Powered by Techcity

Chìa khóa nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp ở Mù Cang Chải

YênBáiNhờ tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp, tập trung áp dụng khoa học công nghệ (KHCN) vào sản xuất, nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng KHCN trên địa bàn huyện Mù Cang Chải đã phát huy hiệu quả, góp phần tăng thu nhập cho bà con trên đơn vị diện tích canh tác.

Áp dụng KHKT vào nuôi gà đen đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con Mù Cang Chải thoát nghèo.
Áp dụng KHKT vào nuôi gà đen đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp bà con Mù Cang Chải thoát nghèo.
>> Gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Gia đình ông Sùng A Khua, bản Đề Sủa, xã Lao Chải hiện đang nuôi hiệu quả hơn 500 con gà xương đen thương phẩm và gà đẻ trứng. Để chăn nuôi gà có hiệu quả, ngoài khu vực chăn thả, ông Khua cũng chia thành từng chuồng nuôi gà xương đen, nuôi gà đẻ trứng theo trọng lượng khác nhau để dễ dàng chăm sóc và phân phối lượng thức ăn phù hợp. 
Nhờ tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật (KHKT) do huyện tổ chức nên ông Khua đã đúc rút cho mình nhiều kiến thức về phòng trừ các loại bệnh trong chăm sóc gà. Ông Khua cho biết: “Chuồng nuôi luôn được tôi vệ sinh sạch sẽ, gà được tiêm phòng định kỳ theo lứa tuổi. Tôi cũng trồng thêm các loại cây lương thực để chủ động thêm thức ăn cho gà. Nhờ đó mà lứa gà nào của gia đình tôi cũng khỏe, không mắc dịch bệnh, lớn nhanh, mang về cho gia đình thu nhập trên 100 triệu đồng mỗi năm”. 
Mật ong hoa tự nhiên Mù Cang Chải là sản phẩm đạt OCOP 3 sao, kết quả đó chính là minh chứng rõ nét khi thành tựu của KHCN được ứng dụng phù hợp vào thực tiễn sản xuất của bà con vùng cao. Toàn huyện Mù Cang Chải có gần 6.300 đàn ong nuôi; tập trung chủ yếu ở các xã: Dế Xu Phình, Púng Luông, Nậm Khắt, La Pán Tẩn…; sản lượng mật trung bình khoảng 65 – 80 tấn/năm. 
Sản phẩm mật ong Mù Cang Chải được đánh giá là thơm ngon, mùi vị, màu sắc khác biệt so với mật ong ở các địa phương khác. Từ một sản phẩm đơn thuần nuôi tự phát, bằng việc áp dụng KHKT, nhân rộng các mô hình cùng với sự tham gia hỗ trợ tích cực của ngành KHCN cùng chính quyền địa phương trong việc chuyển giao các kiến thức, kỹ thuật mới áp dụng vào sản xuất đã tạo nên thương hiệu của sản phẩm mật ong Mù Cang Chải.
Gắn bó với nghề nuôi ong đã lâu, anh Nguyễn Văn Toản, xã Dế Xu Phình nhận định không ở đâu lại có nguồn phấn hoa nhiều, độc đáo và trải dài quanh năm như ở huyện Mù Cang Chải. Chính điều kiện tự nhiên, khí hậu thổ nhưỡng là yếu tố thuận lợi cho nghề nuôi ong lấy mật ở đây phát triển. 
Nhớ lại những ngày mới nuôi ong, anh Toản cho biết: “Lúc đầu chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền miệng nên đàn ong của gia đình chưa phát triển mạnh. Sau khi tổng hợp kiến thức từ ti vi, internet cùng tích cực tham gia các lớp tập huấn về nuôi ong do địa phương, tôi đã áp dụng KHKT vào nuôi ong và thấy rõ hiệu quả mang lại”. 
“Giống ong mà tôi chọn nuôi và gây đàn là ong bản địa của vùng núi Mù Cang Chải. Giống ong này tuy số lượng đàn không đông, sản lượng không nhiều, khâu chăm sóc cầu kỳ hơn nhưng lại cho chất lượng mật rất thơm ngon, chất lượng. Tôi luôn chú trọng đến việc tìm các địa điểm dồi dào nguồn thức ăn, lựa chọn thời điểm tách đàn và chú trọng đến khâu khai thác mật. Theo kinh nghiệm của tôi thì việc ong có khỏe mạnh và cho năng suất cao hay không phần lớn phải dựa vào việc áp dụng KHKT đúng cách và kinh nghiệm chăm sóc” – anh Toản nói. 
>> Những mô hình “đổi mới tư duy” ở Mù Cang Chải
Bám sát nhu cầu từ quy mô nhỏ ở mức độ dành cho hộ gia đình, bản làng cho tới quy mô sản xuất hàng hóa lớn, rõ ràng KHKT cùng với những thành tựu đem lại đã và đang len lỏi vào quá trình lao động sản xuất, thay đổi tư duy làm nông nghiệp của người dân. Qua đó, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển và thực hiện các chỉ tiêu phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Có được kết quả đó là do thời gian qua, huyện Mù Cang Chải luôn phối hợp chặt chẽ cùng các ngành liên quan tăng cường công tác chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, tổ chức nhiều buổi tập huấn cho nông dân, giúp nông dân áp dụng các kiến thức mới vào sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình. 
Từ đầu năm đến nay, huyện đã tổ chức 20 lớp tập huấn tại 11 xã cho 800 lượt người tham gia. Trong đó, lĩnh vực trồng trọt tổ chức 7 lớp cho 280 lượt người; lĩnh vực chăn nuôi và thú y tổ chức 13 lớp cho 520 lượt người tham gia. Đồng thời, thực hiện tuyên truyền hướng dẫn kỹ thuật sản xuất ngoài đồng ruộng cho nhân dân được trên 4.860 lượt người. 
Có kiến thức, bà con đã chú trọng chuyển đổi đúng hướng cơ cấu giống, cây trồng, vật nuôi phù hợp như trồng ngô lai trên đất dốc, trồng rau trái vụ, lê, hồng giòn, trồng cây đào, nuôi ong lấy mật, nuôi gà, chăn nuôi đại gia súc… để nâng cao thu nhập và đời sống. Trong 8 tháng năm 2023, trên địa bàn huyện đã thực hiện nghiệm thu được 119 cơ sở chăn nuôi, hướng dẫn nhân dân đăng ký được 217 mô hình theo hướng sản xuất sản phẩm hàng hóa hoặc đặc sản hữu cơ và hướng dẫn 3 hợp tác xã áp dụng KHKT vào trồng 70 ha lê.
Tuy nhiên, do tập quán sản xuất ở địa phương vùng cao, đông đồng bào dân tộc thiểu số nên việc ứng dụng KHKT trong sản xuất nông nghiệp cũng còn gặp không ít khó khăn, hạn chế. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất kỹ thuật, vốn hỗ trợ mô hình chưa được nhiều, trình độ của người dân không đều nên chưa thúc đẩy việc phổ biến, áp dụng KHKT trên diện rộng. 
Bởi vậy, ngoài việc khuyến khích người dân tiếp tục thực hiện cơ giới hóa, ứng dụng các tiến bộ KHKT, đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, huyện Mù Cang Chải cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ của Nhà nước và doanh nghiệp nhằm trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, chuyển giao KHCN và tiêu thụ sản phẩm. Từ đó, tạo điều kiện thúc đẩy nông dân mạnh dạn thay đổi tập quán canh tác, áp dụng tiến bộ KHKT mới vào sản xuất nông nghiệp một cách hiệu quả.
Ông Hoàng Văn Hân – Phó trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mù Cang Chải thông tin: Huyện sẽ tiếp tục đẩy mạnh các ứng dụng KHCN vào sản xuất – huyện xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng để đẩy nhanh phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. 
“Là huyện vùng cao, có đông đồng bào dân tộc thiểu số nên việc tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, hội, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động để người dân thay đổi nhận thức, chủ động tiếp cận với các kỹ thuật tiên tiến vào thâm canh sản xuất là rất quan trọng. Đồng thời, chúng tôi sẽ chú trọng nhân rộng các mô hình đã mang lại kết quả cao nhằm tạo ra bước đột phá về năng suất, chất lượng của các sản phẩm nông nghiệp, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân” – ông Hân cho biết.
Thanh Chi
 

Nguồn

Cùng chủ đề

Huyện Yên Bình gặp mặt các cơ quan báo chí, tuyên truyền nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

YênBái - Chiều 13/1, huyện Yên Bình tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí địa phương và trung ương đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. ...

Yên Bái: Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

YênBái - “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” - nhận thức được tầm quan trọng chất lượng sinh hoạt chi bộ, thời gian qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ....

Yên Bái tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

YênBái - Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST và CĐS) quốc gia. ...

Thực hiện Nghị quyết số 18 – Yên Bái giảm 361 cơ quan, đơn vị

YênBái - Yên Bái là một trong những địa phương đi đầu trong việc triển khai các mô hình tổ chức bộ máy và kiêm nhiệm chức danh mới được Trung ương đánh giá cao. ...

Yên Bái tích cực bảo vệ tài nguyên rừng

YênBái - Yên Bái được biết đến với hệ sinh thái rừng phong phú, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. Với diện tích rừng trên 462.536 ha, độ che phủ rừng đạt 63%, tỉnh đang nỗ lực không ngừng để tăng cường quản lý, bảo vệ rừng (BVR) trước những thách thức...

Cùng tác giả

Huyện Yên Bình gặp mặt các cơ quan báo chí, tuyên truyền nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025

YênBái - Chiều 13/1, huyện Yên Bình tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí địa phương và trung ương đóng trên địa bàn tỉnh nhân dịp Xuân Ất Tỵ 2025. ...

Thêm nhiều tỉnh ‘tìm cách’ cho học sinh nghỉ học thứ bảy

Từ học kỳ 2 năm học này, tỉnh Yên Bái triển khai thí điểm dạy học 5 ngày/tuần từ thứ hai đến thứ sáu, nghỉ học thứ bảy và chủ nhật đối với học sinh cấp THCS trên địa bàn toàn tỉnh. Yên Bái thí điểm cho học sinh THCS nghỉ học thứ bảy từ học kỳ 2 năm học này Theo đó, việc thí điểm tổ chức dạy học 5 ngày/tuần (bao gồm cả dạy học các môn học, tổ...

Yên Bái: Chú trọng đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

YênBái - “Chi bộ là nền móng của Đảng, chi bộ tốt thì mọi việc sẽ tốt” - nhận thức được tầm quan trọng chất lượng sinh hoạt chi bộ, thời gian qua, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Yên Bái thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy đảng chú trọng nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ....

Xác định phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là nhiệm vụ chiến lược của toàn Đảng,...

CTTĐT - Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng - Nhà Quốc hội, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Ban Bí thư Trung ương về đột phá triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. ...

Yên Bái tham dự Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi...

YênBái - Sáng 13/1, tại Hội trường Diên Hồng – Nhà Quốc hội, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số (KHCN, ĐMST và CĐS) quốc gia. ...

Cùng chuyên mục

Yên Bái tích cực bảo vệ tài nguyên rừng

YênBái - Yên Bái được biết đến với hệ sinh thái rừng phong phú, đóng vai trò quan trọng trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế - xã hội. Với diện tích rừng trên 462.536 ha, độ che phủ rừng đạt 63%, tỉnh đang nỗ lực không ngừng để tăng cường quản lý, bảo vệ rừng (BVR) trước những thách thức...

Định vị thương hiệu chè Yên Bái

YênBái - Với nguồn nguyên liệu sạch, đặc trưng từ thổ nhưỡng, khí hậu; cách chế biến độc đáo, mang bản sắc văn hóa riêng biệt cùng những hỗ trợ trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu, các sản phẩm chè Yên Bái đã từng bước gây dựng được uy tín, định vị được thương hiệu địa phương giữa vô vàn các...

Yên Bái gỡ khó trong sử dụng vốn đầu tư công

YênBái - Với quan điểm tập trung chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án, đặc biệt là các dự án trọng điểm, ngay từ những tháng đầu năm 2024, các sở, ban, ngành của tỉnh đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chủ động tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai...

Tỉnh Yên Bái phấn đấu năm 2025 cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 45 dự án

CTTĐT - Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Yên Bái năm 2025 đặt mục tiêu cấp quyết định chủ trương đầu tư cho 45 dự án trên địa bàn tỉnh. ...

Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật

Ngày 10/1/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 9/2025/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật. ...

Yên Bái: Trên 26 ngàn lượt hộ nghèo, mới thoát nghèo được vay vốn

YênBái - Sáng 10/1, Ban đại diện Hội đồng Quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh tổ chức tổng kết hoạt động năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Ngô Hạnh Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh, chủ trì...

Yên Bái nỗ lực khôi phục sau bão số 3

YênBái - Như nhiều địa phương khác, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (YAGI) đã gây thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân. ...

Lục Yên hỗ trợ nông nghiệp sau bão

YênBái - Do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 3 - YAGI, nhiều diện tích lúa, hoa màu và cây ăn quả trên địa bàn huyện Lục Yên đã bị thiệt hại nặng nề. Nhưng với ý chí, nghị lực, sự cần cù, chịu khó của người dân cùng sự quan tâm hỗ trợ với nhiều giải pháp cụ thể của các...

Yên Bái phấn đấu hết năm 2025 có 99% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia

YênBái - Phấn đấu hết năm 2025, toàn tỉnh Yên Bái có 99% người dân được sử dụng điện lưới quốc gia nhờ Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia tỉnh Yên Bái, giai đoạn 2014 – 2025. ...

Yên Bái: 311 doanh nghiệp đã có báo cáo về tiền lương, tiền thưởng cho lao động

YênBái - Toàn tỉnh Yên Bái có 311 doanh nghiệp đã báo cáo về tiền lương, tiền thưởng cho lao động ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất