Powered by Techcity

Chiến lược đang trở thành hiện thực


YênBáiTrên cơ sở kế thừa có chọn lọc từ Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ, Yên Bái đã xây dựng kế hoạch, định hướng chiến lược phát triển du lịch tỉnh nhà phù hợp với thế mạnh của địa phương, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển du lịch xanh và bền vững.

Yên Bái đang phát triển du lịch theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc.
Yên Bái đang phát triển du lịch theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc.
>> Khách du lịch đến Yên Bái tăng gần 52% so cùng kỳ
>> Định vị thương hiệu du lịch Yên Bái từ những chính sách khả thi
>> Động lực thúc đẩy du lịch Yên Bái phát triển
>> Yên Bái quảng bá du lịch từ các sự kiện điểm nhấn
>> Điểm A+ cho du lịch Yên Bái
Thực hiện Nghị quyết số 28-NQ/TU ngày 24/2/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XIX về phát triển du lịch giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Yên Bái đã xây dựng Chương trình hành động số 05; trong đó, đã xác định rõ các mục tiêu, lộ trình, 10 nhiệm vụ, giải pháp, có phân công cụ thể cho các đơn vị tổ chức thực hiện. Quy hoạch tỉnh Yên Bái thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 còn đề ra phương án bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên; phòng, chống thiên tai và ứng phó biến đổi khí hậu… 
Đồng thời, đưa ra các giải pháp huy động vốn đầu tư; phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường; phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; cơ chế, chính sách liên kết phát triển; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn… Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu là phát triển du lịch tỉnh Yên Bái xanh, bản sắc, hấp dẫn và trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; xây dựng sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu và là một trong những điểm đến du lịch hàng đầu của vùng Tây Bắc, tạo nên hình ảnh và điểm đến đặc thù “Yên Bái – Nơi hội tụ sắc màu Tây Bắc” với thương hiệu là “điểm đến an toàn, thân thiện, đặc sắc, hấp dẫn, ấn tượng”. 
Tỉnh cũng phấn đấu đến năm 2025, đón trên 1.500.000 lượt khách; trong đó, 400.000 lượt khách quốc tế, tăng trưởng bình quân đạt 14,6%/năm; doanh thu từ du lịch năm 2025 đạt khoảng 1.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân đạt 26%/năm, chiếm khoảng 7% tổng giá trị sản xuất khu vực dịch vụ; có 5.000 phòng trở lên tại các cơ sở lưu trú; trong đó, 20% đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên… 
Nhìn lại chặng đường 4 năm đã qua, có thể thấy, chiến lược phát triển du lịch của Yên Bái đang dần trở thành hiện thực. Du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; đặc biệt, nó còn được kỳ vọng là một giải pháp thoát nghèo cho đồng bào vùng cao Yên Bái. Mù Cang Chải là một ví dụ điển hình. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mù Cang Chải lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 – 2025  đã đặt mục tiêu “xây dựng Mù Cang Chải trở thành huyện du lịch – là điểm đến “Bản sắc, An toàn, Thân thiện” song hành với mục tiêu “phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn là huyện nghèo, đến năm 2030 không còn là huyện nghèo”. 
Bám vào chiến lược chung của tỉnh, huyện đã ban hành đề án xây dựng huyện du lịch, xác định 5 khâu đột phá cùng 16 chỉ tiêu cụ thể. Từ đó, huyện đã tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho đồng bào về phát triển du lịch, quan tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nhà đầu tư, tăng cường giới thiệu, quảng bá… 
Ngoài ra, huyện còn triển khai hỗ trợ cho các hộ gia đình làm dịch vụ homestay vay không lãi suất tại Ngân hàng Chính sách xã hội huyện để xây dựng nhà nghỉ cộng đồng; hỗ trợ học nghề về làm dịch vụ, du lịch; đồng thời, có cơ chế hỗ trợ nhân dân khôi phục, phát triển một số nghề truyền thống và một số sản vật có giá trị lịch sử của người Mông. 
Qua 2 năm sau, tỷ trọng khu vực dịch vụ trên địa bàn huyện đạt 36%; số buồng, phòng tại cơ sở lưu trú tăng lên 665 phòng; 10/16 chỉ tiêu của đề án cơ bản đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Du lịch Mù Cang Chải đang đi đúng hướng, có chiều sâu, lượng khách du lịch ngày càng tăng và chi tiêu nhiều hơn.
Chị Hoàng Hòa – du khách từ Hà Nội chia sẻ về chuyến đi sau 6 năm quay trở lại Mù Cang Chải rằng: “Vẫn là ruộng bậc thang, những nếp nhà sàn, những món ăn dân dã nhưng sau nhiều năm mới quay lại, Mù Cang Chải đã làm mới mình bằng nhiều sản phẩm, địa điểm du lịch. Các cơ sở lưu trú vẫn đậm màu sắc văn hóa nhưng tiện nghi, chuyên nghiệp hơn, dịch vụ chất lượng hơn. Đường sá đi lại cũng dễ dàng hơn nhiều, lại còn hình thành được đội ngũ hướng dẫn viên bản địa rất nhiệt tình, chu đáo”. Sự chuyển mình mạnh mẽ của du lịch đã góp phần đưa tỷ lệ nghèo đa chiều của huyện năm 2024 giảm 25,1% so với năm 2022.
Không chỉ Mù Cang Chải, các địa phương trên toàn tỉnh, dựa theo quy hoạch 4 vùng du lịch trọng điểm của tỉnh đều đã xây dựng cho mình những chiến lược riêng để phát triển du lịch địa phương, góp phần giúp du lịch Yên Bái tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2020, khách du lịch đến Yên Bái là 760.000 lượt, doanh thu du lịch đạt 475 tỷ đồng thì đến năm 2024, các con số này lần lượt là 2,1 triệu lượt và 1.790 tỷ đồng. 
Đồng hành cùng các địa phương, tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch trên địa bàn tới năm 2025 với mục tiêu hình thành các sản phẩm du lịch trên cơ sở khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và nhân văn trên địa bàn. Các sản phẩm này mang tính đặc trưng, khác biệt và có tính cạnh tranh so với các sản phẩm du lịch ở các địa phương khác. 
Dựa vào tiềm năng thiên nhiên, hệ thống dịch vụ du lịch hiện có, Yên Bái đã phát triển các loại hình du lịch chính: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, lễ hội và một số loại hình du lịch kết hợp là du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp. Nghị quyết số 10/2021/NQ-HĐND ngày 19/4/2021 của HĐND tỉnh cũng được ban hành từ rất sớm, mang tới nhiều hỗ trợ thiết thực, khuyến khích nhân dân phát triển, nâng cao chất lượng du lịch. 

Du khách nước ngoài trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải của người Mông ở huyện Mù Cang Chải. 
Bà Vũ Thị Mai Oanh – Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: “Tỉnh đã ban hành 11 chính sách hỗ trợ khá toàn diện và đồng bộ nhằm phát triển du lịch, từ hạ tầng du lịch, đào tạo nguồn nhân lực đến xúc tiến đầu tư, quảng bá; nhất là hỗ trợ khai thác thế mạnh của cảnh quan thiên nhiên kết hợp với văn hóa của người dân bản địa để hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo. Hằng năm, tỉnh hỗ trợ các địa phương duy trì tổ chức trên 40 lễ hội truyền thống, từ giá trị của lễ hội, sự kiện văn hóa để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc trưng, tạo dấu ấn, điểm nhấn cho du lịch Yên Bái phát triển bền vững”. 
Bên cạnh đó, Yên Bái còn quan tâm đầu tư hàng nghìn tỷ đồng để triển khai các dự án xây dựng các tuyến đường giao thông kết nối vùng, liên vùng, xoay quanh tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, nâng cao khả năng vận tải, giảm chi phí, thời gian đi lại giữa các khu vực trong tỉnh, các địa phương trong vùng Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, tạo tiền đề thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển du lịch. Quảng bá, xúc tiến phát triển du lịch được đổi mới bằng nhiều hình thức. Hiện, 100% sản phẩm du lịch độc đáo, chủ lực của tỉnh đã được giới thiệu trên các trang thương mại điện tử trong nước và quốc tế… 
Còn chưa đầy 1 năm để du lịch Yên Bái hoàn thành các mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới, bên cạnh thực hiện tốt những chính sách hỗ trợ đã có, tỉnh sẽ tiếp tục làm tốt công tác quy hoạch, thu hút đầu tư; mở rộng, phát triển đa dạng hóa các sản phẩm và loại hình du lịch. Cùng đó, bảo tồn, gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, chú trọng hơn công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực…
Hoài Anh



Nguồn: http://baoyenbai.com.vn/226/345382/Chien-luoc-dang-tro-thanh-hien-thuc.aspx

Cùng chủ đề

Xuân về trên đất tằm tơ

YênBái - Đón xuân mới Ất Tỵ - 2025, nhìn lại năm qua, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh người dân vùng dâu tằm huyện Trấn Yên đã phải gánh chịu nhiều khó khăn sau cơn bão số 3 (Yagi). Song từ sự quan tâm của tỉnh, các bộ, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân trong áp dụng các...

Xanh lại những cánh đồng

YênBái - Văn Yên - đất đã lại xanh màu hy vọng, nở hoa hạnh phúc và cuộc sống của người dân nơi những vùng bão lũ đi qua mỗi ngày thêm ấm no, trù phú. Tôi nghe trong gió xuân có lời thì thầm về lòng biết ơn với Đảng, lời khát vọng dựng xây cuộc sống sang giàu, dựng xây những vùng...

Cơ hội cho ngành quế

YênBái - Cây quế đã tạo sinh kế bền vững cho nhiều hộ nông dân ở tỉnh Yên Bái, gia tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, quế là mặt hàng có nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Yên Bái đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các hiệp định thương mại tự...

Chuyện người “nuôi dưỡng” hồn khèn

YênBái - Năm nay mùa xuân đến sớm hơn với vùng cao Trạm Tấu, hoa Tớ dày khoe sắc từ đỉnh Tà Xùa đến các bản làng dưới chân đồi thông. Sáng sớm mùa đông, tiết trời ở vùng cao càng giá lạnh hơn, sương mù phủ khắp núi rừng, người Mông ở các bản làng nô nức xuống chợ trung tâm mua sắm...

Nông thôn mới – những thành tựu vượt bậc

YênBái - Những con đường liên thôn, nội đồng đã kiên cố hóa, bê tông sạch đẹp được tô điểm bởi đường hoa đầy màu sắc cùng những ngôi nhà khang trang, hiện đại mọc lên san sát, bao làng quê từ vùng thấp đến vùng cao đang khởi sắc từng ngày, cuộc sống người dân nâng cao cả vật chất lẫn tinh thần…...

Cùng tác giả

Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái – Nơi đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế – xã...

CTTĐT - Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái vô cùng tự hào đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng thực hiện mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, là nơi đào tạo nguồn cán bộ cho địa phương và nhân lực cho đất nước; thực hiện mong...

Ngành Giao thông vận tải Yên Bái quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ năm 2025

CTTĐT - Năm 2024 là năm tăng tốc, bứt phá thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025, với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Bộ Giao thông vận tải, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh và sự phối hợp chặt...

Xuân về trên đất tằm tơ

YênBái - Đón xuân mới Ất Tỵ - 2025, nhìn lại năm qua, cùng với nhiều địa phương trong tỉnh người dân vùng dâu tằm huyện Trấn Yên đã phải gánh chịu nhiều khó khăn sau cơn bão số 3 (Yagi). Song từ sự quan tâm của tỉnh, các bộ, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực của người dân trong áp dụng các...

Xanh lại những cánh đồng

YênBái - Văn Yên - đất đã lại xanh màu hy vọng, nở hoa hạnh phúc và cuộc sống của người dân nơi những vùng bão lũ đi qua mỗi ngày thêm ấm no, trù phú. Tôi nghe trong gió xuân có lời thì thầm về lòng biết ơn với Đảng, lời khát vọng dựng xây cuộc sống sang giàu, dựng xây những vùng...

Cơ hội cho ngành quế

YênBái - Cây quế đã tạo sinh kế bền vững cho nhiều hộ nông dân ở tỉnh Yên Bái, gia tăng thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo. Vì vậy, quế là mặt hàng có nhiều tiềm năng để doanh nghiệp Yên Bái đẩy mạnh xuất khẩu thông qua việc xây dựng hệ sinh thái tận dụng các hiệp định thương mại tự...

Cùng chuyên mục

Lễ hội Đền Đông Cuông năm 2025 sẽ tổ chức ngày 5-6 tháng Giêng năm Ất Tỵ

YênBái - Đền Đông Cuông là ngôi đền cổ nằm bên dòng sông Hồng thuộc địa phận thôn Bến Đền, xã Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Từ lâu đã nổi danh là một trong những ngồi Đền linh thiêng. Đền thờ Mẫu Đệ nhị thượng ngàn, Thần vệ Quốc và nghĩa quân dân tộc Tày hi sinh trong cuộc khởi nghĩa...

Yên Bái có trên 560 cơ sở lưu trú

YênBái - Tỉnh Yên Bái hiện có trên 560 cơ sở lưu trú, trong đó 15 cơ sở lưu trú xếp hạng 1 - 3 sao. ...

Trấn Yên doanh thu du lịch tăng 13,6%

YênBái - Năm 2024, hoạt động du lịch trên địa bàn huyện Trấn Yên tiếp tục phục hồi và tăng mạnh, doanh thu từ du lịch tăng 13,6% so với cùng kỳ. ...

Yên Bái khai thác tiềm năng du lịch nông thôn

YênBái - Yên Bái được thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan kỳ vĩ, nguyên sơ, khí hậu trong lành cùng nhiều nét văn hóa độc đáo. Việc sở hữu nền nông nghiệp đa dạng là cơ sở để tỉnh phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn. Những năm gần đây, loại hình du lịch này đã góp phần thúc đẩy phát triển...

Yên Bái chú trọng đa dạng các sản phẩm du lịch

YênBái - Thời gian qua, tỉnh Yên Bái chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng độc đáo trên cơ sở lợi thế của vùng miền, địa phương để tạo ra bản sắc riêng có, hấp dẫn, nâng cao sức cạnh tranh, thu hút du khách trong nước và quốc tế. ...

Du lịch Yên Bái biến ''di sản'' thành ''tài sản''

Để biến "di sản" thành "tài sản", năm 2025, Yên Bái tiếp tục thực hiện toàn diện 11 chính sách hỗ trợ phát triển du lịch, đầu tư hơn nữa cho việc hình thành các loại hình du lịch mới. ...

Yên Bái hướng đến mùa lễ hội văn minh

YênBái - Thời điểm tết Nguyên đán đang đến gần cũng là lúc mùa lễ hội xuân sắp tới. Nhiều yêu cầu đặt ra đối với các địa phương là phải đổi mới, sát sao, quyết liệt, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, hướng đến một mùa lễ hội văn minh, lành mạnh, an toàn, đậm đà bản sắc văn...

Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ V năm 2025

YênBái - Tối 5/1, huyện Văn Yên tổ chức Lễ hội quế lần thứ 5 với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm quảng bá, giới thiệu vùng quế lớn nhất cả nước tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. ...

Văn Yên: Chiến lược “vàng” mở lối bứt phá phát triển du lịch

YênBái - Xác định du lịch tâm linh và du lịch sinh thái là 2 tiềm năng lớn, 2 hướng đi chiến lược “vàng” mở lối bứt phá cho sự phát triển du lịch, những năm qua, huyện Văn Yên đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả. Qua đó, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, lịch sử,...

Lễ hội Quế huyện Văn Yên lần thứ V năm 2024

YênBái - Tối 5/1, huyện Văn Yên tổ chức Lễ hội quế lần thứ 5 với nhiều hoạt động sôi nổi, đặc sắc nhằm quảng bá, giới thiệu vùng quế lớn nhất cả nước tới đông đảo bạn bè trong nước và quốc tế. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất