Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhYên tâm! Trung Quốc sẽ ‘giải cứu’ nền kinh tế thế giới...

Yên tâm! Trung Quốc sẽ ‘giải cứu’ nền kinh tế thế giới một lần nữa?


Khi mà gần như phần còn lại của thế giới đang “mấp mé” bờ vực suy thoái, các nhà hoạch định chính sách phương Tây lại hướng hy vọng mong manh về phía Trung Quốc – động lực lớn nhất vực dậy tăng trưởng kinh tế toàn cầu kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Yên tâm! Trung Quốc sẽ ‘giải cứu’ nền kinh tế thế giới một lần nữa?
Yên tâm! Trung Quốc sẽ ‘giải cứu’ nền kinh tế thế giới một lần nữa? (Nguồn: Internationalfinance)

Chương trình kích thích kinh tế khổng lồ của Trung Quốc đã giúp phương Tây phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Tuy nhiên, lần này, chính tiến trình phục hồi hậu đại dịch Covid-19 của Trung Quốc còn chắp vá và các vấn đề địa chính trị đang khiến nước này khó có thể “góp sức” ngăn chặn suy thoái toàn cầu.

Trung Quốc khó quay trở lại thập kỷ vàng son

Sau khi chấm dứt chính sách “Zero COVID” kéo dài 3 năm vào tháng 12/2023, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn chưa hoạt động hết công suất.

Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc đã giảm mạnh 7,9% trong tháng Tư vừa qua, trong khi kim ngạch xuất khẩu chỉ tăng 8,5%, tốc độ chậm hơn so với mức 14,8% trong tháng 3/2023. Giá tiêu dùng tháng 4/2023 cũng tăng với tốc độ chậm nhất trong hơn 2 năm qua, trong khi tình trạng giảm phát xảy ra tại khu vực công nghiệp – giá do các nhà bán buôn của Trung Quốc đưa ra ngày càng giảm sâu.

Các khoản vay ngân hàng mới giảm mạnh hơn so với dự kiến vào tháng Tư, với việc các bên cho vay mới triển khai được 718,8 tỷ NDT (104 tỷ USD/94,5 tỷ Euro) cho các khoản vay mới bằng đồng NDT trong tháng, chưa bằng 1/5 so với mức tương ứng của tháng Ba.

Giám đốc Học viện Trung Quốc tại Trường nghiên cứu Phương Đông và châu Phi có trụ sở tại London – Steve Tsang cho biết: “Nền kinh tế Trung Quốc sẽ không bùng nổ và cũng sẽ không quay trở lại thập kỷ vàng son của những năm 2010 khi tăng trưởng luôn ở mức hai con số”.

Sự phục hồi mạnh mẽ của Trung Quốc sẽ giúp bù lại sự sụt giảm đã được dự báo ở nhiều nơi khác trên thế giới, nhờ chính sách thắt chặt tiền tệ của các ngân hàng trung ương từ 12-18 tháng qua.

Gói kích thích khổng lồ của Trung Quốc sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008/09 đã giúp nền kinh tế toàn cầu phục hồi, một phần là do nhu cầu quá lớn của quốc gia châu Á này đối với nguyên liệu thô nhập khẩu cho các dự án hạ tầng.

Tuy nhiên, những biện pháp kích thích trong quá khứ đã khiến Trung Quốc chìm trong “núi nợ”. Tháng 3/2023, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo nợ của Trung Quốc đã tăng lên mức kỷ lục 66.000 tỷ Nhân dân tệ, tương đương một nửa GDP của nước này.

Ông Tsang cho biết, những nhà hoạch định chính sách phương Tây vốn đang cầu nguyện cho Trung Quốc phục hồi kinh tế, thì bây giờ hãy nhìn vào thực trạng mới.

Bên cạnh vấn đề Đài Loan (Trung Quốc), mối quan hệ thân thiện của Bắc Kinh với Moscow và thái độ trung lập đối với cuộc xung đột Nga-Ukraine là những vấn đề gây tranh cãi khác khiến hợp tác kinh tế toàn cầu gặp rủi ro.

Căng thẳng thương mại giữa Bắc Kinh và Washington dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng vẫn tồn tại cho tới ngày nay, dưới chính quyền của Tổng thống Joe Biden.

Việc áp đặt các mức thuế kiểu “ăn miếng trả miếng” đã khiến Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số công ty và quan chức Trung Quốc. Washington thậm chí còn hạn chế quyền tiếp cận của Trung Quốc đối với công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) vì lý do an ninh quốc gia.

Trong khi đó, theo Giám đốc Học viện Trung Quốc Tsang, chính sách đối ngoại quyết đoán của Bắc Kinh đang khiến Mỹ và các nước phương Tây bắt đầu “tách khỏi” hoặc giảm thiểu sự phụ thuộc và ràng buộc vào kinh tế Trung Quốc và các chuỗi cung ứng có liên quan, có nghĩa là yếu tố quyết định trước đây hỗ trợ tăng trưởng nhanh ở Trung Quốc đang suy yếu.

Các nhà hoạch định chính sách phương Tây đang ngày càng coi sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc là mối đe dọa đối với lợi ích của họ. Được mệnh danh là “Con đường tơ lụa mới”, với khoản đầu tư trị giá 840 tỷ USD (771 tỷ Euro) vào đường sá, cầu, cảng và bệnh viện tại hơn 150 quốc gia.

Tháng trước, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cũng than phiền về khả năng nền kinh tế toàn cầu có thể bị chia cắt thành các khối đối thủ do Trung Quốc và Mỹ dẫn đầu, đồng thời cảnh báo điều đó sẽ gây hại cho tăng trưởng và gia tăng lạm phát toàn cầu.

Chiến lược phát triển mới của Bắc Kinh

Một lý do khác giải thích cho sự phục hồi kém xuất sắc của Trung Quốc là kế hoạch chiến lược của Bắc Kinh đưa nền kinh tế lên cao hơn trong chuỗi giá trị, ưu tiên chất lượng hơn là số lượng tăng trưởng.

“Trung Quốc đang cố gắng thiết lập một sự chuyển đổi từ một nhà sản xuất cấp thấp thành người thống trị trong các ngành công nghiệp của tương lai như trí tuệ nhân tạo, người máy, chất bán dẫn…”, theo Giáo sư kinh tế Pushan Dutt tại Trường Kinh doanh INSEAD ở Singapore.

Tuy nhiên, những cải cách này cần phải có thời gian.

Theo Giáo sư Dutt, khi nước này rời bỏ các ngành công nghiệp nặng vốn các công ty nhà nước chi phối để chuyển sang đổi mới và tiêu dùng nội địa, tăng trưởng chậm lại là một “hệ quả tất yếu”.

Trong khi đó, IMF đã dự đoán rằng, Trung Quốc sẽ tiếp tục là động lực lớn nhất của tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong 5 năm tới, đóng góp khoảng 22,6% vào tổng tăng trưởng thế giới, so với mức chỉ 11,3% của Mỹ.

Nhưng trên thực tế, nhu cầu phương Tây chậm lại sẽ tiếp tục tác động tiêu cực đến xuất khẩu của Trung Quốc. Chỉ hy vọng, nền kinh tế nội địa vẫn có nhiều hy vọng, đặc biệt là do nhu cầu bị dồn nén sau 3 năm phong tỏa do đại dịch Covid-19.

Giáo sư của Trường Kinh doanh INSEAD cho biết, “Người tiêu dùng Trung Quốc đã tích lũy được 2.600 tỷ USD tiền tiết kiệm trong thời kỳ đại dịch. Vì vậy, hy vọng lĩnh vực dịch vụ ở nền kinh tế số hai thế giới sẽ phục hồi trong thời gian ngắn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá kim loại đồng ngày 4/11: tăng giá

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) tăng 0,5% lên 9.554,5 USD/tấn. Giá kim loại công nghiệp được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn, khiến kim loại được định giá bằng đồng bạc xanh trở nên rẻ hơn đối với những người nắm giữ ngoại tệ. Đồng USD đã xóa bỏ mức tăng ban đầu để giao dịch thấp hơn sau khi mức tăng bảng lương phi nông nghiệp của Mỹ không đạt kỳ vọng...

Lãi suất ở Nga cao kỷ lục, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU, Đức thoát suy thoái trong ‘gang tấc’

Châu Á là động lực tăng trưởng toàn cầu, Nga chống lạm phát tăng cao, Mỹ sẽ tiếp tục giảm lãi suất, Trung Quốc phản ứng mạnh với EU về quyết định tăng thuế nhập khẩu xe điện, Đức gây bất ngờ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn đầu tiên làm điều này, lợi thế thu được có thể vượt xa mong đợi

Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế quan đối với hàng hóa từ các quốc gia kém phát triển nhất thế giới bắt đầu từ tháng 12, một động thái dự kiến ​​sẽ giảm chi phí vận chuyển từ một số khu vực của châu Phi và châu Á và giúp Bắc Kinh có nhiều ảnh hưởng hơn trong thương mại toàn cầu.

Tình hình thêm “căng”, Bắc Kinh phản ứng mạnh, “bắn tin” đến WTO

Ngày 30/10, Trung Quốc đã phản ứng mạnh sau khi Ủy ban châu Âu (EC) thông báo kết quả cuối cùng của cuộc điều tra chống trợ cấp đối với xe điện của nước này.

EU chính thức “xuống tay” với xe điện Trung Quốc, mức thuế cao nhất tới 35,3%, Đức lập tức nêu quan điểm

Ngày 29/10, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu từ Trung Quốc, sau khi các cuộc đàm phán với Bắc Kinh không đạt được thỏa thuận giúp chấm dứt tình trạng bế tắc.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Núi lửa một nước Đông Nam Á phun trào, 10 người thiệt mạng

Ít nhất 10 người đã thiệt mạng sau khi núi lửa Lewotobi Laki-laki ở miền Đông Indonesia phun trào vào gần nửa đêm hôm 3/11, tạo ra những luồng dung nham dữ dội và buộc chính quyền phải sơ tán một số ngôi làng gần đó, các quan chức nước này cho biết.

Ngành hồ tiêu Việt Nam hưởng lợi nhờ giá xuất khẩu cao; sản lượng giảm, bà con xu hướng đầu cơ

Giá tiêu hôm nay 5/11/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 140.000 - 141.000 đồng/kg.

Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, cơn sốt quý kim khiến BRICS và giới tỷ phú sục sôi, vàng nhẫn tiếp đà...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024: Giá vàng biến động trước bầu cử Mỹ, ông Trump có thể đẩy quý kim lên 2.900 USD/ounce. Lý do các ngân hàng trung ương, nhóm BRICS và giới tỷ phú thi nhau mua vào. Giá vàng nhẫn tiếp đà đi xuống.

Nga tuyên bố giúp Iran một việc, Israel “đoạn tuyệt” với một cơ quan LHQ, các ứng viên “trắng đêm” trước ngày bầu cử...

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

615 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư, Phó giáo sư năm 2024

Có 45 ứng viên Giáo sư (GS), 570 ứng viên Phó Giáo sư (PGS) đạt đủ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Giáo sư nhà nước năm 2024.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

Tạm dừng vận hành tổ hợp hóa dầu Long Sơn 5 tỉ USD, cả ngàn lao động sẽ ra sao?

Sau một thời gian vận hành thương mại, tổ hợp hóa dầu 5 tỉ USD Long Sơn tại Bà Rịa - Vũng Tàu của Tập đoàn SCG đã tạm ngưng vận hành, người lao động của tổ hợp này sẽ ra sao? Một nhà...

Giá vàng hôm nay 26/10/2024: Vàng nhẫn bám trụ đỉnh cao, thế giới giảm

Giá vàng hôm nay 26/10/2024 trên thị trường thế giới giảm. Giá vàng nhẫn mất mốc 89 triệu đồng/lượng nhưng vẫn bám trụ trên vùng đỉnh lịch sử, còn giá vàng miếng SJC đứng im. Giá vàng thế giới đầu phiên giao dịch tại Mỹ giảm nhẹ. Một số nhà giao dịch tương lai ngắn hạn chốt lời sau những đợt tăng giá gần đây. Theo các chuyên gia, không có thị trường nào tăng giá thẳng đứng và điều...

SCG tạm ngừng vận hành thương mại tổ hợp hóa dầu Long Sơn ở Việt Nam

Tổ hợp hóa dầu Long Sơn tạm dừng hoạt động thương mại và sẽ tái khởi động sản xuất khi thị trường phục hồi. Tổ hợp này cũng sẽ được đầu tư 700 triệu USD để nâng cấp, dùng được nguyên liệu có giá thành cạnh tranh hơn. ...

Mua bán vàng miếng SJC, vàng nhẫn 99,99 ở đâu giá cao nhất?

(NLĐO) - Giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 99,99 có sự cách biệt đáng kể giữa các doanh nghiệp, ngân hàng thương mại ...

Cùng chuyên mục

Có nên bán nhà đang ở trước khi tìm được nhà mới?

Ưu điểmNếu bán nhà đang ở trước khi đi tìm mua nhà mới thì bạn sẽ có sẵn một khoản tiền để sử dụng cho việc quan trọng này. Ưu điểm của phương án này là khi đã chuẩn bị sẵn được nguồn tiền thì bạn sẽ có khả năng đàm phán mạnh mẽ hơn trong giao dịch với người bán nhà mới, bạn cũng có thể chủ động lựa chọn nhiều ngôi nhà phù hợp với số...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024 vụt tăng trước bầu cử Mỹ, trong nước mất phanh

Giá vàng hôm nay 5/11/2024 trên thị trường quốc tế quay đầu tăng nhờ lực mua vào mạnh của giới đầu tư với kỳ vọng giá sẽ còn tăng sau ngày bầu cử tổng thống Mỹ. Trong nước vàng nhẫn và vàng miếng giảm sâu. Giá vàng trên sàn Kitco lúc 21h00 (ngày 4/11, theo giờ Việt Nam) giao dịch ở mức 2.746,3 USD/ounce, tăng 0,37% so với đầu phiên. Giá vàng tương lai giao tháng 12/2024 trên sàn Comex...

Làm gì để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên?

“Cần ít nhất 3 năm để xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi và bắt đầu đưa vào vận hành, đồng nghĩa với việc phải bắt đầu xây dựng vào năm 2027”, chuyên gia chia sẻ. Cần nhiều ưu đãi và cơ chế Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) được phê duyệt vào tháng 5 năm 2023, Việt Nam đặt mục tiêu...

Đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng trong năm 2025

Bộ Tài chính vừa có công văn xin ý kiến các bộ, ngành liên quan về đề xuất tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường 2.000 đồng/lít xăng, và 600-1.000 đồng/lít, kg đối với các mặt hàng dầu trong năm 2025. Theo đó,...

Giá vàng thế giới có thoát khỏi ‘lời nguyền bầu cử Mỹ’?

Trong 5 lần bầu cử tổng thống Mỹ gần đây, giá vàng thế giới luôn tăng 40-50 USD/ounce trong ngày bầu cử và sau đó giảm mạnh. Liệu lần này có khác? Giá vàng giảm nửa triệu đồng/lượngCuối ngày hôm nay, 4-11, giá vàng...

Mới nhất

Chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Trung Quốc được kỳ vọng chuyển tải nhiều thông điệp ý nghĩa

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS) lần thứ 8, từ ngày 5 đến 8/11/2024. Nhân dịp này, Thủ tướng Chính phủ cũng tham dự Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác...

Những ai được đại gia Nguyễn Cao Trí đưa hối lộ?

(Dân trí) - Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Cao Trí đã móc nối, đưa tiền cho Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ... để Dự án Đại Ninh được gia hạn, giãn tiến độ. Trong vụ án tại Dự án Khu đô thị thương mại, du lịch, nghỉ dưỡng...

Thủ tướng lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS và CLMV tại Trung Quốc

Thủ tướng Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Hà Nội lên đường tham dự các hội nghị GMS, ACMECS, CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu Đoàn Đại biểu Cấp cao Việt Nam rời Thủ đô...

Làm gì để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên?

“Cần ít nhất 3 năm để xây dựng một trang trại điện gió ngoài khơi và bắt đầu đưa vào vận hành, đồng nghĩa với việc phải bắt đầu xây dựng vào năm 2027”, chuyên gia chia sẻ. Cần nhiều ưu đãi và cơ chế Theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn...

Đại biểu sốt ruột với dự án bệnh viện 10.000 tỷ đắp chiếu qua 2 nhiệm kỳ

Đại biểu Quốc hội sốt ruột với dự án bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 ở Hà Nam được đầu tư 10.000 tỷ đồng nhưng treo hơn 10 năm nay. Các đại biểu cho rằng đây là "điển hình nhất về lãng phí”, cần giải quyết khẩn trương như Tổng Bí thư yêu cầu. Thông tin về...

Mới nhất