Những năm qua, tỉnh Yên Bái đã triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, đúng lộ trình các Chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn lực đầu tư hỗ trợ từ các chương trình đã góp phần quan trọng, giải quyết vấn đề cấp thiết trong đời sống dân sinh, làm thay đổi diện mạo nông thôn vùng DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.Ngày 27/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã tiếp ông Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.Ngày 27/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã tiếp ông Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.Vừa qua, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức lớp tập huấn tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán và điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho cán bộ y tế cơ sở.Thực hiện Quyết định số 1444/QĐ-UBND, ngày 12/6/2024 của UBND huyện Tràng Định, vừa qua huyện Tràng Định, UBND huyện Tràng Định vừa tổ chức ra mắt câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc.Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc – Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất – xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Giúp hộ nghèo an cư lạc nghiệp
Thôn Tà Canh, xã Lao Chải, huyện Mù Căng Chải là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông. Những năm trước đây, thôn Tà Canh có tỷ lệ hộ nghèo của trên 80%, kinh tế chủ yếu là làm nương, rẫy, không có việc làm ổn định nên có nhiều hộ đói, nghèo; đường đi lại khó khăn, chủ yếu là đường đất; không có điểm trường mầm non tại thôn, các cháu phải học ở điểm trường chính của xã, cách thôn hàng cây số, trẻ em chủ yếu đi bộ nên tỷ lệ đi học rất ít, không đều, một số phải ở nhà vì gia đình nghèo; nhiều hộ nghèo phải ở trong căn nhà tạm, nhà dột nát…
Đến nay, nhờ sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, diện mạo thôn đã đổi thay trông thấy. Thôn Tà Canh có 83 hộ dân, 401 nhân khẩu, hiện nay chỉ còn hơn 40 hộ nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều). Nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, Nhà nước xây dựng điểm trường tại thôn nên hầu như trẻ em đi học đúng tuổi, tỷ lệ học sinh đi học cấp Tiểu học là 100%, không còn trẻ nào ở nhà; nhiều hộ nghèo được quan tâm hỗ trợ xây mới hoặc sửa chữa nhà ở.
Là một trong 9 hộ nghèo ở thôn Tà Canh được hỗ trợ xây mới nhà ở từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) năm 2022-2023, gia đình ông Vàng A Say, khu Háng Chú, bản Dào Xa, xã Kim Nọi được hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng căn nhà mới. Có được nguồn vốn trên, gia đình ông Say đã tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có như gỗ, tấm lợp, huy động thêm anh em họ hàng, làng xóm để giảm chi phí, tập trung nguồn lực xây dựng ngôi nhà.
Anh Say cười vui, trước kia khổ quá, nhà nghèo nên làm mãi chẳng có tiền xây nhà, nay được Nhà nước hỗ trợ tiền xây nhà mới, vợ chồng anh mừng lắm. Gia đình anh sẽ cố gắng làm ăn, phát triển kinh tế để sớm thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Tương tự, gia đình bà Lý Thị Xày ở bản Chế Cu Nha, xã Chế Cu Nha, huyện Mù Cang Chải là hộ nghèo nhiều năm, sống trong ngôi nhà xuống cấp tạm bợ. Năm nay, gia đình chị được nhà nước hỗ trợ 60 triệu đồng để xây dựng nhà mới khang trang để ở, giúp chị ổn định cuộc sống.
Chị Xày cười vui, trước đây gia đình tôi rất khó khăn chỉ ở trong ngôi nhà tạm bợ, đã xuống cấp. Năm nay được Đảng, Nhà nước hỗ trợ kinh phí giúp gia đình làm nhà mới để ở tôi vui và phấn khởi lắm. Giờ có nhà mới để ở, gia đình tôi sẽ cố gắng vận động các con tích cực phát triển kinh tế để vươn lên thoát nghèo.
Ông Khang A Hùa, Trưởng thôn Dề Thàng, xã Chế Cu Nha, cho biết, thôn anh có 155 hộ dân, 794 nhân khẩu, đông nhất xã. Thôn có 85 hộ nghèo, 12 hộ cận nghèo. Để người nghèo giảm chi phí trong xây dựng nhà ở, xã Chế Cu Nha đã giao Hội Liên hiệp phụ nữ xã giúp đỡ các hộ gia đình về ngày công đào nền nhà, vận chuyển vật liệu từ đường chính vào nhà. Ngoài ra, anh em họ hàng, thôn xóm cũng đến giúp đỡ cho các hộ gia đình, qua đó các hộ giảm được nhiều chi phí, dồn tiền mua vật liệu xây dựng được nhà ở mới khang trang hơn.
Ngoài các gia đình vi dụ nêu trên, huyện Mù Cang Chải còn có hàng ngàn nghìn hộ nghèo được hỗ trợ nhà từ nguồn vốn các Chương trình MTQG và huy động từ các nguồn lực xã hội. Ngoài ra, nhiều hộ nghèo còn được quan tâm hỗ trợ sinh kế như trâu, bò, lợn, hỗ trợ chuyển đổi nghề, hỗ trợ xi măng làm đường, cầu cống, hỗ trợ nước sinh hoạt, miễn giảm học phí cho các cháu đi học… Nhờ đó, cuộc sống đã khấm khá hơn, diện mạo nông thôn vùng DTTS cũng vì thế mà đổi thay rõ rệt.
Huy động tối đa nguồn lực
Theo Báo cáo của UBND tỉnh Yên Bái, năm 2023, tỉnh Yên Bái đã ban hành Đề án hỗ trợ làm nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo tỉnh Yên Bái giai đoạn 2023-2025. Theo đó, Đề án chủ trương thực hiện lồng ghép các nguồn lực thuộc các Chương trình MTQG, nguồn lực ngân sách tỉnh, nguồn xã hội hóa để triển khai hỗ trợ làm nhà ở cho các hộ, với mục tiêu đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh không còn hộ nghèo có nhà ở dột nát, xuống cấp, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng nhà ở theo quy định.
Theo đó, giai đoạn 2023-2025, toàn tỉnh hỗ trợ làm mới và sửa chữa 3.022 nhà. Mức hỗ trợ làm nhà của tỉnh Yên Bái cao hơn mức hỗ trợ từ Trung ương. Đến hết năm 2023, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đã khởi công xây dựng và hoàn thành 1.598/1.598 nhà (làm mới 1.305 nhà, sửa chữa 293 nhà), đạt 100% kế hoạch đề ra, với tổng kinh phí là 78.905 triệu đồng.
Dự kiến kết thúc năm 2024, toàn tỉnh hỗ làm mới và sửa chữa 1.424 nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo có khó khăn về nhà ở (đạt 100% kế hoạch). Đặc biệt, tỉnh đã kịp thời hỗ trợ trên 1.200 gia đình có nhà bị sập, trôi, đổ hoàn toàn và hư hỏng nặng do ảnh hưởng bão số 3 (Yagi).
Bên cạnh đó, tỉnh Yên Bái triển khai đồng bộ các giải pháp đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm theo nhu cầu của thị trường lao động, đạt kết quả tích cực, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Bình quân mỗi năm đào tạo nghề cho gần 20.000 lao động, hỗ trợ giải quyết việc làm cho trên 22.000 lao động; chuyển dịch gần 8.000 lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Giai đoạn 2019 – 2024, đã tuyển sinh đào tạo nghề cho 111.690 người, trong đó có hơn 81.500 người vùng đồng bào DTTS, tỷ lệ người DTTS qua đào tạo chiếm 42,3%. Giải quyết việc làm cho 109.664 người, trong đó có 67.992 người vùng đồng bào DTTS, chiếm 62%. Chuyển dịch 35.053 lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp, trong đó hơn 26.100 lao động thuộc vùng DTTS, chiếm tỷ lệ 74,7%.
Thông qua việc triển khai thực hiện hiệu quả các Chương trình MTQG và các chính sách, dự án giảm nghèo, giai đoạn 2021-2024, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 3,65%/năm.
Cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh còn 9,16% (giảm 8,91% so với năm 2021). Tỷ lệ hộ nghèo DTTS so với tổng số hộ DTTS từ 30,36% cuối năm 2021 xuống còn 16,4% cuối năm 2023, giảm bình quân 6,98%/năm. Ước năm 2024, tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 5%. Dự kiến tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 5,45%.
Nguồn: https://baodantoc.vn/yen-bai-giai-quyet-cac-van-de-cap-thiet-cho-dong-bao-dtts-tu-cac-chuong-trinh-mtqg-1732692557343.htm