Trang chủKinh tếNông nghiệpXuất khẩu nông sản kỳ vọng hút vốn vay

Xuất khẩu nông sản kỳ vọng hút vốn vay

Theo quan sát tại một số tỉnh, thành khu vực phía Nam, hiện các ngân hàng thương mại đang kỳ vọng dư nợ tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực sẽ có mức tăng trưởng cao trong các tháng đầu năm.

Xúc tiến, quảng bá nông sản vào thị trường Quảng Đông Ngành nông nghiệp đã vượt “cơn gió ngược”

Trong những tuần đầu của năm 2024, ngành Ngân hàng tại nhiều địa phương đã chủ động triển khai kế hoạch kinh doanh và giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm cho các chi nhánh, phòng giao dịch. Với các tỉnh, thành vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên – vùng có lợi thế về các sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn thì lĩnh vực cho vay sản xuất, chế biến xuất khẩu nông sản luôn được các ngân hàng chú trọng.

Theo quan sát tại một số tỉnh, thành khu vực phía Nam, hiện các NHTM đang kỳ vọng dư nợ tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản chủ lực sẽ có mức tăng trưởng cao trong các tháng đầu năm. Bởi hiện nay, nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp khá lớn, trong khi đó, hoạt động xuất khẩu các ngành hàng như lúa gạo, cà phê, thủy sản, trái cây đều được dự báo tăng trưởng mạnh trong năm nay.

Xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ
Xuất khẩu thủy sản dự báo sẽ phục hồi mạnh mẽ

Ông Vương Trí Phong, Giám đốc NHNN chi nhánh tỉnh Đồng Tháp cho biết, tính đến hết năm 2023, tổng dư nợ cho vay của các TCTD tại địa phương này đạt khoảng hơn 103.840 tỷ đồng, tăng hơn 9.600 tỷ đồng so với đầu năm. Trong đó, riêng dư nợ cho vay ngành lúa gạo (thu mua, chế biến xuất khẩu) đạt 13.330 tỷ đồng (tăng hơn 2.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 18,2%), dư nợ cho vay nuôi, chế biến xuất khẩu thủy sản đạt hơn 12.990 tỷ đồng (tăng trên 1.000 tỷ đồng so với đầu năm 2023).

“Trong năm 2024, NHNN Đồng Tháp đã chỉ đạo hệ thống NHTM tiếp tục đẩy mạnh giải ngân gói vay 15.000 tỷ đồng đối với lĩnh vực thủy sản, đồng thời tập trung hỗ trợ tối đa nguồn vốn phục vụ xuất khẩu các ngành hàng chủ lực của địa phương (lúa gạo, cá tra, xoài…) và không giảm hạn mức tín dụng đối với các doanh nghiệp. Vì thế khả năng tăng trưởng vốn vay đối với lĩnh vực chế biến xuất khẩu nông sản, thủy sản sẽ tăng mạnh trong các tháng đầu năm”, ông Phong nhận định.

Cũng tại địa phương khác của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, bà Nguyễn Thị Đậm, Giám đốc NHNN chi nhánh Tiền Giang cho biết, trong năm qua, hoạt động cho vay các nhóm lĩnh vực ưu tiên, trong đó bao gồm cho vay doanh nghiệp xuất khẩu và cho vay nông nghiệp nông thôn được các ngân hàng tại Tiền Giang thúc đẩy khá mạnh. Tính đến cuối năm 2023, tăng trưởng cho vay các lĩnh vực ưu tiên đạt mức 12,31%, dư nợ chiếm tới gần 71,7% tổng dư nợ của các TCTD trên địa bàn. Trong các tháng quý III/2023, các ngân hàng đã tổ chức kết nối và cho vay gần 3.000 tỷ đồng đối với các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu sầu riêng.

“Loại trái cây đặc sản này thời gian qua đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu ngành hàng rau quả. Ngoài ra, hiện nay Tiền Giang cũng phát triển mạnh các vùng chuyên canh thanh long với khoảng 8.600 ha. Vì thế tiềm năng tăng trưởng tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu trái cây là khá lớn”, bà Đậm cho biết.

Tại Tây Nguyên, theo NHNN chi nhánh tỉnh Đắk Lắk, niên vụ 2022-2023 vừa qua, doanh số và dư nợ cho vay ngành cà phê của các TCTD trên địa bàn đều đạt mức cao. Tổng dư nợ cho vay trồng mới, chăm sóc, thu mua, xuất khẩu cà phê tại Đắk Lắk năm 2023 đạt khoảng 20.000 tỷ đồng, tăng trưởng gần 14%.

Vừa qua, UBND tỉnh này đã đề nghị ngành Ngân hàng địa phương tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo các NHTM ưu tiên nguồn vốn tín dụng đối với các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư tái canh cà phê và mở rộng chế biến xuất khẩu. Đại diện NHNN chi nhánh Đắk Lắk cho biết, trong niên vụ 2023-2024, các ngân hàng sẽ dành khoảng 7.500 tỷ đồng để cho vay chế biến xuất khẩu cà phê. Căn cứ trên nhu cầu vay của doanh nghiệp và người dân, các TCTD sẽ nghiên cứu cân đối phân bổ thêm để ưu tiên cho vay.

Về phía các NHTM, theo kế hoạch của Agribank trong năm nay lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực sẽ tiếp tục được ngân hàng đầu tư nguồn vốn tín dụng lớn và áp dụng các ưu đãi lãi suất, nhất là lĩnh vực lúa gạo, thủy sản và trái cây.

Đại diện Agribank khu vực miền Tây Nam bộ cho biết, kết thúc năm 2023 vừa qua, hệ thống các chi nhánh tại Đồng bằng Sông Cửu Long đã cho vay khoảng 29.300 tỷ đồng với gần 38.000 khách hàng chế biến xuất khẩu lúa gạo. Hiện các chi nhánh của ngân hàng này đều áp dụng chương trình tín dụng ưu đãi tài trợ khách hàng xuất nhập khẩu với quy mô 25.000 tỷ đồng, giảm tối đa 1% so với sàn lãi suất cho vay thông thường.

Bên cạnh đó, để thúc đẩy phát triển các mô hình liên kết sản xuất, trong năm nay Agribank sẽ quan tâm cho vay đối với các vùng nguyên liệu, trang trại lớn. Theo thống kê của Agribank, hiện nay cả khu vực ĐBSCL có trên 14.200 trang trại, nhu cầu vay vốn trang trải chi phí giống, cải tạo thâm canh vườn, ao, chuồng, trả công lao động khá lớn. Vì thế, chính sách cho vay tối đa 2 tỷ đồng/trang trại mà các chi nhánh Agribank đang áp dụng được kỳ vọng sẽ phát huy hiệu quả tích cực. Từ đó, thúc đẩy phát triển các vùng nguyên liệu nông sản, tăng tính chủ động và cạnh tranh cho xuất khẩu các mặt hàng nông sản chủ lực.





Source link

Cùng chủ đề

Gạo Việt Nam xuất khẩu rớt giá kỷ lục lần đầu tiên sau 2 năm

Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo Việt Nam xuất khẩu loại 5% tấm giảm đến 17 USD, chỉ còn 485 USD/tấn. Mức giá khoảng 500 USD/tấn đã 'tạm chia tay' gạo Việt sau gần 2 năm ổn định trên thị trường. ...

Vượt Bangladesh, Việt Nam vươn lên vị trí thứ 2 về xuất khẩu hàng dệt may

Với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng gần 11% so với năm 2023, Việt Nam có khả năng vượt Bangladesh đứng vị trí thứ 2 thế giới về xuất khẩu hàng dệt may. Tại buổi gặp mặt báo chí thông tin hoạt động sản xuất kinh doanh, phong trào công nhân lao động 2024 - định hướng 2025 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam sáng 25/12, ông Cao Hữu Hiếu- Tổng giám đốc Tập...

Dệt may Việt Nam thoát hiểm thành công nhờ các đơn hàng bất ngờ

Việc nhận được các đơn hàng dịch chuyển từ Bangladesh giúp ngành dệt may Việt Nam thoát hiểm thành công, đạt được mục tiêu xuất khẩu trong một năm đầy khó khăn. Ngày 25-12, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) tổ chức họp...

Giá nông sản ngày 25/12/2024: Giá cà phê tăng nhẹ, hồ tiêu giữ vững mức cao

DNVN - Giá cà phê trong nước tăng 200 đồng/kg vào ngày 25/12/2024, đạt trung bình 120.800 đồng/kg. Hồ tiêu vẫn duy trì mức giá cao ổn định. ...

EU tăng cường kiểm tra nông sản Việt Nam từ 8/1/2025

EU ban hành quy định mới về tăng cường kiểm tra bổ sung, biện pháp khẩn cấp quản lý nhập khẩu hàng nông sản, thực phẩm từ bên ngoài vào EU. Ngày 18/12/2024, Ủy ban Châu Âu đã ban hành Quy định số 2024/3153, áp dụng các biện pháp kiểm tra bổ sung đối với một số mặt hàng nông sản, thực phẩm nhập khẩu từ các quốc gia ngoài EU, trong đó có Việt Nam....

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bắt nhịp cùng đầu tư công, Tracodi kỳ vọng phát triển đột phá

Các doanh nghiệp trong ngành xây dựng hạ tầng đang kỳ vọng vào sự phục hồi trong năm 2025, khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới với những động lực tổng hòa từ chính sách tháo gỡ khó khăn của Chính phủ, việc đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, giảm mặt bằng lãi suất và sự gia tăng của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), kế hoạch phát triển hệ thống...

Thúc đẩy đầu tư công: Chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam?

TS. Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích của Công ty Cổ phần Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết, đến tháng 11/2024, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đã đạt trên 400.000 tỷ đồng, tương đương 54% so với kế hoạch và trên 60% so với mục tiêu chính phủ đặt ra. “Chúng ta vẫn còn thời gian. Kế hoạch đầu tư công thường tính đến tháng 1/2025, do đó, các Bộ, ngành từ Trung ương đến...

Về công tác phong trào xóa đói giảm nghèo

Nhớ mãi Ngân hàng chính sách ở muôn nơi Giúp đỡ bà con đẹp cuộc đời Vay vốn làm ăn, giàu phát đạt Giải ngân sản xuất, tậu xe hơi Hộ nghèo đã giảm, tăng thu nhập Hộ đói không còn, sống thảnh thơi Nước mạnh, dân giàu, nhà hạnh phúc Nhân dân ghi...

NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 3)

Trên khắp nẻo đường của huyện Chương Mỹ, diện mạo nông thôn của huyện đã có nhiều khởi sắc, cơ sở hạ tầng được khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt, đến nay huyện nhà đã hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới trong đó có 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 04 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Đóng...

NHCSXH huyện Chương Mỹ: Chuyển mình nhờ triển khai hiệu quả Chỉ thị 40 (Bài 2)

Sự ra đời của NHCSXH với mô hình hoạt động và các chương trình tín dụng đặc thù là một giải pháp có tính nhân văn sâu sắc, một trong những “điểm sáng” trong các chính sách giảm nghèo. Với phương châm “Thấu hiểu lòng dân, tân tâm phục vụ”, “không để ai bị bỏ lại phía sau”, việc triển khai thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 40 đã kịp thời hỗ trợ các đối tượng chính...

Bài đọc nhiều

Đào khảo cổ gò đất ven sông Vàm Cỏ Đông ở Long An, phát lộ hiện vật cổ bằng vàng ròng văn hóa Óc...

Cụm di tích khảo cổ học Bình Tả là những công trình thuộc nền văn hóa Óc Eo có niên đại khoảng những thế kỷ đầu sau Công nguyên, nằm trong một quần thể di tích với hơn 60 di tích khảo cổ học từ thời tiền sử đến sơ sử...

Bước tiến để nông nghiệp Việt phát triển bền vững

Mới đây, Lễ ký kết triển khai Dự án Giảm phát thải Carbon tại vùng nguyên liệu mía Lam Sơn được vừa được tổ chức tại Thanh Hóa đã đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) và hai đối tác Nhật...

Cần Thơ: Nhân rộng mô hình canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp nâng cao giá trị sản xuất cho nông dân

Vụ lúa đông xuân 2024-2025, TP .Cần Thơ có kế hoạch nhân rộng diện tích thực hiện mô hình canh tác lúa chất lượng cao (CLC) và phát thải thấp (PTT) lên 200ha, phấn đấu đến cuối năm 2025 xây dựng được vùng sản xuất lúa chuyên canh CLC và PTT, với quy mô diện tích 38.000ha. Đây là các mô hình triển khai thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa CLC...

Dự kiến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 3-3,2 tỷ USD

Tính chung 11 tháng năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 1,8 triệu tấn cao su, trị giá 2,95 tỷ USD. Dự kiến năm 2024, kim ngạch xuất khẩu cao su đạt 3-3,2 tỷ USD.Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới.Chiều nay, 24/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh...

Xuất khẩu rau quả nông sản năm 2024 cán mốc kỷ lục 7,2 tỷ USD

Tháng 11/2024, giá trị xuất khẩu rau quả tháng 11/2024 đạt 500 triệu USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu rau quả 11 tháng năm 2024 lên 6,66 tỷ USD. Ngành rau quả Việt Nam tự tin có thể lập kỷ lục 7,2 tỷ USD trong cả năm 2024...Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, nhưng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2024 vẫn đạt mức kỷ lục 10 tỷ USD, giữ vững vị trí xuất khẩu...

Cùng chuyên mục

Tuyên Quang siết chặt quản lý nuôi động vật hoang dã

Những năm gần đây, ngành chức năng tỉnh Tuyên Quang đã siết chặt công tác quản lý các cơ sở nuôi động vật hoang dã, qua đó góp phần hạn chế tình trạng hợp thức hoá đối với động vật hoang dã có nguồn gốc từ tự nhiên thông qua việc mua bán, vận chuyển, săn bắt trái pháp luật.Năm 2024, huyện Bắc Hà thu gần 257 tỷ đồng, từ bán các sản phẩm vỏ, lá, thân cành, hạt...

Tổng công ty Điện lực miền Bắc: Đảm bảo điện phục vụ sản xuất hàng phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Vào thời điểm Tết Nguyên đán, nhu cầu sử dụng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và người dân tăng cao, làm gia tăng áp lực cung cấp điện. Trước thực tế này, Tổng công ty Điện lực miền Bắc đã chủ động xây dựng kế hoạch, phương án quản lý vận hành, đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và...

Bỏ phố, bỏ lương cao lên núi ở Đắk Nông trồng hoa hồng ngoại kiểu gì mà hotboy này thu 10 tỷ?

Yêu thích hoa hồng, đam mê kinh doanh, anh Nguyễn Chí Thành đã quyết định đến xã Quảng Sơn, huyện Đắk Glong (tỉnh Đắk Glong) khởi nghiệp trồng hoa hồng, kinh doanh một trong những loài hoa quyến rũ nhất thế giới, đem lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi...

Nông dân Bắc Hà thu gần 257 tỷ đồng từ sản phẩm quế năm 2024

Năm 2024, huyện Bắc Hà thu gần 257 tỷ đồng, từ bán các sản phẩm vỏ, lá, thân cành, hạt và giống quế, tăng trên 40 tỷ đồng so với năm 2023.Những năm gần đây, để xóa đói giảm nghèo, huyện Bình Gia đã và đang phát huy tiềm năng, lợi thế về điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển các mô hình liên kết phát triển sản xuất đã đem lại hiệu quả. Từ đó, mở...

Các tỉnh Bắc Bộ chuyển rét từ đêm 26/12, có nơi dưới 10 độ C

Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, từ đêm 26/12/2024, các tỉnh Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét. Nhiệt độ thấp nhất tại khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12 - 15 độ C, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại, nhiệt độ có nơi xuống dưới 10 độ C. Để chủ...

Mới nhất

Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận

(ĐCSVN) - Chính phủ đã ban hành Nghị định quy định Danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm và trình tự, thủ tục cấp giấy phép, cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn cho người lái xe hoặc người áp tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ. ...

Phát hiện thêm nhiều lợi ích của tía tô

'Nhờ chứa các hợp chất hoạt tính sinh học như flavonoid, axit rosmarinic mà tía tô đất mang lại rất nhiều lợi...

Nhà bị bán đấu giá, chủ không biết

(NLĐO)- Chủ nhà ngỡ ngàng khi bị yêu cầu di dời tài sản, giao căn nhà đang ở cho người đã trúng đấu giá ...

Đề xuất cơ quan có thẩm quyền mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương

Dự án mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có chiều dài 91 km, quy mô đầu tư 6 -8 làn xe, tổng mức đầu tư 38.693 tỷ đồng sẽ được triển khai theo phương thức PPP. Đề xuất cơ quan có thẩm quyền mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ ThuậnDự...

Mới nhất