Powered by Techcity

Di sản văn hóa phi vật thể: Ghi danh xong, cần ứng xử cho phù hợp

Việc gia tăng số lượng di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể đang đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý.

Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Thủ nhang đền Nguyên Khiết Linh Từ thực hành nghi lễ.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Thủ nhang đền Nguyên Khiết Linh Từ thực hành nghi lễ.
Mới đây, việc tái hiện nghi lễ hầu đồng tại không gian của một trường đại học ở tỉnh Thừa Thiên-Huế đã gây tranh cãi trong dư luận rằng liệu đây có phải là một nỗ lực “diễn giải di sản” hay đang vi phạm nguyên tắc về sự tôn trọng, bảo vệ “tính thiêng”, “tập tục”, “kiêng kỵ” của di sản?
Làm thế nào để bảo tồn và phát huy di sản trong đời sống đương đại là vấn đề khiến các nhà quản lý văn hóa, chuyên gia và những người thực hành di sản trăn trở trong nhiều năm.
Ngày 26/8, tại Hà Nội, Hội thảo-Hội nghị-Tập huấn “Đánh giá công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể sau khi được ghi danh” diễn ra nhằm phần nào tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đó.
Di sản liệu có mất ‘thiêng’?
Tại sự kiện, nhiều vấn đề nóng liên quan đến bảo tồn và phát huy giá trị của di sản phi vật thể đã được các nhà khoa học lẫn các nghệ nhân thực hành di sản nêu ra một cách thẳng thắn, trực diện. “Nóng” nhất là chuyện có nên đưa di sản ra khỏi không gian thiêng – không gian thực hành của di sản để biểu diễn.
Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Thủ nhang Đền Nguyên Khiết Linh Từ (102 Hàng Bạc, Hà Nội) cho rằng tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ là di sản tâm linh chứ không phải di sản nghệ thuật nên phải thực hiện trong không gian đền đài, điện, phủ. Những đồ dùng, pháp khí như khăn áo, đao kiếm, cờ, ấm chén, hương hoa, lễ vật, lời ca tiếng hát… đều mang tính thiêng, vì vậy, các đồ vật đó trước khi sử dụng trong thực hành nghi lễ đều phải có hình thức “thư hương” để tạo sự linh thiêng chứ không thể đem ra các không gian ngoài đền đài điện phủ.
Di san van hoa phi vat the: Ghi danh xong, can ung xu cho phu hop hinh anh 2
Quang cảnh Hội thảo.

“Đưa hầu đồng ra khỏi không gian thiêng để biểu diễn là không đúng với khái niệm thực hành di sản. Trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ, nghi lễ phải thực hành trên sập hầu, phải trong không gian điện phủ, có ban thờ Thánh Mẫu, chỉ được phép quay lên vái Thánh Thần chứ không được quay xuống mà vái các vị khán giả ngồi ở dưới,” ông Hùng thẳng thắn bày tỏ.
Đồng quan điểm, Tiến sỹ Trần Hữu Sơn, nguyên Phó Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam cho rằng di sản có cấu trúc đặc biệt gồm có hạt nhân là giá trị, có các thành tố thiêng chi phối, có các thành tố văn hoá nghệ thuật…
Tất cả các yếu tố này quan hệ với không gian và thời gian (trong đó có nhiều yếu tố thiêng, đặc thù). Quan hệ này là quan hệ hữu cơ chặt chẽ, vì vậy, di sản không tách khỏi môi trường, không thể đem di sản “thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam, Tứ phủ” ra khỏi đền phủ để biểu diễn.
Tuy nhiên, thực tiễn có nhiều nghệ nhân, nghệ sỹ biểu diễn hát Then, đàn tính, ba giá đồng… trên sân khấu thì sao? Tiến sỹ Trần Hữu Sơn cho rằng các tiết mục biểu diễn chỉ là “mảnh vỡ” của di sản, là một bộ phận cấu thành chứ không phải di sản. Do đó không được gọi là trình diễn di sản mà chỉ là biểu diễn một thành tố nghệ thuật như thi hát Then, đàn tính chứ không phải thực hành di sản tín ngưỡng Then.
“Thiết nghĩ các nhà quản lý, các nhà khoa học cũng nên phân biệt các yếu tố di sản và mảnh vỡ của di sản. Không nên nói ‘liên hoan trình diễn di sản’ nhưng cũng không ngăn cấm việc sử dụng các ‘mảnh vỡ’ để dàn dựng tiết mục nghệ thuật, miễn là không gọi đó là di sản,” Tiến sỹ Trần Hữu Sơn nêu quan điểm.
Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng có rất nhiều quan điểm khác nhau trong bảo tồn di sản, dẫn đến nhiều tranh cãi. Có người cho rằng phải bảo tồn nguyên vẹn di sản trong bối cảnh không gian và tính lịch sử của nó, song cũng có quan điểm cho rằng di sản phải được bảo vệ bằng cách kế thừa, tức là di sản phải đóng vai trò của mình trong bối cảnh xã hội cụ thể để từ đó phục vụ tốt hơn sự phát triển của kinh tế, xã hội.
“Phải trong những trường hợp cụ thể, chúng ta mới có những đánh giá chính xác. Ví dụ, trong một hội thảo thì có thể việc trình diễn di sản sẽ gây hiểu lầm về không gian thực hành tín ngưỡng nhưng nhờ đó, mọi người lại hiểu rõ hơn giá trị của di sản, từ đó, tìm hiểu cặn kẽ, thêm yêu các giá trị của di sản và tiếp tục vinh danh những giá trị của di sản đó,” ông Sơn nói.
Theo Phó Giáo sư-Tiến sỹ Bùi Hoài Sơn, điều này đã được UNESCO khuyến cáo trong nguyên tắc đạo đức của bảo vệ di sản văn hóa gồm 12 điều, trong đó đều thể hiện cả hai quan điểm này. Tức là các cộng đồng, cá nhân cần phải được bảo vệ di sản của mình theo cách phù hợp nhất trên cơ sở nhận định rõ ràng nhất về giá trị của di sản đó. Và các cộng đồng khác, các nhà khoa học hay cơ quan quản lý nhà nước cần phải chung tay với các cộng đồng cần phải chung tay để tôn vinh di sản đó.
Tôn trọng chủ thể của di sản
Nói về các ứng xử với văn hóa di sản văn hóa phi vật thể của người Việt được UNESCO ghi danh, Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Chí Bền, nguyên Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam cho rằng cần có những cách thức quảng bá văn hóa phi vật thể khác nhau và phù hợp để cộng đồng hiểu rõ, hiểu đúng về văn hóa dựa trên việc nghiên cứu kỹ về mỗi văn hóa phi vật thể đồng thời đề cao các nguyên tắc đạo đức bảo vệ văn hóa phi vật thể, phù hợp để cộng đồng trong nước và nước ngoài hiểu rõ về di sản Việt Nam.
Tham dự hội thảo, Giáo sư-Tiến sỹ Peter Bille Larsen, hiện đang giảng dạy tại Thụy Sỹ bày tỏ sự vui mừng khi chương trình không chỉ có sự tham dự của đại diện sở văn hóa các tỉnh mà còn có các nghệ nhân nêu ý kiến rất rõ ràng những điều được và không được làm trong quá trình quản lý, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa, tín ngưỡng tâm linh tại Việt Nam.
“Về vấn đề này, UNESCO cũng có một số nguyên tắc đạo đức với nội dung tôn trọng những giá trị phong tục tập quán của từng địa phương. Với những giá trị văn hóa, tín ngưỡng linh thiêng không được đưa lên sân khấu, đưa ra trình diễn thì UNESCO hoàn toàn tôn trọng. Hiện nay, tuy có nhiều phong tục tập quán được người dân quảng bá nhưng theo tôi tiếng nói của các cộng đồng đôi khi còn yếu và cần sự bảo đảm của các nhà quản lý,” ông Peter Bille Larsen nói.
Về phía cơ quan quản lý Nhà nước, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương cho hay bộ đã nắm được những tranh cãi xảy ra quanh vụ việc “diễn giải di sản” tại tỉnh Thừa Thiên Huế.
Di san van hoa phi vat the: Ghi danh xong, can ung xu cho phu hop hinh anh 3
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Hoàng Đạo Cương phát biểu tại hội thảo. 

“Bộ đã lắng nghe các ý kiến trái chiều. Đây cũng là cơ hội để chúng tôi xem xét kỹ lưỡng hơn, từ đó bổ sung chi tiết, cụ thể hơn trong dự thảo Luật Di sản sửa đổi và bổ sung hiện đang trong quá trình hoàn thiện. Bộ đón nhận các ý kiến của các nhà khoa học theo hướng tích cực,” Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nói.
Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương khẳng định quản lý di sản phi vật thể là vấn đề không đơn giản, nhất là giữa những biến động của thời cuộc. Việc hoàn thiện luật bổ sung, sửa đổi sẽ phải có sự thống nhất giữa các nhà quản lý, các nhà khoa học và cộng đồng nhân dân, cộng đồng chủ thể thực hành di sản.
“Sự thống nhất trong nhận thức sẽ góp phần xây dựng luật bảo vệ, bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của cộng đồng. Phải có sự đoàn kết chung tay trong cộng đồng, các nhà khoa học mới có thể bảo vệ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản,” Thứ trưởng Hoàng Đạo Cương nói.
Tính đến nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 15 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam; có 1.881 cá nhân được phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân,” “Nghệ nhân Ưu tú.”
Khoảng 7 vạn di sản văn hóa phi vật thể được kiểm kê, 497 di sản được đưa vào “Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phân bố rộng khắp trên cả nước.

(Theo Vietnam+)

Nguồn

Cùng chủ đề

Yên Bái tham dự Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm...

YênBái - Chiều 12/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tiến hành Phiên họp trực tuyến toàn quốc thứ 2 ở cả 4 cấp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng BCĐ chủ trì phiên họp. ...

Tỉnh ủy Yên Bái gặp mặt nguyên cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ

YênBái - Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 và Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 12/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ. ...

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy dự Lễ khánh thành công trình nhà lớp học tại Trường Mầm non...

YênBái - Chiều ngày 11/1, đồng chí Đỗ Đức Duy - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái đã dự Lễ khánh thành công trình nhà lớp học điểm Trường thôn Liên Hiệp, Trường Mầm non xã Ngòi A, huyện Văn Yên. ...

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy thăm, tặng quà nhân dân tại huyện Lục Yên

YênBái - Sáng 11/1, đồng chí Đỗ Đức Duy - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cùng đoàn công tác đã thăm, tặng quà nhân dân; kiểm tra công tác chăm lo Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. ...

Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách tại tỉnh Yên Bái

YênBái - Sáng nay - 11/1, Đoàn công tác của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam do đồng chí Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Ngân hàng Việt Nam làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà hộ nghèo, hộ gia đình chính sách và hỗ trợ công trình an sinh...

Cùng tác giả

Tỉnh Yên Bái tham dự Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên...

CTTĐT - Chiều 12/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tiến hành Phiên họp trực tuyến toàn quốc thứ 2 ở cả 4 cấp, về báo cáo kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của Ban Chỉ đạo từ...

Yên Bái tham dự Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm...

YênBái - Chiều 12/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tiến hành Phiên họp trực tuyến toàn quốc thứ 2 ở cả 4 cấp. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng BCĐ chủ trì phiên họp. ...

Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái chỉ thị: Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 vui tươi,...

CTTĐT - Để chuẩn bị tốt các điều kiện phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 an toàn, vui tươi, lành mạnh, tiết kiệm; tạo khí thế thi đua sôi nổi, quyết tâm triển khai thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2025 ngay từ những ngày đầu năm; Chủ tịch UBND...

Nhiệt độ 0 độ C, băng giá bao phủ nhiều đỉnh núi ở Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai

Hiện tượng băng giá lạ mắt, thú vị đã xuất hiện tại nhiều đỉnh núi cao thuộc các tỉnh Cao Bằng, Yên Bái, Lào Cai. Không khí lạnh tăng cường xuống khu vực miền Bắc khiến nền nhiệt độ giảm sâu, đặc biệt tại các khu vực núi cao nhiệt độ xuống dưới 0 độ C nên đã xuất hiện băng giá. Tại đỉnh núi Tà Xùa (Yên Bái), hiện tượng băng giá đã xuất hiện từ chiều qua (11/1), nhiều...

Tỉnh ủy Yên Bái gặp mặt nguyên cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt qua các thời kỳ

YênBái - Nhân dịp chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 và Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025), sáng 12/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức gặp mặt các đồng chí nguyên là cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của tỉnh qua các thời kỳ. ...

Cùng chuyên mục

Tỉnh Yên Bái tham dự Phiên họp thứ hai của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên...

CTTĐT - Chiều 12/1, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước tiến hành Phiên họp trực tuyến toàn quốc thứ 2 ở cả 4 cấp, về báo cáo kết quả triển khai công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát của Ban Chỉ đạo từ...

Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh Yên Bái triển khai nhiệm vụ năm...

CTTĐT - Sáng 10/1, đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng BCĐ tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh chủ trì Hội nghị tổng kết hoạt động Ban Chỉ đạo tổ chức kỷ niệm những ngày lễ lớn và phát triển du lịch tỉnh năm 2024,...

Văn nghệ sĩ góp công xây dựng, phát triển văn hóa, con người Yên Bái

YênBái - Văn học và nghệ thuật luôn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng tinh thần của xã hội và phát triển con người toàn diện. Nhận thức sâu sắc điều này, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng nhằm định hướng và thúc đẩy sự phát triển của văn học nghệ thuật trong...

Chủ động ứng phó với không khí lạnh tăng cường và gió mạnh trên địa bàn tỉnh Yên Bái từ 9/01/2025

CTTĐT - Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ ngày 09/01/2025, khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi và trung du Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất ở...

Nhiếp ảnh góp phần quảng bá đất và người Yên Bái

YênBái - Nghệ thuật nhiếp ảnh đã trở thành chất xúc tác, bắc nhịp cầu quảng bá, giới thiệu hình ảnh đẹp về đất và người Yên Bái đến với bạn bè, du khách trong và ngoài nước. ...

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội triển khai nhiệm vụ năm 2025

CTTĐT - Chiều 7/1/2025, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức Hội nghị tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Tuấn Anh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. ...

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời cử tri Yên Bái về điều chỉnh, bổ sung đối tượng thụ hưởng...

CTTĐT - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Yên Bái do Ban Dân nguyện, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuyển đến tại Công văn số 942/BDN ngày 06/11/2024, nội dung như sau: ...

Yên Bái: Thí điểm học 5 ngày/tuần đối với học sinh cấp THCS từ học kỳ II năm học 2024 – 2025

CTTĐT - Ngày 6/1/2025, UBND tỉnh Yên Bái đã có văn bản đồng ý triển khai thí điểm tổ chức dạy học 5 ngày/tuần từ thứ Hai đến thứ Sáu (nghỉ ngày thứ Bảy và Chủ nhật) đối với cấp THCS trên địa bàn tỉnh. ...

Tỉnh Yên Bái: Dự kiến xóa 2.214 nhà tạm, nhà dột nát năm 2025

CTTĐT - Theo dự kiến tổng nhu cầu xoá nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025 của tỉnh Yên Bái là 2.214 nhà (1.819 nhà làm mới, 395 nhà sửa chữa). ...

Nhóm tác giả tỉnh Yên Bái đoạt giải A – giải Diên Hồng lần thứ Ba năm 2025

YênBái - Tối 5/1, Văn phòng Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Hội Nhà báo Việt Nam và Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (Giải Diên Hồng) lần...

Tin nổi bật

Tin mới nhất