Trang chủNewsThế giớiXung đột với Ukraine, Nga thành nước bị trừng phạt nhiều nhất...

Xung đột với Ukraine, Nga thành nước bị trừng phạt nhiều nhất thế giới


Nga đã hứng chịu các lệnh trừng phạt toàn diện nhất trong lịch sử hiện đại, khi cuộc chiến ở Ukraine bước sang năm thứ 2, song song với cuộc chiến kinh tế đang diễn ra với các nước phương Tây về lệnh trừng phạt của họ đối với Moscow.

Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến Nga-Ukraine vào tháng 2/2022, các nước phương Tây đã áp đặt nhiều lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế Nga và thương mại quốc tế của nước này.

Các biện pháp trừng phạt nhắm vào các lĩnh vực năng lượng, tài chính, công nghiệp quốc phòng, hậu cần và hàng không, tất cả đều là nền tảng của nền kinh tế Nga, cũng như thương mại giữa Nga và châu Âu, vốn từng phát triển nhanh chóng sau Thế chiến II.

Hơn 300 tỷ USD tài sản thuộc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) và các ngân hàng lớn của nước này đã bị đóng băng và các hạn chế khắc nghiệt được thực hiện đối với việc xuất khẩu các sản phẩm quan trọng như phụ tùng và công nghệ.

Các quan chức và chuyên gia đều dự đoán nền kinh tế Nga sẽ sụp đổ, nhưng thực tế nó lại đang vượt trội so với nền kinh tế của châu Âu và Mỹ vào năm 2023, tăng trưởng ở mức 3,6% bất chấp những sự kéo lùi.

Thế giới - Xung đột với Ukraine, Nga thành nước bị trừng phạt nhiều nhất thế giới

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina. Ảnh: WSJ

Thực ra kể từ khi bị phương Tây trừng phạt sau khi sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014, Nga đã chuẩn bị cho việc tái cơ cấu nền kinh tế theo hướng kiên cường hơn.

Nhập khẩu trực tiếp vào Nga từ châu Âu và Mỹ giảm đáng kể, nhưng Nga đã tìm được nhà cung cấp mới chủ yếu từ châu Á và Trung Đông để lấp đầy khoảng trống nhập khẩu.

Gã khổng lồ Á-Âu cũng tích cực khai thác các thị trường mới, chẳng hạn như Ấn Độ, cho dầu và khí đốt tự nhiên, tạo nên xương sống cho xuất khẩu của Nga.

Sau tất cả, có nhiều điều đã nổi lên từ việc phương Tây trừng phạt nặng nề Nga.

Nga trở thành quốc gia bị trừng phạt nhiều nhất thế giới

Theo dữ liệu từ Castellum.AI, nền tảng theo dõi lệnh trừng phạt trực tuyến, tổng số lệnh trừng phạt mà các nước phương Tây áp đặt đối với các cá nhân và tổ chức ở Nga kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine đã lên tới con số 18.772 tính đến ngày 15/12/2023.

Mỹ áp đặt nhiều lệnh trừng phạt nhất đối với Nga với 3.500 lệnh trừng phạt, tiếp theo là Canada với 2.700 lệnh trừng phạt, Thụy Sĩ 2.400 lệnh trừng phạt, EU với 1.700 lệnh trừng phạt và Anh với 1.700 lệnh trừng phạt.

EU đã công bố gói trừng phạt thứ 13 đối với Nga, trong khi Mỹ đưa ra 500 lệnh trừng phạt mới đối với nước này vào dịp kỷ niệm 2 năm ngày Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở quốc gia Đông Âu (24/2/2022 – 24/2/2024).

Trong suốt thời gian qua, nhiều công ty phương Tây cũng rời khỏi thị trường Nga, đình chỉ hoặc giảm đáng kể hoạt động tại nước này.

Thế giới - Xung đột với Ukraine, Nga thành nước bị trừng phạt nhiều nhất thế giới (Hình 2).

Các công ty lớn của phương Tây đã rời khỏi thị trường Nga cho đến nay có thể kể tên là Apple – nhà sản xuất iPhone có trụ sở tại Mỹ, nhà sản xuất máy bay Airbus của Hà Lan, hãng hàng không Boeing có trụ sở tại Mỹ, chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh toàn cầu McDonald’s, công ty cà phê Starbucks có trụ sở tại Mỹ, nhà sản xuất đồ nội thất Thụy Điển IKEA, các công ty dầu khí BP và Shell có trụ sở tại Anh, công ty dầu ExxonMobil có trụ sở tại Mỹ, các nhà sản xuất ô tô Mercedes-Benz của Đức, Nissan của Nhật Bản và Renault cua Pháp, cũng như gã khổng lồ ngành F&B Coca-Cola có trụ sở tại Mỹ.

Tác động do lệnh trừng phạt gây ra được thấy rõ nhất ở thị trường ô tô, khi các thương hiệu ô tô Trung Quốc Haval, Geely và Chery thay thế các thương hiệu nổi tiếng Toyota, Mercedes-Benz, Volkswagen và Audi vốn là những thương hiệu xe nước ngoài bán chạy nhất ở Nga trước xung đột.

Nga chứng kiến doanh số bán 119.000 chiếc xe thương hiệu Chery, 112.000 chiếc Haval, 94.000 chiếc Geely, 48.000 chiếc Changan và 42.000 chiếc Omoda vào năm 2023.

Mạng nhắn tin SWIFT ở Nga bị chặn

Khi Moscow tiếp tục thích ứng với các điều kiện mới do nhiều lệnh trừng phạt đặt ra, các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng và thanh toán quốc tế là một trong những điều “đau đầu” nhất đối với Chính phủ Nga.

Các nước phương Tây quyết định loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống nhắn tin SWIFT, hệ thống được sử dụng để gửi và nhận tiền quốc tế. Lệnh trừng phạt này được áp dụng đối với Nga ngay từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến.

Nga tiếp tục gặp nhiều khó khăn khác nhau trong lĩnh vực ngân hàng sau 2 năm bị bủa vây bởi các lệnh trừng phạt, với những hạn chế đối với việc sử dụng đồng Euro và đồng USD của Ngân hàng Trung ương và các ngân hàng khác ở Nga.

Giống như các ngân hàng ở Ấn Độ và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), các ngân hàng hàng đầu của Trung Quốc gần đây đã áp đặt các hạn chế thanh toán với Nga do lo ngại về các biện pháp trừng phạt thứ cấp.

Nga đã phát triển SPFS (Hệ thống chuyển thông điệp tài chính) như một giải pháp thay thế cho SWIFT và với việc sử dụng nó ngày càng tăng, các cơ quan chức năng tiếp tục tìm kiếm thêm giải pháp để khắc phục các vấn đề trong hệ thống ngân hàng, vì SPFS vẫn chưa được quốc tế chấp nhận.

Mặc dù đã có nhiều tuyên bố khác nhau của chính quyền Nga về việc sử dụng tiền điện tử trong thanh toán quốc tế, nhưng chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra, trong khi việc sử dụng đồng nội tệ trong thương mại vẫn nằm trong chương trình nghị sự.

Thế giới - Xung đột với Ukraine, Nga thành nước bị trừng phạt nhiều nhất thế giới (Hình 3).

Quảng trường Đỏ nhìn từ GUM store (phải) và Bảo tàng Lịch sử (trái). Ảnh: Russia Beyond

Nga và Trung Quốc đã cố gắng tăng tỉ trọng của đồng Nhân dân tệ Trung Quốc và đồng Rúp Nga trong thương mại của họ lên tới 90%, trong khi xu hướng tương tự cũng được quan sát thấy trong thương mại với Ấn Độ. Nhưng mối đe dọa tiềm tàng từ các biện pháp trừng phạt thứ cấp không giúp giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng.

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) Elvira Nabiullina hôm 16/2 cho biết rằng CBR nhận thức được sự gia tăng gần đây của các vấn đề liên quan đến thanh toán quốc tế và đang tổ chức tham vấn với tất cả các bên để tìm ra giải pháp.

Bà Nabiullina lưu ý rằng vẫn chưa tìm ra giải pháp cụ thể vì họ tin rằng tài sản tài chính kỹ thuật số cũng như cơ sở hạ tầng độc lập để chuyển tiền là những lựa chọn đầy hứa hẹn để giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực ngân hàng.

Nữ Thống đốc cũng từng cảnh báo Nga chớ coi thường sức ép từ các lệnh trừng phạt của phương Tây vì các biện pháp trừng phạt chống lại Nga có thể được tăng cường khi nền kinh tế có nguy cơ phát triển quá nóng.

Quá trình “phi đô la hóa” vẫn tiếp tục

Vấn đề thương mại bằng đồng nội tệ, dường như là một trong những cách quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro bị trừng phạt, hiện đang là chủ đề nóng trong chương trình nghị sự của Nga.

Tỉ trọng đồng Rúp Nga trong thương mại của nước này với châu Âu đã tăng từ 43,6% lên 49% so với năm 2022, trong khi tỉ trọng này tăng từ 20,5% lên 24% trong thương mại với châu Á, và từ 21,9% lên 48,1% trong thương mại với châu Phi, theo dữ liệu từ CBR.

Tỉ trọng của đồng USD và đồng Euro trong tổng xuất khẩu của Nga giảm từ 86,9% xuống còn 26,7%, trong khi tỉ trọng của đồng Rúp tăng từ 12,2% lên 36,1%, và tỉ trọng của các loại tiền tệ của “các quốc gia thân thiện” tăng từ 0,9% lên 37,2 % trong cùng thời kỳ.

Tỉ trọng của đồng USD trong dự trữ quốc gia được dưa về mức 0 vào năm 2021, tỉ trọng của bảng Anh và đồng yên Nhật cũng bằng 0 vào năm 2022, và tỉ trọng của đồng Euro cũng như vậy vào cuối năm 2023.

Tài sản thanh khoản của Quỹ Tài sản Quốc gia Nga (NWF) đã giảm 58 tỷ USD, tức giảm hơn một nửa, kể từ khi ông Putin ra lệnh đưa quân vào Ukraine 2 năm trước. Trong quỹ này đã không còn một đồng USD nao, thay vào đó chỉ còn Rúp Nga, Nhân dân tệ Trung Quốc và vàng.

Tính đến ngày 16/2, tổng giá trị dự trữ quốc tế của Nga ở mức 574 tỷ USD.

Thế giới - Xung đột với Ukraine, Nga thành nước bị trừng phạt nhiều nhất thế giới (Hình 4).

Các đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang Trung Quốc, trong đó Power of Siberia đang vận hành còn Power of Siberia 2 vẫn đang trong quá trình đàm phán về giá. Ảnh: Table Media

Châu Á trở thành điểm đến mới cho năng lượng Nga

Là một trong những nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới, Nga có thị trường năng lượng lớn nhất sau Thế chiến II, nhưng nước này đã mất đáng kể thị phần ở châu Âu sau cuộc chiến ở Ukraine.

Khi thị phần năng lượng của Nga tại các thị trường quan trọng như Đức, Italy và Anh đã bằng 0 hoặc giảm đáng kể, nước này đã chuyển hướng sang thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, để tiếp tục đầu tư nhằm bù đắp tổn thất.

Vào năm 2023, 22,7 tỷ m3 khí đốt của Nga đã được vận chuyển qua đường ống Power of Siberia. Đường ống này hiện đang vận chuyển khí đốt đến Trung Quốc, và dự kiến công suất sẽ lên tới 38 tỷ m3 vào năm 2025.

Nga cũng tăng cường đầu tư vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG), loại khí linh hoạt hơn trong việc tiếp cận thị trường xuất khẩu so với khí đốt qua đường ống, khi quá trình lập kế hoạch của nước này tiếp tục đối với đường ống Power of Siberia 2 chạy từ Nga qua Mông Cổ tới Trung Quốc.

Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết nước này sản xuất 33 triệu tấn LNG vào năm 2023 và đặt mục tiêu mở rộng công suất lên 110 triệu tấn/năm vào năm 2030.

Trong khi đó, việc EU nhập khẩu 17,8 tỷ m3 LNG từ Nga vào năm 2023, tăng 31,9% so với năm 2021, là điều đáng chú ý.

Nga chiếm 2% thị phần nhập khẩu dầu của Ấn Độ trước xung đột Ukraine, nhưng thị phần của nước này đã đạt 30% vào năm 2023, và do đó Nga trở thành nhà cung cấp dầu lớn nhất cho Ấn Độ.

Các chuyên gia cho biết liệu quá trình chuyển đổi trong lĩnh vực năng lượng của Nga có thành công trong trung và dài hạn hay không còn phụ thuộc vào một số quá trình, chẳng hạn như nền kinh tế toàn cầu, các biện pháp trừng phạt và đầu tư cơ sở hạ tầng.

Do Nga cần thời gian và đầu tư để mở rộng đường ống và cơ sở hạ tầng nhằm tăng cường thương mại với châu Á, nên khả năng kinh tế toàn cầu suy thoái có thể làm giảm nhu cầu chung đối với hàng xuất khẩu của Nga.

Theo dữ liệu do Chính phủ Nga công bố ngày 6/2, xuất khẩu dầu của nước này giảm 3,3% so với cùng kỳ năm 2023, trong khi xuất khẩu khí đốt tự nhiên qua đường ống cũng giảm 29,9%.

Minh Đức (Theo Anadolu, Eurasia Review)





Nguồn

Cùng chủ đề

Nga tăng lãi suất cơ bản lên 21%, mức cao nhất trong hơn 2 thập niên

Ngân hàng Trung ương Nga nâng lãi suất cơ bản lên mức kỷ lục kể từ năm 2003 và có thể còn tăng thêm, sau khi lạm phát không có dấu hiệu chững lại. ...

Ngân hàng Trung ương Nga tiếp tục tăng lãi suất

Trong khi đó, lạm phát trong năm nay dự kiến sẽ cao hơn dự báo của ngân hàng vào tháng 7 là 6,5-7,0%. Giá tiêu dùng tăng ở mức 9,1% so với cùng kỳ năm ngoái vào tháng 8, cao hơn gấp đôi mục tiêu của chính phủ là 4%....

Tổng thống Nga Putin thôi không quốc hữu hóa công ty của Pháp

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa ký sắc lệnh rút tên chi nhánh Nga của gã khổng lồ thực phẩm Pháp Danone khỏi danh sách các thực thể có tài sản tạm thời nằm dưới sự quản lý của nhà nước Nga, trang RT dẫn một tài liệu được đăng trên Công Báo cho biết hôm 13/3. Cụ thể, sắc lệnh vừa công bố thực hiện những thay đổi đối với một sắc lệnh được công bố vào...

Bị Mỹ “nắn gân”, UAE tức tốc hạn chế tình trạng “tuồn” hàng sang Nga?

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đã lọt vào “tầm ngắm” của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) vì mối liên kết của nước này với Nga, vốn đã làm suy giảm những nỗ lực của phương Tây nhằm gây sức ép với Moscow về mặt kinh tế theo sau xung đột Nga-Ukraine.  Hồi đầu tháng 9, đại diện của Vương quốc Anh, EU và Mỹ đã đến thăm UAE để bày tỏ quan...

Không có vũ khí phương Tây, Ukraine chỉ tồn tại được 1 tuần

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 5/10 đã có bài phát biểu quan trọng và giải đáp một số câu hỏi tại phiên họp toàn thể của Hội nghị thường niên lần thứ 20 của Câu lạc bộ Đối thoại Valdai ở thành phố nghỉ dưỡng Sochi bên bờ Biển Đen. Ông Putin nhấn mạnh, Nga là quốc gia lớn nhất và có nhiều lãnh thổ nhất trên thế giới. “Vì vậy, chúng tôi không có hứng thú...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Kinh tế toàn cầu cũng “nín thở” chờ kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đang giành lợi thế so với đối thủ từ Đảng Dân chủ Kamala Harris trong các cuộc thăm dò ngay trước thềm cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tăng trưởng thấp, nợ công cao và xung đột leo thang là những vấn đề chính trong chương trình nghị sự chính thức tại các cuộc họp thường niên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) trong vài...

Báo Anh: Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng bầu cử tổng thống Mỹ

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang ngày càng có cơ hội chiến thắng bầu cử trong bối cảnh cục diện ở các bang chiến trường đang nghiêng theo hướng có lợi và các tổ chức thăm dò uy tín đều đánh giá ông Trump vượt lên rõ rệt. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đang đứng trước cơ hội rất lớn tái đắc cử lần 2. Ảnh: Reuters. Ông Trump có 66% cơ hội chiến thắng Theo báo Anh Telegraph, dự báo từ...

Vietjet chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ với ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không tháng 10

Đáp ứng kế hoạch khai thác và mở rộng mạng lưới đường bay, nâng tầm hàng không Việt Nam vươn ra thế giới, Vietjet đang tìm kiếm những ứng viên xuất sắc có đam mê phát triển nghề nghiệp trong ngành hàng không, chắp cánh ước mơ bay cho các bạn trẻ. Ngày 26/10/2024, Vietjet sẽ tổ chức ngày hội tuyển dụng tiếp viên hàng không quy mô lớn tại Học viện Hàng không Vietjet (Saigon Hi-Tech Park, Long Thạnh...

Hệ sinh thái nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí của Sun Group tại miền Bắc ưu đãi đặc biệt dịp cuối năm

Thu sang, đông đến là thời điểm miền Bắc khoác lên mình vẻ đẹp quyến rũ khó cưỡng. Và để du khách có thêm động lực xách vali lên và đi, tận hưởng trọn vẹn mùa đẹp ngỡ ngàng ở Sa Pa hay Quảng Ninh, hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group tại hai điểm đến phía Bắc này đang dành tặng du khách hàng loạt ưu đãi hấp dẫn mà nếu không đi thì phí một mùa thu. Khám...

Chân dung bà Nguyễn Đức Thạch Diễm – “bóng hồng” quyền lực Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương năm 2024...

Bài đọc nhiều

Ông Trump đắc cử tổng thống, kịch bản nào cho xung đột ở Trung Đông, Ukraine?

Ông Donald Trump gần như sẽ trở thành tổng thống tiếp theo của Mỹ. Giờ đây, giới quan sát chú ý đến những tuyên bố của ông về đối ngoại khi tranh cử. ...

Khi nào bà Harris phát biểu, gọi cho ông Trump nhận thua cuộc bầu cử?

Reuters dẫn 2 nguồn thạo tin cho hay Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ phát biểu nhận thua trong cuộc bầu cử vào 4 giờ ngày 7.11 (giờ Việt Nam, tức 16 giờ ngày 6.11 theo giờ Mỹ). ...

Ông Biden vội thúc đẩy gói viện trợ cho Ukraine sau chiến thắng của ông Trump

Nhà Trắng được cho là đang có kế hoạch giải ngân nhanh hàng tỉ USD viện trợ an ninh cho Ukraine trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời nhiệm sở vào tháng 1.2025. ...

Bất ngờ về chiến thắng của ông Donald Trump chính là kết quả các cuộc thăm dò

Với chiến thắng khá ngoạn mục, cựu Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành vị tổng thống tiếp theo của nước Mỹ. Ngay sau khi kết quả được công bố, Báo TG&VN đã có cuộc phỏng vấn nhanh với TS. Nguyễn Hùng Sơn, Phó Giám đốc Học viện Ngoại giao về cuộc bầu cử đặc biệt này và sự trở lại lịch sử, kịch tính của ông Donald Trump.

Cùng chuyên mục

Hàn Quốc bắn tên lửa đạn đạo ra Biển Hoàng Hải, Venezuela, Nga thúc đẩy hợp tác chiến lược, Iran ‘thờ ơ’ với kết...

Tổng thống Putin nói một trật tự thế giới mới đang hình thành, EU bàn cách hợp tác với chính quyền mới ở Mỹ, Houthi tuyên bố tiếp tục tấn công ở Biển Đỏ, Tổng thống đắc cử Donald Trump bổ nhiệm người thân cận đầu tiên vào Nhà Trắng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

“Mớ bòng bòng” cả mới lẫn cũ, ông Trump sẽ gỡ thế nào?

Ông Donald Trump đã chiến thắng ngoạn mục trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Lúc này là thời điểm để ông bắt đầu suy nghĩ về việc giải quyết những vấn đề quốc tế liên quan mật thiết đến nước Mỹ, đồng thời có ý nghĩa quyết định đến cục diện quan hệ quốc tế.

Tàu Charles de Gaulle của Pháp sắp tái xuất sau 4 tháng bảo trì kỹ thuật

Ngày 7/11, Hải quân Pháp thông báo chuẩn bị triển khai tàu sân bay Charles de Gaulle trong 4 tuần tới.

Sau 9 tháng đình trệ, đàm phán hòa bình Colombia tái khởi động

Ngày 7/11, Bộ Ngoại giao Brazil bày tỏ tin tưởng vào tiến trình hòa đàm giữa Chính phủ Colombia và Lực lượng quân đội giải phóng quốc gia (ELN).

Hàn Quốc và Mỹ siết chặt hợp tác, sẵn sàng ứng phó nguy cơ trên không gian

Ngày 8/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo nước này và Mỹ nhất trí tổ chức một cuộc tập trận mô phỏng trên la bàn ứng phó với các mối đe dọa trên không gian vào năm 2025.

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Philippines khởi xướng điều tra tự vệ đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương thông tin: Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines đã có thông báo khởi xướng điều tra tự vệ đối với xi măng nhập khẩu. Cục Phòng vệ thương mại cho biết, theo thông báo ngày 4/11/2024 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), ngày 31/10/2024, Bộ...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Mới nhất