Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhXung đột Nga-Ukraine nâng tầm Nhân dân tệ Trung Quốc, USD Mỹ...

Xung đột Nga-Ukraine nâng tầm Nhân dân tệ Trung Quốc, USD Mỹ vẫn bất khả chiến bại, đây là lý do không thể ‘hạ bệ’ đồng bạc xanh


Mỹ có nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới, đồng thời là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất toàn cầu. Tất cả những điều này khiến Trung Quốc có động cơ rõ ràng để giữ USD.

Xung đột Nga-Ukraine đẩy Nhân dân tệ Trung Quốc vững chân, USD Mỹ vẫn bất khả chiến bại, vì sao không thể ‘hạ bệ’ đồng bạc xanh? (Nguồn: Getty)
Nhân dân tệ của Trung Quốc ngày càng vững bước trên con đường trở thành một loại tiền tệ chính trên toàn cầu và là một đối thủ nặng ký so với USD Mỹ. (Nguồn: Getty)

Con đường phi USD hóa chắc chắn đang tăng tốc. Trong vài tuần qua, ngày càng có nhiều ý kiến cho rằng bạc xanh sắp mất vị thế là đồng tiền quốc tế thống trị.

Vị thế của Nhân dân tệ tăng mạnh

Gần đây, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tuyên bố, “không có lý do gì để Malaysia tiếp tục phụ thuộc vào đồng USD”, trong khi Trung Quốc hoan nghênh các cuộc đàm phán về một quỹ tiền tệ châu Á. Đồng thời, các giao dịch quốc tế bằng đồng Nhân dân tệ (NDT) tăng lên trong khi Trung Quốc và Pháp gần đây đã hoàn thành giao dịch khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) đầu tiên bằng NDT.

Ngoài ra, Trung Quốc và Saudi Arabia cũng đã đồng ý xây dựng một nhà máy lọc dầu trị giá 83,7 tỷ NDT mà không có bất kỳ khoản thanh toán nào bằng USD. Các công ty Nga đã phát hành trái phiếu bằng NDT với số tiền kỷ lục 7 tỷ USD vào năm 2022.

Xung đột Nga-Ukraine có thể mang lại cho đồng NDT của Trung Quốc sự thúc đẩy cần thiết để trở thành một loại tiền tệ chính trên toàn cầu – và là một đối thủ nặng ký so với USD Mỹ. Quy mô và tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc rất ấn tượng.

Quốc gia Đông Bắc Á này đã duy trì một trong những tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong hơn một phần tư thế kỷ, giúp hơn 800 triệu người thoát khỏi đói nghèo chỉ trong vài thập niên.

Trung Quốc cũng là nước xuất khẩu lớn nhất thế giới và là đối tác thương mại quan trọng nhất của Nhật Bản, Đức, Brazil và nhiều nước khác. Dựa trên tỷ giá hối đoái thị trường, nền kinh tế Trung Quốc lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, nhưng lớn nhất toàn cầu dựa trên sức mua.

NDT hiện là đồng tiền được giao dịch nhiều thứ năm trên thế giới. Đó là một sự gia tăng phi thường từ vị trí thứ 35 vào năm 2001. NDT cũng là đồng tiền được sử dụng nhiều thứ năm trong các khoản thanh toán toàn cầu tính đến tháng 4/2023, tăng từ vị trí thứ 30 vào đầu năm 2011.

Hơn nữa, NDT đã thay thế đồng Euro để trở thành nguồn dự trữ ngoại hối lớn thứ hai của Brazil. Do đó, nhiều người tin rằng, không có gì ngạc nhiên khi nói về việc đồng USD bị ‘hạ bệ’ và sự tiếp quản không thể tránh khỏi của đồng nội tệ Trung Quốc.

Tuy nhiên, đồng NDT vẫn bị tụt lại với tư cách là một loại tiền tệ chính trên toàn cầu. Xếp hạng trên có thể gây hiểu lầm. Khối lượng giao dịch trung bình của đồng NDT vẫn chưa bằng 1/10 so với USD. Hơn nữa, hầu hết tất cả các giao dịch đều được thực hiện bằng đồng đô la Mỹ, với rất ít giao dịch bằng các loại tiền tệ khác.

Và khi nói đến thanh toán toàn cầu, tỷ trọng thực tế của NDT chỉ là 2,3%, so với 42,7% đối với USD và 31,7% đối với Euro. Đồng NDT cũng chiếm chưa đến 3% dự trữ ngoại hối thế giới vào cuối năm 2022, so với 58% của USD và 20% đối với Euro.

Sự thống trị của đồng USD

Trở lại lịch sử, từ năm 1975, vấn đề phi USD hóa đã từng được nhiều người đề cập. Qua nghiên cứu, người ta đã tìm thấy một số bài báo bằng tiếng Anh, trong nó nói rằng, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đang tìm cách cắt đứt mọi ràng buộc với đồng USD của Mỹ.

Bộ trưởng dầu mỏ của Kuwait thời điểm đó đã công bố kế hoạch cho phép giá dầu được định giá bằng nhiều loại tiền tệ (không chỉ rõ loại tiền tệ nào) ngoại trừ đồng bạc xanh. Tất nhiên, kế hoạch không thành hiện thực.

(Nguồn: Xinhua)
Với tư cách là nguồn tiền dự trữ chính của thế giới, đồng USD nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong trao đổi toàn cầu mà khó có loại tiền tệ nào khác có thể vượt qua. (Nguồn: Xinhua)

Một trường hợp tương tự đã xảy ra vào năm 2019 khi các hợp đồng dầu đầu tiên bằng NDT được ký kết. Đây được coi là một bước tiến mới hướng tới phi USD hóa trên thế giới. Tuy nhiên, đến nay, kế hoạch đã không thành công.

Vào thời điểm hiện tại, khoảng 90% các giao dịch dầu được thực hiện bằng USD và theo báo cáo của Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS), gần 88% giao dịch quốc tế bằng USD. Cuối cùng, đồng bạc xanh chắc chắn không từ bỏ vị trí dẫn đầu của nó.

Với tư cách là nguồn tiền dự trữ chính của thế giới, đồng USD nắm giữ nhiều vị trí quan trọng trong trao đổi toàn cầu mà khó có loại tiền tệ nào khác có thể vượt qua. Một ưu thế vô song của USD là phần lớn nợ của thế giới được phát hành bằng đồng tiền này. Để giải quyết nợ USD, người ta phải có quyền sở hữu nó. Điều này tạo ra sự phụ thuộc toàn cầu vào đồng bạc xanh.

Theo cách tương tự, hầu hết giao dịch dầu mỏ trên thế giới được thực hiện bằng USD, đặc biệt là ở Trung Đông. Bất chấp những đồn đoán gần đây rằng hệ thống đồng USD dầu mỏ (tên gọi khác của USD) có thể gặp rủi ro, đây là một con đường khác của sự phụ thuộc toàn cầu vào USD và sẽ rất phức tạp để thay thế.

Năm 2022, có thông báo rằng Saudi Arabia sẽ xem xét sử dụng đồng NDT thay vì USD để bán dầu cho Trung Quốc, điều này đã làm dấy lên các cuộc đàm phán về một thế giới hậu USD. Gần đây hơn, Trung Quốc và Nga được cho là đã sẵn sàng thách thức đồng USD dầu mỏ.

Tuy nhiên, bất chấp những tin đồn và phỏng đoán, USD vẫn là đồng tiền chính trong các giao dịch dầu mỏ trong hơn 50 năm qua, trong khi chưa đến 3% giao dịch dầu toàn cầu được thực hiện bằng đồng NDT của Trung Quốc. USD vẫn ổn định cho đến hiện nay.

Ngoài ra, còn một loạt yếu tố cấu trúc cơ bản ủng hộ hệ thống tiền tệ toàn cầu lấy USD làm trung tâm. Đồng tiền của Mỹ được hưởng lợi từ tính thanh khoản cực cao, nhưng NDT thì không. Đồng bạc xanh được tự do chuyển đổi, trong khi nội tệ Trung Quốc cũng không có đặc quyền này.

Về cơ bản, Mỹ có nền kinh tế và quân sự hùng mạnh nhất thế giới, đồng thời là nhà sản xuất dầu thô lớn nhất toàn cầu. Tất cả những điều này khiến Trung Quốc có động cơ rõ ràng để giữ USD.

Một yếu tố khác khẳng định lại sự thống trị của đồng bạc xanh là vai trò của sự hợp tác quân sự. Tháng 10/2022, nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang mỹ (Fed) Colin Weiss đã công bố kết quả nghiên cứu về mối tương quan giữa tỷ lệ USD trong dự trữ ngoại hối của một quốc gia và mối quan hệ quân sự của quốc gia đó với Mỹ. Ông Weiss giải thích rằng, 3/4 dự trữ USD toàn cầu được nắm giữ bởi các nước có mối liên hệ quân sự lâu đời với Washington.

Do đó, ngay cả trong trường hợp khó xảy ra là tỷ trọng USD giảm trong thương mại quốc tế và cơ cấu nợ, đồng bạc xanh vẫn có lợi thế để duy trì sự thống trị của mình.

Tuy nhiên, không nên hiểu sai vị thế vững chắc của USD với tư cách là một loại tiền tệ quốc tế bất khả xâm phạm. Về lâu dài, cách duy nhất Mỹ có thể đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng đối với tài sản an toàn là mở rộng khả năng tài chính của mình. Điều này có thể làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư vào đồng bạc xanh, dẫn đến sự biến động và khủng hoảng tự hoàn thiện.

Sự phụ thuộc vào USD như một loại tiền tệ duy nhất cũng tạo ra sự mất cân bằng rõ ràng cho cả Mỹ và các quốc gia phụ thuộc. Nó làm cạn kiệt năng lực công nghiệp trong nước của nền kinh tế số 1 thế giới để đổi lấy việc mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị và quân sự của nước này ra bên ngoài.

Điều đó cho thấy rằng, trừ khi có sự thay đổi mang tính biến đổi về sức mạnh kinh tế và địa chính trị, USD của Mỹ có thể sẽ tiếp tục là nền tảng của nền kinh tế toàn cầu trong tương lai gần.

Trong nhiều thế kỷ qua, một loại tiền dự trữ đã được thay thế bằng một loại tiền khác, nhưng điều đó sẽ không xảy ra ở thế kỷ này. Thế giới đang dần bước vào một hệ thống tiền tệ toàn cầu phi tập trung hơn, nơi USD của Mỹ sẽ giữ vị trí là đồng tiền dự trữ chính bên cạnh một số đối thủ cạnh tranh bao gồm cả đồng NDT của Trung Quốc. Một sự sắp xếp tự nhiên như vậy sẽ mang lại lợi ích cho các nền kinh tế toàn cầu, nhưng Mỹ vẫn là bên hưởng lợi nhiều nhất.





Nguồn

Cùng chủ đề

Giá USD ngân hàng tiếp đà suy yếu

Giá USD ngân hàng tiếp đà suy yếu từ phiên cuối tuần trước. Hôm nay, có ngân hàng hạ giá USD 70-80 đồng ở chiều mua vào. Trong phiên giao dịch hôm nay (11/11), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đồng USD là 24.263 đồng/USD, giảm 15 đồng so với mức niêm yết cuối tuần qua. Với biên độ 5%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch trong ngày hôm...

Tỷ giá USD hôm nay 11/11/2024: Tỷ giá trung tâm ở mức: 24.278 đồng

Tỷ giá USD hôm nay 11/11/2024: Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng tuần 36 đồng, hiện ở mức: 24.278 đồng. Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng...

Chỉ số DXY sắp chạm ngưỡng 105

Tỷ giá USD hôm nay 10/11/2024: Chỉ số Dollar Index (DXY) đo lường đồng USD đã dừng ở mức 104,95 tức tăng 0,03 điểm so với giao dịch ngày hôm qua. Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng...

Giá vàng lao dốc, nhẫn trơn mất 6 triệu đồng: Liệu còn tụt sâu?

Giá vàng thế giới giảm rất mạnh sau khi ông Donald Trump trúng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Vàng nhẫn trơn trong nước giảm 5-6 triệu đồng/lượng. Giá vàng sẽ ra sao trong thời gian tới, liệu có tiếp tục giảm sâu? Giá vàng lao dốc Thị trường vàng thế giới vừa chứng kiến một đợt giảm giá hiếm có, với mức giảm khoảng 100 USD/ounce, từ mức 2.740 USD/ounce có lúc về gần 2.640 USD/ounce, sau khi có...

Chuyên gia Nga lý giải vì sao Moscow không mặn mà với chiến thắng của ông Trump

Tiến sĩ Andrey Evseenko thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga dự báo về tương lai quan hệ Nga-Mỹ dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trung Quốc có động thái mới, đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU

Ngày 11/11, Bộ Thương mại Trung Quốc thông báo sẽ áp dụng biện pháp chống bán phá giá tạm thời đối với rượu mạnh nhập khẩu có nguồn gốc từ Liên minh châu Âu (EU), bắt đầu từ ngày 15/11.

Bật mí 5 cách ẩn ứng dụng trên iPhone tăng cường độ bảo mật

Bạn muốn ẩn ứng dụng trên iPhone bảo vệ sự riêng tư, ngăn người khác truy cập. Hãy cùng khám phá 5 cách ẩn ứng dụng trên iPhone nhanh chóng và dễ dàng dưới đây!

Iran quyết tâm truy quét khủng bố, hàng chục phần tử bị tiêu diệt và bắt giữ

Ngày 10/11, lực lượng Quds thuộc Lực lượng vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tiếp tục chiến dịch chống khủng bố tại tỉnh Sistan-Baluchestan ở khu vực Đông Nam nước này, tiêu diệt ít nhất 3 phần tử và bắt giữ 9 tên khác.

Sắp diễn ra Festival Gạch gốm đỏ

Trong 1 tuần, Festival Gạch gốm đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 sẽ diễn ra nhiều hoạt động đa dạng và đặc sắc, hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị về vùng đất phương Nam.

Giữ vững tăng trưởng kinh tế gắn với an sinh xã hội

Bất chấp những âm mưu xuyên tạc, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, nền kinh tế Việt Nam liên tục tăng trưởng, được các quốc gia, tổ chức quốc tế ghi nhận và đánh giá cao...

Bài đọc nhiều

Nhiều dự án bất động sản ‘bung hàng’, tung khuyến mãi hút khách giai đoạn cuối năm

Bước vào giai đoạn cuối năm, thị trường địa ốc phía Nam đang có những bước chuyển động tích cực khi nhiều doanh nghiệp đồng loạt tung ra các dự án mới, mở bán những sản phẩm còn lại với kỳ vọng thu hút khách hàng trước Tết. ...

Giá vàng hôm nay, 9-11: Bất ngờ tuột dốc

(NLĐO) – Sau một phiên tăng mạnh, giá vàng hôm nay đột ngột sụt giảm về mức thấp nhất trong 5 tháng qua. ...

Tin tức sáng 9-11: Bắt đầu giám sát thưởng Tết; Chủ Six Senses Ninh Vân Bay bị xử phạt về thuế

Một số tin tức đáng chú ý: Quốc hội xem xét thí điểm cho mua bán vật chứng, tài sản ở các vụ án; Không đơn hàng 18 tháng, doanh nghiệp may trầy trật bán lô đất trăm tỉ; 'Nhập nhằng' về nhân sự, một công ty quản lý quỹ bị phạt... ...

Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua bán chui cổ phiếu

Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán sẽ không còn luật hoá hành vi vi phạm nghĩa vụ báo cáo, công bố thông tin giao dịch của người nội bộ và người có liên quan, nhưng sẽ "mạnh tay" hơn khi áp dụng chế tài. Sẽ tăng cường chế tài với người nội bộ mua bán chui cổ phiếu Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán sẽ không còn luật...

Cùng chuyên mục

Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trường

Lực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng của phiên hôm nay, trong khi nhóm ngân hàng “hạ giá” sâu. Cổ phiếu ngân hàng “hạ giá” sâu phiên 11/11, HPG và FPT chưa đủ “gánh” thị trườngLực cầu dâng cao cuối phiên giúp VN-Index hồi phục mạnh, dù chưa lấy lại được sắc xanh. Cổ phiếu ngành công nghệ là điểm sáng...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? Thị trường chứng khoán vừa trải qua một tuần...

Vỉa hè dọc hồ Tây biến thành nơi ăn, chốn nhậu nhộn nhịp

Vỉa hè dọc hồ Tây (quận Tây Hồ, Hà Nội) suốt ngày đêm có những hàng quán trải chiếu, bày bàn ghế để làm nơi ăn, chốn nhậu cho khách hàng. Trước...

Những dự án thủy lợi kéo dài ‘lê thê’, ‘đội’ vốn và lãng phí

(PLVN) - Nhiều công trình thủy lợi với quy mô dung tích hồ chứa xấp xỉ 100 triệu đến hơn 200 triệu m3, đã khởi công nhưng “đội” vốn ngàn tỷ, phải gia hạn nhiều năm, tới nay vẫn chưa thấy hoàn thành. Vì sao? 11/11/2024 14:13 Dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng (Hòa Bình) đội vốn hơn 1.000 tỷ. (Ảnh: MC) (PLVN) - Nhiều công trình thủy lợi với quy mô dung tích hồ chứa xấp...

Mới nhất

Chiến lược Blockchain Quốc gia và “cơ hội chia đều” cho mọi nền kinh tế

NDO - “Nếu như Trí tuệ Nhân tạo (AI) là cuộc chạy đua về chi phí đầu tư và nền tảng công nghệ vượt trội chỉ dành cho các cường quốc kinh tế thì blockchain được coi là “cơ hội chia đều” cho mọi quốc gia. Chúng ta đang đứng trước cơ hội lớn đó khi Chiến...

Vì sao chứng khoán Việt hứng khởi ngày ông Trump đắc cử rồi ‘quay xe’?

Sau 1 tuần ảm đạm, trong phiên đầu tuần (ngày 11-11), chứng khoán tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh, lùi sâu về dưới mốc 1.250 điểm. Nhà đầu tư đang 'thấp thỏm' điều gì? ...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn...

Hành trình nông dân đến doanh nhân của một phụ nữ dân tộc Tày

“Ngon không gì hơn thịt vịt/Yêu thương nhau không ai hơn chị em gái”, người Tày quan niệm, vịt là con vật may mắn nên từ ngày xưa, chúng tôi chọn cách ăn thịt vịt trong nhiều dịp lễ, Tết quan trọng để mong những điều an lành, hạnh phúc. Là người con của bản người Tày, khát vọng...

Áp lực chạy theo trào lưu trong giới trẻ

Mỗi ngày, hàng loạt xu hướng mới về thời trang, phong cách sống, thậm chí là cách suy...

Mới nhất