Giá xuất khẩu cà phê tăng vọt, về lại vùng cao lịch sử Nguồn cung khan hiếm, xuất khẩu cà phê sẽ giảm dần theo từng tháng |
Báo cáo mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho thấy, trong tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 62 nghìn tấn cà phê, đem về 340 triệu USD. Lũy kế 7 tháng năm 2024, cả nước đã xuất khẩu 964 nghìn tấn cà phê, kim ngạch 3,54 tỷ USD, giảm 13,8% về lượng, nhưng tăng vọt 30,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Tháng 7/2024, Việt Nam xuất khẩu 62 nghìn tấn cà phê |
Theo Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (VICOFA), Việt Nam hiện chỉ còn khoảng 148.000 tấn cà phê để xuất khẩu trong 2 tháng còn lại của niên vụ 2023/2024 (từ tháng 8 đến đến hết tháng 9), cho đến khi niên vụ mới bắt đầu thu hoạch vào tháng 10 năm nay. Nguồn hàng cà phê cho xuất khẩu đang trông chờ vào niên vụ thu hoạch mới và dự báo xuất khẩu cà phê cả năm có thể thiết lập mốc kỷ lục 5,5 – 6 tỷ USD…
Cà phê Việt Nam hiện rất “hot” vì nguồn cung khan hiếm, mà các “ông lớn” như Đức, Ý, Nhật Bản luôn “săn lùng” loại nông sản này. Chính vì nguồn cung ít nên cà phê Việt rất có giá, đầu tháng 7, Hungary tìm mua cà phê Việt với mức giá trung bình rất cao là hơn 6.800 USD/tấn, hay Israel mua với mức gần 6.100 USD/tấn.
Cũng theo Chủ tịch VICOFA, với các thị trường như Tây Ban Nha, Nga, Mỹ, Indonesia, Philippines, Hà Lan, Trung Quốc… mức giá nhập khẩu đã tăng lên khoảng 30% so với năm trước. Vì thế, các thị trường này đều nằm trong nhóm thị trường xuất khẩu cà phê Việt có kim ngạch 100 triệu USD.
Trên thị trường hàng hoá phái sinh, theo cập nhật mới nhất từ Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam (MXV) vào sáng 5/8, khép lại tuần giao dịch vừa qua, giá cà phê Robusta giảm tuần thứ ba liên tiếp, đánh mất 1,74% so với tham chiếu, đạt 4.227 USD/tấn. Trong khi đó, giá cà phê Arabica giằng co và tăng nhẹ 0,11% so với tuần trước, đạt 5.081,65 USD/tấn. Tỷ giá USD/BRL tăng mạnh tiếp tục trở thành áp lực chính với giá cà phê.
MXV phân tích, đồng Real nội địa của Brazil yếu đi, kéo theo tỷ giá USD/BRL tăng 1,27%, lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi. Tỷ giá tăng cao giúp kích thích tâm lý đẩy mạnh bán cà phê của nông dân Brazil do thu về nhiều ngoại tệ hơn. Điều này đưa đến kỳ vọng nguồn cung trên thị trường sẽ gia tăng, từ đó gây áp lực lên giá.
Dù vậy, nguồn cung cà phê tại các quốc gia sản xuất chính đang đứng trước lo ngại thu hẹp, phần nào hạn chế đà giảm của giá. Tại Brazil, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, nông dân trồng cà phê lo ngại về triển vọng nguồn cung vụ cà phê thu hoạch năm 2024. Học viện giao dịch cà phê (CTA) cho biết, hầu hết người trồng cà phê đều đánh giá vụ mùa năm nay tệ hơn so với cuộc khảo sát trước. Sản lượng cà phê Robusta dự kiến sẽ giảm khoảng 11% so với năm ngoái, do cây cà phê chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi thời tiết khô nóng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành hạt.
Ngoài ra, Cooxupe, hợp tác xã sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil cho biết, các vùng sản xuất cà phê chính ghi nhận nhiệt độ cao hơn bình thường ít nhất 2 độ C và tỷ lệ diện tích bị thiếu nước lên tới gần 50%. Điều này có thể kéo dài sẽ gây tình trạng rụng lá ở cây trồng và các loại sâu bệnh khác, ảnh hưởng xấu lên vụ cà phê thu hoạch năm 2025.
Khép lại tuần giao dịch vừa qua, giá cà phê Robusta giảm tuần thứ ba liên tiếp, đánh mất 1,74% so với tham chiếu. Trong khi đó, giá cà phê Arabica giằng co và tăng nhẹ 0,11% so với tuần trước. Tỷ giá USD/BRL tăng mạnh tiếp tục trở thành áp lực chính với giá cà phê.
Đồng Real nội địa của Brazil yếu đi, kéo theo tỷ giá USD/BRL tăng 1,27%, lên mức cao nhất trong hai năm rưỡi. Tỷ giá tăng cao giúp kích thích tâm lý đẩy mạnh bán cà phê của nông dân Brazil do thu về nhiều ngoại tệ hơn. Điều này đưa đến kỳ vọng nguồn cung trên thị trường sẽ gia tăng, từ đó gây áp lực lên giá.
Dù vậy, nguồn cung cà phê tại các quốc gia sản xuất chính đang đứng trước lo ngại thu hẹp, phần nào hạn chế đà giảm của giá. Tại Brazil, quốc gia xuất khẩu cà phê lớn nhất thế giới, nông dân trồng cà phê lo ngại về triển vọng nguồn cung vụ cà phê thu hoạch năm 2024. Học viện giao dịch cà phê (CTA) cho biết hầu hết người trồng cà phê đều đánh giá vụ mùa năm nay tệ hơn so với cuộc khảo sát trước. Sản lượng cà phê Robusta dự kiến sẽ giảm khoảng 11% so với năm ngoái, do cây cà phê chịu ảnh hưởng nhiều hơn bởi thời tiết khô nóng, ảnh hưởng đến quá trình hình thành hạt.
Ngoài ra, Cooxupe, hợp tác xã sản xuất và xuất khẩu cà phê lớn nhất Brazil cho biết, các vùng sản xuất cà phê chính ghi nhận nhiệt độ cao hơn bình thường ít nhất 2 độ C và tỷ lệ diện tích bị thiếu nước lên tới gần 50%. Điều này có thể kéo dài sẽ gây tình trạng rụng lá ở cây trồng và các loại sâu bệnh khác, ảnh hưởng xấu lên vụ cà phê thu hoạch năm 2025.
Nguồn: https://congthuong.vn/xuat-khau-ca-phe-tang-vot-309-336884.html