Trang chủSự kiệnXung đột ở "chảo lửa" Trung Đông tác động cục diện bầu...

Xung đột ở “chảo lửa” Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao?

(Dân trí) – Tình hình căng thẳng ở khu vực Trung Đông được dự báo sẽ có tác động đáng kể tới bầu cử tổng thống Mỹ, khi hai ứng cử viên Donald Trump và Kamala Harris đang bám đuổi sít sao trong cuộc đua.
 
Xung đột ở "chảo lửa" Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao?

Trong những tuần cuối cùng trước khi bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tháng 11, các nhà phân tích cảnh báo rằng các chiến dịch quân sự mở rộng của Israel trên khắp Trung Đông có thể làm giảm cơ hội của ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó Tổng thống Kamala Harris.

Chính sách đối ngoại hiếm khi là ưu tiên hàng đầu của cử tri Mỹ. Tuy nhiên cuộc chiến kéo dài suốt một năm qua của Israel ở Dải Gaza, cũng như chiến dịch ném bom dữ dội ở Li Băng, đã làm dấy lên những câu hỏi về vai trò của Mỹ trong cuộc xung đột.

Chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden cho đến nay vẫn kiên định ủng hộ Israel, gây chia rẽ trong nội bộ đảng Dân chủ, khi một số cử tri, đặc biệt là người Mỹ gốc Ả Rập, quay lưng lại với đảng.

Trong bối cảnh ứng viên tổng thống đảng Dân chủ Kamala Harris đang trong cuộc đua sát nút với đối thủ đảng Cộng hòa, cựu Tổng thống Donald Trump, sự tức giận đối với chính quyền Biden có thể khiến cử tri Ả Rập ở các bang quan trọng như Michigan không đi bỏ phiếu vào tháng 11.

Jim Zogby, đồng sáng lập Viện Người Mỹ gốc Ả Rập, nói với hãng tin Al Jazeera rằng, phần lớn sự suy giảm về tỷ lệ ủng hộ dành cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ có liên quan đến việc chính quyền Biden ủng hộ cuộc chiến ở Gaza, cuộc chiến đã xóa sổ toàn bộ các khu dân cư và khiến hơn 42.000 người thiệt mạng, trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em. Chiến dịch của Israel đã nhận được khoảng 20 tỷ USD hỗ trợ vũ khí của Mỹ.

“Không phải nhóm cử tri này đang trở nên bảo thủ hơn, mà họ muốn trừng phạt chính quyền này vì những gì họ đã cho phép xảy ra. Dường như mạng sống của người Palestine và người Li Băng không quan trọng”, chuyên gia Zogby nói.

Một cuộc thăm dò vào tháng 9 của Viện người Mỹ gốc Ả Rập cho thấy tỷ lệ ủng hộ bà Harris và ông Trump gần như ngang nhau trong số các cử tri Ả Rập, khi hai ứng viên lần lượt nhận được 41% và 42% ủng hộ.

Con số đó thực sự là một sự cải thiện đáng kể đối với đảng Dân chủ. Vào thời điểm ông Biden tái tranh cử, tỷ lệ ủng hộ của ông trong số các cử tri Ả Rập đã giảm mạnh sau khi cuộc chiến ở Gaza nổ ra, giảm xuống chỉ còn 17% vào tháng 10/2023.

Xung đột ở "chảo lửa" Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao?

Cảnh đổ nát ở Gaza sau các cuộc giao tranh (Ảnh: Reuters).

Trước đó, ông Biden đã giành được 59% số phiếu bầu của người Ả Rập trong cuộc đua tổng thống năm 2020. Khi ông Biden từ bỏ cuộc đua năm 2024, một số cử tri hy vọng người thay thế ông, bà Harris, sẽ mang đến một luồng gió mới.

Nhưng cho đến nay, bà Harris vẫn duy trì chính sách của ông Biden và không kêu gọi chấm dứt chuyển giao vũ khí cho Israel, ngay cả khi một loạt cuộc tấn công leo thang của Israel đã đưa Trung Đông đến bờ vực của một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn.

Trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình gần đây, khi được hỏi liệu bà có tách khỏi ông Biden về bất kỳ vấn đề nào không, bà Harris trả lời: “Không có vấn đề nào hiện lên trong đầu tôi”.

Chiến dịch tranh cử của bà Harris cũng hứng chịu nhiều lời chỉ trích tại Đại hội toàn quốc của đảng Dân chủ vào tháng 8, sau khi các quan chức của đảng từ chối cho một diễn giả người Mỹ gốc Palestine lên sân khấu để phát biểu về nỗi đau khổ ở Dải Gaza.

“Mọi người đang tìm kiếm những hành động nhân đạo nhỏ nhất, nhưng chiến dịch không đáp ứng được điều đó. Họ đang mắc phải một sai lầm khiến họ mất phiếu bầu”, chuyên gia Zogby cho biết.

Mặc dù chính sách của Mỹ đối với Gaza có thể không phải là ưu tiên hàng đầu của hầu hết cử tri, nhưng hơn 80% người Mỹ gốc Ả Rập cho biết chính sách này sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định lá phiếu của họ.

Nhiều cử tri trong số đó tập trung ở một số bang chiến trường, vốn đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.

Ví dụ, bang chiến trường Michigan có số người Ả Rập lớn thứ hai cả nước. Bang này cũng có tỷ lệ người Mỹ gốc Ả Rập lớn nhất trong bất kỳ bang nào: Gần 392.733 người tự nhận là người Ả Rập trong một bang có 10 triệu người.

Các cuộc thăm dò trung bình cho thấy bà Harris chỉ dẫn trước khoảng 1,8% tại đây. Lợi thế mong manh của ứng viên đảng Dân chủ tại bang này có thể bị suy yếu bởi các ứng viên của đảng thứ ba như Jill Stein, người đã tích cực thu hút phiếu bầu của người Mỹ gốc Ả Rập và Hồi giáo trong khu vực.

Michael Traugott, giáo sư nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Chính trị thuộc Đại học Michigan, cho biết: “Tình hình ở Gaza đã khiến cơ hội của đảng Dân chủ tại Michigan trở nên phức tạp hơn”.

“Vì chúng tôi dự đoán mọi thứ sẽ diễn ra sít sao, nên bà Harris sẽ bị thiệt hại nếu một bộ phận lớn cộng đồng người Ả Rập tại bang này ở nhà vào ngày bầu cử”, ông Traugott nói.

Tuy nhiên, người Mỹ gốc Ả Rập ở Michigan không phải là một cộng đồng thống nhất và đã có những chia rẽ gay gắt trong cộng đồng về cách sử dụng đòn bẩy bầu cử tốt nhất.

Một số người tin rằng thất bại của bà Harris ở Michigan sẽ gửi lời cảnh báo đến các ứng cử viên tương lai về việc đánh giá thấp ảnh hưởng của cử tri Ả Rập.

Xung đột ở "chảo lửa" Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao?

Những người biểu tình tập trung đòi ngừng bắn ở Gaza gần địa điểm diễn ra cuộc tranh luận tổng thống ngày 10/9 tại Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ (Ảnh: Reuters).

Những tuần cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng diễn ra khi mối đe dọa xung đột leo thang vẫn bủa vây khu vực Trung Đông, làm tăng thêm yếu tố bất ổn cho chiến dịch tranh cử của các ứng viên tổng thống.

Vào đầu tháng 10, Iran đã tiến hành một cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo vào Israel, để đáp trả vụ sát hại thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran và thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah ở Beirut, cùng nhiều vụ khác.

Sau đó, Israel đã phát động một chiến dịch trên bộ ở miền Nam Li Băng, bên cạnh chiến dịch ném bom không kích trong khu vực. Israel được dự đoán sẽ có thêm hành động chống lại Iran.

Các nhà phân tích lo ngại rằng một cuộc trả đũa quy mô lớn của Israel có thể gây ra một cuộc chiến tranh tàn khốc giữa Israel và Iran. Đây cũng là nỗi lo lắng của nhiều cử tri Mỹ.

Một cuộc thăm dò vào tháng 9 của Trung tâm nghiên cứu Pew cho thấy 44% người Mỹ vô cùng hoặc rất lo ngại về việc giao tranh lan sang các quốc gia khác ở Trung Đông. 44% lo ngại khả năng Mỹ tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột.

Các cử tri nghiêng về đảng Dân chủ cho rằng cuộc chiến của Israel ở Gaza đã đi quá xa và Mỹ nên làm nhiều hơn để chấm dứt cuộc chiến này.

Laura Silver, phó giám đốc nghiên cứu toàn cầu tại Trung tâm Nghiên cứu Pew, nói rằng những kết quả đó phản ánh quan điểm khác biệt giữa đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa về chính sách đối ngoại.

“Những người Mỹ nghiêng về đảng Cộng hòa có nhiều khả năng muốn Mỹ cung cấp vũ khí cho Israel hơn và họ ít có khả năng muốn Mỹ đóng vai trò ngoại giao hơn”, chuyên gia Silver nhận định.

Chuyên gia chỉ ra rằng những người trẻ tuổi và lớn tuổi cũng có cách tiếp cận khác nhau đối với cuộc chiến ở Gaza và xung đột Israel – Palestine nói chung.

Một cuộc thăm dò vào tháng 2 cho thấy 36%những người trong độ tuổi từ 18 đến 29 cho biết chính quyền Biden ủng hộ Israel quá nhiều trong cuộc chiến hiện tại, so với chỉ 16% những người trong độ tuổi từ 50 đến 64 đồng tình với quan điểm này.

Tuy nhiên, chuyên gia Zogby cho biết đảng Dân chủ vẫn chưa nhận ra những thay đổi đang diễn ra trong các nhóm cử tri quan trọng, chẳng hạn những người trẻ tuổi và cộng đồng da màu về vấn đề Palestine.

“Đảng Dân chủ không thay đổi về điều này, nhưng những người bỏ phiếu cho họ đã thay đổi. Họ không lắng nghe và họ sẽ phải trả giá cho điều đó”, chuyên gia cảnh báo.

Theo hãng tin Telegraph, một yếu tố có thể gây bất lợi cho ứng viên tổng thống đảng Dân chủ là giá dầu tăng cao khi căng thẳng ở Trung Đông leo thang. Nguy cơ giá xăng dầu tăng cao, lạm phát tăng cao và mối đe dọa hiện hữu đối với chiến dịch tranh cử của bà Harris cũng tăng theo.

Sau khi Iran phóng “mưa” tên lửa vào Israel hôm 1/10, các quan chức Israel đang cân nhắc một “cuộc trả đũa quy mô lớn”, có thể bao gồm việc nhắm mục tiêu vào các nhà máy lọc dầu của Iran. Nếu giá tiếp tục tăng, điều này sẽ là cơn đau đầu cho đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử vào tháng tới.

“Cử tri sẽ cho rằng giá xăng dầu cao là biểu hiện của việc chính quyền Biden – Harris không thể kiểm soát được tình hình ở Trung Đông, điều này sẽ khiến họ trở nên yếu thế”, Bjarne Schieldrop, một nhà phân tích tại tập đoàn tài chính ngân hàng SEB, cho biết.

Ông Schieldrop cũng dự đoán, đảng Cộng hòa sẽ nắm lấy cơ hội này để cho rằng, bất kỳ sự gia tăng nào về giá dầu là bằng chứng cho thấy đảng Dân chủ không đáng tin cậy trong vấn đề kinh tế hoặc chính sách đối ngoại.

Ngay trước khi Iran phóng tên lửa vào Israel, Harold Hamm, ông trùm dầu đá phiến của Mỹ và là nhà tài trợ nổi tiếng của đảng Cộng hòa, đã nói với tạp chí Financial Times rằng, chính quyền Biden đã khiến Mỹ “dễ bị tổn thương bất thường” trước cú sốc giá dầu từ Trung Đông.

“Ở Mỹ, giá dầu tăng 10% đồng nghĩa với giá xăng tăng 10%. Điều này gây tổn thương hơn nhiều. Ngoài ra, nhiều người Mỹ chỉ có thu nhập đủ sống qua ngày, nếu họ đột nhiên phải chi thêm tiền xăng, họ sẽ bị tác động mạnh. Điều này sẽ gây bất lợi cho bà Harris”, ông Schieldrop nói.

Xung đột xoay chuyển theo hướng có lợi cho Donald Trump?

Xung đột ở "chảo lửa" Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao?

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: AFP).

Bất chấp những nỗ lực liên tục của Mỹ, khả năng đạt được một lệnh ngừng bắn ở Gaza và khu vực Trung Đông rộng lớn hơn dường như ngày càng xa vời.

Sau cuộc tấn công bằng 200 tên lửa của Iran vào Israel, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết: “Chúng tôi sẽ không từ bỏ việc đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza vì chúng tôi tin rằng đó là cách tốt nhất để giải cứu các con tin”. Nhưng sau đó, ông nói thêm, ám chỉ đến Hamas: “Cần có cả hai bên tham gia, nhưng ngay bây giờ, một trong hai bên lại từ chối tham gia”.

Theo trang tin Asia Times, ngày càng có nhiều khả năng sẽ không có chiến thắng chính trị nào cho Tổng thống Joe Biden ở Trung Đông trước cuộc bầu cử ngày 5/11. Một số người cho rằng điều này một phần là do Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu hy vọng rằng, ông Trump sẽ giành chiến thắng vào tháng 11 và sau đó ông có thể lôi kéo Mỹ vào cuộc đối đầu với Iran.

Mỹ dường như đã đạt được một số tiến triển về lệnh ngừng bắn vào tháng 7, nhưng sau đó đã xảy ra vụ sát hại nhà lãnh đạo chính trị Hamas, Ismail Haniyeh, tại Tehran, Iran. Israel bị cáo buộc đứng sau vụ việc này.

Một số quan điểm cho rằng vụ sát hại thủ lĩnh Hamas không chỉ là nỗ lực kéo Iran vào cuộc xung đột mà còn là đòn giáng rõ ràng vào cơ hội ngừng bắn. Thủ lĩnh Haniyeh đã sớm được thay thế bằng một chỉ huy Hamas cực đoan hơn, Yahya Sinwar.

Mỹ một lần nữa hy vọng đạt được thỏa thuận hòa bình vào tháng 9, nhưng Thủ tướng Netanyahu đã phá hỏng thỏa thuận bằng những yêu cầu được đưa ra vào phút chót. Những yêu cầu này bao gồm việc cấm những người có vũ trang quay trở lại miền bắc Gaza trong thời gian ngừng bắn và Israel vẫn giữ quyền kiểm soát Hành lang Philadelphi, một dải đất hẹp dọc biên giới Gaza với Ai Cập.

Các báo cáo cho rằng ông Netanyahu đã cố tình can thiệp vào các cuộc đàm phán và sử dụng các chiến thuật trì hoãn trong suốt mùa hè. Nhưng mục đích chính trị của việc trì hoãn hòa bình là gì?

Thủ tướng Netanyahu có lẽ đang trông chờ kịch bản ông Trump thắng cử, và có một chính quyền Mỹ dễ “thao túng” hơn chính quyền Biden. Thủ tướng Netanyahu từng tuyên bố ông đã thuyết phục ông Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, một thỏa thuận lịch sử do chính quyền cựu Tổng thống Barack Obama thiết kế vào năm 2015 nhằm dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran để đổi lấy việc hạn chế chương trình hạt nhân của nước này. Nhiều người coi đây là một bước tiến tới hòa bình toàn cầu.

Quyết định gây tranh cãi của ông Trump về việc chuyển đại sứ quán Mỹ từ Tel Aviv đến Jerusalem cũng được xem là một “chiến thắng” mang tính biểu tượng cho Thủ tướng Netanyahu và phe cánh hữu Israel.

Các thành viên đảng Dân chủ ngày càng hoài nghi việc Thủ tướng Netanyahu đang tìm cách can thiệp vào chính trị nội bộ Mỹ bằng cách phớt lờ lời kêu gọi từ Tổng thống Biden về việc đàm phán thỏa thuận hòa bình ở Trung Đông và leo thang căng thẳng trước thềm bầu cử Mỹ. Cuộc đối đầu leo thang nhanh chóng giữa Israel, Hezbollah và đồng minh của Hezbollah, Iran, đã làm suy yếu những nỗ lực của Tổng thống Biden nhằm đạt được hòa bình thông qua ngoại giao.

Trong khi đó, cựu Tổng thống Trump cảnh báo thế giới đang “vượt khỏi tầm kiểm soát” dưới thời ông Biden. Tỷ lệ ủng hộ của người Hồi giáo ở Mỹ dành cho ông Biden ngày cảng giảm trong bối cảnh bạo lực gia tăng ở Trung Đông, tạo ra gánh nặng chính trị nghiêm trọng cho Phó Tổng thống Harris tại Michigan, một bang chiến trường mà đảng Dân chủ phải thắng.

Xung đột ở "chảo lửa" Trung Đông tác động cục diện bầu cử Mỹ ra sao?

Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (phải) và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (Ảnh: EPA).

David Rothkopf, cựu quan chức chính quyền Tổng thống Bill Clinton và cựu giám đốc điều hành kiêm biên tập viên tạp chí Foreign Policy, cho biết đảng Dân chủ có lý do chính đáng để xem xét các động thái quân sự mới nhất của chính quyền Netanyahu trong bối cảnh chúng có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 như thế nào.

“Tôi nghĩ rằng đó là mối quan ngại hợp lý dựa trên các cuộc trao đổi của tôi với người Israel. Họ hiểu rằng ông Netanyahu là người ủng hộ ông Trump và cảm thấy rằng việc ông Trump trở thành tổng thống sẽ có lợi hơn cho ông ấy về lâu dài. Do đó, theo một cách nào đó, điều đó có thể ảnh hưởng đến các quyết định mà ông ấy đưa ra trong những tuần tới”, ông Rothkopf nói với trang tin The Hill.

Nhiều người Mỹ gốc Ả Rập nhiều khả năng sẽ bỏ phiếu cho ông Trump (hoặc ít nhất là bỏ phiếu chống lại bà Harris) vào tháng 11.

Theo truyền thống, cử tri Mỹ gốc Do Thái có xu hướng bỏ phiếu cho đảng Dân chủ, với khoảng 70% người Do Thái tự nhận mình là thành viên của đảng Dân chủ. Điều này rất quan trọng vì có những cộng đồng Do Thái đáng kể ở các bang chiến trường như Pennsylvania (với 433.000 người), Florida (với 672.000 người) và Georgia (với 141.000 người).

Xu hướng này khác biệt ở cộng đồng người Mỹ gốc Ả Rập, những người đã bị ám ảnh bởi cuộc xung đột ở Gaza (và bây giờ là Li Băng) và tức giận trước phản ứng của chính quyền Biden đối với Israel. Trong khi Mỹ sử dụng áp lực ngoại giao để vận động ngừng bắn, gần đây Washington tiếp tục bán cho Israel thêm 20 tỷ USD máy bay chiến đấu và các loại vũ khí khác. Đây là một trong những gói quân sự lớn nhất kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Gaza.

Được đưa ra danh sách gồm 10 vấn đề và được yêu cầu chọn 3 vấn đề quan trọng nhất, 60% người Mỹ gốc Ả Rập được khảo sát đã chọn Gaza và 57% cho biết cuộc chiến ở Gaza sẽ ảnh hưởng đến lá phiếu của họ. Điều này có thể giải thích tại sao gần 80% cử tri Mỹ gốc Ả Rập có quan điểm không ủng hộ ông Biden (dựa trên cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 5), trong khi chỉ 55% cử tri có quan điểm không ủng hộ ông Trump.

Mặc dù người Mỹ gốc Ả Rập không hẳn yêu thích ông Trump, nhưng họ không thể chấp nhận việc ủng hộ một chính quyền không ngăn chặn được thảm họa nhân đạo ở Gaza. Họ có thể không bỏ phiếu hoặc bỏ phiếu cho một ứng viên của đảng thứ ba.

Thủ tướng Netanyahu đang hy vọng vào vấn đề này để tác động đến cuộc bầu cử theo hướng có lợi cho ông Trump. Người Mỹ gốc Ả Rập tạo thành nhóm bỏ phiếu quan trọng ở các bang chiến trường, chẳng hạn Pennsylvania (126.000 người Mỹ gốc Ả Rập) và Michigan (392.000 người Mỹ gốc Ả Rập).

Một khả năng xảy ra là số phiếu bầu của người Mỹ gốc Do Thái từ năm 2020 đến năm 2024 sẽ không thay đổi, nhưng số phiếu bầu của người Mỹ gốc Ả Rập, những người từng ủng hộ ông Biden trên toàn quốc với tỷ lệ 64% vào năm 2020 và gần 70% tại bang quan trọng Michigan, sẽ thay đổi. Điều này có thể làm thay đổi cán cân bất lợi cho bà Harris tại một bang mà ông Biden chỉ giành chiến thắng với 154.000 phiếu bầu.

Nhiều cử tri người Mỹ gốc Ả Rập không tin rằng bà Harris sẽ có chính sách khác biệt so với ông Biden. Trong một cuộc thăm dò do Hội đồng Quan hệ Mỹ – Hồi giáo tiến hành tại Michigan vào tháng 8, chỉ có 12% cử tri người Mỹ gốc Hồi giáo tại bang này ủng hộ bà Harris. Những cử tri này đang yêu cầu ngừng bắn, tuy nhiên triển vọng này cho đến nay vẫn xa vời.

Theo Aljazeera, Asia Times, The Hill, Telegraph

Dantri.com.vn

Nguồn: https://dantri.com.vn/the-gioi/xung-dot-o-chao-lua-trung-dong-tac-dong-cuc-dien-bau-cu-my-ra-sao-20241016174806776.htm

Cùng chủ đề

Ông Trump và bà Harris đối đầu chớp nhoáng

Chỉ còn khoảng hai tuần nữa là đến Ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024. Ứng cử viên đảng Dân chủ, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump đang trong cuộc đua quyết liệt tại các chiến trường có thể quyết định kết quả cuộc bầu cử. Các cuộc thăm dò cho thấy chặng đua vào Nhà Trắng năm nay quá sít sao để có thể dự đoán trước.Ngày 21/10 (giờ địa...

Bầu cử Mỹ dưới góc nhìn của tầng lớp trí thức Trung Quốc: Khi ‘vầng hào quang’ dần phai nhạt

Từng đánh giá cao sức ảnh hưởng của nền dân chủ Mỹ, tầng lớp tri thức Trung Quốc đang mất dần niềm tin đến cuộc bầu cử ở quốc gia "kỳ phùng địch thủ".   Nhiều người, đặc biệt thuộc tầng lớp trí thức Trung Quốc đã có sự thay đổi đáng kể về nhận thức đối với các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và hệ thống chính trị của quốc gia "kỳ phùng địch thủ". (Nguồn: SCMP)   Cuộc bầu cử...

Bầu cử Mỹ 2024: Bà Kamala Harris vượt ông Donald Trump trong cuộc đua tài chính

Chỉ riêng trong tháng 9, chiến dịch của bà Kamala Harris, Ủy ban Quốc gia của đảng Dân chủ và các quan chức đảng cấp bang đã huy động được hơn 359 triệu USD.   Chiến dịch tranh cử của Phó Tổng thống Kamala Harris và các ủy ban hành động chính trị liên kết của đảng Dân chủ đã thu về khoảng 633 triệu USD trong quý 2 năm nay, nâng tổng số tiền huy động được lên hơn 1...

Giá Bitcoin “nín thở” ngóng kết quả bầu cử Mỹ 2024

Các chuyên gia tài chính nhận định kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến triển vọng giá của đồng tiền điện tử Bitcoin. Bitcoin đạt mức cao nhất trong 3 tháng Bitcoin, đồng tiền mã hóa lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường, đã ghi nhận mức giá cao nhất trong ba tháng qua, lên gần 68.000 USD vào giữa tháng 10/2024. Một trong những động lực chính dẫn đến đà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Các mặt tác động của bảng giá đất mới đến người dân TPHCM

Chiều 22/10, Phó chủ tịch UBND TPHCM Bùi Xuân Cường chủ trì buổi họp báo về công bố quyết định liên quan tới bảng giá đất điều chỉnh tại TPHCM. Lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan dự họp. Ông Bùi Xuân Cường cho biết, bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM là một quyết định quan trọng, tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế - xã...

Nhận thức về tư tưởng của Tổng Bí thư Tô Lâm về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã cho chúng ta cách tiếp cận mới trong vấn đề xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về "Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam" thực sự là luồng gió mới tạo ra sinh khí mới để thúc đẩy quá...

Công nghệ số – Động lực đưa Việt Nam bứt phá trong “kỷ nguyên mới”

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân nhấn mạnh, trong kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam, công nghệ số đóng vai trò then chốt. Trong bài phát biểu tại Đại học Columbia nhân dịp tham dự Tuần lễ cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 79 và làm việc tại New York (Hoa Kỳ), Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề cập đến thông điệp "Việt Nam đang đứng trước khởi...

Lãnh đạo các nước chúc mừng Chủ tịch nước Lương Cường

(Dân trí) - Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào, Tổng thống Venezuela, Tổng thống và Phó Tổng thống Nicaragua đã chúc mừng tân Chủ tịch nước Lương Cường. Nhân dịp ông Lương Cường được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo nhiều nước đã gửi thư chúc mừng. Trong thư chúc mừng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith khẳng định, việc ông Lương Cường được bầu...

Một viên thuốc được qua bao nhiêu tầng trung gian, tỷ lệ lợi nhuận thế nào?

(Dân trí) - Đại biểu Quốc hội chỉ rõ việc thiếu quy định về quản lý giá thuốc tại các tầng trung gian. Vì vậy chưa có quy định cụ thể một viên thuốc có tỷ lệ lợi nhuận cho phép là bao nhiêu. Thảo luận tại hội trường về một số nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, đại biểu Phạm Khánh Phong Lan...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Tô Lâm: Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Phát biểu tại Phiên khai mạc Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV sáng 21.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ, đây là kỳ họp có khối lượng công việc lớn nhất kể từ đầu nhiệm kỳ đến nay và cũng là kỳ họp đầu tiên có trách nhiệm thể chế hóa Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10 Khóa XIII, khẩn trương đưa chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống, tạo tiền đề, chuẩn...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam phải là “công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước”

VOV.VN - Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là yêu cầu khách quan, lựa chọn mang tính chất chiến lược để phát triển hạ tầng đất nước và là công trình biểu tượng ở kỷ nguyên vươn mình của đất nước. Sơ bộ tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, hướng tuyến "thẳng nhất có thể"Bộ GTVT vừa có văn bản phản hồi những nội dung...

Ông Lương Cường được bầu làm Chủ tịch nước

Đại tướng Lương Cường, Thường trực Ban Bí thư, được Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, tại kỳ họp 8 Quốc hội khóa XV ngày 21.10.   Nghị quyết về việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước được Quốc hội thông qua với 440/440 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành. Trước đó, Quốc hội đã bỏ phiếu kín để quyết định việc bầu ông Lương Cường làm Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 -...

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhiệm kỳ mới: Quy tụ để phát triển đất nước trong kỷ nguyên vươn mình

VOV.VN - Bà Phan Bích Thiện, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chia sẻ ý kiến nhân dịp tham dự Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ lần thứ 10 (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra từ 16-18/10.   Đại hội Đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ 10 được tổ chức trong bối cảnh Việt Nam đang có vị thế và uy tín ngày càng cao trên trường quốc tế....

Cùng chuyên mục

Chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Nga: Khẳng định tình bạn thủy chung

Sáng 23.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác sẽ tới TP.Kazan (Liên bang Nga), tham dự hội nghị BRICS theo lời mời của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đây cũng là chuyến công tác đầu tiên của Thủ tướng tới Nga.   Theo đó, từ ngày 23 - 24.10, Hội nghị các nhà lãnh đạo BRICS mở rộng diễn ra tại TP.Kazan, Liên bang Nga. Đây là hội nghị quan trọng trong khuôn khổ hợp tác giữa BRICS với các...

Bão Trami tiến sát Biển Đông, cường độ mạnh thêm

  Chiều nay, bão Trami trên vùng biển phía Đông miền Trung Philippines, dự báo vào Biển Đông ngày 25/10, cường độ tiếp tục mạnh thêm. Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, sáng sớm 22/10, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippines mạnh lên thành bão, có tên quốc tế là Trami. Lúc 13h cùng ngày, vị trí tâm bão ở vào khoảng 13,5 độ Vĩ Bắc; 126,5 độ Kinh Đông, trên vùng...

Phản ánh tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga

NDO - Chuyên gia Grigory Trofimchuk, thuộc Quỹ hỗ trợ nghiên cứu khoa học “Ý tưởng Á-Âu” nhận định rằng, Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng cho thấy mối quan tâm về hợp tác BRICS, phản ánh tinh thần quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa Việt Nam và Liên bang Nga.   Chuyên gia Grigory Trofimchuk. (Ảnh nhân vật cung cấp) Từ ngày 23 đến 24/10, nhận lời mời của Tổng...

Nông Thúy Hằng, Hà Kino kêu gọi chống bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em

Gần 100 nghệ sĩ, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng (KOLs) đồng hành, kêu gọi cộng đồng chung tay xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em.   Hoa hậu Nông Thúy Hằng kêu gọi xóa bỏ bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em - Ảnh: BTC Nhiều người nổi tiếng như hoa hậu Nông Thúy Hằng, á hậu Hồng Đăng, Quỳnh Anh, Vũ Thúy Quỳnh, người mẫu Hà Kino, Cao Thiên Trang, MC Dustin Nguyễn…...

Tạo đồng thuận để bảo vệ di sản văn hóa tốt hơn

Nghị quyết số 43-NQ/TW của Ðảng "Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc" ban hành ngày 24/11/2023, đề ra mục tiêu, tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội, khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, niềm tin, khát vọng cống hiến...

Mới nhất

Bão Trami giật cấp 14 khi vào Biển Đông

Bão Trami đã hình thành trên vùng biển phía Đông Philippines. Dự báo khoảng ngày 25/10, bão Trami sẽ đi vào vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông với sức gió giật cấp 14. Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, sáng sớm nay (22/10, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông...

Tạo đồng thuận để bảo vệ di sản văn hóa tốt hơn

Nghị quyết số 43-NQ/TW của Ðảng "Tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng phồn vinh, hạnh phúc" ban hành ngày 24/11/2023, đề ra mục tiêu, tiếp tục phát huy truyền thống, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội,...

Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra dự án Luật Dữ liệu

Chiều 22/10, Quốc hội nghe Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Dữ liệu và Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật này. ...

Xem xét bỏ phạm trù “quản lý nhà nước” đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đột phá

Xem xét bỏ phạm trù "quản lý nhà nước" đối với doanh nghiệp nhà nước để tạo sự đột phá Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp có hiệu lực từ 2014. Qua 10 năm triển khai trên thực tế, những quy định của...

Mới nhất