Powered by Techcity

Đường sắt Lào Cai – Hải Phòng 11,6 tỷ USD được triển khai thế nào?

Ban quản lý dự án Đường sắt (Bộ GTVT) đang xúc tiến lập báo cáo tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai – Hải Phòng. Đây sẽ là tuyến đường được xây mới theo khổ ray tiêu chuẩn 1.435mm, thay thế tuyến đường khổ 1.000mm từ thời Pháp.

Trong báo cáo vừa gửi Bộ GTVT, PMU Đường sắt cho biết Tư vấn lập báo cáo tiền khả thi phía Việt Nam (liên danh TEDI – TRICC – Hưng Phú – CCTDI) đã phối hợp với Tư vấn phía Trung Quốc để hoàn thiện báo cáo đầu kỳ. Dự kiến, báo cáo tiền khả thi sẽ được hoàn thành vào cuối năm 2024. 

Dự án 11,6 tỷ USD

Theo thiết kế sơ bộ, dự án đường sắt Lào Cai – Hải Phòng có điểm đầu tại vị trí nối ray với đường sắt Trung Quốc thuộc TP Lào Cai; điểm cuối tại cảng Lạch Huyện (Hải Phòng). Chiều dài tuyến khoảng 417km, trong đó tuyến chính dài 396,6km, 2 nhánh kết nối cảng Nam Đồ Sơn và cảng Đình Vũ dài 20,3km.

Đường sắt Lào Cai - Hải Phòng 11,6 tỷ USD được triển khai thế nào? - 1
Dự án đường sắt Lào Cai – Hải Phòng (đường màu đỏ) kết nối liên vận giữa Việt Nam và Trung Quốc (Đồ họa: Ngọc Tân).

Về hướng tuyến, dự án đi qua 9 tỉnh gồm Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng. Trên tuyến dự kiến có 36 nhà ga (trung bình 12km/ga). PMU Đường sắt cho biết đã xin ý kiến 9 địa phương và cơ bản đạt được sự thống nhất về hướng tuyến, vị trí nhà ga.

So với tuyến đường cũ xây từ thời Pháp, đường mới sẽ được thay đổi cơ bản với khổ ray tiêu chuẩn 1.435mm, tàu chạy bằng điện thay vì dầu diesel. Công năng của tuyến đường là vận tải hành khách và hàng hóa. Tốc độ thiết kế 160km/h.

Tương tự như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đường sắt Lào Cai – Hải Phòng cũng được xác định hướng tuyến tránh các khu vực dân cư đông đúc, tiết kiệm chi phí giải phóng mặt bằng, phù hợp với các quy hoạch quốc gia và địa phương.

Phần đường sẽ có 3 kết cấu chính gồm đi trên cao (cầu) tại khu vực đô thị, đông dân cư, giao cắt với sông hoặc công trình khác; đi qua hầm tại khu vực đồi núi cao và đi trên nền đất tại khu vực dân cư thưa, không có giao cắt và ít bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

Theo quy hoạch, đường sắt Lào Cai – Hải Phòng có tổng mức đầu tư dự kiến 11,6 tỷ USD, huy động từ vốn vay ODA của Chính phủ Trung Quốc, vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam và các nguồn vốn hợp pháp khác. 

Dự án được phân kỳ đầu tư thành 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 (8,57 tỷ USD) sẽ giải phóng mặt bằng toàn tuyến, đầu tư đường đơn và xây các công trình trên tuyến. Giai đoạn 2 sẽ xây dựng hoàn chỉnh đường đôi.

Mảnh ghép trong sáng kiến “Vành đai và Con đường”

Sắp tới, Việt Nam và Trung Quốc sẽ đàm phán về phương án nối ray, phạm vi tọa độ điểm nối ray giữa ga Lào Cai với ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc), tiến tới ký hiệp định kết nối ray trong năm 2025.

Hai chính phủ cũng dự kiến ký thỏa thuận hợp tác phát triển đường sắt. Trong đó, phía Trung Quốc sẽ hỗ trợ Việt Nam lập báo cáo khả thi cho dự án dưới dạng viện trợ không hoàn lại; xem xét bố trí cho Việt Nam khoản vay có tính chất ưu đãi, tạo điều kiện ký hiệp định vay vốn sau khi báo cáo khả thi được duyệt.

Đường sắt Lào Cai - Hải Phòng 11,6 tỷ USD được triển khai thế nào? - 2
Điểm nối ray của tuyến đường sắt thời Pháp thuộc giữa Việt Nam và Trung Quốc tại cầu Hồ Kiều (Lào Cai). Các chuyến tàu hỏa ngày nay chạy qua cây cầu này với tần suất hạn chế (Ảnh: Ngọc Tân).

Về khâu chuẩn bị đầu tư, PMU Đường sắt ước tính nếu thực hiện đầy đủ các bước sẽ mất tới 7 năm mới có thể khởi công dự án. Đơn vị này đã đề xuất Bộ GTVT phương án đầu tư theo trình tự rút gọn để có thể trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư vào kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) và dự kiến khởi công dự án vào tháng 12/2025.

Tính đến nay, triển vọng đầu tư đường sắt Lào Cai – Hải Phòng đã “sáng” hơn sau những chuyến viếng thăm của lãnh đạo cấp cao 2 nước Việt Nam – Trung Quốc. Cả 2 nước đều xác định sự cần thiết phải triển khai dự án.

Trong chuyến công tác Trung Quốc hôm 10/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh quyết tâm của 2 nước trong việc triển khai các tuyến đường sắt liên vận khổ tiêu chuẩn, trong đó có tuyến Lào Cai – Hải Phòng.

Trước đó, ngày 13/10, trong chuyến thăm của Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường đến Hà Nội, 2 lãnh đạo Chính phủ cũng chứng kiến việc trao Bản ghi nhớ về phương án kỹ thuật kết nối đường sắt giữa ga Lào Cai (Việt Nam) và ga Hà Khẩu Bắc (Trung Quốc).

Đường sắt Lào Cai - Hải Phòng 11,6 tỷ USD được triển khai thế nào? - 3
Bản ghi nhớ giữa Bộ GTVT Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển quốc gia Trung Quốc về việc khớp nối đường sắt giữa ga Lào Cai và ga Hà Khẩu Bắc (Ảnh: VGP).

Với dự án này, Việt Nam đứng trước cơ hội có một tuyến đường sắt liên vận sang Trung Quốc với khổ ray tiêu chuẩn, chạy điện thay cho diesel, tốc độ vượt trội so với tuyến đường sắt hiện hữu. 

Trong bối cảnh Trung Quốc là thị trường tiêu thụ hàng hóa, nông sản lớn của Việt Nam, tuyến đường sắt liên vận hứa hẹn sẽ giúp giảm chi phí logistics, rút ngắn thời gian thông quan cho hàng hóa. 

Với Trung Quốc, việc có một tuyến đường sắt kết nối từ Vân Nam đến cảng biển Hải Phòng của Việt Nam nằm trong chiến lược rộng lớn “Vành đai và Con đường” của nước này, đồng thời cũng nằm trong sáng kiến “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” mà 2 nước đã thống nhất.

Trước ngưỡng cửa hợp tác, nhiều người Việt sẽ nhớ lại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông, vốn là mảnh ghép đầu tiên của sáng kiến “Vành đai và Con đường” tại Việt Nam. Quá trình triển khai dự án này đã cho thấy hàng loạt hạn chế ở khâu chuẩn bị đầu tư, giải phóng mặt bằng, quản lý dự án và mặt trái của việc tiếp nhận nguồn vốn ODA có điều kiện ràng buộc.

Những chỉ trích về tuyến metro đầu tiên của Hà Nội chỉ lắng xuống khi dự án được đưa vào khai thác và nhanh chóng trở thành phương tiện công cộng ưa thích của người dân thủ đô.

Hiện, đội ngũ lãnh đạo của Ban quản lý dự án Đường sắt, cơ quan lập dự án đường sắt Lào Cai – Hải Phòng, cũng chính là những người năm xưa “khổ sở” với các vướng mắc tại dự án đường sắt Cát Linh – Hà Đông. Điều này mở ra hy vọng về việc rút bài học kinh nghiệm và không lặp lại những sai lầm trong quá khứ.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/duong-sat-lao-cai-hai-phong-116-ty-usd-duoc-trien-khai-the-nao-20241113184613269.htm

Cùng chủ đề

Đẹp ngỡ ngàng với những ruộng bậc thang nổi tiếng tại Việt Nam

Được tạo nên từ bàn tay khéo léo và sự kiên trì của con người, ruộng bậc thang không chỉ là nơi canh tác mà còn là tác phẩm nghệ thuật tuyệt đẹp giữa thiên nhiên hùng vĩ. Những địa danh như Mù Cang Chải, Hoàng Su Phì hay Y Tý thu hút du khách bởi vẻ đẹp ngoạn mục, hòa quyện giữa sắc xanh của lúa và núi non trùng điệp. Ruộng bậc thang Mù Cang Chải Nét đẹp kỳ...

Làm thiện nguyện là hạnh phúc và cơ duyên trong cuộc đời của tôi

Sau cơn bão số 3 (bão Yagi) gây ra thiệt hại nặng nề tại Hà Nội và các tỉnh miền núi phía Bắc vào tháng 9/2024, nhiều gia đình đã phải gánh chịu những mất mát không thể kể hết. Tuy nhiên, trong hoạn nạn, sự chung tay, góp sức của đồng bào cả nước đã phần nào xoa dịu nỗi đau của những mảnh đời không may. Nhà báo Vũ Thị Tuyết Nhung – Phó chủ nhiệm CLB Nhà...

Hai tàu Trung Quốc trôi dạt đến Yên Bái

Cục Đường thủy nội địa VN cho biết, hôm nay (9/9), theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải Lào Cai, có hai tàu hút (loại tàu vận tải khoảng 100 tấn) trôi dạt từ Trung Quốc về cầu Cốc Lếu nhưng chưa gây ảnh hưởng đến cầu. Tàu Trung Quốc trôi trên sông Hồng địa phận tỉnh Lào Cai. Tuy nhiên, tàu trôi dạt sẽ ảnh hưởng đến kết cấu cầu đường bộ, đường sắt. Trong khi Cục Đường...

Quốc tế dự báo siêu bão Yagi khi đổ bộ vào Việt Nam cường độ sẽ mạnh thế nào?

Dự báo vị trí và hướng di chuyển siêu bão Yagi (bão số 3) lúc 22h tối 5-9 – Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 22h tối 5-9, tâm siêu bão Yagi (bão số 3) đang cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 315km về phía đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 16 (184 – 201km/h), giật trên cấp 17. Tổng cục Khí tượng thủy văn (Bộ Tài...

Việt Nam vẻ đẹp bất tận

Theo Cục Du lịch quốc gia (Bộ VH-TT-DL), 6 tháng đầu năm 2024, ngành du lịch Việt Nam đón hơn 8,8 triệu lượt khách quốc tế và phục vụ trên 66 triệu lượt khách nội địa, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2023. Cục Du lịch quốc gia cập nhật số liệu 4 tháng đầu năm 2024 (mùa cao điểm du lịch quốc tế là từ tháng 9 năm trước đến tháng 4 năm sau) cho thấy lượng khách quốc tế đến Việt...

Cùng tác giả

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 thành công tốt đẹp

Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Tham dự Đại hội có ông Trần Huy Tuấn – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; ông Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái qua các thời kì; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố...

Công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đối với đồng chí Trần Huy...

YênBái - Chiều ngày 14/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đối với đồng chí Trần Huy Tuấn. ...

Chân dung Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái Trần Huy Tuấn

CTTĐT - Ngày 14/11, đồng chí Lê Minh Hưng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 1658-QĐNS/TW ngày 08/11/2024 của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái giữ...

Toàn văn bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tại Đại hội đại biểu...

CTTĐT - Tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã phát biểu ghi nhận những thành tích xuất sắc mà đồng bào các DTTS tỉnh nhà đã đạt được trong chặng đường vừa qua...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV thành công tốt đẹp

YênBái - Sáng nay -14/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, tỉnh Yên Bái long trọng khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển theo...

Cùng chuyên mục

Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 thành công tốt đẹp

Đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Tham dự Đại hội có ông Trần Huy Tuấn – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái; ông Tạ Văn Long – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái qua các thời kì; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, lãnh đạo các huyện, thị xã, thành phố...

Công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đối với đồng chí Trần Huy...

YênBái - Chiều ngày 14/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái đối với đồng chí Trần Huy Tuấn. ...

Chân dung Bí thư Tỉnh uỷ Yên Bái Trần Huy Tuấn

CTTĐT - Ngày 14/11, đồng chí Lê Minh Hưng - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đã công bố Quyết định số 1658-QĐNS/TW ngày 08/11/2024 của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái giữ...

Toàn văn bài phát biểu của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tại Đại hội đại biểu...

CTTĐT - Tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã phát biểu ghi nhận những thành tích xuất sắc mà đồng bào các DTTS tỉnh nhà đã đạt được trong chặng đường vừa qua...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV thành công tốt đẹp

YênBái - Sáng nay -14/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, tỉnh Yên Bái long trọng khai mạc Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển theo...

Công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y đồng chí Trần Huy Tuấn giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái

CTTĐT - Chiều 14/11, Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị về việc chuẩn y đồng chí Trần Huy Tuấn - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái, nhiệm kỳ 2020 - 2025. ...

Toàn văn phát biểu của Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn tại Đại hội đại biểu các dân tộc...

YênBái - Tại Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024, đồng chí Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Huy Tuấn đã phát biểu ghi nhận kết quả công tác dân tộc thời gian qua và chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Báo Yên Bái xin...

Đồng bào dân tộc thiểu số vững niềm tin xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển bền vững

YênBái - Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 đã được tổ chức thành công tốt đẹp. Tại Đại hội, đã có nhiều ý kiến tâm huyết đại diện cho tiếng nói của đồng bào các DTTS tỉnh Yên Bái gửi gắm tới Đại hội. ...

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 thành công tốt đẹp

CTTĐT - Sáng 14/11, tại Hội trường Bộ Chỉ huy tỉnh, Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV năm 2024 đã chính thức khai mạc với chủ đề: “Các dân tộc tỉnh Yên Bái đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, chung sức xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền vững theo hướng...

Phát huy vai trò của đồng bào dân tộc thiểu số, chung sức, đồng lòng xây dựng tỉnh Yên Bái phát triển nhanh, bền...

YênBái - Trong 2 ngày 13-14/11/2024, tỉnh Yên Bái long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Yên Bái lần thứ IV - năm 2024. Nhân dịp này, Báo Yên Bái xin trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Trần Huy Tuấn - Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất