Powered by Techcity

Yên Bái: Phát triển hệ thống giao thông nông thôn “Chìa khóa” cho phát triển


YênBáiViệc triển khai Đề án đạt kết quả tích cực và vượt mục tiêu đề ra trong từng năm qua, đã góp phần quan trọng đẩy nhanh lộ trình hoàn thiện tiêu chí số 2 về giao thông của các xã trên địa bàn tỉnh, đưa thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trấn Yên, Yên Bình và mới nhất là huyện Văn Yên sớm đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Nhân dân xã Mậu Đông, huyện Văn Yên tự nguyện phá bỏ tường rào hiến đất mở rộng lòng, lề đường giao thông nông thôn để xây dựng nông thôn mới.
Nhân dân xã Mậu Đông, huyện Văn Yên tự nguyện phá bỏ tường rào hiến đất mở rộng lòng, lề đường giao thông nông thôn để xây dựng nông thôn mới.
>>Yên Bái kiên cố hóa trên 1.885 km đường giao thông nông thôn
>>Yên Bái tích cực phát triển giao thông nông thôn
Là địa phương có địa hình phức tạp do đồi núi, khe suối cắt xẻ nên sự kết nối giữa các khu vực vẫn còn nhiều hạn chế. Bởi thế, phát triển hệ thống giao thông nông thôn (GTNT) được Yên Bái xác định là yếu tố cơ bản, đặc biệt quan trọng và được xem như “chìa khóa” mở ra cơ hội thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội mỗi địa phương. Những kết quả đạt được từ Đề án phát triển GTNT tỉnh Yên Bái giai đoạn 2016 – 2020, đặt nền tảng vững chắc để HĐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết số 73/2020/NQ-HĐND thông qua Đề án phát triển GTNT trên địa bàn giai đoạn 2021 – 2025. Việc khơi nguồn lực để phát triển GTNT được tỉnh đặt thành nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết; giai đoạn 2021 – 2025, toàn tỉnh phấn đấu kiên cố hóa khoảng 900 km đường GTNT; mở mới, mở rộng 150 km đường đất; xây dựng 1.000 công trình thoát nước các loại…
Không khó để nhận ra, trong gần một thập niên qua, tỉnh tập trung đầu tư mạnh cho xây dựng và nâng cấp nhiều tuyến đường giao thông quan trọng; trong đó, ưu tiên các tuyến đường huyện, xã, thôn, bản. Mạng lưới GTNT của tỉnh đã có sự cải thiện rõ rệt từ việc mở rộng các tuyến đường đất lầy lội, gập ghềnh ở các xã vùng thấp, huyện vùng cao thành những tuyến đường bê tông phẳng lỳ nối gần những xã, thôn, bản xa xôi, hẻo lánh nhất tỉnh như xã Tà Xi Láng của huyện Trạm Tấu, hay xã Chế Tạo của huyện Mù Cang Chải… cơ bản đáp ứng và phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, giao thương giữa các địa phương, các vùng trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, nhiều tuyến đường đã được nâng cấp, tạo sự kết nối thông suốt giữa các vùng nông thôn và các trung tâm kinh tế, hành chính của tỉnh.
Người dân xã Pá Hu, huyện Trạm Tấu tham gia bê tông hóa tuyến đường giao thông nông thôn đặc thù tại thôn Tà Tàu. 
Một trong những thành tựu có thể gọi là kỳ tích, bước tiến lớn trong phát triển GTNT ở Yên Bái, đó là chương trình bê tông hóa mà phương thức đầu tư “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được vận dụng linh hoạt, sáng tạo đã mang đến những thay đổi tích cực cho hạ tầng giao thông. Hiệu quả và tầm ảnh hưởng của phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” khi các dự án phát triển GTNT Yên Bái đã lấy người dân làm trung tâm, là chủ thể từ việc tham gia đóng góp công sức, vật liệu đến giám sát và bảo trì các công trình sau khi hoàn thành đang lan tỏa mạnh mẽ sự cộng đồng trách nhiệm của người dân, tinh thần tự nguyện hiến đất làm đường nhà nhà đồng thuận hướng đến lợi ích chung với ý thức tự giác “đường ta, ta làm, ta sửa, ta đi”. Các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng trong triển khai thực hiện đề án phát triển GTNT; bám sát mục tiêu, kế hoạch đề ra tại Chương trình hành động số 10-CTr/TU ngày 30/10/2020 của Tỉnh ủy “Giai đoạn 2021 – 2025 kết hợp lồng ghép các nguồn vốn xây dựng và phát triển hệ thống đường GTNT trên địa bàn tỉnh, phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành kiên cố khoảng 2.000 km đường GTNT”; trong đó, khối lượng thực hiện của Đề án là 900 km. 
Xác định rõ mục tiêu, lựa chọn các công trình trọng điểm tập trung nguồn lực, linh hoạt trong cách làm, tỉnh ưu tiên bố trí vốn theo nhu cầu của địa phương và lồng ghép nguồn vốn các chương trình, dự án để thực hiện bê tông hóa đường GTNT. Với chủ trương đúng đắn, nhận thức rõ lợi ích chung, phong trào phát triển GTNT, bê tông hóa đường GTNT đã trở thành phong trào thi đua sôi nổi ở hầu khắp các địa phương trong tỉnh. Không ngại đối mặt với khó khăn, coi đây là cơ hội để phát triển mạnh mẽ, huyện Văn Yên đã vươn lên trở thành điểm sáng trong phong trào kiên cố hóa đường GTNT của tỉnh. Chỉ trong giai đoạn từ năm 2021 – 2023, địa phương này đã kiên cố hóa được gần 350 km; kiên cố, mở rộng mặt đường hơn 15 km; mở mới, mở rộng nền đường gần 100 km; xây dựng 7 cầu ngầm, 148 cống các loại… Riêng năm 2023, huyện đã bê tông hóa gần 140 km đường giao thông, đạt trên 138% mục tiêu năm, trở thành địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về phát triển hệ thống GTNT, nổi bật với Phong trào “Dịch rào hiến đất” đang được nhân rộng, lan tỏa mạnh mẽ. 
Có thể thấy, Yên Bái đã và đang tạo dựng được mạng lưới giao thông nông thôn đồng bộ, hiện đại trên cơ sở vận dụng đúng đắn phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng” được tuyên truyền thấu đáo trong tất cả các khâu, các bước vận động nhân dân từ đóng góp đến tổ chức làm đường GTNT trên địa bàn. Theo đó, đã huy động được nguồn lực rất lớn từ nhân dân và nhiều doanh nghiệp trong tỉnh. Được biết, tổng số vốn huy động xây dựng các công trình GTNT trên địa bàn tỉnh đến năm 2024 đạt 2.398,2 tỷ đồng, trong đó, nguồn vốn huy động hợp pháp và nhân dân đóng góp là trên 813 tỷ đồng; vốn ngân sách trung ương và nguồn vốn của tỉnh 1.153,3 tỷ đồng; nguồn vốn của huyện 412,5 tỷ đồng và gần 20 tỷ đồng lồng ghép từ các nguồn vốn khác như Chương trình 135, WB… Trong tổng số vốn huy động, có trên 1.392 tỷ đồng phân bổ thực hiện các công trình GTNT theo Đề án phát triển GTNT; kinh phí thực hiện các công trình GTNT bằng các nguồn vốn khác nhưng áp dụng theo cơ chế hỗ trợ của Đề án này là 76,5 tỷ đồng; kinh phí thực hiện các công trình GTNT bằng cách lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình, dự án khác là 929,1 tỷ đồng. 
Để giao thông nông thôn trở thành “chìa khóa” cho sự phát triển, tỉnh Yên Bái tập trung ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, khai thác tốt các nguồn lực tài chính, huy động hiệu quả nguồn lực xã hội hóa, nguồn lực cộng đồng; đồng thời, duy trì và nâng cao chất lượng các công trình đã hoàn thành. Sau 4 năm (2021 – 2024) thực hiện Đề án phát triển GTNT và cơ chế của Đề án, đến nay, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 1.885 km mặt đường bê tông xi măng, đạt 209,4%; mở rộng 91,1 km đường bê tông xi măng, đạt 91,1%; mở mới, mở rộng 312,4 km đường đất, đạt 208,3%; xây dựng 1.565 công trình thoát nước các loại, đạt trên 156% so với mục tiêu của Đề án. Đặc biệt, thông qua kết hợp lồng ghép các nguồn vốn xây dựng và phát triển hệ thống đường GTNT, toàn tỉnh đã kiên cố hóa được 2.218,4 km mặt đường bê tông xi măng, đạt 110,9% kế hoạch đề ra tại Chương trình hành động số 10-CTr/TU của Tỉnh ủy. 
Không thể phủ nhận, Đề án phát triển GTNT đã tạo ra một cuộc cách mạng lớn trong nhận thức không chỉ đến mỗi địa phương, thôn/bản mà là từng gia đình, dòng họ với sự cộng đồng trách nhiệm cao mà phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm được vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả. Vượt xa mục tiêu Đề án đặt ra, tỉnh Yên Bái đã có trên 6.286 km đường GTNT được kiên cố hóa, đạt tỷ lệ 77,26% tổng số đường GTNT trên địa bàn –  một kỳ tích ấn tượng, thực chất đó là nỗ lực, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị khi “ý Đảng – lòng dân” là một. 
Toàn tỉnh hiện nay còn trên 1.800 km đường GTNT chưa được kiên cố hóa. Theo nhu cầu đăng ký của các địa phương, năm 2025, tỉnh dự kiến tiếp tục thực hiện kiên cố hoá 400 km; trong đó, dự kiến từ ngân sách tỉnh hỗ trợ 109 tỷ đồng thực hiện kiên cố hoá 346 km theo cơ chế hỗ trợ của Đề án; cạp mở rộng 11,7 km nền, mặt đường; mở mới 27,5 km đường đất; thực hiện 171 công trình thoát nước… 
Tỉnh chỉ đạo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn các chương trình mục tiêu và các nguồn vốn hợp pháp khác để tiếp tục triển khai xây dựng và phát triển hệ thống đường GTNT trên địa bàn; tăng cường vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh đóng góp xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh và giảm nghèo bền vững; kịp thời khen thưởng nhất là đối với các tổ chức, cá nhân điển hình, tiêu biểu có những đóng góp lớn cho phong trào xây dựng GTNT như hiến đất, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu; doanh nghiệp đóng góp, hỗ trợ kinh phí, nhân công, vật liệu, máy móc làm đường… 
Chiến lược đầu tư xứng tầm cho phát triển hệ thống GTNT trên địa bàn những năm qua của tỉnh đã tạo động lực kết nối giao thông, giúp Yên Bái giao thương hiệu quả hơn với các tỉnh lân cận và mở rộng liên kết vùng, mở rộng hợp tác kinh tế qua tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây được xem là một trong những điều kiện tiên quyết để bứt phá, thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển của tỉnh nhanh, bền vững và hội nhập sâu rộng hơn. 
Việc triển khai Đề án đạt kết quả tích cực và vượt mục tiêu đề ra trong từng năm qua, đã góp phần quan trọng đẩy nhanh lộ trình hoàn thiện tiêu chí số 2 về giao thông của các xã trên địa bàn tỉnh, đưa thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ, huyện Trấn Yên, Yên Bình và mới nhất là huyện Văn Yên sớm đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hiện, tỷ lệ số xã hoàn thành tiêu chí về giao thông toàn tỉnh đã đạt 82%.
Minh Thúy



Nguồn: http://baoyenbai.com.vn/12/345919/Yen-Bai-Phat-trien-he-thong-giao-thong-nong-thon-Chia-khoa-cho-phat-trien.aspx

Cùng chủ đề

Đảng bộ xã Âu Lâu thực hiện tốt Chỉ thị 05

YênBái - Để thực hiện tốt Chỉ thị số 05, Đảng bộ xã Âu Lâu luôn bám sát sự chỉ đạo của đảng bộ cấp trên, chủ động xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nghị quyết với nội dung cụ thể, sát thực tế, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. ...

Agribank Chi nhánh huyện Văn Chấn Yên Bái: Nhiều giải pháp huy động vốn

YênBái - Đến 31/12/2024 Agribank Chi nhánh huyện Văn Chấn Yên Bái đã huy động vốn đạt 1.272 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng, tăng 10,2% so với đầu năm; trong đó, tiền gửi dân cư huy động đạt 1.195 tỷ đồng, tăng 69 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. ...

Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái dự khai mạc và tham gia ý kiến tại phiên thảo luận tổ trong Kỳ họp bất thường...

YênBái - Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã tham dự Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trọng tâm là phục vụ...

Đặc sắc Lễ hội Đền Mẫu Nam Cường

YênBái - Sáng nay - 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), hàng ngàn người dân và du khách thập phương có mặt tại khu Di tích lịch sử văn hóa đình - đền – chùa Nam Cường, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái để tham dự Lễ khai hội Đền Mẫu Nam Cường. ...

Phát triển đô thị đồng bộ, khoa học

YênBái - Những năm gần đây, thành phố Yên Bái đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị; trong đó, chú trọng tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đảm bảo phát triển đô thị theo hướng bền vững, văn minh...

Cùng tác giả

Đảng bộ xã Âu Lâu thực hiện tốt Chỉ thị 05

YênBái - Để thực hiện tốt Chỉ thị số 05, Đảng bộ xã Âu Lâu luôn bám sát sự chỉ đạo của đảng bộ cấp trên, chủ động xây dựng các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện nghị quyết với nội dung cụ thể, sát thực tế, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương. ...

Agribank Chi nhánh huyện Văn Chấn Yên Bái: Nhiều giải pháp huy động vốn

YênBái - Đến 31/12/2024 Agribank Chi nhánh huyện Văn Chấn Yên Bái đã huy động vốn đạt 1.272 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng, tăng 10,2% so với đầu năm; trong đó, tiền gửi dân cư huy động đạt 1.195 tỷ đồng, tăng 69 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. ...

Đoàn đại biểu tỉnh Yên Bái dự khai mạc và tham gia ý kiến tại phiên thảo luận tổ trong Kỳ họp bất thường...

YênBái - Sáng 12/2, tại Nhà Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Yên Bái đã tham dự Phiên khai mạc Kỳ họp bất thường lần thứ 9 dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, để xem xét, cho ý kiến về nhiều nội dung quan trọng, trọng tâm là phục vụ...

Yên Bái: Phân bổ 1.834.624 kg gạo hỗ trợ cho học sinh học kỳ II năm học 2024 – 2025

CTTĐT - UBND tỉnh ban hành Quyết định số 213/QĐ-UBND phân bổ 1.834.624 kg gạo hỗ trợ cho học sinh học kỳ II năm học 2024 - 2025 theo quy định tại Nghị định số 116/2016/NĐ-CP ngày 18/7/2016 của Chính phủ. ...

Đặc sắc Lễ hội Đền Mẫu Nam Cường

YênBái - Sáng nay - 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ 2025), hàng ngàn người dân và du khách thập phương có mặt tại khu Di tích lịch sử văn hóa đình - đền – chùa Nam Cường, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái để tham dự Lễ khai hội Đền Mẫu Nam Cường. ...

Cùng chuyên mục

Agribank Chi nhánh huyện Văn Chấn Yên Bái: Nhiều giải pháp huy động vốn

YênBái - Đến 31/12/2024 Agribank Chi nhánh huyện Văn Chấn Yên Bái đã huy động vốn đạt 1.272 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng, tăng 10,2% so với đầu năm; trong đó, tiền gửi dân cư huy động đạt 1.195 tỷ đồng, tăng 69 tỷ đồng, tăng 6% so với đầu năm. ...

Phát triển đô thị đồng bộ, khoa học

YênBái - Những năm gần đây, thành phố Yên Bái đã triển khai thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, tạo được sự chuyển biến tích cực trong công tác quản lý quy hoạch, quản lý đô thị; trong đó, chú trọng tập trung nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đảm bảo phát triển đô thị theo hướng bền vững, văn minh...

Yên Bái phấn đấu thu ngân sách đạt trên 7 nghìn tỷ đồng năm 2025

YênBái - Năm 2025 tỉnh Yên Bái phấn đấu thu ngân sách đạt 7.000 tỷ đồng, tăng 1.500 tỷ đồng so với dự toán tỉnh giao. Để đạt được mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kịch bản chi tiết thu ngân sách nhà nước năm 2025. ...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước làm việc về thực hiện các dự án, công trình trọng điểm.

YênBái - Chiều 11/2, đồng chí Nguyễn Thế Phước - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã chủ trì buổi làm việc với các sở, ngành, địa phương liên quan về kế hoạch thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh và công tác chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng...

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thế Phước chủ trì buổi làm việc về thực hiện các dự án, công trình trọng...

CTTĐT - Chiều 11/2, Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức buổi làm việc về kế hoạch thực hiện các dự án, công trình trọng điểm của tỉnh và công tác chuẩn bị đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn khắc phục bão lũ do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh làm Chủ...

Yên Bái: Hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị

YênBái - Để việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị sử dụng nguồn ngân sách Trung ương trên địa bàn tỉnh Yên Bái năm 2025 theo đúng quy định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã,...

Yên Bái đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ nông sản cho nông dân

YênBái - Năm 2024, các cấp Hội Nông dân trong tỉnh đã đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ quảng bá và tiêu thụ nông sản, hàng hóa cho nông dân. Các cấp Hội đã phối hợp với các cấp, các ngành, các doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng thương hiệu, cấp mã QR cho 21 sản phẩm nông nghiệp, 22 sản phẩm được...

Yên Bái giá trị xuất khẩu tháng 1 đạt 35,5 triệu USD

YênBái - Tháng 1/2025, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của tỉnh đã được đẩy mạnh. Giá trị xuất khẩu đạt 35,5 triệu USD, đạt trên 7% kế hoạch, bằng 115% so với cùng kỳ năm 2024. ...

Yên Bái hưởng ứng Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2025

CTTĐT - Ngày Đất ngập nước Thế giới năm 2025 được lựa chọn với chủ đề ““Protecting Wetlands for Our Common Future” - “Bảo vệ đất ngập nước vì tương lai của chúng ta”” với mục tiêu nhấn mạnh sự chung tay góp sức của cộng đồng để bảo vệ các hệ sinh thái đất ngập nước, hướng đến...

19 chính sách đặc thù xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng

Bộ GTVT đề xuất 19 nhóm chính sách thuộc thẩm quyền của Quốc hội để triển khai xây dựng dự án đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng dài 403,1 km nối với Trung Quốc, suất đầu tư khoảng 15,96 triệu USD/km, tổng mức đầu tư khoảng 8,396 tỷ USD. ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất