Trang chủNewsKinh tếXuất khẩu cá ngừ khó ngoài, vướng trong

Xuất khẩu cá ngừ khó ngoài, vướng trong


Xuất khẩu cá ngừ nửa năm 2024 dự kiến thu về gần nửa tỷ USD

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, lũy kế tới hết tháng 5/2024, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 386 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, các sản phẩm cá ngừ đóng hộp tăng 44%, đóng túi tăng 24%, cá ngừ loin/phile đông lạnh tăng 7% và cá ngừ nguyên con đông lạnh tăng gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2023. Dự kiến, nửa đầu năm nay, xuất khẩu cá ngừ ước đạt 457 triệu USD.

tới hết tháng 5/2024, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 388 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023.
Tới hết tháng 5/2024, xuất khẩu cá ngừ đạt gần 388 triệu USD, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2023.

Xuất khẩu cá ngừ sang hầu hết các thị trường đều tăng so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, 2 thị trường lớn nhất là Mỹ, EU chiếm lần lượt 37% và 22% xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam và ghi nhận tăng trưởng 30% và 37% so với cùng kỳ năm 2023. Xuất khẩu cá ngừ sang Israel tăng mạnh nhất (+64%), sang Nga tăng 58%, Hàn Quốc tăng 66%.

Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu cá ngừ những năm gần đây, có tới hơn 50% giá trị được tạo ra từ nguồn nguyên liệu nhập khẩu do khai thác trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu cho chế biến xuất khẩu và không ổn định.

Tuy nhiên, theo bà Cao Thị Kim Lan – Giám đốc Công ty CP Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO), hiện ngành hàng này đang gặp khó. Cụ thể, liên quan nguyên liệu khai thác trong nước, nhiều doanh nghiệp trong ngành cá ngừ đều phản ánh là thực sự khó làm giấy xác nhận nguyên liệu (S/C). Dù doanh nghiệp đã tăng cường làm việc với các đầu mối và kiểm tra kỹ lưỡng, nhưng vẫn vô cùng thấp thỏm sau khi đã chốt mua xong nguyên liệu.

Có nhiều lý do khiến các doanh nghiệp mua nguyên liệu xong không được cấp S/C do một số vấn đề ở các khâu phía trước mà doanh nghiệp rất khó để biết rõ, như vấn đề xác nhận điều kiện an toàn thực phẩm tàu cá hay vấn đề tàu cá khai thác ở vùng biển không đúng quy định…. Dù những tàu cá này vẫn được phép ra khơi khai thác bình thường, được kiểm tra và cho phép cập cảng bình thường.

Hay một tình trạng xảy ra trong 2 – 3 tháng nay là khá nhiều các tàu cá lắp đặt hệ thống giám sát qua mạng VNPT bị lỗi liên tục làm cho tàu cá mất kết nối giám sát hành trình từ 6 tiếng trở lên, có tàu mất đến 2 – 3 ngày – ảnh hưởng trực tiếp đến khâu làm giấy S/C của doanh nghiệp.

Nhiều bất cập từ Nghị định 37

Một vấn đề nữa được bà Cao Thị Kim Lan đề cập đó là Nghị định 37/2024 mới ban hành và có hiệu lực tháng trước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hết sức băn khoăn và quan ngại khi thấy một vài quy định tại Nghị định 37 còn chưa phù hợp, thiếu khả thi và sẽ có những tác động tiêu cực đến sản xuất và xuất khẩu bình thường của ngành cá ngừ.

Đó là quy định kích thước tối thiểu cho phép khai thác cá ngừ vằn những 500 mm (nửa mét) – là hoàn toàn không phù hợp với thực tế. Size 500 mm trở lên chỉ chiếm tỷ lệ trung bình 5-7% trong các lô khai thác ngừ vằn hiện nay, tiêu chuẩn thương mại quốc tế bình thường hiện nay nhỏ hơn rất nhiều, và đặc biệt chưa thấy quốc gia nào quy định cấm khai thác ngừ vằn nhỏ hơn 500 mm. Ủy ban Nghề cá Trung tây Thái Bình Dương (WCPFC) cũng chưa có bất cứ báo cáo hay thông báo nào rằng cá ngừ vằn bị khai thác quá mức hay quy định khai thác theo size cỡ.

Quy định này sẽ khiến từ ngư dân phải thay đổi lưới có kích thước mắt lưới đáp ứng, các tổ chức quản lý cảng cá thêm tiêu chí “ngư cụ” vào phần kiểm tra cấp phép xuất bến – cập bến và các doanh nghiệp sẽ không có nguồn nguyên liệu ngừ vằn để thu mua sản xuất xuất khẩu.

Một vấn đề nữa đó là quy định “không trộn lẫn nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác nhập khẩu với nguyên liệu thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong nước vào cùng một lô hàng xuất khẩu”.

Trước hết, doanh nghiệp không thấy định nghĩa “trộn lẫn…. trong cùng 1 lô xuất khẩu” trong các văn bản pháp lý liên quan (từ Luật Thủy sản đến Nghị định 37), nên các doanh nghiệp ngành hàng cá ngừ rất lúng túng và hoang mang ở điểm này.

“Chúng tôi không rõ lắm mục đích quản lý ở đây là gì, khi nếu là vì quản lý vi phạm Chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (Chống khai thác IUU) (không được đánh tráo, trộn lẫn các sản phẩm vi phạm IUU) thì lại rất vướng mắc khi doanh nghiệp đã kiểm soát tốt nguồn gốc, hồ sơ của từng loại nguyên liệu không vi phạm IUU”, bà Cao Thị Kim Lan nói.

Thực tế trong giao thương xuất nhập khẩu quốc tế xưa nay, việc ghép container (các thùng hàng hóa khác nhau) hoặc trộn nhiều loại sản phẩm khác nhau trong một sản phẩm đặc thù là việc hết sức bình thường khi mà doanh nghiệp luôn có hồ sơ và kiểm soát tốt từng loại sản phẩm khác nhau.

Bà Cao Thị Kim Lan cho hay, trong bối cảnh yêu cầu của các thị trường nhập khẩu ngày càng khó khăn, gần đây Việt Nam đã ban hành một số quy định mới có liên quan tới việc quản lý nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Điển hình là Quyết định số 5523 ký ngày 21/12/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định 37/2024 của Chính phủ – trong đó có một số quy định và yêu cầu mới liên quan tới nhập khẩu nguyên liệu để chế biến xuất khẩu vào thị trường EU và nhập khẩu nguyên liệu bằng container.

Các doanh nghiệp hiểu rằng các quy định này là để đáp ứng các yêu cầu về quản lý nhà nước cũng như đáp ứng yêu cầu của các thị trường, doanh nghiệp rất đồng hành và tuân thủ. Tuy nhiên, những quy định mới cũng đã gây tác động không nhỏ tới các nhà cung cấp, gây tâm lý e ngại khó đáp ứng được khi phát sinh thêm nhiều yêu cầu về mặt chứng từ có liên quan như: Yêu cầu nội dung chứng nhận trên H/C, yêu cầu chứng từ C/C, giấy phép khai thác, thời gian khai báo trước khi tàu cập cảng,… một số quốc gia và một số nhà cung cấp đã từ chối các yêu cầu mới này, đồng nghĩa chúng ta sẽ mất đi nguồn cung.

Các doanh nghiệp mong mỏi các cơ quan chức năng trong thực thi các yêu cầu mới cần linh hoạt, vừa có thể đáp ứng yêu cầu của thị trường vừa tránh gây tác động khó khăn thêm đối với các nhà cung cấp để hạn chế và ngăn ngừa chuỗi cung ứng nguyên liệu không còn “cập bến” vào Việt Nam mà dịch chuyển về lại Thái Lan, quay lại thời kỳ 10 năm trước đây.

Theo các chuyên gia, cách đây 10 năm, Việt Nam chỉ đứng thứ 8 trên Bản đồ xếp hạng các quốc gia xuất khẩu cá ngừ thế giới, nhưng tới năm 2023 Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu cá ngừ lớn thứ 5 xét về kim ngạch, chỉ sau Thái Lan, Ecuador, Tây Ban Nha và Trung Quốc.

Và 1 mốc đáng ghi nhận là kỷ lục 1 tỷ USD xuất khẩu cá ngừ năm 2022 cho thấy tiềm năng phát triển của ngành chế biến và xuất khẩu cá ngừ Việt Nam. Chúng ta có các nhà máy chế biến cá ngừ có công nghệ cao, có kinh nghiệm, có kỹ năng – sản phẩm có uy tín ở cả trăm thị trường.

Tiềm năng và dư địa cho ngành cá ngừ Việt Nam còn lớn hơn nhiều nếu như chúng ta nỗ lực vượt qua những thách thức nội tại và giải quyết được những khó khăn với sự quan tâm và hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu kỳ vọng rằng, có thể năm 2024, cá ngừ Việt Nam sẽ có cơ hội quay lại mốc 1 tỷ USD nếu những bất cập về vấn đề nguyên liệu được tháo gỡ.





Nguồn: https://congthuong.vn/xuat-khau-ca-ngu-kho-ngoai-vuong-trong-326128.html

Cùng chủ đề

Sầu riêng hút khách tại Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền

Sầu riêng hút khách tiêu dùng Nổi bật tại Phiên chợ nông sản, đặc sản vùng miền vừa được Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với các đơn vị liên quan khai mạc sáng 13/6, tại Hà Nội, chương trình "Kết nối nông sản – Trạm sầu yêu thương" được triển khai dưới sự tư vấn chiến lược của các công ty là Công ty...

Trải nghiệm phiên chợ Nông sản, Đặc sản vùng miền tại Hà Nội

Sự kiện tổ chức nhằm tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại hỗ trợ quảng bá, giới thiệu tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm nông đặc sản tiêu biểu của các địa phương với chủ đề “Tuần lễ quảng bá các sản phẩm nông sản, trái cây chất...

Dòng chảy tiếp tục được khơi thông

5 tháng, xuất khẩu nông, lâm, thủy sản sang thị trường Trung Quốc tăng 8,6% Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023, kim ngạch thương mại các mặt hàng nông, lâm, thủy sản giữa hai nước đạt 15,53 tỷ USD; trong đó, xuất khẩu đạt 12,1 tỷ USD (tăng 16,4% so với năm 2022) nhập khẩu đạt 3,4 tỷ USD (giảm 9,7% so với năm 2022). 5...

Hội nghị Tổ công tác ASEAN về quản lý rừng bền vững

Hội nghị Tổ công tác ASEAN về quản lý rừng (ASEAN Working Group on Forest Management viết tắt là AWG-FM) có sự tham dự của các quốc gia ASEAN, Ban Thư ký ASEAN, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn TP. Đà Nẵng và đại diện một số tổ chức quốc tế liên quan. Hội nghị được tổ chức bằng hình thức trực tiếp và kết hợp trực tuyến. ...

Doanh nghiệp thủy sản gặp khó khi xuất hàng sang EU vì vướng kiểm tra chuyên ngành

Doanh nghiệp thủy sản gặp khó khi xuất hàng sang EU vì vướng kiểm tra chuyên ngànhCác doanh nghiệp mong muốn sớm được tháo gỡ vướng mắc liên quan đến thủ tục nhập khẩu nguyên liệu thủy sản từ New Zealand, để không ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu vào châu Âu nói chung. Sau gần 2 tháng gửi kiến nghị lên Bộ Nông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều địa phương đồng loạt kiến nghị Bộ Xây dựng về xây dựng định mức kinh tế, kỹ thuật

Hiện Bộ Xây dựng đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị. Trong đó đáng chú ý tại dự thảo Thông tư quy định tại Điều 6 về “Quản lý định mức dịch vụ sự nghiệp công” đang thu hút nhiều góp ý của các tỉnh, thành phố trên cả nước....

Thêm sức ép buộc Israel dừng hoạt động quân sự ở Rafah; Hezbollah tấn công trả đũa

Hãng thông tấn RIA Novosti đăng tải, các nhà lãnh đạo của Nhóm 7 nước quốc gia công nghiệp phát triển (G7) trong một tuyên bố chung kêu gọi Israel từ bỏ một cuộc tấn công toàn diện vào Rafah. G7 vừa lên tiếng kêu gọi Israel dừng hoạt động quân sự tại Rafah. Ảnh: Reuters Thông cáo cho biết: “Chúng tôi kêu gọi chính phủ Israel kiềm...

Giá vàng trong nước đi ngang, vàng thế giới lao dốc

Giá vàng trong nước chiều nay 14/6/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 14h00 chiều ngày 14/6/2024, giá vàng hôm nay 14 tháng 6 trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Ghi nhận giá vàng SJC được nhà vàng niêm yết tại chiều mua vào 74,98 triệu đồng/lượng và chiều bán ra 76,98 triệu đồng/lượng. Giá vàng 9999 chiều nay được DOJI niêm yết ở mức 74,98 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98...

Bộ Công Thương ban hành chỉ thị về phòng chống tham nhũng và kê khai tài sản

Bộ Công Thương vừa ban hành Chỉ thị 07/CT-BCT về việc tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện tốt công tác phòng chống tham nhũng và kê khai tài sản, thu nhập năm 2024 và những năm tiếp theo. Kể từ khi thực hiện công tác kê khai tài sản, thu nhập theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ...

Kết quả xung đột ở Ukraine sẽ quyết định hệ thống an ninh trong nhiều thập kỷ

Một số diễn biến liên quan Kết quả xung đột ở Ukraine sẽ quyết định hệ thống an ninh trong nhiều thập kỷ. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tuyên bố, kết quả của cuộc xung đột Ukraine sẽ quyết định phương hướng cải thiện an ninh toàn cầu trong nhiều thập kỷ tới và phương Tây hiểu rõ nguy cơ này cao đến mức nào. Phát biểu tại cuộc họp báo tại Brussels sau cuộc...

Bài đọc nhiều

Đốc thúc nhà đầu tư sớm khởi công dự án bệnh viện quốc tế

Quảng Trị: Đốc thúc nhà đầu tư sớm khởi công dự án bệnh viện quốc tế Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cho biết vừa có văn bản đề nghị Công ty CP TTH Group thực hiện một số nội dung đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án Bệnh viện Quốc tế TTH Đông Hà. Theo Sở Kế hoạch và Đầu...

Quy hoạch đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 509/QĐ-TTg ngày 13/6/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu tổng quát của Quy hoạch đến năm 2025, Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn, có năng lực phát triển du lịch cao trên thế giới. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển theo hướng tăng...

Giá tiêu trong nước tiếp đà giảm mạnh?

Dự báo giá tiêu ngày 12/6/2024: Tăng như vũ bão chạm mốc 190.000 đồng/kg? Dự báo giá tiêu ngày 13/6/2024: Tiếp nối đà tăng hướng đến kỷ lục mới? Dự báo giá tiêu ngày 14/6/2024 sẽ nối tiếp đà giảm. Sau chuỗi ngày tăng liên tiếp, giá tiêu nội địa hôm nay giảm mạnh về mốc 160.000 đồng/kg. Theo chia sẻ của một số chuyên gia ngành hàng, việc giá tiêu sụt...

TP Hồ Chí Minh: Bàn giải pháp phát triển kinh tế

Đó là nhấn mạnh của đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh tại Hội nghị lần thứ 31, Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 được khai mạc vào ngày 13/6. ...

Nồi cơm điện phiên livestream trăm tỷ nhà Quyền Leo bị “bóc” là hàng tồn kho

Phiên livestream tiền tỷ gần nhất của nhà Quyền Leo ngày 5/6, đã để lại nhiều nghi vấn và tranh cãi về tính xác thực của con số 80 tỷ đồng là thật hay ảo? Song với đó là hàng loạt tranh cãi nổ ra về chất lượng sản phẩm không như quảng cáo của vợ chồng Quyền Leo (Nguyễn Lan Anh – Lã Quốc Quyền) “chém” trên phiên. Phiên live...

Cùng chuyên mục

Giá vàng trong nước đi ngang, vàng thế giới lao dốc

Giá vàng trong nước chiều nay 14/6/2024 Tại thời điểm khảo sát lúc 14h00 chiều ngày 14/6/2024, giá vàng hôm nay 14 tháng 6 trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Ghi nhận giá vàng SJC được nhà vàng niêm yết tại chiều mua vào 74,98 triệu đồng/lượng và chiều bán ra 76,98 triệu đồng/lượng. Giá vàng 9999 chiều nay được DOJI niêm yết ở mức 74,98 triệu đồng/lượng mua vào và 76,98...

Giá vàng duy trì đà tăng dù tốc độ chậm hơn

DNVN - Bình luận Thị trường vàng tháng 5 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) vừa đưa ra cho thấy, đà tăng liên tục của giá vàng, với mức tăng 2% lên 2.348 USD/ounce, đánh dấu mức tăng hàng tháng thứ ba liên tiếp. ...

Chỉ số MXV-Index suy yếu nhẹ sau ba phiên tăng liên tiếp

Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 11/6/2024: Giá hàng hoá nguyên liệu thế giới biến động trái chiều Thị trường hàng hóa hôm nay ngày 12/6/2024: Giá năng lượng ghi nhận chuỗi tăng ổn định Sắc xanh đỏ đan xen bảng giá năng lượng và nguyên liệu công nghiệp. Các mặt hàng nông sản đồng loạt tăng giá trong khi kim loại quay đầu giảm mạnh. Chỉ số MXV-Index suy yếu...

Mới nhất

Đồng Nai lại tìm nhà đầu tư cho dự án 72 nghìn tỷ

TPO - Dự án đắc địa tại TP Biên Hòa có vốn đầu tư trên 72 ngàn tỷ đồng vẫn chưa tìm được nhà đầu tư. Thông tin từ Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Đồng Nai ngày 13/6 cho biết, đơn vị tiếp tục có thông báo tìm nhà đầu tư thực hiện dự...

Quây rào nửa lòng đường Giải Phóng để đào hầm chui Vành đai 2,5

TPO - Những ngày qua, đơn vị thi công đã tiến hành dựng rào chiếm nửa đường Giải Phóng để làm hầm chui Vành đai 2,5. Do lòng đường bị thu hẹp nên giao thông đi lại tại nút giao Giải Phóng - Kim Đồng gặp khó khăn. ...

Đánh giá toàn diện về tình đoàn kết Việt Nam – Lào – Campuchia trong lịch sử và hiện tại

Sáng 14-6, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học lần thứ nhất đề tài cấp Quốc gia về “Tình đoàn kết ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia” do Đại tướng, Tiến sĩ Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng làm chủ nhiệm...

Việt Nam lọt top những điểm đến được yêu thích nhất ở châu Á

Theo trang web tài chính Insider Monkey của Mỹ, Việt Nam đứng thứ 13 trong danh sách 20 điểm đến được yêu thích nhất ở châu Á nhờ giá cả phải chăng, sự thân thiện, ẩm thực tuyệt vời và tỷ lệ chấp nhận thị thực cao. Bảng xếp hạng được đưa ra dựa trên việc phân tích nhiều chỉ...

Việt Nam lần đầu tiên ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển

Việt Nam giới thiệu PGS.TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Viện trưởng Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao, ứng cử vào vị trí thẩm phán Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) nhiệm kỳ 2026-2035.   Quang cảnh Hội thảo quốc tế “Nước biển dâng tại khu vực Thái Bình Dương: thực trạng, các vấn đề pháp lý và đánh...

Mới nhất