Trang chủNewsKinh tếXử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác...

Xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu trong chống khai thác IUU







Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU. 

Chiều 28/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra của Ủy ban châu Âu (EC) lần thứ 5; quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU của EC.

Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tuyến giữa đầu cầu trụ sở Chính phủ với điểm cầu 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giáp biển. Dự hội nghị có các thành viên Ban Chỉ đạo Quốc gia về IUU; lãnh đạo bộ, ngành, cơ quan Trung ương và 28 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có biển; lãnh đạo các hiệp hội sản xuất, xuất khẩu thủy hải sản.

* Gian nan gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU

Hội nghị đánh giá, sau gần 7 năm thực hiện chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của EC, thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 22/4/2024 của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng và qua 4 đợt thanh tra của EC đến nay tình hình chống khai thác IUU đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.

Trong đó, đã hoàn thiện khung pháp lý; lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (VMS); xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá Quốc gia (VNFishbase), kiểm soát sản phẩm thủy sản nhập khẩu theo quy định tại Hiệp định các Biện pháp quốc giá có cảng (PSMA), thực thi pháp luật, xử phạt vi phạm khai thác IUU được tăng cường hơn trước… EC đánh giá cao quyết tâm chính trị của Việt Nam, đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của cấp Trung ương.

Cùng với xử lý các hành vi vi phạm khai thác IUU, lãnh đạo các tỉnh cho biết, thực hiện Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP của Tòa án Nhân dân Tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản, các địa phương đã khởi tố 11 vụ án hình sự, đang điều tra 3 vụ có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự…

Tuy nhiên, khâu chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tại địa phương còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số nhiệm vụ chuyển biến chậm, chưa đáp ứng yêu cầu theo khuyến nghị của EC tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023. Đó là chưa hoàn thành việc đăng ký, cấp Giấy phép khai thác thủy sản, chưa kiểm soát, xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”: không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép; vẫn xảy ra tình trạng ngắt kết nối thiết bị giám sát hành trình tàu cá (VMS). Tình trạng tàu cá, ngư dân Việt Nam vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài chưa chấm dứt.

Hội nghị nhận định, một số địa phương chưa thật sự quyết liệt trong thực thi pháp luật trong lĩnh vực chống khai thác IUU. Một số tổ chức, cá nhân buông lỏng quản lý để tình trạng tàu cá ra vào cảng, xuất nhập bến không đảm bảo thủ tục, giấy tờ, trang thiết bị theo quy định; thiếu kiên quyết trong ngăn chặn, xử lý các hành vi khai thác IUU…

Các đại biểu cho rằng, những tồn tại, hạn chế trên không chỉ từ nhận thức của người dân mà còn có sự thiếu tinh thần, trách nhiệm của một bộ phận tổ chức, cá nhân chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; thiếu quyết liệt trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu các ngành, các cấp, chưa quan tâm đúng mức, thiếu kiểm tra, thanh tra, giám sát; có tình trạng dung túng, tiếp tay của lực lượng thực thi pháp luật cho hành vi khai thác IUU…

Hội nghị nhận định, nếu không khẩn trương khắc phục các tồn tại, hạn chế hiện nay, nghiêm túc triển khai các quy định chống khai thác IUU, việc gỡ cảnh báo “thẻ vàng” rất khó khả thi, thậm chí bị nâng cảnh báo lên “thẻ đỏ”.

Chia sẻ trăn trở trong việc chống khai thác IUU, khắc phục “thẻ vàng” IUU, kết luận hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao các bộ, ngành, địa phương đã tích cực thực hiện chống khai thác IUU; nhất trí với các ý kiến phát biểu thẳng thắn, đánh giá sát tình hình cũng như các đề xuất xử lý nghiêm vi phạm, sớm khắc phục “thẻ vàng” IUU.

Nêu rõ 5 hạn chế, yếu kém trong chống khai thác IUU, Thủ tướng thắng thắn chỉ rõ, việc quản lý, thực thi pháp luật về chống khai thác IUU ở các cơ quan quản lý nhà nước, cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở không nghiêm, không đúng trách nhiệm; yêu cầu xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu, kể cả Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy theo Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 10/4/2024 của Ban Bí thư.

Đoàn Thanh tra của EC sẽ sang Việt Nam kiểm tra lần thứ 5 vào tháng 10/2024. Để chuẩn bị tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra của EC đạt kết quả tốt nhất, sớm gỡ cảnh báo “thẻ vàng”, Thủ tướng yêu cầu người đứng đầu các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương có liên quan thống nhất nhận thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, hành động quyết liệt để thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, khẩn trương hoàn thành việc khắc phục các tồn tại, hạn chế như đã nêu trên.

Trong đó, quán triệt các nội dung, nhiệm vụ và ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư tại Chỉ thị số 32-CT/TW, Nghị quyết số 52/NQ- CP của Chính phủ đảm bảo đúng tiến độ; lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ; gắn trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và lực lượng chức năng.

Thủ tướng yêu cầu tập trung cao điểm nguồn lực ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; đặc biệt tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định…; tăng cường lực lượng công an, biên phòng phối hợp với chính quyền cơ sở tại các địa bàn trọng điểm để tuyên truyền vận động, kịp thời phát hiện, ngăn chặn từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài.

Cùng với đó, triển khai thực hiện có hiệu quả quy định tại Nghị quyết số 04/2024/NQ- HĐTP ngày 12/6/2024 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi liên quan đến khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép thủy sản; điều tra, khởi tố, truy tố, xét xử nghiêm khắc 100% các vụ việc liên quan đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; ngắt, gửi, vận chuyển thiết bị VMS, môi giới, móc nối và các hành vi vi phạm nghiêm trọng theo quy định tại Nghị quyết số 04/2024/NQ-HĐTP.

* Mạnh tay xử lý hành vi vi phạm khai thác IUU






Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định IUU. 

Thủ tướng giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU thành lập Tổ công tác chuyên trách tiếp tục tổ chức các Đoàn công tác kiểm tra, giám sát tình hình triển khai các quy định chống khai thác IUU. Đồng thời theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn, báo cáo kịp thời kết quả thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU; tham mưu, đề xuất cho Chính phủ, Thủ tướng xử lý nghiêm trách nhiệm các tổ chức, cá nhân, lực lượng chức năng có liên quan không hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng, chuẩn bị kỹ chương trình, kế hoạch, nội dung tổng thể làm việc với Đoàn Thanh tra của EC lần thứ 5; chuẩn bị kỹ các phương án đảm bảo tốt nhất, không để bị động, bất ngờ ảnh hưởng đến nỗ lực gỡ cảnh báo “thẻ vàng” của cả nước.

Bộ Quốc phòng tiếp tục tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các vùng biển giáp ranh với các nước ngăn chặn, xử lý kịp thời tàu cá có dấu hiệu vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; chỉ đạo lực lượng biên phòng nghiêm túc kiểm soát tàu cá xuất, nhập bến; kiên quyết kỷ luật nghiêm các đồn, trạm biên phòng tuyến biển để tàu cá không đủ điều kiện xuất, nhập bến tham gia hoạt động khai thác thủy sản, các lực lượng chức năng trực thuộc dung túng, tiếp tay cho hành vi khai thác IUU.

Bộ Công an chỉ đạo lực lượng công an khẩn trương điều tra, truy tố, xét xử các tổ chức, cá nhân liên quan đến môi giới, móc nối đưa tàu cá, ngư dân đi khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài; gửi, vận chuyển thiết bị VMS trên tàu cá khác để vi phạm khai thác bất hợp pháp. Đồng thời chủ trì, phối hợp với Khánh Hòa, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Định và các địa phương có liên quan tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu mà EC phát hiện tại đợt thanh tra lần thứ 4 vào tháng 10/2023.

Bộ Ngoại giao chỉ đạo đại sứ quán Việt Nam tại các nước có liên quan kịp thời thu thập thông tin nước sở tại bắt giữ, xử lý tàu cá, ngư dân Việt Nam do vi phạm khai thác bất hợp pháp, cung cấp kịp thời cho lực lượng chức năng trong nước điều tra, xử phạt nghiêm theo quy định.

Bộ Tư pháp khẩn trương nghiên cứu, tham mưu bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản đối với Chi cục trưởng các Chi cục thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có chức năng quản lý nhà nước về thủy sản hoặc thực hiện chức năng, nhiệm vụ về kiểm ngư theo quy định của pháp luật hoàn thành báo cáo Thủ tướng trong tháng 9/2024.

Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, ngành, địa phương có liên quan làm rõ trách nhiệm, xử lý nghiêm các đơn vị cung cấp thiết bị VMS, cung cấp dịch vụ vệ tinh cho thiết bị VMS trên tàu cá không đảm bảo theo quy định. Bộ Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục ưu tiên, bố trí kinh phí, nguồn vốn theo quy định cho các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng”, phát triển bền vững ngành thủy sản; chuyển đổi nghề, tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế cho ngư dân.

Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo về công tác chống khai thác IUU.

Trong đó, rà soát toàn bộ các vụ việc vi phạm khai thác IUU từ sau đợt thanh tra lần thứ 4 đến nay, trước hết tập trung các vụ việc ngắt, gửi, vận chuyển thiết bị VMS, vượt ranh giới trên biển; môi giới, móc nối, vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài… Tiếp tục điều tra, xác minh, kiên quyết xử phạt dứt điểm các trường hợp vi phạm; hoàn thành, báo cáo kết quả thực hiện trong tháng 9/2024.

Các địa phương tập trung tối đa nguồn lực, điều động, tăng cường lực lượng tại địa phương, đặc biệt là chính quyền cơ sở (xã/phường/thị trấn) tại các địa bàn trọng điểm, phối hợp chặt chẽ với lực lượng biên phòng, công an vừa tuyên truyền, vận động, vừa kịp thời ngăn chặn, xử lý từ sớm, từ xa tàu cá, ngư dân có ý định vi phạm, đặc biệt là tại Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định, Bà Rịa Vũng Tàu…

Các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác quản lý đội tàu, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm cho tàu cá, xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”; xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân có liên quan chậm trễ trong việc cấp giấy phép khai thác thủy sản cho tàu cá theo quy định; kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác.

Cùng với đó, kiên quyết xử lý trách nhiệm Ban quản lý cảng cá, Văn phòng thanh tra, kiểm soát nghề cá tại cảng cá để tàu cá vi phạm khai thác IUU ra vào cảng, bốc dỡ sản phẩm thủy sản khai thác mà không xác minh, xử lý theo quy định; tiếp tục rà soát, thực hiện nghiêm túc công tác xác nhận, chứng nhận truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác; kiên quyết xử lý hình sự hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Các Hội, Hiệp hội, doanh nghiệp thủy sản nghiêm túc thực hiện quy định IUU; nghiêm cấm hành vi thu mua, chế biến, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác IUU; nghiêm cấm hành vi móc nối với các tổ chức, cá nhân có liên quan hợp thức hóa hồ sơ cho các sản phẩm thủy sản khai thác vi phạm IUU để xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Các bên liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong điều tra, xác minh, xử lý nghiêm, triệt để tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thủy sản làm ăn phi pháp, hợp thức hóa hồ sơ, tiếp tay, dung túng cho hành vi IUU; tiếp tục đồng hành, vận động hội viên gương mẫu, thực hiện tốt quy định về phòng, chống khai thác IUU; kịp thời động viêntấm gương điển hình, người tốt việc tốt; kịp thời phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm khai thác IUU.

Mong muốn người dân nâng cao ý thức, không khai thác IUU vì lợi ích, danh dự của dân tộc, đất nước và chính người dân, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan báo chí tăng cường truyền thông vận động người dân, doanh nghiệp thực hiện tốt các quy định về phòng, chống khai thác IUU; kịp thời nêu gương gương điển hình, người tốt việc tốt; kịp thời phản ánh, phê phán hành vi vi phạm khai thác IUU.

Thủ tướng chỉ đạo các ban, bộ, ngành, địa phương, các cơ quan liên quan, đặc biệt là người dứng đầu, cả hệ thống chính trị vào cuộc tiếp tục tổ chức thực hiện nghiêm túc các ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chống khai thác IUU với 3 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là giám sát, quản lý chặt chẽ các đội tàu, không để vi phạm khai thác IUU, xử lý dứt điểm tàu cá “3 không”; rà soát, phân loại, xử lý nghiêm những cá nhân, tập thể vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, với quan điểm vi phạm hành chính thì xử lý hành chính, vi phạm hình sự thì xử lý hình sự; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, truy suất nguồn gốc tận cùng để có căn cứ xử lý đúng người, đúng việc theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Với phương châm “không nói không, không nói khó, không nói có mà không làm; đã ra quân phải chiến thắng”, vì trách nhiệm, danh dự của đất nước, vì quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các chủ thể, Thủ tướng nhấn mạnh, nếu địa phương nào không có sự chuyển biến trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU trong thời gian tới, tiếp tục để xảy ra các sai phạm, không hoàn thành các nhiệm vụ được giao, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ven biển phải chịu trách nhiệm trước Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng theo chỉ đạo tại Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư, Nghị quyết số 52/NQ- CP của Chính phủ./.



Nguồn: https://dangcongsan.vn/thoi-su/xu-ly-nghiem-trach-nhiem-nguoi-dung-dau-trong-chong-khai-thac-iuu-676211.html

Cùng chủ đề

Hàng trăm mã cổ phiếu giảm giá, nhà đầu tư vẫn giữ tiền khư khư

Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần (ngày 9/9), không khí giao dịch trên thị trường chứng khoán nặng nề và buồn tẻ. Với 282 mã giảm và 104 mã tăng trên HoSE, VN-Index giảm 6,23 điểm tương ứng 0,49% còn 1.267,73 điểm. VN30-Index giảm 8,24 điểm tương ứng 0,63%.Trong khi đó, HNX-Index điều chỉnh 1,19 điểm tương ứng 0,51% và UPCoM-Index mất 0,36 điểm tương ứng 0,39%. Cổ phiếu giảm giá trên diện rộng với 487 mã...

Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

Xuất khẩu ớt thu về gần 18 triệu USD, tăng 31,7% Xuất khẩu ớt sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng đột biến 640% Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu ớt của Việt Nam trong 8 tháng năm 2024 đạt 8.800 tấn với kim ngạch đạt hơn 21,2 triệu USD, tăng...

Phát huy truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào

Theo đồng chí Lê Hoài Trung, chuyến thăm được tiến hành sau khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu đồng chí Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư và Đảng, Nhà nước Việt Nam kiện toàn một số chức danh lãnh đạo cấp cao. Chuyến thăm cũng được thực hiện trong bối cảnh hai Đảng, hai nước đang tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội mỗi đảng đã đề ra, đồng thời chuẩn...

Doanh thu du lịch Quốc khánh 2/9 đạt 53 tỷ đồng

Trong đó, có 2.500 du khách nước ngoài. Doanh thu từ du lịch đạt khoảng 53 tỷ đồng. Tại các điểm đến trong tỉnh Cao Bằng, khu du lịch thác Bản Giốc dẫn đầu về thu hút du khách, với 9.760 lượt khách. Các Khu di tích quốc gia đặc biệt: Pác Bó, rừng Trần Hưng Đạo, địa điểm Chiến thắng Biên giới 1950 đón hơn 9 nghìn lượt du khách. Nhân dịp này, các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3...

Báo Lao Động trân trọng giới thiệu toàn văn Thư của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ảnh: Tô Thế Thưa đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước! Những ngày qua, cơn bão số 3 (bão Yagi) đã gây thiệt hại rất nặng nề cho các quốc gia mà bão đi qua, trong đó có các...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chủ trì Phiên họp Thường...

Khẳng định truyền thống đoàn kết đặc biệt, gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào

Đồng chí Lê Hoài Trung, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương.   ...

Thu ngân sách nhà nước 8 tháng đạt 78,5% dự toán

 Ảnh minh họa (Ảnh: M.P) Chỉ tính...

Phân luồng hướng đi do cầu Phong Châu bị sập

Do nước lũ dâng cao, chảy siết, nên cầu Phong Châu trên Quốc lộ 32C thuộc Phú Thọ bị...

Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng thế hệ trẻ Việt

  Các em học sinh người Việt và người Lào tại Trường song ngữ Lào - Việt Nam Nguyễn...

Bài đọc nhiều

Giá vàng hôm nay 9/9/2024: Vàng nhẫn đồng loạt giảm cả hai chiều

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước sáng nay được điều chỉnh giảm. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 77,15-78,45 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra so với kết phiên giao dịch cuối tuần qua. Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng hạ 150 nghìn đồng/lượng ở cả chiều mua...

Vàng trong nước và thế giới bất động

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc - 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn...

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 9/9

Tính đến thời điểm khảo sát lúc 8 giờ sáng ngày 9/9, giá vàng miếng các thương hiệu trong nước ổn định ở cả hai chiều mua và bán. Cụ thể, Công ty VBĐQ Sài Gòn SJC niêm yết giá vàng mua vào ở mức 78,5 triệu đồng/lượng; giá bán ra là 80,5 triệu đồng/lượng, so với phiên giao dịch mở cửa cùng ngày, giá vàng SJC giảm 500.000 đồng/lượng ở...

Điểm danh “những thương hiệu vàng” trong làng tung ưu đãi độc quyền tại sự kiện 9.9

Sự kiện “9.9 ShopeeFood x MONO Khao Đại Tiệc Thương Hiệu” đã sẵn sàng, hàng loạt bộ sưu tập món ngon đến từ các thương hiệu nổi tiếng với ưu đãi giảm độc quyền đang chờ đón người...

Dự báo bật tăng trong thời gian tới?

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 8/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 8/9/2024 duy trì ổn định và giao dịch trong khoảng 64.000 - 67.000 đồng/kg. Cụ thể, thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 67.000 đồng/kg đây được ghi nhận là mức giá cao nhất khu vực. ...

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu ớt sang thị trường Mỹ tăng mạnh 143%

Xuất khẩu ớt thu về gần 18 triệu USD, tăng 31,7% Xuất khẩu ớt sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc) tăng đột biến 640% Theo số liệu thống kê sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu ớt của Việt Nam trong 8 tháng năm 2024 đạt 8.800 tấn với kim ngạch đạt hơn 21,2 triệu USD, tăng...

Việt Nam đứng thứ 49 trong bảng xếp hạng minh bạch BĐS; Chưa phát hiện sai phạm trong đấu giá đất Thanh Oai và...

Việt Nam đứng thứ 49 trong bảng xếp hạng minh bạch BĐS; Chưa phát hiện sai phạm trong đấu giá đất Thanh Oai và Hoài ĐứcHuyện Thanh Oai tiếp tục dừng đấu giá đất, trả lại tiền; Hà Nội có thêm 9 dự án bất động sản đủ điều kiện mở bán, đa phần đều giá cao; Giá đất nông nghiệp TP.HCM dự kiến cao nhất 10 triệu đồng/m2. ...

Biwase được cấp thêm gần 16.000 tỷ đồng nguồn vốn giá rẻ để phát triển nguồn nước sạch

Biwase được cấp thêm gần 16.000 tỷ đồng nguồn vốn giá rẻ để phát triển nguồn nước sạchVới định hướng “tín dụng xanh” cho dự án cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cam kết hỗ trợ vốn lên tới gần 16.000 tỷ đồng cho Biwase. Chiều ngày 6/9, Công ty cổ phần -...

Thủ tướng chủ trì Phiên họp Thường trực Chính phủ với Thường trực Tiểu ban Kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Tiểu ban Kinh tế - Xã hội chủ trì Phiên họp Thường...

Lùi thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay cho khách hàng sau bão số 3

Từ ngày 6/9 đến nay, cơn bão số 3 (Yagi) làm thiệt hại nghiêm trọng đến người và tài sản, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của nhân dân.  Để kịp thời hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (TCTD) và NHNN chi nhánh các tỉnh, thành phố: Quảng...

Mới nhất

Biwase được cấp thêm gần 16.000 tỷ đồng nguồn vốn giá rẻ để phát triển nguồn nước sạch

Biwase được cấp thêm gần 16.000 tỷ đồng nguồn vốn giá rẻ để phát triển nguồn nước sạchVới định hướng “tín dụng xanh” cho dự án cơ sở hạ tầng, tạo tiền đề thu hút vốn đầu tư, Ngân hàng Phát triển Việt Nam cam kết hỗ trợ vốn lên tới gần 16.000 tỷ đồng cho Biwase. ...

VN-Index giảm điểm phiên đầu tuần, cổ phiếu thép hút dòng tiền

VN-Index giảm điểm phiên đầu tuần, cổ phiếu thép hút dòng tiền Cổ phiếu thép là điểm sáng chú ý khi thu hút dòng tiền của nhà đầu tư trong phiên giao dịch sau bão. VN-Index kết tuần từ 2 - 6/9/2024 ở mức...

Thứ trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập NIC và Ngày hội Đổi mới sáng tạo...

(MPI) - Ngày 09/9/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thị Bích Ngọc đã chủ trì Họp báo công bố 5 năm thành lập Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Ngày hội Đổi mới sáng tạo Việt Nam năm 2024 nhằm công bố và chia sẻ những nội dung liên quan...

Hơn 24.000 cây xanh ở Hà Nội gãy đổ, hư hỏng do bão số 3

VOV.VN - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, bão số 3 khiến hơn 24.000 cây xanh ở Hà Nội gãy đổ, hư hỏng.   Sáng nay (9/9), Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp - Chủ tịch Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai đã có những chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế tại Việt...

Bộ Nội vụ tặng quà các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Anh Sơn

Đây là một trong những hoạt động trong Chương trình tình nguyện hè 2024 do Ban Thường vụ Đoàn Thanh niên Bộ Nội vụ phối hợp với Quỹ Tâm Tài Việt, tổ chức với chủ đề: “Tiếp bước em tới trường”. Các đại...

Mới nhất