bộ Đại đội Trinh sát Cơ giới thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Yên Bái đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2025-2027. Tham dự đại hội có Đại tá Phạm Viết Khánh - Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Quân sự tỉnh, Chính ủy Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. ...

Yên Bái tham dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngoại giao năm 2025

YênBái - Sáng 6/1, Bộ Ngoại giao đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ngành ngoại giao năm 2024 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 với hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và chỉ đạo Hội nghị. Cùng dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất