Trang chủSự kiệnXung đột ở "chảo lửa" Trung Đông tác động cục diện bầu...

Xung đột ở “chảo lửa” Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao?

(Dân trí) – Tình hình căng thẳng ở khu vực Trung Đông được dự báo sẽ có tác động đáng kể tới bầu cử tổng thống Mỹ, khi hai ứng cử viên Donald Trump và Kamala Harris đang bám đuổi sít sao trong cuộc đua.
Xung đột ở "chảo lửa" Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao?

Trong những tuần cuối cùng trước khi bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11, các nhà phân tích cảnh báo rằng các chiến dịch quân sự mở rộng của Israel trên khắp Trung Đông có thể làm giảm cơ hội của ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris.

Chính sách đối ngoại hiếm khi là ưu tiên hàng đầu của cử tri Mỹ. Tuy nhiên cuộc chiến kéo dài suốt một năm qua của Israel ở Dải Gaza, cũng như chiến dịch ném bom dữ dội ở Li Băng, đã làm dấy lên những câu hỏi về vai trò của Mỹ trong cuộc xung đột.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho đến nay vẫn kiên định ủng hộ Israel, gây chia rẽ trong nội bộ đảng Dân chủ, khi một số cử tri, đặc biệt là người Mỹ gốc Ả Rập, quay lưng lại với đảng.

Trong bối cảnh ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris đang trong cuộc đua sát nút với đối thủ đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, sự tức giận đối với chính quyền Biden có thể khiến cử tri Ả Rập ở các bang quan trọng như Michigan không đi bỏ phiếu vào tháng 11.

Jim Zogby, đồng sáng lập Viện Người Mỹ gốc Ả Rập, nói với hãng tin Al Jazeera rằng, phần lớn sự suy giảm về tỷ lệ ủng hộ dành cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ có liên quan đến việc chính quyền Biden ủng hộ cuộc chiến ở Gaza, cuộc chiến đã xóa sổ toàn bộ các khu dân cư và khiến hơn 42.000 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Chiến dịch của Israel đã nhận được khoảng 20 tỷ USD hỗ trợ vũ khí của Mỹ.

“Không phải nhóm cử tri này đang trở nên bảo thủ hơn, mà họ muốn trừng phạt chính quyền này vì những gì họ đã cho phép xảy ra. Dường như mạng sống của người Palestine và người Li Băng không quan trọng”, chuyên gia Zogby nói.

Một cuộc thăm dò vào tháng 9 của Viện người Mỹ gốc Ả Rập cho thấy tỷ lệ ủng hộ bà Harris và ông Trump gần như ngang nhau trong số các cử tri Ả Rập, khi hai ứng viên lần lượt nhận được 41% và 42% ủng hộ.

Con số đó thực sự là một sự cải thiện đáng kể đối với đảng Dân chủ. Vào thời điểm ông Biden tái tranh cử, tỷ lệ ủng hộ của ông trong số các cử tri Ả Rập đã giảm mạnh sau khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra, giảm xuống chỉ còn 17% vào tháng 10/2023.

Xung đột ở chảo lửa Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao? - 1
Cảnh đổ nát ở Gaza sau các cuộc giao tranh (Ảnh: Reuters).

Trước đó, ông Biden đã giành được 59% số phiếu bầu của người Ả Rập trong cuộc đua tổng thống năm 2020. Khi ông Biden từ bỏ cuộc đua năm 2024, một số cử tri hy vọng người thay thế ông, bà Harris, sẽ mang đến một luồng gió mới.

Nhưng cho đến nay, bà Harris vẫn duy trì chính sách của ông Biden và không kêu gọi chấm dứt chuyển giao vũ khí cho Israel, ngay cả khi một loạt cuộc tấn công leo thang của Israel đã đưa Trung Đông đến bờ vực của một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây, khi được hỏi liệu bà có tách khỏi ông Biden về bất kỳ vấn đề nào không, bà Harris trả lời: “Không có vấn đề nào hiện lên trong đầu tôi”.

Chiến dịch tranh cử của bà Harris cũng hứng chịu nhiều lời chỉ trích tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào tháng 8, sau khi các quan chức của đảng từ chối cho một diễn giả người Mỹ gốc Palestine lên sân khấu để phát biểu về nỗi đau khổ ở Dải Gaza.

“Mọi người đang tìm kiếm những hành động nhân đạo nhỏ nhất, nhưng chiến dịch không đáp ứng được điều đó. Họ đang mắc phải một sai lầm khiến họ mất phiếu bầu”, chuyên gia Zogby cho biết.

Mặc dù chính sách của Mỹ đối với Gaza có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của hầu hết cử tri, nhưng hơn 80% người Mỹ gốc Ả Rập cho biết chính sách này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lá phiếu của họ.

Nhiều cử tri trong số đó tập trung ở một số bang chiến trường, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Ví dụ, bang chiến trường Michigan có số người Ả Rập lớn thứ hai cả nước. Bang này cũng có tỷ lệ người Mỹ gốc Ả Rập lớn nhất trong bất kỳ bang nào: Gần 392.733 người tự nhận là người Ả Rập trong một bang có 10 triệu người.

Các cuộc thăm dò trung bình cho thấy bà Harris chỉ dẫn trước khoảng 1,8% tại đây. Lợi thế mong manh của ứng viên đảng Dân chủ tại bang này có thể bị suy yếu bởi các ứng viên của đảng thứ ba như Jill Stein, người đã tích cực thu hút phiếu bầu của người Mỹ gốc Ả Rập và Hồi giáo trong khu vực.

Michael Traugott, giáo sư nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chính trị thuộc Đại học Michigan, cho biết: “Tình hình ở Gaza đã khiến cơ hội của đảng Dân chủ tại Michigan trở nên phức tạp hơn”.

“Vì chúng tôi dự đoán mọi thứ sẽ diễn ra sít sao, nên bà Harris sẽ bị thiệt hại nếu một bộ phận lớn cộng đồng người Ả Rập tại bang này ở nhà vào ngày bầu cử”, ông Traugott nói.

Tuy nhiên, người Mỹ gốc Ả Rập ở Michigan không phải là một cộng đồng thống nhất và đã có những chia rẽ gay gắt trong cộng đồng về cách sử dụng đòn bẩy bầu cử tốt nhất.

Một số người tin rằng thất bại của bà Harris ở Michigan sẽ gửi lời cảnh báo đến các ứng cử viên tương lai về việc đánh giá thấp ảnh hưởng của cử tri Ả Rập.

Xung đột ở chảo lửa Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao? - 2
Những người biểu tình tập trung đòi ngừng bắn ở Gaza gần địa điểm diễn ra cuộc tranh luận tổng thống ngày 10/9 tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ (Ảnh: Reuters).

Những tuần cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra khi mối đe dọa xung đột leo thang vẫn bủa vây khu vực Trung Đông, làm tăng thêm yếu tố bất ổn cho chiến dịch tranh cử của các ứng viên tổng thống.

Vào đầu tháng 10, Iran đã tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào Israel, để đáp trả vụ sát hại thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah ở Beirut, cùng nhiều vụ khác.

Sau đó, Israel đã phát động một chiến dịch trên bộ ở miền Nam Li Băng, bên cạnh chiến dịch ném bom không kích trong khu vực. Israel được dự đoán sẽ có thêm hành động chống lại Iran.

Các nhà phân tích lo ngại rằng một cuộc trả đũa quy mô lớn của Israel có thể gây ra một cuộc chiến tranh tàn khốc giữa Israel và Iran. Đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều cử tri Mỹ.

Một cuộc thăm dò vào tháng 9 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 44% người Mỹ vô cùng hoặc rất lo ngại về việc giao tranh lan sang các quốc gia khác ở Trung Đông. 44% lo ngại khả năng Mỹ tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.

Các cử tri nghiêng về đảng Dân chủ cho rằng cuộc chiến của Israel ở Gaza đã đi quá xa và Mỹ nên làm nhiều hơn để chấm dứt cuộc chiến này.

Laura Silver, phó giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Pew, nói rằng những kết quả đó phản ánh quan điểm khác biệt giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về chính sách đối ngoại.

“Những người Mỹ nghiêng về đảng Cộng hòa có nhiều khả năng muốn Mỹ cung cấp vũ khí cho Israel hơn và họ ít có khả năng muốn Mỹ đóng vai trò ngoại giao hơn”, chuyên gia Silver nhận định.

Chuyên gia chỉ ra rằng những người trẻ tuổi và lớn tuổi cũng có cách tiếp cận khác nhau đối với cuộc chiến ở Gaza và xung đột Israel – Palestine nói chung.

Một cuộc thăm dò vào tháng 2 cho thấy 36%những người trong độ tuổi từ 18 đến 29 cho biết chính quyền Biden ủng hộ Israel quá nhiều trong cuộc chiến hiện tại, so với chỉ 16% những người trong độ tuổi từ 50 đến 64 đồng tình với quan điểm này.

Tuy nhiên, chuyên gia Zogby cho biết đảng Dân chủ vẫn chưa nhận ra những thay đổi đang diễn ra trong các nhóm cử tri quan trọng, chẳng hạn những người trẻ tuổi và cộng đồng da màu về vấn đề Palestine.

“Đảng Dân chủ không thay đổi về điều này, nhưng những người bỏ phiếu cho họ đã thay đổi. Họ không lắng nghe và họ sẽ phải trả giá cho điều đó”, chuyên gia cảnh báo.

Theo hãng tin Telegraph, một yếu tố có thể gây bất lợi cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ là giá dầu tăng cao khi căng thẳng ở Trung Đông leo thang. Nguy cơ giá xăng dầu tăng cao, lạm phát tăng cao và mối đe dọa hiện hữu đối với chiến dịch tranh cử của bà Harris cũng tăng theo.

Sau khi Iran phóng “mưa” tên lửa vào Israel hôm 1/10, các quan chức Israel đang cân nhắc một “cuộc trả đũa quy mô lớn”, có thể bao gồm việc nhắm mục tiêu vào các nhà máy lọc dầu của Iran. Nếu giá tiếp tục tăng, điều này sẽ là cơn đau đầu cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng tới.

“Cử tri sẽ cho rằng giá xăng dầu cao là biểu hiện của việc chính quyền Biden – Harris không thể kiểm soát được tình hình ở Trung Đông, điều này sẽ khiến họ trở nên yếu thế”, Bjarne Schieldrop, một nhà phân tích tại tập đoàn tài chính ngân hàng SEB, cho biết.

Ông Schieldrop cũng dự đoán, đảng Cộng hòa sẽ nắm lấy cơ hội này để cho rằng, bất kỳ sự gia tăng nào về giá dầu là bằng chứng cho thấy đảng Dân chủ không đáng tin cậy trong vấn đề kinh tế hoặc chính sách đối ngoại.

Ngay trước khi Iran phóng tên lửa vào Israel, Harold Hamm, ông trùm dầu đá phiến của Mỹ và là nhà tài trợ nổi tiếng của đảng Cộng hòa, đã nói với tạp chí Financial Times rằng, chính quyền Biden đã khiến Mỹ “dễ bị tổn thương bất thường” trước cú sốc giá dầu từ Trung Đông.

“Ở Mỹ, giá dầu tăng 10% đồng nghĩa với giá xăng tăng 10%. Điều này gây tổn thương hơn nhiều. Ngoài ra, nhiều người Mỹ chỉ có thu nhập đủ sống qua ngày, nếu họ đột nhiên phải chi thêm tiền xăng, họ sẽ bị tác động mạnh. Điều này sẽ gây bất lợi cho bà Harris”, ông Schieldrop nói.

Xung đột xoay chuyển theo hướng có lợi cho Donald Trump?

Xung đột ở chảo lửa Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao? - 3
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: AFP).

Bất chấp những nỗ lực liên tục của Mỹ, khả năng đạt được một lệnh ngừng bắn ở Gaza và khu vực Trung Đông rộng lớn hơn dường như ngày càng xa vời.

Sau cuộc tấn công bằng 200 tên lửa của Iran vào Israel, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi sẽ không từ bỏ việc đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza vì chúng tôi tin rằng đó là cách tốt nhất để giải cứu các con tin”. Nhưng sau đó, ông nói thêm, ám chỉ đến Hamas: “Cần có cả hai bên tham gia, nhưng ngay bây giờ, một trong hai bên lại từ chối tham gia”.

Theo trang tin Asia Times, ngày càng có nhiều khả năng sẽ không có chiến thắng chính trị nào cho Tổng thống Joe Biden ở Trung Đông trước cuộc bầu cử ngày 5/11. Một số người cho rằng điều này một phần là do Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hy vọng rằng, ông Trump sẽ giành chiến thắng vào tháng 11 và sau đó ông có thể lôi kéo Mỹ vào cuộc đối đầu với Iran.

Mỹ dường như đã đạt được một số tiến triển về lệnh ngừng bắn vào tháng 7, nhưng sau đó đã xảy ra vụ sát hại nhà lãnh đạo chính trị Hamas, Ismail Haniyeh, tại Tehran, Iran. Israel bị cáo buộc đứng sau vụ việc này.

Một số quan điểm cho rằng vụ sát hại thủ lĩnh Hamas không chỉ là nỗ lực kéo Iran vào cuộc xung đột mà còn là đòn giáng rõ ràng vào cơ hội ngừng bắn. Thủ lĩnh Haniyeh đã sớm được thay thế bằng một chỉ huy Hamas cực đoan hơn, Yahya Sinwar.

Mỹ một lần nữa hy vọng đạt được thỏa thuận hòa bình vào tháng 9, nhưng Thủ tướng Netanyahu đã phá hỏng thỏa thuận bằng những yêu cầu được đưa ra vào phút chót. Những yêu cầu này bao gồm việc cấm những người có vũ trang quay trở lại miền bắc Gaza trong thời gian ngừng bắn và Israel vẫn giữ quyền kiểm soát Hành lang Philadelphi, một dải đất hẹp dọc biên giới Gaza với Ai Cập.

Các báo cáo cho rằng ông Netanyahu đã cố tình can thiệp vào các cuộc đàm phán và sử dụng các chiến thuật trì hoãn trong suốt mùa hè. Nhưng mục đích chính trị của việc trì hoãn hòa bình là gì?

Thủ tướng Netanyahu có lẽ đang trông chờ kịch bản ông Trump thắng cử, và có một chính quyền Mỹ dễ “thao túng” hơn chính quyền Biden. Thủ tướng Netanyahu từng tuyên bố ông đã thuyết phục ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một thỏa thuận lịch sử do chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama thiết kế vào năm 2015 nhằm dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Nhiều người coi đây là một bước tiến tới hòa bình toàn cầu.

Quyết định gây tranh cãi của ông Trump về việc chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem cũng được xem là một “chiến thắng” mang tính biểu tượng cho Thủ tướng Netanyahu và phe cánh hữu Israel.

Các thành viên đảng Dân chủ ngày càng hoài nghi việc Thủ tướng Netanyahu đang tìm cách can thiệp vào chính trị nội bộ Mỹ bằng cách phớt lờ lời kêu gọi từ Tổng thống Biden về việc đàm phán thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông và leo thang căng thẳng trước thềm bầu cử Mỹ. Cuộc đối đầu leo thang nhanh chóng giữa Israel, Hezbollah và đồng minh của Hezbollah, Iran, đã làm suy yếu những nỗ lực của Tổng thống Biden nhằm đạt được hòa bình thông qua ngoại giao.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Trump cảnh báo thế giới đang “vượt khỏi tầm kiểm soát” dưới thời ông Biden. Tỷ lệ ủng hộ của người Hồi giáo ở Mỹ dành cho ông Biden ngày cảng giảm trong bối cảnh bạo lực gia tăng ở Trung Đông, tạo ra gánh nặng chính trị nghiêm trọng cho Phó Tổng thống Harris tại Michigan, một bang chiến trường mà đảng Dân chủ phải thắng.

Xung đột ở chảo lửa Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao? - 4
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: EPA).

David Rothkopf, cựu quan chức chính quyền Tổng thống Bill Clinton và cựu giám đốc điều hành kiêm biên tập viên tạp chí Foreign Policy, cho biết đảng Dân chủ có lý do chính đáng để xem xét các động thái quân sự mới nhất của chính quyền Netanyahu trong bối cảnh chúng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 như thế nào.

“Tôi nghĩ rằng đó là mối quan ngại hợp lý dựa trên các cuộc trao đổi của tôi với người Israel. Họ hiểu rằng ông Netanyahu là người ủng hộ ông Trump và cảm thấy rằng việc ông Trump trở thành tổng thống sẽ có lợi hơn cho ông ấy về lâu dài. Do đó, theo một cách nào đó, điều đó có thể ảnh hưởng đến các quyết định mà ông ấy đưa ra trong những tuần tới”, ông Rothkopf nói với trang tin The Hill.

Nhiều người Mỹ gốc Ả Rập nhiều khả năng sẽ bỏ phiếu cho ông Trump (hoặc ít nhất là bỏ phiếu chống lại bà Harris) vào tháng 11.

Theo truyền thống, cử tri Mỹ gốc Do Thái có xu hướng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, với khoảng 70% người Do Thái tự nhận mình là thành viên của đảng Dân chủ. Điều này rất quan trọng vì có những cộng đồng Do Thái đáng kể ở các bang chiến trường như Pennsylvania (với 433.000 người), Florida (với 672.000 người) và Georgia (với 141.000 người).

Xu hướng này khác biệt ở cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập, những người đã bị ám ảnh bởi cuộc xung đột ở Gaza (và bây giờ là Li Băng) và tức giận trước phản ứng của chính quyền Biden đối với Israel. Trong khi Mỹ sử dụng áp lực ngoại giao để vận động ngừng bắn, gần đây Washington tiếp tục bán cho Israel thêm 20 tỷ USD máy bay chiến đấu và các loại vũ khí khác. Đây là một trong những gói quân sự lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Gaza.

Được đưa ra danh sách gồm 10 vấn đề và được yêu cầu chọn 3 vấn đề quan trọng nhất, 60% người Mỹ gốc Ả Rập được khảo sát đã chọn Gaza và 57% cho biết cuộc chiến ở Gaza sẽ ảnh hưởng đến lá phiếu của họ. Điều này có thể giải thích tại sao gần 80% cử tri Mỹ gốc Ả Rập có quan điểm không ủng hộ ông Biden (dựa trên cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5), trong khi chỉ 55% cử tri có quan điểm không ủng hộ ông Trump.

Mặc dù người Mỹ gốc Ả Rập không hẳn yêu thích ông Trump, nhưng họ không thể chấp nhận việc ủng hộ một chính quyền không ngăn chặn được thảm họa nhân đạo ở Gaza. Họ có thể không bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu cho một ứng viên của đảng thứ ba.

Thủ tướng Netanyahu đang hy vọng vào vấn đề này để tác động đến cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho ông Trump. Người Mỹ gốc Ả Rập tạo thành nhóm bỏ phiếu quan trọng ở các bang chiến trường, chẳng hạn Pennsylvania (126.000 người Mỹ gốc Ả Rập) và Michigan (392.000 người Mỹ gốc Ả Rập).

Một khả năng xảy ra là số phiếu bầu của người Mỹ gốc Do Thái từ năm 2020 đến năm 2024 sẽ không thay đổi, nhưng số phiếu bầu của người Mỹ gốc Ả Rập, những người từng ủng hộ ông Biden trên toàn quốc với tỷ lệ 64% vào năm 2020 và gần 70% tại bang quan trọng Michigan, sẽ thay đổi. Điều này có thể làm thay đổi cán cân bất lợi cho bà Harris tại một bang mà ông Biden chỉ giành chiến thắng với 154.000 phiếu bầu.

Nhiều cử tri người Mỹ gốc Ả Rập không tin rằng bà Harris sẽ có chính sách khác biệt so với ông Biden. Trong một cuộc thăm dò do Hội đồng Quan hệ Mỹ – Hồi giáo tiến hành tại Michigan vào tháng 8, chỉ có 12% cử tri người Mỹ gốc Hồi giáo tại bang này ủng hộ bà Harris. Những cử tri này đang yêu cầu ngừng bắn, tuy nhiên triển vọng này cho đến nay vẫn xa vời.

Theo Aljazeera, Asia Times, The Hill, Telegraph

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/xung-dot-o-chao-lua-trung-dong-tac-dong-cuc-dien-bau-cu-my-ra-sao-20241016174806776.htm

Cùng chủ đề

Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?

(Dân trí) - Anh Timmy P., một người Mỹ gốc Việt, hy vọng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Sau khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ lần lượt xác định ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 5/11, Timmy P, 32 tuổi, công dân Mỹ gốc Việt, cho biết anh...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Ông Trump bổ nhiệm nhân sự đầu tiên cho chính quyền mới

(Dân trí) - Susie Wiles, chiến lược gia thầm lặng đứng sau thành công của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump trong mùa bầu cử năm nay, được chọn trở thành Chánh Văn phòng Nhà Trắng trong chính quyền sắp tới. Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump và bà Susie Wiles (Ảnh: Reuters). "Susie Wiles vừa giúp tôi đạt được một trong những chiến thắng chính trị vĩ đại nhất trong lịch sử Mỹ và là một phần không...

Đường về Nhà Trắng của ông Donald Trump

Chiến thắng của ông Donald Trump trong kỳ bầu cử tổng thống Mỹ khép lại giai đoạn tranh cử đầy những biến động của ứng viên đảng Cộng hòa. Những rắc rối pháp lý, các phát ngôn tranh cãi, tất cả đều đã không ngăn được ông Donald Trump cầm tấm vé trở lại Nhà Trắng sau 4 năm. Ở tuổi 78, ông sẽ trở thành tổng thống lớn tuổi nhất lịch sử Mỹ tuyên thệ nhậm chức, cũng như...

Ông Putin chúc mừng ông Trump, tuyên bố sẵn sàng đối thoại

(Dân trí) - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chúc mừng Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, khen ông là người can đảm, và khẳng định sẵn sàng đàm phán. Tổng thống Nga Vladimir Putin hội đàm với Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump bên lề hội nghị G-20 tại Đức năm 2017 (Ảnh: AFP). Phát biểu tại cuộc họp của Câu lạc bộ Thảo luận Quốc tế Valdai ở thành phố Sochi (Nga) ngày 7/11, Tổng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tranh cãi khi thí sinh Hoa hậu Trái đất nhờ Google dịch trả lời phỏng vấn

(Dân trí) - Người đẹp Nhật Bản - Ann Furukawa - đã sử dụng công cụ Google dịch để trả lời phỏng vấn tại cuộc thi Hoa hậu Trái đất 2024 vì không có phiên dịch. Thông tin này gây tranh cãi trên mạng xã hội. Ngày 5/11, các thí sinh Hoa hậu Trái đất 2024 tham gia một sự kiện ở Philippines. Sau sự kiện, đoạn video ghi lại cảnh người đẹp Nhật Bản sử dụng công cụ Google...

Đồng thuận tăng diện tích quảng cáo báo in để báo chí tăng nguồn thu

(Dân trí) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tán thành với việc tăng diện tích quảng cáo trên báo in. Sáng 8/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Sau ngày giảm sốc, giá vàng hôm nay tăng 1 triệu đồng/lượng

(Dân trí) - Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng ở chiều mua trong phiên 7/11, đến ngày 8/11, giá vàng hôm nay đã tăng 1 triệu đồng, ở 82-86,5 triệu đồng/lượng với vàng miếng và 82-84,8 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn. Sau khi giảm 6 triệu đồng/lượng, giá vàng bật tăng  Mở phiên sáng 8/11, giá vàng miếng SJC được các doanh nghiệp lớn niêm yết tại 82-86,5 triệu đồng/lượng (mua - bán), tăng 1 triệu đồng ở cả 2 chiều...

Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?

(Dân trí) - Anh Timmy P., một người Mỹ gốc Việt, hy vọng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Sau khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ lần lượt xác định ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 5/11, Timmy P, 32 tuổi, công dân Mỹ gốc Việt, cho biết anh...

“Chải” Long Vũ bảnh bao, Khánh Ly rạng rỡ trên thảm đỏ LHP Quốc tế Hà Nội

(Dân trí) - "Chải" Long Vũ bảnh bao, lịch lãm và Khánh Ly đóng vai Lê của phim "Đi giữa trời rực rỡ" cũng xinh đẹp, duyên dáng trên thảm đỏ khai mạc Liên hoan phim (LHP) Quốc tế Hà Nội lần thứ VII năm 2024. Tối 7/11, LHP Quốc tế Hà Nội 2024 (HANIFF 2024) đã chính thức khai mạc tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội.  HANIFF 2024 với khẩu hiệu "Điện ảnh: Sáng tạo - Cất cánh" do...

Bài đọc nhiều

01:26:54

Đường phố Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc khánh 2/9

TPO - Chào mừng 79 năm Quốc khánh 2/9, các tuyến phố ở trung tâm Hà Nội trang hoàng rực rỡ màu cờ hoa, pano, áp phích, biểu ngữ gắn liền với hình ảnh lịch sử. VIDEO: Hà Nội rực rỡ cờ hoa chào mừng Quốc Khánh 2/9 Những ngày cuối tháng 8, các tuyến đường trên địa bàn thành phố Hà Nội được trang hoàng rực rỡ với cờ Tổ quốc, các bảng áp phích, pano, khẩu hiệu chào mừng...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp lớn của Saudi Arabia

Thủ tướng Chính phủ đề nghị, cùng với mở rộng sản xuất, Tập đoàn tiếp tục đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa chuỗi cung ứng, đa dạng hóa chuỗi phân phối các sản phẩm của Zamil.   Theo đặc phái viên TTXVN, nhân dịp dự Hội nghị Sáng kiến đầu tư tương lai lần thứ 8 (FII8) và thăm, làm việc tại Vương quốc Saudi Arabia, sáng 30/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Riyadh, Thủ tướng Chính phủ...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Triết lý ‘chơi để thắng’ của Elon Musk và ván cược lịch sử vào Donald Trump

Chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 có thể mở ra kỷ nguyên mới với Elon Musk - tỷ phú giàu nhất thế giới với khối tài sản 260 tỷ USD. Trong bài phát biểu chiến thắng, ông Trump đã dành một lời tri ân dài đối với người ủng hộ lớn nhất, “một ngôi sao đã xuất hiện trên bầu trời: Elon”. Nếu mọi việc diễn ra theo kế hoạch, Elon Musk sẽ trở...

Ông Trump phát biểu mừng chiến thắng: ‘Chúng ta đã làm nên lịch sử’

Ông Donald Trump đang có bài phát biểu trước những người ủng hộ ở Florida với tuyên bố chiến thắng và khẳng định đã làm nên lịch sử.   14:15 ngày 06/11/2024 Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson: "Donald Trump giờ là tổng thống đắc cử của chúng ta" Ông Johnson nói đảng Cộng hòa tại Hạ viện sẵn sàng và đã chuẩn bị hành động ngay lập tức theo chương trình "Nước Mỹ trước tiên" của ông Trump. "Nước Mỹ lại tràn ngập...

Cùng chuyên mục

Đồng thuận tăng diện tích quảng cáo báo in để báo chí tăng nguồn thu

(Dân trí) - Thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội tán thành với việc tăng diện tích quảng cáo trên báo in. Sáng 8/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều...

Người Mỹ gốc Việt kỳ vọng gì vào nhiệm kỳ mới của ông Trump?

(Dân trí) - Anh Timmy P., một người Mỹ gốc Việt, hy vọng nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump sẽ giúp nền kinh tế khởi sắc. Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: Reuters). Sau khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ lần lượt xác định ứng viên Cộng hòa Donald Trump đắc cử tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 5/11, Timmy P, 32 tuổi, công dân Mỹ gốc Việt, cho biết anh...

Thủ tướng: Việt Nam có sự vươn lên, trỗi dậy mạnh mẽ

Sáng 8/11, nhân chuyến công tác tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính có cuộc gặp thân mật với lưu học sinh và cộng đồng người Việt tại Trùng Khánh. Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai cho biết, có khoảng 400 lưu học sinh và 600 người việt sống tại Trùng Khánh, chiếm 1/4 cộng đồng người Việt sống ở phía tây Trung Quốc. Dù sống xa quê hương nhưng cộng đồng...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Báo chí với kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chỉ còn hơn một năm nữa, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV sẽ diễn ra. Những định hướng lớn trong tầm nhìn phát triển đất nước đã và đang được định hình trong các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội. Đặc biệt, các bài viết và bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm - người lãnh đạo cao nhất của Đảng, đã chỉ rõ những tư tưởng cơ bản trong con đường đi tới. Đích...

Mới nhất

Vàng tăng giá trở lại, người dân TP HCM lại xếp hàng dài để mua

(NLĐO)- Giá vàng tăng giá trở lại, người dân TP HCM lại đổ đến các cửa hàng, tiệm vàng để mua vào...

Quảng Nam phát triển cây dược liệu quy mô lớn

Gần bốn năm trở lại đây, tỉnh Quảng Nam đã linh hoạt lồng ghép nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 đến 2025 (Chương trình MTQG 1719) với các nguồn vốn khác để...

Tuyến buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị

Sáng 8/11, UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, vừa quyết định phê duyệt thông tin dự án Vận hành cung ứng dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt không trợ giá tuyến xe buýt liên tỉnh liền kề Quảng Trị - Huế và ngược lại. ...

Những bài tập giảm kiệt sức, căng thẳng trong công việc

Nhiều người đã từng trải qua tình trạng căng thẳng trong công việc, nhưng một nghiên cứu mới cho thấy những bài tập thể dục vừa sức có thể giúp giảm thiểu điều này. ...

Giá nâng mũi là bao nhiêu? Cần lưu ý gì khi nâng mũi?

Hiện nay, rất nhiều người đã thực hiện nâng mũi với mong muốn giúp cho khuôn mặt của mình thanh thoát, cân đối hơn. Nếu bạn cũng đang quan tâm đến phương pháp làm...

Mới nhất