Powered by Techcity

Chuyện người “nuôi dưỡng” hồn khèn


YênBáiNăm nay mùa xuân đến sớm hơn với vùng cao Trạm Tấu, hoa Tớ dày khoe sắc từ đỉnh Tà Xùa đến các bản làng dưới chân đồi thông. Sáng sớm mùa đông, tiết trời ở vùng cao càng giá lạnh hơn, sương mù phủ khắp núi rừng, người Mông ở các bản làng nô nức xuống chợ trung tâm mua sắm hàng hóa chuẩn bị đón năm mới. Còn nghệ nhân Giàng A Su và anh Hờ A Thào thì gác lại mọi công việc gia đình, chuẩn bị khèn và trang phục lên đỉnh Tà Chử truyền dạy cho các học trò những điệu khèn Mông.

Nghệ nhân Giàng A Su (bên phải) và anh Hờ A Thào chuẩn bị đạo cụ biểu diễn trước lễ hội xuân.
Nghệ nhân Giàng A Su (bên phải) và anh Hờ A Thào chuẩn bị đạo cụ biểu diễn trước lễ hội xuân.
>> Di sản độc đáo của người Mông Yên Bái
>> Lễ công bố Quyết định 2 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của người Mông Yên Bái; Khai mạc Festival Khèn Mông và Lễ hội hoa Tớ Dày
Dù đã 81 tuổi, nhưng tuần nào nghệ nhân Giàng A Su cũng tự đi xe máy từ thị trấn Trạm Tấu, vượt dốc xuyên qua những cánh rừng thông – (tuyến đường Trạm Tấu – Bắc Yên khoảng chừng 7km) đến Nhà văn hóa thôn Tà Chử, xã Bản Công để truyền dạy khèn cho những người yêu thích nghệ thuật khèn Mông. 
Được trải nghiệm cùng ông trong tiết trời mưa phùn, giá lạnh như cắt vào da thịt, tôi càng trân trọng và khâm phục lòng nhiệt huyết, bền bỉ của ông muốn giữ gìn bản sắc văn hóa cho thế hệ mai sau. Vừa dựng chiếc xe máy vào sân Nhà văn hóa thôn Tà Chử, ông Su vừa cất tiếng hỏi:
– Hôm nay có mấy người đến học? 
– Có anh Hờ A Giao, Hờ A Páo ở xã Xà Hồ và Hờ A Của ở xã Bản Công bác ạ! Anh Thào đáp lời. Nhấp chén trà nóng, ông Su nhìn về phía anh Giao và anh Páo bảo: 
– Hôm nay trời mưa nhưng mình và Thào mà không lên dạy thì học trò lại buồn đấy, vì các anh ấy đi từ Xà Hồ lên đến đây cũng phải hơn 15km.
– Các anh lên đây học khèn của thầy Su và thầy Thào đã lâu chưa ạ? Tôi hỏi.
– Mình lên đây học được hơn một tháng rồi, tranh thủ học thêm mấy ngày nữa là nghỉ ăn tết, rồi lại phải gieo cấy lúa vụ xuân bận không đi học được.
– Hai anh học khèn để về truyền dạy cho con cháu à?
– Không, mình yêu thích khèn Mông từ nhỏ rồi, nhưng không biết múa, biết thổi, mà chỉ được nghe, xem các nghệ nhân và các đội văn nghệ ở các xã biểu diễn  thôi. Bây giờ mình có tuổi rồi, muốn học để hiểu biết thêm về khèn Mông của dân tộc mình, chứ làm thầy dạy khó lắm, mình không làm được. Anh Hờ A Giao chia sẻ.
Năm nay anh Giao đã 60 tuổi còn anh Páo cũng đã 58 tuổi, nhà ở xã Xà Hồ  đi lên đỉnh Tà Chử khá xa, nhưng tuần nào các anh cũng dành thời gian đến thôn Tà Chử để học khèn thầy Su và thầy Thào cả tuần mới về. Mải trò chuyện với anh Giao, ông Su và anh Thào đã thay trang phục dân tộc Mông xong từ khi nào. Bộ trang phục với những nét hoa văn đặc biệt, rồi cùng cất tiếng khèn thổi dìu dặt, tha thiết, lúc trầm, lúc bổng âm vang cả núi rừng Tà Chử. 
Nghệ nhân Giàng A Su chia sẻ: “Tiếng khèn gắn liền với đời sống, văn hóa của người Mông. Khi còn nhỏ người dân tộc Mông đã được nghe tiếng khèn, lớn lên được học múa, thổi 12 bài khèn, xem biểu diễn múa khèn mỗi dịp lễ, tết, ngày hội, cả khi có người mất vẫn được nghe thầy thổi 12 bài khèn quan trọng nhất của người Mông…”. 
Ông sinh năm 1943 tại xã Bản Mù, huyện Trạm Tấu. Tiếng khèn gắn bó với cuộc đời ông Su từ lúc theo bố mẹ lên nương lao động sản xuất. 12 tuổi, ông được bố truyền dạy múa khèn, thổi khèn. Sau 3 năm vừa học phổ thông vừa học khèn, ông Su đã học xong 12 bài quan trọng nhất của nghệ thuật khèn Mông. Từ đó đến nay, ông đã cùng với đội khèn của xã Bản Mù và các xã trong huyện tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ tổ chức tại các xã trong và ngoài huyện; tham gia các hội diễn nghệ thuật quần chúng, hội thi khèn Mông… và đoạt được nhiều giải thưởng cao. 
Khi lớn lên, trưởng thành đi công tác, ông Su vẫn luôn luôn gắn bó với cây khèn. Chiếc khèn độc đáo, đa thanh, tượng trưng cho âm thanh của núi rừng, gắn với hình ảnh chàng trai dân tộc Mông khỏe mạnh, tài hoa đi theo ông suốt cả cuộc đời. Những năm còn đi công tác (năm 2002-2003), ông đã dành 2 năm nghiên cứu về văn hóa dân tộc Mông, trong đó có nghệ thuật khèn Mông. 
Năm 2004, ông hoàn thành việc nghiên cứu và được xét tặng danh hiệu Nghệ nhân dân gian. Trong quá trình công tác, mỗi khi rảnh rỗi ông lại từ huyện về xã Bản Mù để truyền dạy thổi khèn, múa khèn cho con cháu và những người dân yêu thích khèn Mông. Khi nghỉ hưu, ông lại cùng với anh Hờ A Thào – người đàn ông thổi khèn và múa khèn giỏi ở thôn Tà Chử, xã Bản Công tham gia các đoàn của huyện đi biểu diễn khèn Mông tại nhiều lễ hội ở khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh. 
Vừa đi biểu diễn, ông Su và anh Thào vừa nhiệt tình truyền dạy khèn Mông cho nhiều thế hệ, với mong muốn bảo tồn, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Đến năm 2017, do nhu cầu học khèn của học sinh trong huyện tăng, không thể di chuyển để dạy hết được, anh Thào đã mượn Nhà văn hóa thôn Tà Chử cùng nghệ nhân Giàng A Su mở các lớp dạy khèn cho học sinh trong huyện. 

Lớp học khèn Mông thu hút rất đông các em học sinh trong kỳ nghỉ hè năm 2024.  
Anh Hờ A Thào chia sẻ: “Lúc còn nhỏ mình được mẹ gùi lên nương trồng lúa, trồng ngô, những lúc nghỉ giải lao, bố lại mang cây khèn ra vừa múa vừa thổi cho mình xem, mình rất yêu thích tiếng khèn của bố. Đến năm 11 tuổi, khi biết cầm cái cuốc, cái xẻng giúp bố mẹ làm nương, bố mới bắt đầu dạy khèn cho mình. Trước đây, bố mình và những người đàn ông biết thổi khèn, múa khèn trong xã chỉ dạy khèn cho con trai, nhưng bây giờ mình dạy cho cả con trai, con gái và các con mình đều biết múa, biết thổi khèn khá thành thạo rồi…”. 
Lớp học khèn của anh Hờ A Thào và nghệ nhân Giàng A Su dành cho các cháu từ 12 tuổi trở lên và cả người lớn tuổi yêu thích nghệ thuật khèn Mông. Trước đây, thời gian dạy cho một học trò biết múa, biết thổi khèn phải mất 3 năm liên tục, có người phải học tới 4 năm mới được thành thạo. 
Từ năm 2017, anh Thào và ông Su đã soạn giáo án bằng chữ HMông 12 bài quan trọng về khèn Mông kết hợp với thực hành múa khèn tại sân Nhà văn hóa thôn. Được biết, từ năm 2017 đến nay, anh Thào và ông Su đã mở được 5 lớp học khèn Mông miễn phí cho trên 50 học sinh trong huyện. Trước đó, khi chưa mở lớp, nghệ nhận Giàng A Su đã truyền dạy cho hơn 20 người trong xã Bản Mù và các xã khác biết múa và thổi khèn thành thạo; anh Thào cũng dạy cho các con mình và hàng chục người trong huyện biết múa và thổi thành thạo các bài khèn Mông. 
Với những đóng góp của mình trong việc bảo tồn, giữ gìn văn hóa dân tộc Mông, năm 2015, ông Giàng A Su đã được Chủ tịch nước tặng danh hiệu “Nghệ nhân Ưu tú nghệ thuật trình diễn dân gian tỉnh Yên Bái”; còn anh Hờ A Thào được Phòng Văn hóa và Thông tin huyện làm hồ sơ trình cấp trên và UBND tỉnh xét công nhận “Nghệ nhân dân gian”. 
Bà Dương Phương Thảo – Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Trạm Tấu cho biết: “Nghệ nhân Giàng A Su là người tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm với việc giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc Mông. Ông không chỉ truyền dạy cho nhiều thế hệ học trò biết múa, thổi khèn, chọn cây trúc làm khèn, mà ông còn tự tìm tòi, nghiên cứu để giúp huyện phục dựng thành công Lễ hội Gầu tào và cung cấp những tư liệu quý để Lễ hội Gầu tào, Nghệ thuật Khèn và Nghệ thuật Vẽ sáp ong của người Mông huyện Trạm Tấu, Mù Cang Chải và Văn Chấn được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2023. Đây là động lực để nghệ nhân Giàng A Su và anh Hờ A Thào tiếp tục truyền dạy nghệ thuật khèn của dân tộc mình cho thế hệ trẻ hôm nay và mai sau…”.
Minh Hằng



Nguồn: http://baoyenbai.com.vn/16/345366/Chuyen-nguoi-nuoi-duong-hon-khen.aspx

Cùng chủ đề

Xuân về trên đất tằm tơ

YênBái - Đón xuân mới Ất Tỵ - 2025, nhìn lại năm qua, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh người dân vùng dâu tằm huyện Trấn Yên đã phải gánh chịu nhiều khó khăn sau cơn bão số 3 (Yagi). Song từ sự quan tâm của tỉnh, các bộ, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân trong áp dụng các...

Xanh lại những cánh đồng

YênBái - Văn Yên - đất đã lại xanh màu hy vọng, nở hoa hạnh phúc và cuộc sống của người dân nơi những vùng bão lũ đi qua mỗi ngày thêm ấm no, trù phú. Tôi nghe trong gió xuân có lời thì thầm về lòng biết ơn với Đảng, lời khát vọng dựng xây cuộc sống sang giàu, dựng xây những vùng...

Cơ hội cho ngành quế

YênBái - Cây quế đã tạo sinh kế bền vững cho nhiều hộ nông dân ở tỉnh Yên Bái, gia tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, quế là mặt hàng có nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Yên Bái đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các hiệp định thương mại tự...

Nông thôn mới – những thành tựu vượt bậc

YênBái - Những con đường liên thôn, nội đồng đã kiên cố hóa, bê tông sạch đẹp được tô điểm bởi đường hoa đầy màu sắc cùng những ngôi nhà khang trang, hiện đại mọc lên san sát, bao làng quê từ vùng thấp đến vùng cao đang khởi sắc từng ngày, cuộc sống người dân nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần…...

Yên Bái nâng tầm thương hiệu nông sản truyền thống

YênBái - Chẳng còn xa lạ khi những cái tên nông đặc sản của các địa phương như: chè Suối Giàng, gạo Séng cù Mường Lò, bưởi Đại Minh, quế Văn Yên, gạo nếp Tan Tú Lệ, miến đao Giới Phiên, khoai sọ Trạm Tấu, mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải, măng tre Bát độ Trấn Yên, cá sấy hồ Thác Bà......

Cùng tác giả

Xuân về trên đất tằm tơ

YênBái - Đón xuân mới Ất Tỵ - 2025, nhìn lại năm qua, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh người dân vùng dâu tằm huyện Trấn Yên đã phải gánh chịu nhiều khó khăn sau cơn bão số 3 (Yagi). Song từ sự quan tâm của tỉnh, các bộ, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân trong áp dụng các...

Xanh lại những cánh đồng

YênBái - Văn Yên - đất đã lại xanh màu hy vọng, nở hoa hạnh phúc và cuộc sống của người dân nơi những vùng bão lũ đi qua mỗi ngày thêm ấm no, trù phú. Tôi nghe trong gió xuân có lời thì thầm về lòng biết ơn với Đảng, lời khát vọng dựng xây cuộc sống sang giàu, dựng xây những vùng...

Cơ hội cho ngành quế

YênBái - Cây quế đã tạo sinh kế bền vững cho nhiều hộ nông dân ở tỉnh Yên Bái, gia tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, quế là mặt hàng có nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Yên Bái đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các hiệp định thương mại tự...

Phát huy tiềm năng, thế mạnh, huy động các nguồn lực để đầu tư, xây dựng quê hương Yên Bái ngày càng phát triển

CTTĐT - Đảng bộ, chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc tỉnh Yên Bái đã và đang phát huy cao độ truyền thống anh hùng cách mạng, nỗ lực lớn, quyết tâm cao, phát huy hơn nữa sự chủ động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để tập trung thực hiện hiệu quả các...

Du lịch Yên Bái – Một năm “vượt bão”

CTTĐT - Vượt qua những khó khăn thử thách do cơn bão số 3 Yagi gây ra, năm 2024, nhiều giải pháp đều tay, đồng bộ đã giúp ngành du lịch tỉnh Yên Bái vượt bão thành công. ...

Cùng chuyên mục

Du lịch Yên Bái – Một năm “vượt bão”

CTTĐT - Vượt qua những khó khăn thử thách do cơn bão số 3 Yagi gây ra, năm 2024, nhiều giải pháp đều tay, đồng bộ đã giúp ngành du lịch tỉnh Yên Bái vượt bão thành công. ...

Thanh niên Yên Bái phát huy vai trò, sứ mệnh xây dựng quê hương giàu đẹp

CTTĐT - Trong những năm qua từ các phong trào “Thanh niên tình nguyện”, “Tuổi trẻ sáng tạo”, “Khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo”, thanh niên Yên Bái luôn thể hiện tinh thần nhiệt huyết, sẵn sàng dấn thân để góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp. ...

Yên Bái: Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, hướng tới sự hài lòng của người bệnh

CTTĐT - Sau hơn 03 năm triển khai Nghị quyết số 62-NQ/TU ngày 26/10/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Yên Bái khóa XIX về nâng cao chất lượng bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, công tác bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ nhân...

Nét đẹp văn hóa trong đón Tết Nguyên đán của người Dao đỏ Yên Bái

Vào dịp Tết, dù ở đâu, con cháu người Dao đỏ vẫn cố gắng trở về đoàn tụ đầm ấm bên gia đình. Không khí rộn ràng ngày xuân, với những phong tục đón Tết độc đáo đã tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc riêng có của đồng bào Dao đỏ nơi này. ...

Nặng lòng giữ lửa Sình ca

YênBái - Đam mê gìn giữ những bản sắc văn hóa, nghệ nhân La Thị Tý ở thôn Đá Trắng, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình luôn trăn trở để cho làn điệu Sình ca của người Cao Lan mãi vang vọng, trường tồn. ...

Yên Bình: Đưa văn học, nghệ thuật trở thành động lực phát triển văn hóa, kinh tế – xã hội

YênBái - Thời gian qua, nhận thức sâu sắc vai trò của văn học, nghệ thuật trong việc giáo dục tinh thần yêu nước, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, Huyện ủy Yên Bình đã lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức nhiều hoạt động văn học, nghệ thuật sáng tạo, góp phần quan trọng trong phát triển đời sống văn hóa tinh...

Lễ hội Đền Thác Bà Xuân Ất Tỵ 2025 được tổ chức trong 2 ngày 5 – 6/2

YênBái - Lễ hội Đền Thác Bà, huyện Yên Bình sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 5-6/2, tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà. ...

Gìn giữ văn hóa người Dao qua tranh thờ

YênBái - Nghề vẽ tranh thờ là nét văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn tâm linh, truyền tải ước vọng may mắn, bình an của đồng bào dân tộc Dao Yên Bái. Được truyền qua bao thế hệ, nghề vẽ tranh thờ đã trở thành một phần của tín ngưỡng, là biểu tượng của sự kính trọng với tổ tiên, thần linh...

Chăm lo cho người lao động vui Xuân đón Tết

CTTĐT - Hiện nay, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh quản lý 13 Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (CĐCTTTCS), 1.058 Công đoàn cơ sở (CĐCS), 45.573 đoàn viên. Với phương châm "Tất cả đoàn viên, người lao động đều có tết”, LĐLĐ tỉnh đã chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với người sử dụng...

Tinh hoa của đất trời

YênBái - Mỗi sớm mai, khi mặt trời ló dạng sau những dãy núi, vùng đất Tú Lệ, huyện Văn Chấn bừng lên sức sống. Không chỉ nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang, Tú Lệ còn làm say lòng du khách bởi hương cốm nếp Tan đặc trưng - một sản vật gắn liền với đời sống và văn hóa của đồng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất