Trang chủKinh tếNông nghiệpXuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trên 3,7 tỷ USD, nhiều...

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc trên 3,7 tỷ USD, nhiều doanh nghiệp mong muốn được xuất khẩu sang đất nước 1,4 tỷ dân


Trung Quốc là thị trường lớn nhất của rau quả Việt Nam

Theo số liệu của Bộ NNPTNT, trong 9 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản ước đạt 46,28 tỷ USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm 2023. Toàn ngành xuất siêu 13,86 tỷ USD, tăng tới 71,2% so với cùng kỳ năm 2023.Trong đó, Trung Quốc đứng thứ 2 với kim ngạch đạt 9,26 tỷ USD, chiếm 20% và Trung Quốc cũng là thị trường lớn nhất của ngành hàng rau quả của Việt Nam.

Phân tích về thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản 9 tháng năm 2024, Bộ NNPTNT cho biết, Hoa Kỳ vươn lên dẫn đầu với kim ngạch đạt 9,72 tỷ USD, chiếm 21% thị phần trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam; đứng thứ hai là Trung Quốc với kim ngạch đạt 9,26 tỷ USD, chiếm 20%; Nhật Bản là thị trường lớn đứng thứ ba với hơn 3 tỷ USD, chiếm thị phần 6,6%. So với cùng kỳ năm 2023, giá trị xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam sang ba thị trường này đều tăng từ 10-20%.

Riêng mặt hàng rau quả, 9 tháng, Trung Quốc tiếp tục là thị trường lớn nhất với kim ngạch đạt 3,79 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 67% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam 9 tháng qua.

Mới đây, Việt Nam tiếp tục ký thêm 2 Nghị định thư cho phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc. Dự kiến trong thời gian ngắn sắp tới, 2 sản phẩm này của Việt Nam cũng sẽ đến được thị trường Trung Quốc sau khi các doanh nghiệp đã có mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói, đáp ứng được các quy định khác của Trung Quốc và ký kết được những đơn hàng xuất khẩu.

Trung Quốc - Ảnh 1.

Mới đây, Việt Nam tiếp tục ký thêm được 2 Nghị định thư cho phép xuất khẩu sầu riêng đông lạnh và dừa tươi sang Trung Quốc. Điều này được kỳ vọng góp phần vào tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu rau quả năm 2024.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam chỉ ra rằng, từ khi có Nghị định thư cho phép sầu riêng tươi xuất khẩu sang Trung Quốc ký vào tháng 7/2022, xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc liên tục tăng trưởng vượt bậc và sầu riêng đã trở thành mặt hàng xuất khẩu số 1 của ngành rau quả Việt Nam, với giá trị đạt hơn 2,2 tỷ USD năm 2023 và đã vượt mốc 2,5 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm nay. 

Đối với trái dừa, hiện Việt Nam là nguồn cung dừa lớn thứ 3 cho Trung Quốc, đạt hơn 111.000 tấn, trị giá 31,79 triệu USD, giảm 30,6% về lượng và giảm 18,6% về trị giá so cùng kỳ năm 2023. Thị phần trái dừa Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ từ 22,86% trong 7 tháng đầu năm 2023 xuống 22,57% trong 7 tháng đầu năm 2024.

Tuy nhiên, theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), việc Trung Quốc giảm nhập khẩu dừa Việt Nam chỉ là trong ngắn hạn bởi Trung Quốc đã đồng ý cấp phép xuất khẩu chính ngạch đối với trái dừa tươi của Việt Nam từ ngày 19/8/2024. Điều này mở ra cơ hội rất lớn cho ngành dừa Việt Nam tiếp cận vào thị trường tiềm năng lớn Trung Quốc.

Hiện, Việt Nam có khoảng 200.000ha trồng dừa, sản lượng hơn 2 triệu tấn, giá trị đứng thứ 4 trên thế giới. Trong 2 ngày 11 và 12/9 vừa qua, Tổng cục Hải quan Trung Quốc tiến hành kiểm tra 24 vùng trồng dừa, 12 cơ sở đóng gói dừa tươi của Việt Nam trước khi cấp mã số cho các cơ sở này xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc. Bộ NNPTNT đặt mục tiêu phấn đấu khoảng 80% mã số được phê duyệt trở lên.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn, đầy tiềm năng

Tại Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc cuối tháng 9 vừa qua, ông Nguyễn Hữu Hiệu, Giám đốc kinh doanh Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) cho hay, thị trường Trung Quốc rất rộng lớn, rất tiềm năng không chỉ riêng với Doveco mà đối với tất cả doanh nghiệp trái cây Việt Nam. Đồng Giao đã xuất khẩu nhiều năm sang thị trường Trung Quốc bằng đường chính ngạch.

“Thách thức lớn nhất hiện nay tại thị trường Trung Quốc là yêu cầu về chất lượng ngày càng cao, vì vậy đòi hỏi các doanh nghiệp phải kịp thời thích ứng và đáp ứng các yêu cầu này. Hiện nay mặt hàng chanh leo là một trong những sản phẩm đang đứng đầu của chúng tôi tại Trung Quốc. Sắp tới chúng tôi sẽ đẩy mạnh xuất khẩu thêm mặt hàng sầu riêng. Chúng tôi rất kỳ vọng, ngoài trái cây tươi, Việt Nam sẽ đẩy mạnh được xuất khẩu các sản phẩm chế biến từ trái cây. Đồng thời tăng cường xuất khẩu chính ngạch bởi đi đường tiểu ngạch không an toàn”, ông Hiệu nói.

Còn theo bà Hoàng Thị Thanh Thủy, Giám đốc Quốc tế Tập đoàn TH cho biết, Trung Quốc là thị trường tiềm năng, có dân số đông và nhu cầu cao. Tuy nhiên thị trường này cũng đầy tính cạnh tranh vì sản phẩm sản xuất ra phải đáp ứng tất cả yêu cầu khắt khe về an toàn thực phẩm. Đây là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, đối với TH thách thức này lại chính là cơ hội vì ngay từ khi thành lập Tập đoàn TH đã tâm niệm là phải sản xuất ra các sản phẩm tốt cho cộng đồng.

Trung Quốc - Ảnh 2.

Nông sản Việt Nam được giới thiệu tại Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc cuối tháng 9 vừa qua.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam cho hay, thị trường Trung Quốc rất tiềm năng vì nhu cầu ngày càng lớn đối với các sản phẩm nông sản chất lượng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu đó, chúng ta phải nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tất cả quy định về an toàn thực phẩm, bao bì, tem nhãn… Cách mà người Trung Quốc tiếp cận sản phẩm mới rất khác, do đó chúng ta phải hiểu rõ được thói quen, văn hóa để tiếp cận dần dần.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cho biết, đến thời điểm hiện tại, đã có 12 loại trái cây của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc với kim ngạch ước tính khoảng 4,5 tỷ USD vào năm 2024.

Ông Nam cho rằng, để thúc đẩy giao thương nông sản giữa hai quốc gia trong thời gian tới, các cơ quan có liên quan của hai nước cần tiếp tục tăng cường phối hợp hơn nữa trong việc tháo gỡ rào cản, mở cửa thị trường nông sản, đặc biệt các cơ quan của Tổng cục Hải quan Trung Quốc để mở rộng các mặt hàng nông lâm thủy sản, nhất là các mặt hàng trái cây đặc sản của Việt Nam được giới thiệu và tiêu thụ trên thị trường của Trung Quốc.

Các hiệp hội, doanh nghiệp và nhà đầu tư hai nước cần tăng cường hợp tác, liên kết để mở rộng thị trường, phát triển các chuỗi liên kết nông sản bền vững phục vụ xuất khẩu, mở rộng đầu tư vào các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu như: Xúc tiến thương mại, logistics, chợ đầu mối, chuỗi kho lạnh, bảo quản chế biến và chọn tạo giống…

Cơ quan thương mại và nông nghiệp của hai nước tăng cường phối hợp với các địa phương, hiệp hội, doanh nghiệp để tiếp tục tổ chức các lễ hội giao thương nông sản tại nhiều địa phương, khu vực tiềm năng khác của Trung Quốc trong thời gian tới.





Nguồn: https://danviet.vn/xuat-khau-rau-qua-sang-trung-quoc-tren-37-ty-usd-nhieu-doanh-nghiep-mong-muon-duoc-xuat-khau-sang-dat-nuoc-14-ty-dan-20241012100719797.htm

Cùng chủ đề

Trung Quốc nghiên cứu phát triển kỹ thuật mới để chiết xuất uranium từ nước biển

Các nhà nghiên cứu Trung Quốc sử dụng sáp để tạo ra các hạt gel gốc nước có khả năng tách uranium khỏi nước biển, một giải pháp mới nhằm cung cấp năng lượng cho các nhà máy điện hạt nhân từ đại...

Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về đi bộ ngoài không gian

Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu 19 của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian với thời gian dài nhất thế giới. ...

Trung Quốc lập kỷ lục thế giới mới về đi bộ ngoài không gian

Các phi hành gia trên tàu vũ trụ Thần Châu 19 của Trung Quốc đã hoàn thành chuyến đi bộ ngoài không gian với thời gian dài nhất thế giới. ...

Trung Quốc không duyệt khoản vay mới nào cho Campuchia trong 9 tháng

Reuters hôm nay 18.12 dẫn dữ liệu từ Bộ Tài chính Campuchia cho hay Trung Quốc đã không duyệt bất kỳ khoản vay mới nào cho Campuchia trong 9 tháng đầu của năm 2024. ...

Phi hành gia Trung Quốc phá kỷ lục đi bộ ngoài không gian

Theo Cơ quan Vũ trụ Có người lái Trung Quốc (CMSA), phi hành gia Cai Xozhe và Song Lingdong thuộc tàu Thần Châu-19 hoàn thành hoạt động ngoài tàu (EVA) kéo dài 9 tiếng vào lúc 21h57 ngày 17/12 (giờ Bắc Kinh).Chuyến đi bộ kéo dài 9 giờ cũng đánh dấu cột mốc mới trong lịch sử đi bộ ngoài không gian của Trung Quốc. Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết kỷ lục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp được thực hiện theo Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các...

Diễn biến mới nhất vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền

Mới đây, Dũng Taylor - chồng ca sĩ Thu Phương vừa thông tin về diễn biến mới nhất vụ kiện giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và ông Gerard Williams, chồng ca sĩ Bích Tuyền. ...

Diễn biến mới nhất vụ Đàm Vĩnh Hưng kiện chồng ca sĩ Bích Tuyền

Mới đây, Dũng Taylor - chồng ca sĩ Thu Phương vừa thông tin về diễn biến mới nhất vụ kiện giữa ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và ông Gerard Williams, chồng ca sĩ Bích Tuyền. ...

Cận cảnh con cầy mực-gấu chồn, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ vừa thấy ở Quảng Bình

Loài cầy mực là động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ, vừa được lực lượng chức năng phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Bình. Cầy mực là động vật hoang dã còn có tên là...

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, hợp nhất 12 cục, vụ trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW thông báo kết luận về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, sẽ có 12 đơn vị cục, vụ được sắp xếp, hợp nhất...

Bài đọc nhiều

Điểm tựa cho người nghèo nơi đại ngàn Tây Nguyên (Bài 3)

Với nỗ lực của các địa phương và sự quan tâm, hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên đã có những bước phát triển và thay đổi tích cực. Tuy nhiên, để địa bàn này thực sự phát triển bền vững, người dân ngày càng ấm no thì rất cần thêm nguồn lực đầu tư. Xóa bỏ mặc cảm Sau 10 năm thực hiện Chỉ thị...

Vì sao nông dân Tây Nguyên “ngày lo đêm bỏ ngủ” khi giá cà phê tăng cao chưa từng thấy?

Nông dân trồng cà phê ở Tây Nguyên phấn khởi khi cà phê đạt giá cao nhất lịch sử, mang lại hy vọng về một mùa bội thu. Tuy nhiên, niềm vui ấy lại xen lẫn nỗi lo khi nạn trộm cắp ngày càng gia tăng, từ vườn cây đến sân...

Xuất hiện một loài cá nuôi ở Trung Quốc đe dọa là đối thủ cạnh tranh của cá tra Việt Nam

Cá tra Việt Nam là loài cá thịt trắng “được lòng” người tiêu dùng tại nhiều thị trường trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường đa dạng xuất hiện ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh với cá tra Việt, trong đó có cả cá lóc Trung Quốc (Chinese snakehead). ...

133 doanh nghiệp nhận Giải thưởng Chất lượng Quốc gia đạt doanh thu 500.000 tỷ, có 2 “ông lớn” nông nghiệp

Trong năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã ký 03 Quyết định trao giải thưởng Chất lượng Quốc gia cho 133 doanh nghiệp đạt Giải thưởng Chất lượng Quốc gia năm 2021, 2022 và 2023. Lễ trao Giải thưởng Chất lượng Quốc gia, Giải thưởng Chất lượng Châu Á - Thái...

Xây dựng thương hiệu thịt lợn trà xanh – một đặc sản mới ở Thái Nguyên

Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Nhờ chiến lược kinh doanh và tốc độ tăng trưởng tích cực, Tập đoàn Masan tiếp tục được vinh danh "Top 50 Công ty kinh doanh hiệu quả nhất...

Cùng chuyên mục

Năm 2025 thực hiện tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp trên toàn quốc

Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp được thực hiện theo Luật Thống kê với chu kỳ 10 năm 1 lần. Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 là cuộc tổng điều tra quy mô lớn, được thực hiện trên phạm vi cả nước đối với tất cả các...

Cận cảnh con cầy mực-gấu chồn, động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ vừa thấy ở Quảng Bình

Loài cầy mực là động vật hoang dã, động vật rừng quý hiếm có tên trong sách Đỏ, vừa được lực lượng chức năng phát hiện lần đầu tiên ở Quảng Bình. Cầy mực là động vật hoang dã còn có tên là...

Bộ Nông nghiệp và PTNT sắp xếp, hợp nhất 12 cục, vụ trước khi hợp nhất với Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ngày 18/12, Ban Chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW thông báo kết luận về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy. Theo đó, sẽ có 12 đơn vị cục, vụ được sắp xếp, hợp nhất...

Vừa thả vô một khu rừng nổi tiếng Nghệ An, 11 con động vật hoang dã này đã tự kiếm ăn

Cơ quan chức năng vừa thả 11 con khỉ-loài động vật hoang dã quý hiếm về môi trường tự nhiên ở một khu rừng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Trong 11 con khỉ được thả có 8 con khỉ vàng (Macaca mulatta)...

Tín dụng chính sách “xóa trắng” hộ nghèo

Năm 2024, tỉnh Quảng Ninh đặt chỉ tiêu không còn hộ nghèo. Như vậy, gần 7.000 hộ nghèo trong toàn tỉnh Quảng Ninh, theo thống kê năm 2014, chỉ mất 10 năm đã được “xóa trắng”. Đây là kết quả của các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững mà tỉnh đã triển khai, trong đó có vai trò quan trọng của vốn tín dụng chính sách, nhất là từ sau khi Chỉ thị số 40/CT-TW ngày...

Mới nhất

Vẻ đẹp vùng chè Long Cốc

Vùng chè Long Cốc ở huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ là một trong những điểm đến hấp dẫn của du lịch sinh thái miền Bắc Việt Nam. Nơi đây nổi bật với những đồi chè bạt ngàn, uốn lượn theo những dãy núi trùng điệp, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Vào mỗi buổi sáng sớm,...

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ...

Lo “bão” thuế quan từ ông Trump, Italy kêu gọi EU cởi mở, ngăn chặn các tranh chấp thương mại

Liên minh châu Âu (EU) cần có cách tiếp cận thực tế với chính quyền sắp tới của ông Donald Trump để ngăn chặn một cuộc chiến thương mại giữa châu Âu và Mỹ.

Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thể thao và lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội chứ không thể chỉ trông chờ nguồn lực Nhà nước. Năm 2025, ngành phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng,...

Mới nhất

Gặp may mắn ở AFF Cup