Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhÝ tưởng lớn gặp nhau, cùng rũ bỏ rủi ro, Nga chắc...

Ý tưởng lớn gặp nhau, cùng rũ bỏ rủi ro, Nga chắc phần thắng trong Liên minh khí đốt với Kazakhstan và Uzbekistan?


Theo lý thuyết, có vẻ như Kazakhstan và Uzbekistan sẽ không gặp phải các vấn đề với khí đốt, vì bản thân họ rất giàu tài nguyên hydrocarbon. Trữ lượng khí đốt tự nhiên đã được công bố ở Kazakhstan vượt hơn 3.000 tỷ m3, và ở Uzbekistan là 1.800 tỷ m3. Hàng năm, Kazakhstan sản xuất hơn 30 tỷ m3 khí đốt, còn ở Uzbekistan là hơn 50 tỷ m3.

“Giọt nước tràn ly”

Bài bình luận trên trang mạng thuộc Trung tâm Thảo luận quốc tế Carnegie Endowment mới đây cho rằng, nếu thông tin về việc Kazakhstan và Uzbekistan tham gia một “liên minh khí đốt” với Nga xuất hiện trước ngày 24/2/2022, thì nó sẽ khó thu hút được nhiều sự chú ý đặc biệt. Đơn giản chỉ là một sáng kiến hội nhập khác của Nga trong không gian hậu Xô Viết. Nhưng kể từ khi Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, bất kỳ mối quan hệ hợp tác nào với Nga đều có vẻ rủi ro.

Về lý thuyết, các dữ liệu về trữ lượng trên sẽ dư sức đáp ứng cho cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Thậm chí chính quyền các nước này cũng từng đảm bảo điều đó. Vào năm 2021, Bộ trưởng Năng lượng Uzbekistan khi đó là ông Alisher Sultanov tuyên bố rằng có đủ khí đốt trong nước cho “3 Uzbekistan”.

Nhưng trên thực tế là không đủ cho chỉ 1 Uzbekistan. Mùa Đông năm nay, người dân nhiều vùng của nước này (thậm chí cả ở thủ đô) đã chứng kiến các tài xế đứng xếp hàng dài nhiều cây số để đổ xăng, các trạm xăng nhiều lần đóng cửa. Điều tương tự cũng xảy ra ở một số vùng của Kazakhstan.

Điều này là do sản xuất khí đốt ở các quốc gia này không dành cho đáp ứng nhu cầu trong nước và nghĩa vụ xuất khẩu đang tăng nhanh. Tỷ trọng khí đốt trong cân bằng năng lượng của Kazakhstan không ngừng tăng lên do quá trình khí hoá của nước này đang tiếp diễn. Năm 2013, 30% dân số được cung cấp khí đốt, đến cuối năm 2021 là 57%. Ngoài ra, Kazakhstan có kế hoạch đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2060.

Ở Uzbekistan, tỷ lệ khí đốt trong cân bằng năng lượng đã vượt hơn 80% và Tashkent có kế hoạch trở thành quốc gia trung hòa carbon trước Kazakhstan 10 năm. Mặc dù vào năm 2020, theo dữ liệu của Cơ quan Năng lượng quốc tế, Uzbekistan đã sản xuất được đúng lượng năng lượng mà họ đã tiêu thụ.

Cũng có những lý do khác khiến mức tiêu thụ khí đốt ở Uzbekistan và Kazakhstan đang tăng 7-10%/năm, ví dụ như tăng dân số (1,5-2% mỗi năm), mở rộng quỹ nhà ở, phát triển công nghiệp.

Ở Kazakhstan, khối lượng sản xuất công nghiệp vào năm 2023 có thể tăng 4%. Trong khi ở Uzbekistan, các chỉ số có thể lớn hơn, chẳng hạn năm 2021 mức tăng trưởng kỷ lục 9,5%.

Ngoài thị trường trong nước, Uzbekistan và Kazakhstan hiện đều có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc. Và hiện nay các nghĩa vụ này vẫn chưa được thực hiện đầy đủ. Năm 2022, Tashkent tuyên bố tạm dừng hợp đồng và Astana tuyên bố giảm xuất khẩu khí đốt sang Trung Quốc do thị trường nội địa thiếu hụt.

Chính quyền Kazakhstan và Uzbekistan đang phải đối mặt với cùng một vấn đề: họ không thể thực hiện nghĩa vụ của mình đối với Trung Quốc và người dân của họ cùng lúc.

Tuy nhiên, có một “sự cám dỗ” trong việc cung cấp khí đốt cho Trung Quốc, đó là lôi kéo đối tác chiến lược và nhận ngoại hối. Tuy nhiên, các cuộc khủng hoảng năng lượng tái diễn trong nước đe dọa sự ổn định của các chế độ chính trị. Mà các chuyên gia của Trung tâm Carnegie Endowment cho rằng, các vấn đề của mùa Đông này có thể là “giọt nước tràn ly” để hai nước Trung Á quyết tâm liên kết chặt chẽ với Nga để giải quyết tình trạng thiếu khí đốt.

Tại Kazakhstan, vấn đề khí đốt là nguyên nhân chính gây ra tình trạng bất ổn vào đầu năm 2022. Hơn 1 triệu người đã tham gia vào các cuộc tuần hành.

Ở Uzbekistan mùa Đông này, cuộc khủng hoảng năng lượng đã dẫn đến các cuộc biểu tình cục bộ khiến nhiều quan chức cấp cao mất việc. Do đó, Kazakhstan và Uzbekistan không muốn lựa chọn giữa hai điều tồi tệ, mà đang cố gắng giải quyết vấn đề theo cách khác.

Hiện nay lối thoát tốt nhất cho hai quốc gia này là bắt đầu nhập khẩu khí đốt. Giống như Nga, Turkmenistan là một “gã khổng lồ” khí đốt toàn cầu (đứng thứ 4 về trữ lượng và hàng năm sản xuất hơn 80 tỷ m3). Năm 2022, Kazakhstan và Uzbekistan lần đầu tiên thống nhất về việc nhập khẩu trực tiếp của Turkmenistan.

Tuy nhiên, trong mối hợp tác đó, vẫn còn những vấn đề khiến cả Kazakhstan và Uzbekistan còn chưa hài lòng, Turkmenistan cũng đã từng để các đối tác mới của mình thất vọng trong quá khứ. Vào tháng 1/2023, Ashgabat đã ngừng xuất khẩu sang Uzbekistan do “sự cố kỹ thuật”. Hơn nữa, Turkmenistan cũng không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng với Trung Quốc và giờ họ phải nộp phạt cho Bắc Kinh.

Thứ hai, hợp tác với Turkmenistan trong lĩnh vực năng lượng chỉ giới hạn trong vấn đề thương mại. Về công nghệ, bản thân Ashgabat phụ thuộc vào đối tác Trung Quốc. Do đó, Kazakhstan và Uzbekistan chỉ coi Turkmenistan là nhà cung cấp bổ sung.

Và họ coi Nga là nhà cung cấp chính, không chỉ có thể giao dịch dầu mỏ và khí đốt, mà họ còn có thể mở rộng hợp tác công nghệ, xây dựng và hiện đại hoá cơ sở lưu trữ khí dưới lòng đất, quản lý cơ sở hạ tầng năng lượng….

Cả Kazakhstan và Uzbekistan, dù có một số tuyên bố và cử chỉ to tiếng trong bối cảnh xung đột Nga-Ukraine, nhưng vẫn duy trì quan hệ gần gũi với Nga.

Một trạng thái bình thường mới

Trong khi đó, về phía Nga, đối với tập đoàn dầu khí Gazprom, thị trường Trung Á không còn xa lạ. Theo một cuộc điều tra gần đây của trang thông tin Ozodlik, Gazprom, thông qua một mạng lưới các công ty nước ngoài, cùng với các nhà tài phiệt Uzbekistan, kiểm soát các mỏ dầu khí quan trọng ở Uzbekistan.

Hiện giờ, Nga quan tâm đến việc mở rộng sang các thị trường tương đối nhỏ ở Trung Á. Kể từ khi các nước châu Âu bắt đầu từ bỏ nhiên liệu của Nga, khoảng 150 tỷ m3 khí đốt của Nga bị ngừng xuất khẩu.

Tất nhiên, Uzbekistan và Kazakhstan sẽ không thể thay thế thị trường châu Âu, nhưng họ có thể xoa dịu những ảnh hưởng đối với Nga từ việc mất đi một khách hàng quan trọng.

Và đối với Trung Á trong vấn đề này, các điều khoản hợp tác thuận lợi hơn có thể được đàm phán. Theo nhà phân tích Sergey Kapitonov của viện nghiên cứu Skoltech, một trong những lựa chọn là đồng ý về mức giá thấp hơn mức giá mà người Trung Quốc mua khí đốt từ Kazakhstan và Uzbekistan. Do đó, nhu cầu trong nước sẽ được cung cấp bởi nhiên liệu của Nga và xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ đảm bảo thu nhập ngoại hối.

Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn có một vấn đề. Việc ký kết các thỏa thuận mới với Nga có thể đối mặt với sự phản đối của người dân Kazakhstan và Uzbekistan. Các phương tiện truyền thông đưa tin Nga được cho là đã yêu cầu chuyển các hệ thống vận chuyển khí đốt của Uzbekistan và Kazakhstan sang quyền sở hữu của Gazprom. Chính quyền các nước này ngay lập tức thông báo rằng những thông tin này là không có cơ sở.

Có ý kiến cho rằng Nga, khi lôi kéo các nước láng giềng phía Nam vào hợp tác chặt chẽ về khí đốt là muốn giành quyền kiểm soát việc xuất khẩu khí đốt từ Trung Á sang Trung Quốc. Tuy nhiên, điều này rất khó thực hiện: Các đoạn đường ống dẫn khí đốt ở Trung Quốc, đi qua Uzbekistan và Kazakhstan được kiểm soát bởi các công ty liên doanh có cổ phần của Trung Quốc. Và Bắc Kinh đã cố gắng đa dạng hoá các nhà cung cấp khí đốt của mình trong nhiều năm qua, không phải để sau đó chuyển quyền kiểm soát mạng lưới cung cấp sang cho một nước khác.

Có thể vào tháng Ba này, Nga bắt đầu cung cấp khí đốt cho cả Uzbekistan và Kazakhstan. Hiện thông tin chi tiết không được công bố.

Tuy nhiên, theo giới bình luận quốc tế, “Liên minh khí đốt ba bên” do Tổng thống Nga Vladimir Putin đề xuất vào mùa Thu năm ngoái và chính quyền Kazakhstan và Uzbekistan từ chối, song sẽ vẫn được thực hiện. Thật rủi ro khi nói chuyện về việc nối lại quan hệ với Nga trong gian đoạn nhạy cảm này, vì vậy các sáng kiến mới sẽ được thực hiện một cách lặng lẽ. Đó là trạng thái bình thường mới. Rất có thể chúng ta đề cập về một nguồn cung cấp thường xuyên sẽ đáp ứng các nhu cầu ngày càng tăng giữa 3 đối tác trong liên minh này.

Tất nhiên, theo bình luận của giới phân tích, đối với các quốc gia Trung Á, việc nối lại hợp tác khí đốt với Nga mang lại cả lợi ích và rủi ro. Một mặt, nguồn cung thường xuyên sẽ đảm bảo tăng trưởng kinh tế, xoa dịu xã hội và giải quyết các vấn đề với Trung Quốc. Mặt khác, nhờ nguồn cung cấp khí đốt, Nga sẽ mở rộng phạm vi ảnh hưởng vốn đã rộng khắp của mình ở Trung Á.

Tashkent và Astana sẽ khó theo đuổi chính sách đối ngoại đa phương hơn và vấn đề khoảng cách với Nga sẽ phải hoãn lại vô thời hạn.

Giá vàng hôm nay 15/3/2023: Giá vàng vượt ngưỡng 1.900 USD, Fed sẽ kích hoạt giá lên 2.000 USD, nên mua vào hay bán? Giá vàng hôm nay 15/3/2023: Giá vàng vượt ngưỡng 1.900 USD, Fed sẽ kích hoạt giá lên 2.000 USD, nên mua vào hay bán?

Giá vàng hôm nay 15/3/2023 giao dịch vượt ngưỡng 1.900 USD dù có lúc chưa bền. Giới phân tích kỳ vọng, giá vàng còn hấp …

Giá cà phê hôm nay 16/3/2023: Giá cà phê trở lại xu hướng giảm, robusta thủng mức hỗ trợ tâm lý 2.100, nguồn cung vẫn là yếu tố đáng ngại? Giá cà phê hôm nay 16/3/2023: Giá cà phê trở lại xu hướng giảm, robusta thủng mức hỗ trợ tâm lý 2.100, nguồn cung vẫn là yếu tố đáng ngại?

Bất ổn về nền tài chính ngân hàng của Mỹ trong tuần qua cộng với những nhận định dự đoán về mức tăng lãi suất …

Phát triển xe điện - khoản đầu tư lớn cho tương lai hay ‘chơi ngông’ với món đồ xa xỉ? Phát triển xe điện – khoản đầu tư lớn cho tương lai hay ‘chơi ngông’ với món đồ xa xỉ?

Khu vực Đông Nam Á dường như đang muốn bắt kịp tốc độ phát triển xe điện của thế giới, bằng chứng là các nhà …

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Doanh nghiệp tư nhân đều là 'người của chúng ta', tổng động viên dốc sức khôi phục nền kinh tế Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình: Doanh nghiệp tư nhân đều là ‘người của chúng ta’, tổng động viên dốc sức khôi phục nền kinh tế

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các doanh nghiệp “quẳng gánh lo đi, trút bỏ gánh nặng, mạnh dạn phát triển” trong …

Trừng phạt Nga: Đòn tấn công từ phương Tây đánh trúng mục tiêu kép, 'vận may' của Moscow đã hết? Trừng phạt Nga: Đòn tấn công từ phương Tây đánh trúng mục tiêu kép, ‘vận may’ của Moscow đã hết?

“Có những dấu hiệu cho thấy ‘vận may’ của Tổng thống Putin có thể bắt đầu cạn kiệt, khi các nước phương Tây áp đặt …





Nguồn

Cùng chủ đề

Nhận định nào về đối thủ cạnh tranh?

Sầu riêng đang được cho là 'át chủ bài' của rau quả xuất khẩu, trong đó, Trung Quốc là thị trường trọng yếu. Tuy nhiên, bức tranh không chỉ 1 'màu hồng'. Giá sầu riêng neo ở mức cao Hiện, giá sầu riêng tại các vùng trồng chính trên cả nước tương đối ổn định và duy trì ở mức tốt vì nguồn cung khan hiếm do vụ thu hoạch ở Tây Nguyên...

Sunhouse 4 lần liên tiếp đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam

Tại lễ công bố các sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 vừa qua, Sunhouse là doanh nghiệp duy nhất trong ngành hàng Gia dụng Việt Nam có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia. Điều này minh chứng cho chất lượng, uy tín sản phẩm của Sunhouse trên thị trường. Bộ Công Thương cho biết tại kỳ xét chọn lần thứ 9 năm 2024 ghi dấu ấn với sự tham gia của nhiều thương...

Dự án giải cứu kẹt xe khu vực sân bay Tân Sơn Nhất phải lùi tiến độ

TPO - Do vướng mặt bằng, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (kết nối nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất) buộc phải lùi thời gian thông xe sang đến tháng 2/2025, thay vì cuối năm nay. TPO - Do vướng mặt bằng, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa (kết nối nhà ga hành khách T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất) buộc phải lùi thời gian thông xe...

Cận cảnh khu ‘đất vàng’ xây Tháp Hùng Vương

TPO - UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý chủ trương nghiên cứu xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực chợ trung tâm cũ, TP Việt Trì. TPO - UBND tỉnh Phú Thọ đồng ý chủ trương nghiên cứu xây dựng Tháp Hùng Vương tại khu vực chợ trung tâm cũ, TP Việt Trì. Ngày 7/11, ông Phan Trọng Tấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ ký...

Chương trình MTQG 1719: “Đòn bẩy” cho vùng khó ở Thanh Hóa

Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã đem đến những thay đổi tích cực cho vùng DTTS và miền núi của tỉnh Thanh Hóa. Nguồn lực của Chương trình đã thực sự trở thành "đòn bẩy", góp phần cải thiện chất lượng đời sống người dân và đẩy nhanh công cuộc xóa đói giảm nghèo...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Ninh chung tay cùng cả nước bảo vệ uy tín, vị thế và hình ảnh quốc gia

Công tác chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, có ý nghĩa lâu dài đối với phát triển bền vững ngành thủy sản của Quảng Ninh. Thời gian qua, tỉnh đã quyết liệt trong thực hiện, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, qua đó, chung tay cùng cả nước gỡ “thẻ vàng” IUU.

Hai quốc gia chịu trừng phạt “bắt tay” hợp tác, du khách Iran có thể thoải mái làm điều này tại Nga

Theo trang thông tin của Ngân hàng Trung ương Iran (CBI), ngày 11/11, Iran và Nga đã chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng của hai nước, cho phép sử dụng thẻ ngân hàng Tehran trong mạng lưới ATM của Moscow.

Giá cà phê tăng vọt, xuất khẩu bất ngờ giảm mạnh, thị trường chờ phán quyết về EUDR

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 10 chỉ đạt 45.412 tấn, giảm 11,6% so với tháng trước. Luỹ kế trong 10 tháng đầu năm, xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm 11,1% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 1,15 triệu tấn, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Ông Donald Trump “chọn mặt gửi vàng”, bước chuẩn bị cho quan hệ với Trung Quốc, NATO có nên lo?

Mới đây, Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt cái tên mới mà ông sẽ bổ nhiệm vào đội ngũ nhân sự trong chính quyền sắp tới của ông.

Hệ thống phòng không tối tân của Nga sẵn sàng góp mặt trong quân đội Ấn Độ

Ngày 11/11, Ấn Độ ký thỏa thuận hợp tác với Nga nhằm sản xuất các biến thể của hệ thống tên lửa-pháo phòng không Pantsir.

Bài đọc nhiều

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Cổ phiếu nào kéo tụt hiệu suất của quỹ đầu tư PYN Elite?

Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. Tháng 10/2024, hiệu suất của PYN EIite giảm 1,7%. Dù vậy, với sự tăng trưởng mạnh trong những tháng đầu năm, hiệu suất 10 tháng của quỹ vẫn đạt 18,54%. Báo cáo tháng 10/2024 của Quỹ đầu...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Cùng chuyên mục

Thủ thuật vay tài sản và biến hình lãi suất của đa cấp tài chính GFDI

Xây dựng mô hình kinh doanh đa cấp tài chính, Công ty GFDI dùng những chiêu trò gì để lách luật, né tránh các cơ quan chức năng? ...

Nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới

(PLVN) - Thay mặt Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày 30/10/2024, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ký ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW về nâng cao hiệu quả của tín dụng chính sách xã hội trong giai đoạn mới. Sau 10 năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư khoá XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội, công tác tín...

Bộ Xây dựng: Không có quy định cấm cho thuê căn hộ chung cư để ở

Luật Nhà ở 2023 quy định chủ sở hữu nhà ở có quyền "sử dụng nhà ở vào mục đích để ở và mục đích khác mà pháp luật không cấm". Cho thuê căn hộ phải làm thế nào? Thời gian qua, những người...

Giá vàng giảm sâu, diễn biến “lạ” tại các điểm mua bán

(NLĐO) - Giao dịch vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn ở TP HCM và Hà Nội từ sáng đến trưa 12-11 khá trầm lắng, khi giá vàng trong nước và thế giới rớt mạnh ...

Kích thích thanh khoản cho thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán trải qua tháng 9 - tháng 10 với nền thanh khoản yếu, không có động lực rõ ràng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Thị trường chứng khoán trải qua tháng 9 - tháng 10 với nền thanh khoản yếu, không có động lực rõ ràng để thu hút dòng tiền của nhà đầu tư. Tiền vào chứng khoán “nhỏ...

Mới nhất

Nhiều hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

Ngày 12/11, tại Hà Nội, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức họp báo giới thiệu các hoạt động Kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024). Tại buổi họp báo, Ban tổ chức đã thông tin khái quát những giai đoạn lịch...

Nữ dân biểu 8X được ông Trump chọn làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc là ai?

Nữ dân biểu 8X Elise Stefanik được ông Trump ca ngợi là 'ngôi sao của Đảng Cộng hòa', nổi bật với khả năng lãnh đạo và trung thành với những giá trị của ông Trump. Việc bà Stefanik được bổ nhiệm làm đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc được xem là tín hiệu tốt cho Israel - Ảnh: REUTERS Ngày...

Ông Trump đã chọn được người làm Ngoại trưởng Mỹ?

Reuters vừa dẫn một số nguồn tin tiết lộ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ bổ nhiệm thượng nghị sĩ Marco Rubio làm Ngoại trưởng Mỹ. Dù ông Trump nổi tiếng là người hay đổi ý vào phút chót, nhưng ông dường như đã đưa ra quyết định này hôm 11.11, (giờ Mỹ), theo một số nguồn tin tiết lộ...

Cứu sống bệnh nhi Campuchia bị bệnh tim hiếm gặp

Ngày 12/11, đại diện Bệnh viện Nhi đồng 1 (TPHCM) cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho một bệnh nhi người Campuchia bị màng ngăn nhĩ và cao áp phổi nặng. ...

Mới nhất