Trang chủChính trịNgoại giaoXung đột Trung Đông sẽ "châm ngòi" suy thoái kinh tế thế...

Xung đột Trung Đông sẽ “châm ngòi” suy thoái kinh tế thế giới?

Giá dầu liên tục biến động, niềm tin của nhà đầu tư mong manh, lãi suất trực chờ tăng… đang đe dọa kinh tế toàn cầu trong bối cảnh cuộc xung đột ở Trung Đông không ngừng lan rộng và leo thang căng thẳng.

Xung đột Trung Đông sẽ 'châm ngòi' suy thoái kinh tế thế giới?
Một loạt vấn đề phát sinh khiến việc giao nhận hàng hóa chậm và tốn kém hơn dẫn đến sự gián đoạn làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể khiến nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái. (Nguồn: SCMP)

Khi cuộc xung đột ở Trung Đông leo thang từng ngày với cuộc tấn công Lebanon của Israel và những đợt phản công từ Iran, kinh tế toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với nỗi lo suy thoái mới sau một năm nỗ lực phục hồi.

Diễn biến những ngày này ở Trung Đông cho thấy cán cân quyền lực đang thay đổi cơ bản và những giả định lâu nay về rủi ro địa chính trị bị gạt sang một bên. Điều tương tự cũng đang xảy ra đối với nền kinh tế toàn cầu khi mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng sẽ phụ thuộc vào quy mô và thời gian của cuộc xung đột.

Một phân tích của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy, những nền kinh tế ở Trung Đông và Trung Á sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi các cuộc giao tranh. Ngay cả một thập niên sau một cuộc xung đột lớn, thu nhập bình quân đầu người của khu vực này vẫn thấp hơn khoảng 10% so với thế giới, dù có thể tác động của giao tranh đã mờ dần sau 5 năm.

Giá dầu tăng vọt

Ông James David Spellman, người đứng đầu Strategic Communications LLC, một công ty tư vấn có trụ sở tại Washington (Mỹ) bình luận trên tờ SCMP rằng, sự gián đoạn trong sản xuất và cung ứng trong khu vực có thể gây nguy hiểm cho tăng trưởng toàn cầu vốn đã ảm đạm.

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo, tăng trưởng kinh tế thế giới có thể mức 2,6% trong năm nay và 2,7% vào năm 2025 – thấp hơn nhiều so với mức trung bình 3,1% trong thập niên trước đại dịch Covid-19.

Giá dầu đã tăng đột ngột khoảng 8% sau loạt tấn công bằng tên lửa của Iran vào lãnh thổ Israel hôm 1/10 và sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố Mỹ đang thảo luận về khả năng xảy ra các cuộc tấn công của Israel vào cơ sở dầu mỏ của Tehran.

Vịnh Ba Tư cho đến nay vẫn là khu vực sản xuất năng lượng quan trọng nhất thế giới. Bảy quốc gia trong khu vực – Bahrain, Iran, Iraq, Kuwait, Qatar, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) – đã sản xuất khoảng 1/3 lượng dầu thô của thế giới trong năm 2022 và nắm giữ khoảng một nửa trữ lượng dầu thô của thế giới. Năm 2018, hơn 1/5 lượng dầu vận chuyển trên thế giới đi qua Eo biển Hormuz giữa Iran và Oman.

Các cuộc tấn công của phiến quân Houthi do Iran hậu thuẫn vào các tàu thương mại đi qua Biển Đỏ cho thấy sự dễ bị tổn thương của các tuyến đường vận chuyển trong khu vực nếu xung đột lan sang nhiều quốc gia hơn.

Những chuyến hàng dầu là nguồn thu nhập quan trọng của Iran và nước này có thể không muốn gây nguy hiểm cho mối quan hệ với các khách hàng quan trọng.

Tuy nhiên, trong khi mức độ trả đũa của Tehran đối với Israel có thể cho thấy quốc gia Hồi giáo này dù không muốn tham gia vào một cuộc chiến tranh toàn diện, các cuộc giao tranh có thể gây cản trở giao thông qua Eo biển Hormuz và các tuyến đường quan trọng khác.

Một loạt vấn đề phát sinh khiến việc giao nhận hàng hóa chậm và tốn kém hơn dẫn đến sự gián đoạn làm tê liệt chuỗi cung ứng toàn cầu và có thể khiến nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.

Nhu cầu dầu mỏ trên thế giới dự kiến tăng chậm lại trong những năm tới khi sản lượng tiếp tục tăng. Các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở châu Á và một số ngành công nghiệp nhất định sẽ cần nhiều dầu hơn, dù vậy, điều này có thể được bù đắp bằng việc doanh số bán ô tô điện gia tăng, tiến bộ trong hiệu quả sử dụng nhiên liệu và xu hướng chuyển dần sang năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, các nhà phân tích cũng chỉ ra rằng, Mỹ hiện đang sở hữu lượng dầu thô tồn kho cao trong khi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) có đủ năng lực dự phòng để làm dịu tác động của sự gián đoạn, ít nhất là trong ngắn hạn.

Dù vậy, những xu hướng này sẽ bị đảo lộn nếu xung đột tiếp tục kéo dài dai dẳng ở khu vực Trung Đông. Giá dầu sẽ vô cùng biến động, giống như diễn biến của một vài giao dịch gần đây.

“Những nền kinh tế chuyên nhập khẩu năng lượng ròng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là những nền kinh tế phụ thuộc nhiều vào nguồn cung dầu từ Trung Đông như các quốc gia ở khu vực châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương”, ông Ken Wattret, Phó Chủ tịch Kinh tế toàn cầu của S&P đề cập trong báo cáo Global Market Intelligence mới đây.

Tình hình địa chính trị biến động sẽ làm các nhà đầu tư lo lắng, làm suy yếu lòng tin của người tiêu dùng và khiến các doanh nghiệp chậm lại kế hoạch mở rộng, gây ra đợt bán tháo cổ phiếu và đẩy nền kinh tế thế giới rơi vào suy thoái.

Một mối quan ngại khác là các mỏ khí đốt ngoài khơi của Israel cũng là những mục tiêu dễ bị tổn thương. Những cuộc tấn công vào các mỏ khí đốt này sẽ đe dọa đến an ninh năng lượng của Ai Cập, Jordan và châu Âu, khiến tình trạng thêm trầm trọng, nhất là sau khi Israel tạm thời đóng cửa mỏ khí đốt Tamar vào tháng 10 năm ngoái. Và sự gián đoạn kéo dài của khí đốt tự nhiên sẽ bóp nghẹt thị trường toàn cầu khi nhiệt độ lạnh hơn đến Bắc Bán cầu

Chưa thể đo đếm tác động

Lạm phát cũng sẽ là thách thức đáng lo ngại khi giá dầu vốn là một thành phần chính của giá thực phẩm. Vào thời điểm thế giới đang dần kiểm soát được lạm phát, giá dầu tăng liên tục có thể gây ra một đợt bùng phát lạm phát mới và có khả năng ảnh hưởng đến lãi suất.

Các nhà giao dịch và công ty năng lượng cũng bắt đầu có động thái.

“Nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu nghĩ đến việc phòng ngừa rủi ro”, Michael Brown, một chiến lược gia nghiên cứu cấp cao tại Công ty môi giới Pepperstone của Australia, cho biết, đồng thời chỉ ra các chỉ số đo lường mức độ các nhà đầu tư mua quyền chọn để hạn chế tổn thất.

Stephen Schork, một nhà giao dịch chuyên tư vấn cho các công ty phân bón hoặc khí đốt tự nhiên, về các chiến lược phòng ngừa rủi ro, cho biết “cần phải hành động ngay bây giờ” để bảo vệ trước sự gia tăng giá cả.

Các công ty đang theo dõi xem cuộc xung đột này ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Mỹ như thế nào, kết quả của cuộc bầu cử này có thể gây ra hậu quả to lớn đối với quan hệ thương mại, thuế và quy định. Giá dầu tăng đột biến hay cảm giác bất ổn toàn cầu gia tăng đều không giúp ích cho chiến dịch của Phó Tổng thống Kamala Harris.

Thị trường chứng khoán dường như có xu hướng phớt lờ rủi ro địa chính trị. Bất chấp cuộc xung đột ở Ukraine hay giao tranh ở Gaza, cổ phiếu vẫn đạt mức cao kỷ lục.

Bà Quincy Krosby, chiến lược gia toàn cầu của LPL Financial, cho biết triết lý trên sàn giao dịch được nhiều công ty hưởng ứng luôn là: “Vấn đề không quan trọng cho đến khi nó trở nên quan trọng. Câu hỏi đặt ra là vấn đề đó sẽ đi xa đến đâu?”

Ngược lại, các ngân hàng trung ương không thể bỏ qua các sự kiện địa chính trị. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh Andrew Bailey cho biết, ngân hàng này có thể hành động mạnh mẽ hơn để cắt giảm lãi suất nếu áp lực lạm phát tiếp tục suy yếu. Điều này cho thấy các ngân hàng trung ương hiện không coi xung đột Trung Đông là mối đe dọa lớn đối với các nỗ lực kiềm chế lạm phát.

Ông Bailey tiết lộ, có vẻ đã có những cam kết giữa các bên để giữ cho thị trường dầu ổn định nhưng cũng không loại trừ khả năng xung đột có thể đẩy giá dầu lên cao nếu mọi thứ tiếp tục leo thang.

Phó Thống đốc Riksbank Thụy Điển Per Jansson đã đưa ra một thông điệp tương tự, nói rằng tác động của cuộc xung đột Trung Đông vẫn chưa đủ để có thể cắt giảm dự báo kinh tế.

Trong khi đó, IMF ngày 3/10 cho rằng, sự leo thang xung đột ở Trung Đông có thể gây ra hậu quả kinh tế đáng kể cho khu vực và nền kinh tế toàn cầu, nhưng giá hàng hóa vẫn thấp hơn mức cao nhất của năm qua. Người phát ngôn của IMF Julie Kozack nhận định, vẫn còn quá sớm để dự đoán những tác động cụ thể đến nền kinh tế toàn cầu.





Nguồn: https://baoquocte.vn/xung-dot-trung-dong-se-cham-ngoi-suy-thoai-kinh-te-the-gioi-288873.html

Cùng chủ đề

Thế giới chịu tổn thất khủng do biến đổi khí hậu

Tình trạng biến đổi khí hậu khó lường đang thúc đẩy các hiện tượng thời tiết cực đoan, gây thiệt hại "khủng" cho con người và nền kinh tế xã hội trên toàn thế giới. ...

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt hồ sơ trình chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Thủ tướng cũng đề nghị rà soát các công việc phục vụ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong đó có việc chuẩn bị tốt hồ sơ trình chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng...

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hàn Quốc tích hợp AI vào sách giáo khoa, Nga-Indonesia tập trận chung, Haiti phế truất Thủ tướng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/11.

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Nhân chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường tới Chile và Peru, báo NotiMass Guerrero của Mexico ngày 9/11 đăng bài viết với tiêu đề "Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh'.

Mathnasium Championship 2024:Kiến tạo tương lai từ tư duy Toán học

Hành trình tìm kiếm tài năng Toán Tư duy khép lại với 36 thí sinh xuất sắc nhất toàn quốc tại vòng Chung kết Mathnasium Championship 2024.

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Mới đây, Batdongsan.com.vn đã công bố giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam (VREAA) nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Bài đọc nhiều

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Để Việt Nam mạnh về biển, giàu từ biển

Phát triển kinh tế biển xanh để Việt Nam “trở thành quốc gia mạnh về biển, giàu từ biển, phát triển bền vững, thịnh vượng, an ninh và an toàn”.

Giá xăng dầu hôm nay 11/11: Giậm chân tại chỗ

Giá xăng dầu hôm nay 11/11 ghi nhận cả dầu Brent và WTI đều “giậm chân tại chỗ”, tương ứng ở mức 73,87 USD/thùng và 70,38 USD/thùng.

Củng cố, làm sâu sắc hơn nữa mối quan hệ hữu nghị Việt Nam -Chile

Chủ tịch nước khẳng định nhân dân Việt Nam-Chile gắn bó với nhau bằng tình đoàn kết, hữu nghị cũng như chia sẻ các giá trị, tư tưởng thiêng liêng về độc lập, tự do, hòa bình, bình đẳng và công lý. Nhân chuyến thăm chính thức tới Chile, chiều 10/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp thân mật đoàn Viện Văn hóa Chile-Việt Nam do bà Chủ tịch Patricia Abarzua dẫn đầu. Phát biểu tại...

Cùng chuyên mục

Tổng thống Chile Gabriel Boric chủ trì lễ đón Chủ tịch nước Lương Cường

Xe chở Chủ tịch nước Lương Cường tiến vào khu trung tâm Quảng trường Hiến pháp. Đội trưởng đội danh dự Phủ Tổng thống Chile đón Chủ tịch nước tại nơi đỗ xe và trân trọng mời Chủ tịch nước bước lên thảm đỏ duyệt đội danh dự. Tiếp đó, Chủ tịch nước Lương Cường được mời tiến tới cổng chính trải thảm đỏ trước Dinh La Moneda, nơi Tổng thống Gabriel Boric Font đang chờ đón. Hai...

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg.

Giá vàng giảm, phản ứng với “làn sóng đỏ” hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều

Giá vàng hôm nay 12/11/2024, Giá vàng giảm phiên thứ hai liên tiếp, chịu ảnh hưởng từ thị trường sau khi ông Donald Trump giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ. Tỷ lệ dự trữ vàng của Nga cao kỷ lục trong 25 năm. Giá vàng trong nước thuận đà giảm.

Thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Thủ đô Hà Nội với Argentina

Tham dự buổi tiếp có Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Mạnh Quyền và lãnh đạo các sở, ban, ngành TP Hà Nội. Bày tỏ vui mừng chào đón Đoàn đại biểu Đảng Công lý (PJ) đến thăm và làm việc tại Thành ủy Hà Nội, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong chúc Đoàn có thời gian làm việc thật hiệu quả tại Việt Nam và Thủ đô Hà Nội. Chia sẻ tại buổi tiếp, Phó...

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Mới nhất

Công ty Mầm non Vạn Phúc trúng đấu giá khu đất hơn 2.200 m2 tại Đà Nẵng

Từ giá khởi điểm 184.893 đồng/m2/năm, Công ty đầu tư Mầm non Vạn Phúc đấu giá thành công Khu đất ký hiệu A8 thuộc Khu E mở rộng - Khu dân cư Nam cầu Cẩm Lệ với giá hơn 397.000 đồng/m2. Công ty Mầm non Vạn Phúc trúng đấu giá khu đất hơn 2.200 m2 tại Đà NẵngTừ giá khởi...

Hàn Quốc tích hợp AI vào sách giáo khoa, Nga-Indonesia tập trận chung, Haiti phế truất Thủ tướng

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 12/11.

Hướng tới nâng tầm quan hệ Việt Nam – Chile

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Chủ tịch Thượng viện José Garcia Ruminot và Chủ tịch Hạ viện Karol Cariola ngày 11-11. Chủ tịch nước Lương Cường hội kiến Chủ tịch Thượng viện Chile José Garcia Ruminot - Ảnh: TTXVN Mong Quốc hội hai nước tăng cường hợp tác Tại hai cuộc...

Vượt lũy tre làng, nữ giám đốc HTX ở Hà Tĩnh đưa nước mắm biển Thiên Cầm xuất ngoại

Không chỉ định vị thương hiệu nước mắm Phú Sáng trên thị trường bằng chứng nhận OCOP 3 sao, nữ giám đốc HTX Dịch vụ chế biến hải sản Phú Sáng...

‘Thương vụ’ hòa bình của ông Trump ở Ukraine

Ngay sau chiến thắng áp đảo ở cuộc bầu cử ngày 6-11 vừa qua, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã lập tức bắt tay vào thực hiện cam kết sẽ kết thúc chiến sự ở Ukraine 'trong vòng 24 giờ'. Các sinh viên Đại học Bách khoa nhìn ra bên ngoài cửa kính bị vỡ của khu ký...

Mới nhất