Trang chủPolitical ActivitiesXuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu...

Xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu và những lưu ý đối với doanh nghiệp


EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Tại Hội thảo Xúc tiến thương mại sang thị trường châu Âu với chuyên đề Tiềm năng xuất khẩu các sản phẩm chính ngạch sang thị trường châu Âu diễn ra tại Hà Nội chiều 18/11, ông Đinh Sỹ Minh Lăng – Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương) cho biết: Thống kê từ số liệu Hải quan Việt Nam, sau 4 năm EVFTA có hiệu lực (từ 8/2020), Liên minh châu Âu (EU) hiện là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu 4 năm ước tính đạt hơn 200 tỷ USD, tăng trưởng từ 12-15%.

Xuất khẩu sang EU tăng mạnh nhờ "cao tốc" EVFTA

EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Hiện nay, Hà Lan là đối tác thương mại và thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Âu. Cùng với Hà Lan, các nước Đức, Italia, Bỉ, Pháp… đều là những thị trường xuất khẩu tiềm năng. Các mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu mạnh vào EU gồm máy móc và thiết bị điện, giày dép, thiết bị, lò phản ứng, thiết bị cơ khí, hàng may mặc và phụ kiện, sắt thép, cà phê, trà, gia vị…

Riêng tháng 7/2024, Việt Nam xuất siêu sang EU ước đạt hơn 20,2 tỷ USD, tăng 19,4% so với cùng kỳ năm 2023; kim ngạch xuất khẩu tăng  khoảng 16,8%; nhập khẩu tăng khoảng 10 %. EU nằm trong Top 6 thị trường xuất, nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Tín hiệu đáng mừng là người tiêu dùng châu Âu ngày càng cởi mở, ưa chuộng hàng châu Á chất lượng. Việc thực thi Hiệp định EVFTA là cơ hội gia tăng sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam so với hàng hóa cùng loại của các nước trong khu vực châu Á đặc biệt về giá tại thị trường quan trọng này.

Xuất khẩu chính ngạch giúp doanh nghiệp ít gặp rủi ro hơn

Tại Hội thảo, đại diện Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ lưu ý các doanh nghiệp nên chú trọng tuân thủ các nguyên tắc để tập trung xuất khẩu sản phẩm chính ngạch. Điều này sẽ đem lại nhiều lợi ích hơn cho doanh nghiệp. 

Lý giải điều này, Đại diện đến từ Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ cho biết, xuất khẩu không chính ngạch thủ tục đơn giản, nhanh gọn; chi phí thấp hơn, không phải chịu nhiều loại thuế, phí nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro, bất lợi như: chất lượng hàng hóa khó kiểm soát, chất lượng không đồng đều, ảnh hưởng đến uy tín của hàng Việt Nam; rủi ro cao hơn, dễ xảy ra tranh chấp, vi phạm pháp luật; hàng hóa chủ yếu tập trung vào các thị trường nhỏ lẻ, biên giới; không được hỗ trợ; khó đảm bảo tính bền vững, dễ bị cạnh tranh không lành mạnh.

Ông Đinh Sỹ Minh Lăng – Vụ Thị trường châu Âu – châu Mỹ (Bộ Công Thương)

Trong khi đó, mặc dù cần thủ tục phức tạp, nhiều giấy tờ hơn; chi phí cao hơn do phải chịu các loại thuế, phí nhưng xuất khẩu chính ngạch lại giúp chất lượng hàng hóa được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo chất lượng; nâng cao uy tín của doanh nghiệp và hàng hóa Việt Nam…

Như vậy, nếu xuất khẩu chính ngạch, doanh nghiệp sẽ có rủi ro thấp hơn, pháp lý rõ ràng; hàng hóa tiếp cận được nhiều thị trường lớn, đặc biệt là các thị trường khó tính; nhận được nhiều hỗ trợ từ nhà nước về chính sách, vốn; góp phần vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp và nền kinh tế.

Do vậy, muốn xuất khẩu chính ngạch sang thị trường châu Âu, doanh nghiệp cần nghiên cứu thị trường để xác định thị trường mục tiêu, các tiêu chuẩn, quy định của thị trường, đánh giá năng lực hiện tại và lập kế hoạch. Ngoài ra, cần chọn tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm và thị trường mục tiêu (ISO 9001, HACCP,…). Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đã chọn, đào tạo nhân viên; đảm bảo quản lý chất lượng sản phẩm ổn định, đáp ứng yêu cầu của thị trường quốc tế. Cùng đó, cải tiến công nghệ, nâng cao kỹ năng nhân viên, kiểm soát chất lượng chặt chẽ; sản xuất ra sản phẩm có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường xuất khẩu…

Doanh nghiệp cần thận trọng khi tham gia vào thương trường quốc tế

Phát biểu tại Hội thảo, ông Neil Nguyễn – Tổng giám đốc Công ty tư vấn Xuất nhập khẩu Việt Nam – châu Âu thông tin, doanh nghiệp Việt thường gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thương trường quốc tế do cách tiếp cận khách hàng không hiệu quả, thường mất liên lạc với khách hàng sau khi gửi mẫu và báo giá; không đạt được kết quả mong muốn trong và sau khi tham dự hội chợ thương mại quốc tế. Vì vậy, ông Neil Nguyễn cho rằng, tham gia xuất khẩu trực tiếp sẽ đảm bảo 100% khách hàng thật, giao thương thật.

Đồng tình với ý kiến rằng doanh nghiệp Việt thường gặp nhiều khó khăn khi tham gia vào thương trường quốc tế, ông Nguyễn Thành Hưng, chuyên gia tư vấn cao cấp của Chính phủ, Tổ trưởng Tổ giúp việc Ban chỉ đạo quốc gia về Hội nhập quốc tế Văn phòng Chính phủ cho rằng, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm, đánh giá, kiểm tra, xác minh thông tin nhận được từ bên môi giới thông qua các nguồn thông tin chính thống như thông qua Hiệp hội ngành nghề, cơ quan đại diện ngoại giao/lãnh sự củaViệt Nam tại nước sở tại của bên mua. Đồng thời, doanh nghiệp cần chủ động hơn trong quá trình trao đổi, đàm phán để không mất đi vai trò trọng yếu của mình và bên còn lại trong giao dịch mua bán hàng hoá, tránh trường hợp phụ thuộc hoàn toàn vào bên môi giới.

Hơn nữa, trong bất kỳ giao dịch mua bán hàng hóa, để ràng buộc chặt chẽ trách nhiệm của các bên thì hợp đồng mua bán phải được thiết kế với những điều khoản chặt chẽ tương ứng. Ngoài ra, để tiết kiệm chi phí vận tải, doanh nghiệp thường lựa chọn phương thức vận tải đường biển thông qua các hãng tàu có chức năng vận chuyển. Vì vậy, doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa cần có kiến thức nhất định về lĩnh vực vận tải, đặc biệt là quy định về giới hạn trách nhiệm của bên vận chuyển để lường trước rủi ro phát sinh cũng như chuẩn bị sẵn phương án xử lý.



Nguồn: https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/tiem-nang-xuat-khau-cac-san-pham-chinh-ngach-sang-thi-truong-chau-au.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Theo đó, biện pháp tự vệ được áp dụng dưới dạng hạn ngạch nhập khẩu trong 4 năm, với hạn ngạch nhập khẩu ở mức 0 trong năm đầu tiên và tăng thêm một triệu pound trong mỗi ba năm tiếp theo. Hoa Kỳ dự định sẽ tiến hành rà soát giữa kỳ biện pháp trước khi kết thúc năm thứ hai và dự kiến hoàn thành ​​không muộn hơn thời điểm giữa kỳ của biện pháp.Vụ việc...

Mở cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Thúc đẩy môi trường kinh doanh, tăng cường quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt NamEVFTA đã và đang góp phần tạo động lực quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và thương mại. Việt Nam đã cam kết thực hiện một loạt các cải cách quy định trong EVFTA. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024...

Sớm hoàn thiện Hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành dệt may, tạo cú huých hỗ trợ doanh nghiệp đẩy …

Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may tại TP. Đà NẵngTăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường có FTA Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường nào đó....

EVNGENCO2 nâng cao năng lực thực thi các quy định trong bảo vệ môi trường

Tại hội nghị, chuyên gia Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ TN&MT đã phổ biến chuyên đề Chính sách Pháp luật về Tài nguyên nước liên quan đến khai thác, sử dụng nước cho các Nhà máy Thuỷ điện, Nhiệt điện với nhiều nội dung: kê khai, đăng ký cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quan trắc, giám sát, khai thác tài nguyên nước; những quy định về bảo vệ tài nguyên nước; điều hòa phân...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khuyến nghị nhiều giải pháp để Cà Mau tận dụng lợi thế, phát huy thế …

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Cà Mau là đất cực Nam của Tổ quốc, có 3 mặt giáp biển với bờ biển dài gần 255 km, có phù sa bồi đắp quanh năm với hệ sinh thái rừng ngập mặt đa dạng sinh học (với diện tích trên 90 ngàn ha, là rừng ngập mặn lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau rừng ngập mặn Amazon Nam Mỹ). Cà Mau cũng là xứ sở của lúa...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Cùng dự có Phó Thủ...

Ký kết văn kiện Dự án Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn...

(MPI) - Ngày 15/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) tổ chức Lễ ký kết Văn kiện Dự án "Nhân rộng phương pháp tiếp cận khu công nghiệp sinh thái để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam". Tham dự có Thứ trưởng Đỗ Thành Trung, Đại sứ Thụy Sĩ tại Việt Nam Thomas Gass và Đại diện quốc gia UNIDO tại Việt...

Nâng cao công tác an toàn hóa chất – Nền tảng cho sự phát triển bền vững ngành công nghiệp hiện đại

Theo thống kê từ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm có hơn 2 triệu lao động trên toàn cầu bị ảnh hưởng bởi các vụ tai nạn và bệnh nghề nghiệp do tiếp xúc với hóa chất độc hại. Những vụ rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất không chỉ gây thiệt hại về tài sản, mà còn gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, đe dọa sự sống của hàng triệu loài sinh...

Tiếp tục ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng gắn với giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm...

(MPI) - Tại Nghị quyết số 218/NQ-CP ngày 12/11/2024 về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt nghiêm, thực hiện toàn diện, hiệu quả hơn nữa các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, nhất là Kết...

Thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp

(MPI) - Nhằm thúc đẩy thực hiện kinh tế tuần hoàn trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp (KCN), giảm tác động môi trường của sản xuất công nghiệp và giúp các KCN thích ứng với biến đổi khí hậu, ngày 15/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) và Tổng cục Kinh tế Liên bang Thụy Sỹ (SECO) ký kết Văn kiện Dự án “Nhân rộng Phương...

Cùng chuyên mục

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Theo đó, biện pháp tự vệ được áp dụng dưới dạng hạn ngạch nhập khẩu trong 4 năm, với hạn ngạch nhập khẩu ở mức 0 trong năm đầu tiên và tăng thêm một triệu pound trong mỗi ba năm tiếp theo. Hoa Kỳ dự định sẽ tiến hành rà soát giữa kỳ biện pháp trước khi kết thúc năm thứ hai và dự kiến hoàn thành ​​không muộn hơn thời điểm giữa kỳ của biện pháp.Vụ việc...

Mở cơ hội phát triển bền vững cho doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam

Thúc đẩy môi trường kinh doanh, tăng cường quốc tế hóa các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt NamEVFTA đã và đang góp phần tạo động lực quan trọng để Việt Nam đẩy mạnh cải cách môi trường kinh doanh, môi trường đầu tư và thương mại. Việt Nam đã cam kết thực hiện một loạt các cải cách quy định trong EVFTA. Gần đây nhất, Thủ tướng Chính phủ đã ký Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 20/5/2024...

Sớm hoàn thiện Hệ sinh thái tận dụng FTA trong ngành dệt may, tạo cú huých hỗ trợ doanh nghiệp đẩy …

Tọa đàm trao đổi trực tiếp với lãnh đạo doanh nghiệp về hệ sinh thái tận dụng FTA thế hệ mới trong lĩnh vực dệt may tại TP. Đà NẵngTăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường có FTA Các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cho ngành dệt may Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc quá mức vào một thị trường nào đó....

Gặp gỡ, chúc mừng các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT nhân dịp 20/11

Nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024), chiều 19/11, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn và các Thứ trưởng: Nguyễn Văn Phúc, Phạm Ngọc Thưởng, Hoàng Minh Sơn, Nguyễn Thị Kim Chi đã có cuộc gặp gỡ, chúc mừng các nguyên lãnh đạo Bộ GDĐT. ...

EVNGENCO2 nâng cao năng lực thực thi các quy định trong bảo vệ môi trường

Tại hội nghị, chuyên gia Cục Quản lý Tài nguyên nước - Bộ TN&MT đã phổ biến chuyên đề Chính sách Pháp luật về Tài nguyên nước liên quan đến khai thác, sử dụng nước cho các Nhà máy Thuỷ điện, Nhiệt điện với nhiều nội dung: kê khai, đăng ký cấp phép, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước; quan trắc, giám sát, khai thác tài nguyên nước; những quy định về bảo vệ tài nguyên nước; điều hòa phân...

Mới nhất

Vệ tinh lâu đời nhất của Anh dịch chuyển bí ẩn

Skynet-1A, vệ tinh Anh phóng năm 1969 và đã dừng hoạt động, gây bối rối vì không ở đúng vị trí mà trọng lực Trái Đất kéo xuống. ...

Người lớn tuổi nếu hay buồn ngủ ban ngày, coi chừng mắc bệnh nguy hiểm

Bạn có thấy mình ngáp liên tục và buồn ngủ quá mức vào ban ngày không? Bạn có thể có nguy cơ cao...

Tuyên dương các điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu

(ĐCSVN) - Đội ngũ nhà giáo của quận hiện nay đã có sự phát triển vượt bậc, với gần 3.400 giáo viên tâm huyết với nghề, có năng lực và đạo đức tốt. Toàn quận tự hào có 11 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Đây là những tấm gương sáng về chuyên môn...

Trợ lực “tiếp sức” cho doanh nghiệp, kích cầu nền kinh tế

Việc tiếp tục giảm 2% thuế sẽ giúp thúc đẩy đầu tư, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, giúp sản xuất - kinh doanh sớm phục hồi. Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Minh Phong để hiểu hơn vấn đề này. Thưa ông,...

Mercedes-Benz lập công ty phân phối xe, khả năng chuyển sang nhập ‘nguyên con’

Hãng xe Đức thành lập công ty mới về phân phối Mercedes-Benz Việt Nam (MBDV) nhưng chưa đi vào hoạt động. Hãng cũng không bình luận thêm việc có chuyển đổi kế hoạch từ bỏ lắp ráp tại Việt Nam sang hoàn toàn nhập khẩu. ...

Mới nhất