Powered by Techcity

Chủ trang trại, nông dân “khát” vốn để tái thiết sản xuất (Bài 4)

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Sau siêu bão lịch sử, toàn bộ nhà kính trồng hoa, rau màu của gia đình anh Đào Trường và chị Đoàn Thu Trà ở Thường Tín (Hà Nội) đã bị tàn phá tan hoang. Ảnh: TQ

Mong sớm có vốn để khôi phục sản xuất

Bão số 3 đã đi qua hơn chục ngày nhưng đến giờ vợ chồng anh Đào Trường và chị Đoàn Thu Trà ở Thường Tín (Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng, khiếp sợ. “Chưa năm nào chúng tôi chứng kiến trận bão khủng khiếp như vậy. Chỉ sau một đêm, toàn bộ nhà kính, vườn rau, hoa của gia đình và bà con đã bị tàn phá tan hoang hết. Trong đó, nhà kính mới được xây dựng bằng các khung thép rất kiến cố cũng bị gió bão thổi bay, đổ sập hết cả”, anh Trường buồn rầu kể lại.

Từ khi bị thiên tai đến nay đã nhiều ngày, hai vợ chồng anh vẫn không ngủ được. Mỗi khi trời tối, ký ức kinh hoàng của cơn bão lại ùa về, vợ anh lại ôm mặt khóc khiến tâm trạng anh càng rối bời, lo lắng hơn.

“Sau bao nhiêu năm “đổ mồ hôi, sôi nước mắt” sớm, tối mần mò thử nghiệm, làm ăn, tích góp mới được ít tiền đầu tư đưa công nghệ mới vào sản xuất tiêu tốn hàng tỷ đồng, đến giờ mọi thứ chỉ còn lại đống đổ nát, hoang tàn. Chúng tôi chưa biết khởi đầu làm lại như thế nào”, anh Trường bộc bạch.

Thê thảm hơn, khu trang trại trên Cao Bằng, nơi anh chị đặt nhiều kỳ vọng sẽ cứu cánh cho trang trại dưới Thủ đô nhưng sau bão, ảnh hưởng của hoàn lưu lại gây mưa lớn khiến toàn bộ trang trại ở đây bị ngập lụt, thiệt hại nặng.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Trang trại dưa lưới trị giá nhiều tỷ đồng của gia đình bà Đoàn Thị Dội ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo (TP.Hải Phòng) bị tàn phá nặng nề sau bão số 3. Ảnh: TQ

Dù khu nhà lưới đã bị bão tàn phá tan hoang nhưng vợ chồng bà Đoàn Thị Dội ở xã Tam Đa, huyện Vĩnh Bảo (TP.Hải Phòng) vẫn chưa dọn dẹp. Hôm chúng tôi đến thăm vườn, vợ chồng bà vẫn đón tiếp dẫn đi quanh vườn nhưng trên khuôn mặt chủ nhà vẫn rất buồn, đau xót.

“Mọi thứ đều tan hoang hết, chúng tôi không biết bắt đầu từ đâu. Giờ muốn thu dọn trại để sản xuất lại cũng không còn tiền để làm nữa, chúng tôi đau xót như “đứt từng khúc ruột”, bà Dội ngậm ngùi chia sẻ.

Bà Dội cho biết, sau nhiều năm làm ăn tích góp được tiền, hai vợ chồng bà quyết đầu tư làm nhà kính để trồng dưa lưới công nghệ cao hướng đến làm du lịch sinh thái nhưng nay mọi thứ đành bỏ dở.

“Người nông dân chúng tôi làm nông nghiệp khổ quá, muốn làm lớn nhưng khi thất bại thì “trắng tay”, bà Dội bộc bạch.

Bà Dội cho biết thêm, sau thiên tai, gia đình bà cũng nhận được sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền địa phương, Hội Nông dân các cấp kêu gọi giải cứu giúp nhiều tấn dưa lưới non. Tuy nhiên, để khôi phục lại sản xuất, gia đình bà rất mong được nhà nước và các ngân hàng hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi.

“Sau bão mọi người đều thiệt hại rất nặng, nếu nhà nước và các ngân hàng không có chính sách, hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi kịp thời, nông dân chúng tôi sẽ không thể phục hồi được sản xuất”, bà Dội nói và cho rằng: Thiên tai không ai mong muốn, người dân cũng không sợ khổ cực, thất bại nhưng điều quan trọng nhất là mọi người mong được hỗ trợ, tiếp sức kịp thời để vượt qua khó khăn.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Một con đường nông thôn mới ở thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình (Hà Giang) ngổn ngang đất đá sau trận lũ quét. Ảnh: TQ

Xã nông thôn mới ngổn ngang, tan hoang sau thiên tai

Những ngày sau bão số 3, theo đoàn công tác của Bộ NNPTNT đi kiểm tra thiệt hại tại thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành, huyện Quang Bình (Hà Giang), chứng kiến nhiều nhà cửa, hoa màu, tài sản của bà con ở đây bị lũ quét tàn phá nặng nề khiến mọi người rất đau xót.

Từng là “điểm sáng” trong xây dựng nông thôn mới của Quang Bình nhưng sau trận lũ quét lịch sử, nhiều cơ sở hạ tầng, nhà cửa, đường giao thông… tại xã Yên Thành đã bị tàn phá nặng nề. Trò chuyện với chúng tôi, ông Hoàng Ngọc Khánh, Chủ tịch UBND xã Yên Thành cho biết, xã về đích nông thôn mới từ năm 2021 nhưng sau thiên tai, nhiều tiêu chí như đường giao thông, điện, nhà, thu nhập… có nguy cơ lại bị tuột mất. Thê thảm nhất là tỷ lệ hộ nghèo tại địa phương lại tăng lên.

Dẫn đoàn công tác của Bộ NNPTNT vào khu vực vừa xảy ra lũ quét, sạt lở đất của thôn mình, ông Phàn Văn Canh, Trưởng thôn Đồng Tâm cho biết, khi có thông tin bão số 3 đổ bộ vào, địa phương đã thông báo để bà con đề phòng lũ quét sạt lở đất. Nhưng đến đêm ngày 8 đến 9/9, mưa lớn kéo đến và hoành hành liên tục nhiều giờ, khi trên núi cao xuất hiện tiếng nổ lớn, nhiều người dân trong thôn bỏ chạy tán loạn.

“Khi đó ai cũng khiếp sợ, bỏ của chạy lấy người. Hôm sau trời tạnh, mọi người quay lại thấy mọi thứ đều đã bị san phẳng”, ông Canh nói và cho biết, tính đến nay, toàn thôn có 86 hộ thì 37 hộ bị ảnh hưởng, 7 hộ bị lũ cuốn trôi hết nhà cửa, chuồng trại, tài sản…

“Từ khi gặp thiên tai đến nay, được sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền và cộng đồng, nhiều người dân bị mất nhà cửa đã được di dời đến nơi ở tạm an toàn, bà con được hỗ trợ nhu yếu phẩm đầy đủ”, ông Canh thông tin thêm.

Theo ông Canh, hiện tại người dân vẫn được hỗ trợ đầy đủ mọi thứ nhưng điều bà con mong muốn lúc này là xây lại nhà mới tại khu vực an toàn để ổn định cuộc sống và khôi phục sản xuất.

“Sau trận lũ quét, sạt lở đất lịch sử, đến giờ bà con trong thôn đều khiếp sợ không dám quay trở lại nơi cũ sinh sống nên chúng tôi rất mong chính quyền địa phương sớm tìm khu vực mới và xây dựng nhà mới và hỗ trợ cây, con giống, hướng dẫn kỹ thuật sản xuất để bà con yên tâm khôi phục lại cuộc sống ổn định lâu dài”, Trưởng thôn Đồng Tâm kiến nghị.

Tại Yên Bái, ông Nguyễn Thế Phước – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái cũng đang rất lo lắng khi nói về thiệt hại cơ sở hạ tầng giao thông, điện, đường, trường, trạm… sau thiên tai. “Mọi thứ đều ngổn ngang, tan hoang, đổ nát hết sau bão lũ. Do thiệt hại quá lớn nên tỉnh đang lên phương án hoãn thực hiện các tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu để dồn nguồn lực tập trung khắc phục hậu quả và củng cố lại, xây dựng lại các tiêu chí nông thôn mới tại các xã, huyện”, ông Phước bộc bạch.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Bà Phàn Thị Nguyên ở thôn Đồng Tâm, xã Yên Thành chưa hết bàng hoàng sau trận lũ quét, sạt lở đất vừa xảy ra tại địa phương. Ảnh: TQ

Cần điều chỉnh mức hỗ trợ sau thiên tai hợp lý hơn

Trong các ý kiến, kiến nghị của lãnh đạo các tỉnh gửi tới đoàn công tác của Bộ NNPTNT, ông Nguyễn Tiến Dũng – Chủ tịch UBND huyện Chiêm Hóa (Tuyên Quang) cho hay: Tính đến nay, toàn huyện có 300 hộ dân bị ảnh hưởng nặng sau mưa lũ, trong đó có 53 hộ dân bị mất nhà cửa; trên 974ha lúa, gần 500ha ngô cùng 1.500 con lợn, 9.000 con gia cầm bị nước lũ cuốn trôi… Huyện ước tính sơ bộ bị thiệt hại lên đến khoảng gần 100 tỷ đồng.

Ông Dũng cho biết thêm, trước, trong và sau mưa lũ, các cấp chính quyền địa phương đã và đang vào cuộc quyết liệt để hỗ trợ, di dời người dân vừa phòng chống, khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra. Đến nay, hệ thống điện, thông tin liên lạc đã thông suốt, tuy nhiên, toàn xã còn 140 hộ dân nằm trong diện có nguy cơ sạt lở cần di dời khẩn cấp, nhiều hộ dân gặp khó khăn…

“Chúng tôi rất mong Chính phủ và Bộ NNPTNT cùng các bộ ngành liên quan sớm hỗ trợ phương án quy hoạch để di dời các hộ dân khỏi vùng nguy hiểm. Đồng thời, địa phương rất mong được hỗ trợ lương thực thực phẩm cho bà con trên địa bàn ít nhất khoảng 4 tháng và hỗ trợ cây, con giống để bà con làm vụ đông sớm để có sản phẩm tại chỗ nuôi sống gia đình, ổn định lại cuộc sống, sinh hoạt sau thiên tai”, ông Dũng đề nghị.

Phản ánh với các thành viên của đoàn công tác Bộ NNPTNT, lãnh đạo các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang, Yên Bái… cho biết, sau thiên tai chúng ta mới thấy nhiều chính sách hỗ trợ dành cho bà con còn rất thấp, một số chính sách không còn phù hợp với thực tiễn cần phải chỉnh sửa, bổ sung ngay.

Nông dân gượng dậy thế nào sau bão Yagi: Trang trại

Theo lãnh đạo một số tỉnh miền núi Phía Bắc, hiện nay mức hỗ trợ rủi ro sau thiên tai theo Nghị định 02 của Chính phủ rất thấp không phù hợp với thực tế nên rất cần điều chỉnh lại cho hợp lý hơn. Ảnh: TQ

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Yên Bái Nguyễn Thế Phước nêu thực tế, hiện nay, định mức hỗ trợ theo Nghị định 02 (Nghị định số 02/2017/NĐ-CP của Chính phủ về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh) rất thấp và không còn phù hợp với thực tế.

Đơn cử như hỗ trợ 2 triệu đồng/ha lúa thuần, trong khi người dân bị thiệt hại lên đến 30-40 triệu đồng và thủ tục hành chính lại quá rườm rà. 

“Chúng tôi rất mong, Bộ NNPTNT đề xuất với Chính phủ và các cơ quan liên quan sửa lại nghị định trên cho phù hợp với điều kiện thực tế, tạo động lực cho người dân yên tâm khôi phục lại sản xuất sau thiên tai. Trước mắt, trong khi chờ sửa nghị định, chúng tôi rất mong Thủ tướng Chính phủ cho phép địa phương huy động, sử dụng các nguồn lực để hỗ trợ người dân vừa bị thiệt hại nhanh chóng khắc phục hậu quả và khôi phục lại sản xuất hiệu quả”, lãnh đạo tỉnh Yên Bái kiến nghị.

Nguồn: https://danviet.vn/nong-dan-guong-day-the-nao-sau-bao-yagi-trang-trai-khat-von-de-tai-thiet-san-xuat-bai-4-20240921160353728.htm

Cùng chủ đề

Tin mới liên quan Dự án đường sắt Lào Cai – Hà Nội

TPO – UBND TP Hải Phòng vừa thành lập Ban chỉ đạo phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng dài hơn 390 km kết nối từ cửa khẩu Lào Cai qua 9 tỉnh/thành về cảng Lạch Huyện.  Ngày 28/11, ông Nguyễn Văn Tùng – Chủ tịch UBND TP Hải Phòng – quyết định thành lập Ban Chỉ đạo...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chốt phương án sáp nhập huyện, xã của Hải Phòng, Đà Nẵng và 19 tỉnh

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà – Ảnh: GIA HÂN Chiều 24-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về sắp xếp (sáp nhập huyện, xã) đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của 21 tỉnh, thành phố. Phương án sáp nhập của 21 tỉnh, thành phố Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã trình bày tờ trình về việc sắp xếp, thành lập đơn...

Chương trình “Vì đàn em thân yêu” hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Trong 1,5 ngày, đoàn công tác đã thực hiện trao tặng 203 suất học bổng cho các em học sinh có gia đình chịu ảnh hưởng nặng nề do mưa lũ, trao tặng kinh phí tu sửa trường học...

Sau bão số 3, kịch bản xấu nhất đã không xảy ra với Thủy điện Thác Bà

Phim ghi lại cảnh Thủ tướng Phạm Minh Chính đang đi công tác Bắc Giang, nhận điện thoại từ Yên Bái gọi tới và chỉ đạo họp trực tuyến sau đó để lên phương án cho Thủy điện Thác Bà sáng 10-9 – Ảnh chụp màn hình Phim tài liệu Bom nước do Đài truyền hình Việt Nam thực hiện, vừa phát trên VTV1 và được phát lại trên các hệ thống của VTV. Phim ghi lại một cách chân thực những ngày...

Xôn xao ‘sách vở phơi la liệt trước cổng trường sau mưa lũ’, nhà trường nói gì?

Hình ảnh sách giáo khoa phơi la liệt hai bên đường được cho rằng của Trường TH-THCS Đào Thịnh (Yên Bái) – Ảnh: MXH Theo đó, nhiều bài đăng trên mạng xã hội cho biết các thầy cô giáo Trường TH-THCS Đào Thịnh (Yên Bái) đã rửa sạch từng quyển sách của học sinh sau khi nước lũ rút rồi mang phơi hai bên đường, “nhìn những hình ảnh này khiến nhiều người không khỏi xót xa”… Chỉ sau 30 phút...

Cùng tác giả

Văn Yên 60 năm tự hào bứt phá

YênBái - Mạnh dạn đổi mới, huyện Văn Yên đã táo bạo khai phá tiềm năng, phát huy lợi thế, dám đi con đường riêng, dám đặt ra những mục tiêu khác biệt, phá bỏ mọi giới hạn và dám chịu mọi trách nhiệm. ...

Văn Yên hân hoan đón “ngày hội” lớn

YênBái - Đến vùng đất quế Văn Yên những ngày này, từ vùng thấp đến vùng trong huyện, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân huyện Văn Yên hân hoan, phấn khởi hướng về sự kiện công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Văn Yên đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2024, đón nhận Huân chương Lao...

Xứng đáng với niềm tin cử tri

YênBái - Phát huy vai trò là cơ quan đại diện dân cử, năm 2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri trước diễn đàn Quốc hội và các bộ, ngành Trung...

Phát triển các vùng chuyên canh hàng hóa

YênBái - Với sự vào cuộc của các doanh nghiệp, hợp tác xã và sự thay đổi tư duy, tập quán canh tác của người dân cùng các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Trấn Yên đã hình thành và phát triển được một số vùng chuyên canh hàng hóa quy mô lớn, ngày càng mở rộng diện tích sản xuất theo hướng...

Những mô hình chuyên canh ở Mù Cang Chải

YênBái - Từ một địa phương sản xuất manh mún, tự cung, tự cấp, thường xuyên phải nhận cứu đói giáp hạt, giờ đây sản xuất nông nghiệp (SXNN) ở huyện Mù Cang Chải có bước chuyển mình mạnh mẽ với nhiều mô hình chuyên canh quy mô tập trung mang lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân. ...

Cùng chuyên mục

Văn Yên 60 năm tự hào bứt phá

YênBái - Mạnh dạn đổi mới, huyện Văn Yên đã táo bạo khai phá tiềm năng, phát huy lợi thế, dám đi con đường riêng, dám đặt ra những mục tiêu khác biệt, phá bỏ mọi giới hạn và dám chịu mọi trách nhiệm. ...

Xứng đáng với niềm tin cử tri

YênBái - Phát huy vai trò là cơ quan đại diện dân cử, năm 2024, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, kịp thời phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của cử tri trước diễn đàn Quốc hội và các bộ, ngành Trung...

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Tạ Văn Long chúc mừng Ban Nội chính Tỉnh ủy nhân kỷ niệm Ngày truyền thống ngành...

YênBái - Sáng nay - 3/1, đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Yên Bái đến chúc mừng cán bộ, công chức Ban Nội chính Tỉnh ủy nhân kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống ngành Nội chính Đảng (5/1/1966 - 5/1/2025). ...

Sản phẩm OCOP Gia Lai nhộn nhịp vào mùa phục vụ Tết

Thị trường tiêu thụ các sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Gia Lai trở nên nhộn nhịp khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đang cận kề, nhiều doanh nghiệp, cơ sở, cửa hàng đẩy mạnh sản xuất, cung ứng sản phẩm ra thị trường phục vụ khách hàng. “Chạy đua” phục vụ Tết Những ngày này, Công ty TNHH Một thành viên bò khô Huy Vũ Đak Đoa (huyện Đak Đoa) đang hối hả sản xuất các loại bò...

Hiệp hội Nữ Doanh nhân TP Hà Nội tổ chức “Xuân yêu thương”, tặng quà Tết cho đồng bào vùng cao

Những ngày cuối năm, khi Tết đang đến gần, cũng là lúc những túi quà Tết, những chiếc chăn ấm, những suất học bổng đầy ý nghĩa được Hiệp hội Nữ Doanh nhân TP Hà Nội phối hợp cùng...

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái triển khai nhiệm vụ năm 2025

YênBái - Chiều nay - 2/1, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Yên Bái tổ chức Hội nghị tổng kết công tác tuyên giáo năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Tạ Văn Long - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh dự và chỉ đạo Hội nghị. ...

Thị xã Nghĩa Lộ chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp bảo đảm yêu cầu, chất lượng

YênBái - Song song với việc “chạy nước rút” hoàn thành các chỉ tiêu năm 2024, Thị ủy Nghĩa Lộ đã tập trung chỉ đạo, cụ thể hóa việc tổ chức đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030 đến các chi, đảng bộ trực thuộc bảo đảm yêu cầu chất lượng, tiến độ và quy định. Đồng thời các phong...

Vững bước vào “Kỷ nguyên vươn mình”

YênBái - Năm 2024 khép lại, không khí đón xuân mới Ất Tỵ 2025 đã rộn ràng khắp mọi miền của Tổ quốc thân yêu. Trong niềm vui ấy, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Yên Bái tự hào vì đã nỗ lực vượt khó thành công tạo nhiều dấu ấn nổi bật để vững niềm tin quyết tâm thi đua giành nhiều...

Dấu ấn Mặt trận – Vietnam.vn

Nhìn lại chặng đường một năm qua để thấy chương trình phối hợp và thống nhất hành động của MTTQ Việt Nam đã được tổ chức triển khai có trọng tâm, trọng điểm, vận dụng linh hoạt, sáng tạo, phù hợp với tình hình thực tế. Với sự nỗ lực không ngừng, chủ động, sáng tạo, Mặt trận các cấp đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ với nhiều dấu ấn nổi bật. 1. Đại hội...

Bản lĩnh 2024

YênBái - Tờ lịch cuối cùng đã rời block: năm 2024 đã đi qua. Ở góc nhìn nào thì 2024 cũng là một năm rất đáng nhớ với những dấu ấn đặc biệt, khó phai; khắc sâu thêm hình ảnh đẹp về bản lĩnh của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc Yên Bái. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất