Trang chủKinh tếNông nghiệpYên Sơn (Tuyên Quang): Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác...

Yên Sơn (Tuyên Quang): Không ngừng nâng cao hiệu quả công tác giảm nghèo


Người dân giới thiệu về vườn cây quả đã được vay vốn đầu tư với cán bộ NHCSXH huyện Yên Sơn
Người dân giới thiệu về vườn cây quả đã được vay vốn đầu tư với cán bộ NHCSXH huyện Yên Sơn

Trước đây, gia đình chị Đặng Thị Nga là hộ nghèo của thôn Cây Thị, xã Đạo Viện, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang). Đầu năm 2020, gia đình chị được Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Yên Sơn cho vay vốn 50 triệu đồng từ Chương trình cho vay hộ nghèo để đầu tư mua 02 con trâu sinh sản và chăm sóc 2 ha rừng keo của gia đình. Cuối năm 2023, rừng keo của gia đình chị được khai thác. 

Từ bán gỗ rừng trồng và bán 02 trâu nghé, gia đình chị thu về 160 triệu đồng. Nhờ đó đã vươn lên thoát nghèo. Không dừng lại ở đó, đến tháng 3/2024, chị Nga mạnh dạn vay thêm 100 triệu đồng từ chương trình hộ mới thoát nghèo, để trồng 2 ha rừng và làm dịch vụ vận tải. Hiện tại, gia đình chị Nga đang chăn nuôi 3 con trâu và trồng, chăm sóc 10 ha rừng keo, đồng thời duy trì 01 xe ô tô để kinh doanh dịch vụ vận tải. Đến nay, gia đình chị Nga đã xây được nhà ở khang trang, từng bước vươn lên trở thành hộ khá của địa phương.

Hay như gia đình chị Mùa Thị Dê, người Mông, thôn Làng Un có gần 3 ha cam V2 được trồng trên đồi thấp khá hiệu quả. Năm 2023, thu vụ đầu tiên đã được gần 100 triệu đồng. Chị Dê, cho biết: “Nhờ có nguồn vốn vay 100 triệu đồng của NHCSXH huyện Yên Sơn mua cây giống đầu tư ban đầu nên gia đình chị mới có đồi cam V2 này. Nguồn vốn thật sự cần thiết đối với những người bắt đầu làm kinh tế như mình. Nếu không có vốn ưu đãi người dân mình đi vay ngoài thì vất vả lắm! Vay vốn chính sách của Nhà nước vừa an toàn, vừa lãi ưu đãi, người dân mới yên tâm phát triển kinh tế. Người dân chúng tôi mong muốn có thêm nhiều nguốn vốn ưu đãi, để phát triển kinh tế hiệu quả”. Vườn cam vinh của chị Dê đang phát triển tốt, hứa hẹn mùa cam 2024 sẽ thu khoảng 200 triệu đồng.

Cán bộ và người dân thăm quan hạ tầng giao thông vùng đồng bào DTTS huyện Yên Sơn
Cán bộ và người dân thăm quan hạ tầng giao thông vùng đồng bào DTTS huyện Yên Sơn

Ông Ma Ngọc Trân, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết, huyện Yên Sơn, cho biết: Kiến Thiết là xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Sơn với trên 80% đồng bào DTTS. Những năm qua, nhờ các nguồn vốn đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng chính sách, sự nỗ lực của cấp uỷ, chính quyền đã giúp người dân từng bước vươn lên, giảm nghèo hiệu quả.

Hằng năm, UBND xã đã chỉ đạo các thôn, bản rà soát hộ nghèo, cận nghèo và nắm bắt nhu cầu của từng hộ, để xây dựng kế hoạch, giải pháp hỗ trợ cụ thể. Ông Ma Ngọc Trân, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết, cho biết, để đảm bảo hộ nghèo, cận nghèo được tiếp cận, thụ hưởng các chương trình, dự án và sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi đúng mục đích, các tổ chức, đoàn thể có trách nhiệm giám sát, hướng dẫn bà con, hội viên phát triển kinh tế và sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Bên cạnh đó, thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về trồng trọt, chăn nuôi giúp bà con có kiến thức, kỹ năng, để lựa chọn mô hình sản xuất phù hợp. Chính quyền xã tạo điều kiện, hỗ trợ để người lao động của địa phương tìm kiếm việc làm ổn định… Nhờ đó, năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm còn 44,9%.

“Các chính sách giảm nghèo đi vào cuộc sống đã mở ra cơ hội cho hộ nghèo có vốn sản xuất, có việc làm ổn định, để tăng thu nhập, cải thiện điều kiện sống và từng bước thoát nghèo bền vững ”, ông Ma Ngọc Trân, Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Kiến Thiết, cho biết thêm.

Bà Ngô Thị Thúy Xuyến, Phó Giám đốc Phòng Giao dịch NHCSXH huyện Yên Sơn, cho biết: Hiện nay, NHCSXH Huyện và các tổ chức chính trị – xã hội đang quản lý 453 tổ tiết kiệm và vay vốn ở tất cả 335 thôn, bản; tổ chức giao dịch tại 28/28 điểm giao dịch ở các xã, thị trấn. Từ nguồn vốn vay, đời sống của người dân ngày càng được nâng lên. Thông qua vốn tín dụng chính sách, từ năm 2015 đến nay đã giúp cho gần 19.800 hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo và các đối tượng chính sách được vay vốn phát triển sản xuất; 150 học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn đi học; gần 2.400 lao động được tạo việc làm mới, 20 lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài; trên 10.300 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường được xây dựng; xây dựng, sửa chữa được gần 720 căn nhà cho hộ nghèo…

Cán bộ y tế hướng dẫn người dân trên địa bàn huyện Yên Sơn khử trùng nước bằng Cloramine B.
Cán bộ y tế hướng dẫn người dân trên địa bàn huyện Yên Sơn khử trùng nước bằng Cloramine B.

Ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn, cho biết, thời gian qua, huyện Yên Sơn đã tập trung chỉ đạo thực hiện 03 chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới; phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi; giảm nghèo bền vững. Theo đó, hạ tầng phục vụ đời sống của nhân dân được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu của nhân dân; cơ cấu kinh tế phát triển theo đúng định hướng; du lịch, thương mại, dịch vụ phát triển; đời sống nhân dân được nâng lên. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, giai đoạn 2022-2025 giảm bình quân 3-4%/năm, cụ thể: Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2022 là 20,17% với 8.186 hộ thì đến cuối năm 2023 Huyện còn 6.127 hộ (chiếm 15,04%), giảm 2.059 hộ, giảm 5,13%; mục tiêu năm 2024 Huyện có kế hoạch giảm 1.501 hộ nghèo, tỷ lệ giảm xuống còn 11,31%.

Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Huyện đề ra mục tiêu đến năm 2025: Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,8%/năm. Để thực hiện mục tiêu trên, Huyện giao chỉ tiêu kế hoạch giảm nghèo chi tiết đến từng xã, thị trấn, rà soát nhu cầu hỗ trợ, giúp đỡ, để những hộ nghèo thoát nghèo bền vững, như: Vay vốn phát triển sản xuất, hỗ trợ vật nuôi, máy nông cụ, tập huấn về kỹ thuật, phương thức sản xuất… nhằm tạo sinh kế tốt nhất cho Nhân dân vươn lên thoát nghèo. Đồng thời, huy động các nguồn lực, nguồn vốn, để đầu tư hạ tầng giao thông, kênh mương thủy lợi, y tế, giáo dục, các thiết chế văn hóa thiết yếu… Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống. Ông Lê Quang Toàn, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Sơn, cho biết thêm.

Phát huy kết quả đạt được, huyện Yên Sơn phấn đấu hết năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo đa chiều sẽ giảm bình quân 3,7%/năm. Đây là nhiệm vụ rất khó khăn trong bối cảnh kinh tế có nhiều biến động. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Huyện tiếp tục nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý, điều hành của chính quyền; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị – xã hội từ Huyện đến cơ sở; triển khai đồng bộ các giải pháp, tạo điều kiện tốt nhất, để người dân tăng gia sản xuất phát triển kinh tế; hoàn thiện cơ sở hạ tầng ở các xã, thôn, buôn khó khăn; thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo…

Yên Sơn (Tuyên Quang): Đẩy mạnh các hoạt động thông tin, truyền thông để giảm nghèo về thông tin





Nguồn: https://baodantoc.vn/yen-son-tuyen-quang-khong-ngung-nang-cao-hieu-qua-cong-tac-giam-ngheo-1727168370454.htm

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hà Giang: Sẵn sàng cho Hội thi tìm hiểu pháp luật về công tác dân tộc

Với sự chuẩn bị bàn bản, kỹ lưỡng của Ban Tổ chức Hội thi, sự tâm huyết của các thí sinh tham dự sẽ là nhân tố quan trọng giúp Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc tỉnh Hà Giang lần thứ I, năm 2024 diễn ra thành công tốt đẹp. Qua hội thi sẽ lựa chọn, thành lập Đội tham dự hôi thi khu vực Đông Bắc do Ủy ban...

Chư Prông (Gia Lai): Triển khai hiệu quả Dự án 8 thuộc Chương trình MTQG 1719

Bà Siu H’Thoan, Chủ tịch Hội LHPN huyện Chư Prông thông tin: Thời gian tới, Hội LHPN huyện tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” xóa bỏ định kiến, khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng trong đó chú trọng truyền thông trên các kênh truyền thông đại chúng… kết hợp truyền thông trực tiếp tại cộng đồng và qua các tài liệu truyền thông...

(Tu Mơ Rông) Kon Tum: Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc

Hội thi nhằm góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực công tác dân tộc, tinh thần trách nhiệm của hệ thống chính trị và cán bộ, công chức, viên chức, Nhân dân các dân tộc trên địa bàn; tuyên truyền thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030, giai đoạn I:...

Tặng quà các vị chức sắc Chăm Bàlamôn nhân dịp Katê 2024

Cả sư Hán Văn Dậu, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức sắc Chăm Bàlamôn cảm ơn lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đến thăm, chúc mừng Katê 2024. Cả sư bày tỏ lòng biết ơn Đảng, Nhà nước, Chính phủ quan tâm chăm lo đầu tư xây dựng hệ thống điện đường trường trạm khang trang, đáp ứng tốt nhu cầu đời sống Nhân dân. Đồng bào dân tộc Chăm được hưởng lợi từ các...

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh làm việc với UBND tỉnh Bình Thuận

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh đề nghị địa phương cần tổ chức triển khai hiệu quả hơn nữa các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình MTQG 1719. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc thì địa phương cần kịp thời có những kiến nghị để tháo gỡ. Riêng với những dự án, tiểu dự án đã có hướng dẫn, địa phương cần quyết liệt hơn trong triển khai, thực hiện.“Thời...

Bài đọc nhiều

Đây là các loại cây đặc sản ra quả ngon đang mang tiền tỷ về cho nông dân của một xã ở Khánh Hòa

Trồng cây đặc sản ra quả ngon, nông dân thu hàng tỷ đồng mỗi nămNhững năm qua, tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn phong trào "Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững" luôn thu...

Xuất khẩu gạo tăng mạnh, Trung An, Lộc Trời, Angimex vẫn còn ngổn ngang trong gian khó

Trung An, Lộc Trời, Angimex vẫn khó khănVừa qua, Công ty CP Nông nghiệp Công nghệ cao Trung An (Mã: TAR) đã công bố BCTC bán niên soát xét 2024. Trong đó, công ty kiểm toán đã điều chỉnh tăng lỗ thêm 7,5 tỷ đồng so...

Ở một nơi của Quảng Nam, nông dân “biến” chất thải thành phân gì mà trồng cây tốt um?

Những năm gần đây, huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam khuyến khích người dân phát triển các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, thân thiện với môi trường, góp phần phát triển nông nghiệp xanh, sạch, bền vững...

Thúc đẩy các chính sách phát triển bền vững, tạo ra sản phẩm xanh

Sáng 24/9, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade - Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức họp báo công bố chi tiết về Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh năm 2024 (GEFE 2024),...

Quảng Ninh: Giải quyết khó khăn cho người trồng rừng sau cơn bão số 3

Trao đổi với phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển về nội dung này, ông Vũ Duy Văn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Quảng Ninh cho hay: Để khôi phục ngành lâm nghiệp, trước tiên phải xuất phát từ giải quyết những khó khăn của người trồng rừng thông qua việc triển khai các cơ chế chính sách hỗ trợ. "Hiện nay, Sở đang được UBND tỉnh Quảng Ninh giao...

Cùng chuyên mục

Gặt lúa đã mang về tới nhà mà dân một xã của Nghệ An vẫn “đánh rơi” 7 tỷ đồng, đến khổ!

Vụ hè thu năm 2024, xã Mậu Đức, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An gieo cấy hơn 300 ha. Toàn xã Mậu Đức đã thu hoạch được khoảng 200 ha. Diện tích lúa chưa thu hoạch còn lại trên đồng khoảng 128,4 ha bị ngập đổ,...

Nuôi trâu, nuôi bò đếm chả xuể, ở xã này của Quảng Bình có nhà mua ô tô sang, xịn, mịn

Thượng Trạch (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) là một xã vùng cao biên giới. Nơi đây, hơn 90% là người Ma Coong (thuộc dân tộc Bru – Vân Kiều) sinh sống, cuộc sống còn gặp rất nhiều khó khăn.Để vươn lên thoát nghèo, phát triển...

Làm giàu từ đặc sản vạn người mê, một hợp tác xã ở Nghệ An đang “ăn nên làm ra”, dân có thêm tiền

Xây dựng thương hiệu mở hướng làm giàu cho người nông dânÔng Lô Văn Phú - Giám đốc HTX Nông nghiệp và Du lịch cộng đồng Mường Lống cho biết, xã Mường Lống nằm trong vùng có địa...

Một huyện tuyệt đẹp ở Hà Giang đang quyết tâm tạo dựng một môi trường sống trong lành cho người dân

Trao đổi với PV Dân Việt, ông Phạm Ngọc Pha - Phó Chủ tịch UBND huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang cho biết: Ngoài việc tập trung chỉ đạo nhân dân phát triển kinh tế, giảm hộ nghèo thì tiêu chí môi trường luôn được quan...

Nam Định tái thiết, khôi phục sản xuất nông nghiệp sau mưa lũ lịch sử

Theo Sở NNPTNT tỉnh Nam Định, vụ mùa năm 2024, toàn tỉnh gieo cấy 70.761 ha lúa. Qua kiểm tra, các huyện Ý Yên, Hải Hậu, Giao Thủy... lúa mùa đã trỗ từ 70 - 75% diện tích; Xuân Trường, Nghĩa Hưng lúa trỗ được khoảng...

Mới nhất

Hoàn thiện chính sách pháp luật về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô – dôn

Tham dự cuộc họp có lãnh đạo các đơn vụ thuộc Cục, Vụ, Viện nghiên cứu trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường.Chỉ đạo tại...

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nêu 5 nhiệm vụ cho các tổ chức Đảng trực thuộc

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân phát biểu bế mạc Hội nghị. Ảnh: Thanh Tuấn Thông tin tại Hội nghị quán triệt, triển khai Chỉ thị 35-CT/TW của Bộ chính...

‘Từng đồng tiền bát gạo của người dân đều đến tận tay gia đình liệt sĩ’

Tổng kết đợt vận động đóng góp hỗ trợ các gia đình liệt sĩ ‘Gọi tên những vì sao đất nước’ vừa qua, Hội hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam đã kêu gọi được số tiền vượt 350% kế hoạch đề ra. Bí quyết là do hội ‘nói thật, làm thật’.   Trung tướng Hoàng Khánh Hưng cho biết...

Việt Nam có thể là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất tại ASEAN

Mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm đạt khoảng 7%. Vì vậy hơn 3 tháng tới đòi hỏi nhiều nỗ lực phát triển kinh tế từ các địa phương và doanh nghiệp để có thể đạt mục tiêu này. VTV.vn

Mới nhất