Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếXử lý nghiêm những người tuyên truyền không đúng về tiêm vắc-xin

Xử lý nghiêm những người tuyên truyền không đúng về tiêm vắc-xin


Xử lý nghiêm những người tuyên truyền không đúng về tiêm vắc-xin

TP.HCM yêu cầu thanh tra sở Y tế cần kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp tuyên truyền “anti vắc-xin” và những trường hợp đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang cho cộng đồng.

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ đầu năm 2024 đến nay, tổng số ca sốt phát ban nghi sởi được ghi nhận tại cộng đồng và cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM là 597 ca, trong đó số ca dương tính với sởi là 346 ca (bao gồm 153 trẻ cư ngụ tại TP. Hồ Chí Minh và 193 trẻ cư ngụ tại các  tỉnh, thành khác).





Tiêm vắc-xin là biện pháp quan trọng phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong đó có dịch sởi.

 Về phân bố theo phường, xã, ghi nhận bệnh sởi đã xuất hiện tại 57 phường xã thuộc 16/22 quận, huyện, TP.Thủ Đức. 

Do gián đoạn tiêm chủng trong và sau đại dịch Covid-19, tỷ lệ tiêm chủng sởi mũi 1 cho trẻ sinh năm 2023 trên địa bàn Thành phố chỉ mới đạt 89,2% và chưa có quận huyện nào đạt trên 95% (tỷ lệ bao phủ vắc-xin sởi giúp phòng ngừa dịch sởi bùng phát). Đồng thời, tỷ lệ tiêm chủng vắc-xin sởi mũi 2 cho trẻ sinh năm 2019 đến năm 2022 cũng chưa đạt 95%.

Để hạn chế dịch bệnh sởi đang lây lan nhanh tại TP.HCM, ngành Y tế cần thực hiện tiêm bù mũi vắc-xin cho trẻ trong độ tuổi tiêm chủng nhưng chưa tiêm đủ mũi và triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi, bao gồm cả trường hợp trẻ mắc bệnh mạn tính mà không có chống chỉ định tiêm vắc-xin.

Nhằm bảo đảm chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin đạt hiệu quả, các Trung tâm Y tế quận, huyện cần rà soát lập danh sách tất cả các trẻ từ 1 đến 5 tuổi hiện sinh sống trên địa bàn, chú ý các trẻ tại các mái ấm, cơ sở bảo trợ.

Khuyến khích các bệnh viện tổ chức tiêm vắc-xin cho nhân viên y tế trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mắc sởi. Các bệnh viện thực hiện lập danh sách trẻ bị bệnh mạn tính, bệnh nền đang được bệnh viện quản lý và tư vấn tiêm chủng tại bệnh viện cho trẻ nếu đủ điều kiện. Hiệu quả ngăn chặn đường lây truyền bệnh khi có miễn dịch cộng đồng cũng là giải pháp gián tiếp để bảo vệ những người mắc bệnh ác tính, suy giảm miễn dịch không thể tiêm vắc-xin.

Ngoài ra, để bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ theo lãnh đạo TP, cần đặc biệt quan tâm bảo vệ nhóm trẻ có bệnh lý tim mạch, phổi, thận chưa được tiêm chủng, nhóm bị các bệnh có suy giảm miễn dịch, bệnh lý ác tính. Đây là những trường hợp có nguy cơ biến chứng nặng, tử vong khi nhiễm sởi.

Các cơ sở khám chữa bệnh cần tuân thủ nghiêm kiểm soát lây nhiễm trong cơ sở y tế. Triển khai khám sàng lọc, phân luồng cách ly các trường hợp sốt phát ban nghi Sởi ngay tại khoa khám bệnh, bố trí bàn khám riêng đối với các trường hợp này nhằm hạn chế lây nhiễm chéo cho người bệnh khác.

Bố trí khu vực cách ly để điều trị người bệnh nghi / nhiễm Sởi tại các khoa truyền nhiễm. Trường hợp người bệnh mắc Sởi bắt buộc điều trị tại khoa lâm sàng khác, phải bố trí khu vực cách ly riêng biệt, không bố trí chung buồng bệnh với các trường hợp khác.

Nhân viên y tế, kể cả thân nhân người bệnh cần tuân thủ nghiêm các biện pháp phòng chống nhiễm khuẩn như mang khẩu trang, vệ sinh tay khi chăm sóc các trẻ thuộc nhóm nguy cơ; khuyến khích tiêm vắc-xin phòng ngừa bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với các trường hợp trẻ thuộc nhóm nguy cơ bị phơi nhiễm Sởi trong thời gian nằm viện do có tiếp xúc với bệnh nhân sởi cần điều trị dự phòng sau phơi nhiễm ngay bằng Immune Globulin. Các cơ sở khám chữa bệnh thực hiện phân tuyến điều trị và tuân thủ phác đồ chăm sóc điều trị theo Hướng dẫn của Bộ Y Tế tại Quyết định số 1327/QĐ-SYT ngày 18/4/2014 của Bộ Y tế.

PGS-TS.Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế nhấn mạnh yêu cầu các HCDC, các Trung tâm y tế quận, huyện khẩn trương triển khai các hoạt động tăng cường miễn dịch cộng đồng, đồng thời, các bệnh viện triển khai ngay các giải pháp bảo vệ trẻ thuộc nhóm nguy cơ, tất cả hướng đến mục tiêu làm giảm số ca mắc và hạn chế thấp nhất ca tử vong.

Để các nhóm giải pháp trên có thể đạt được hiệu quả kiểm soát dịch sởi, cần tăng cường công tác truyền thông để người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, hưởng ứng chiến dịch tiêm chủng vắc-xin.

Sở Y tế yêu cầu HCDC, UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức cần phát huy vai trò của mạng lưới cộng tác viên sức khỏe cộng đồng trong công tác truyền thông phòng bệnh sởi. 

Đồng thời, yêu cầu Thanh tra Sở Y tế cần kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp tuyên truyền “anti vắc-xin” và những trường hợp đưa thông tin sai lệch, gây hoang mang cho cộng đồng.

Các chuyên gia y tế cho rằng, sởi được coi là mối đe dọa toàn cầu bởi virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae có tính lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp từ người bệnh sang người khỏe mạnh trong cộng đồng hoặc thậm chí xuyên biên giới.

Sởi nguy hiểm bởi chúng không chỉ gây ra các triệu chứng cấp tính mà còn khiến người bệnh có nguy cơ viêm nhiễm hệ thống thần kinh, rối loạn hệ vận động, tổn thương đa cơ quan trong cơ thể, có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, kéo dài thậm chí là suốt đời cho người bệnh như viêm não, viêm màng não, viêm tai giữa, viêm phổi, tiêu chảy, viêm loét giác mạc, mù lòa…

Bên cạnh đó, sởi còn đặc biệt nguy hiểm bởi có khả năng xóa trí nhớ miễn dịch, phá hủy trung bình khoảng 40 loại kháng thể có khả năng chống chọi lại các tác nhân gây bệnh.

Ở trẻ em, một nghiên cứu của nhà di truyền học Stephen Elledge tại Đại học Havard vào năm 2019 đã chỉ ra sởi loại bỏ từ 11% đến 73% kháng thể bảo vệ ở trẻ em.

Tức khi mắc bệnh sởi, hệ thống miễn dịch của người bệnh sẽ bị phá hủy và thiết lập trở lại trạng thái ban đầu non nớt, chưa hoàn thiện như đứa trẻ vừa sinh ra.

Để giảm thiểu rủi ro cũng như ngăn chặn dịch sởi quay trở lại, WHO nhấn mạnh tiêm chủng là biện pháp duy nhất để bảo vệ trẻ em và người lớn khỏi căn bệnh nguy hiểm tiềm tàng này. Các quốc gia trên thế giới bắt buộc phải đạt được và duy trì tỷ lệ bao phủ trên 95% với 2 liều vắc-xin sởi.

Bác sỹ Bùi Thị Việt Hoa, hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec cho rằng, trẻ em và người lớn cần chủ động tiêm ngừa vắc-xin sởi đầy đủ và đúng lịch để giúp cơ thể sản sinh kháng thể đặc hiệu với virus sởi, giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh sởi và các biến chứng nặng nề, hiệu quả vượt trội đến 98%.

Bên cạnh đó, theo bác sỹ Việt Hoa, mỗi người cần chủ động vệ sinh mắt, mũi, họng bằng nước sát khuẩn mỗi ngày. Hạn chế tụ tập nơi đông người, tránh tiếp xúc gần với những người có biểu hiệu mắc bệnh sởi hoặc nghi ngờ mắc bệnh, đồng thời không dùng chung vật dụng cá nhân với người mắc bệnh. Giữ vệ sinh không gian sống và bổ sung thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh sởi (sốt, chảy nước mũi, ho khan, mắt đỏ, nhạy cảm với ánh sáng, phát ban khắp cơ thể), cần nhanh chóng đến các trung tâm hoặc cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra và điều trị kịp thời.





Nguồn: https://baodautu.vn/xu-ly-nghiem-nhung-nguoi-tuyen-truyen-khong-dung-ve-tiem-vac-xin-d222282.html

Cùng chủ đề

Triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi tại 18 tỉnh, thành phố

Bộ Y tế vừa có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi năm 2024 tại 18 tỉnh, thành phố với 135 huyện ở 3 miền Bắc - Trung - Nam. Chiến dịch nhằm đạt được mục tiêu 95% trẻ thuộc nhóm đối tượng tiêm chủng chưa được tiêm đủ mũi vaccine theo quy định tại vùng nguy cơ, vùng đang có các ca sởi/dịch sởi xảy ra được tiêm...

Sởi hoành hành, nhiều phụ huynh vẫn thờ ơ, không tiêm chủng cho trẻ

Sởi hoành hành, nhiều phụ huynh vẫn thờ ơ, không tiêm chủng cho trẻTheo các bác sỹ, trong khi dịch sởi đang hoành hành, vẫn có một số phụ huynh "an-ti vắc-xin", không nhận thấy tầm quan trọng của việc tiêm chủng cho trẻ để phòng bệnh. Nguy cơ dịch sởi mùa tựu trường Mùa tựu trường sắp tới và từ nay đến cuối năm thời...

TP.HCM triển khai chiến dịch tiêm vắc-xin sởi từ ngày 31/8

TP.HCM đang tích cực chuẩn bị nguồn vắc-xin để triển khai Chiến dịch tiêm bổ sung vắc-xin sởi bất kể tiền sử tiêm chủng sau khi UBND TP.HCM công bố dịch sởi trên địa bàn. Theo Sở Y tế TP.HCM, sau khi UBND TP.HCM công bố dịch sởi trên địa bàn, ngành y tế đã tích cực chuẩn bị nguồn vắc-xin để triển khai Chiến...

Dịch sởi ở TP.HCM đang có xu hướng dịch chuyển lên nhóm trẻ trên 5 tuổi

Dịch sởi ở TP.HCM đang có xu hướng dịch chuyển lên nhóm trẻ trên 5 tuổiHCDC nhận định số ca sởi đang tăng nhanh. Ca sởi ở nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm gần 3/4 và đang có xu hướng dịch chuyển lên nhóm tuổi lớn hơn. Chiều 29/8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) vừa cho biết số ca mắc sởi tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớnTheo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến năm học 2023-2024, đã có khoảng 19,1 triệu học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 97,8% tổng số học sinh sinh viên trên toàn quốc. Trong 6 tháng...

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ Singapore

Khu công nghiệp Becamex Bình Định thu hút dự án hơn 80 triệu USD từ SingaporeCông ty Future Enterprises (Singapore) vừa được cấp giấy chứng nhận đầu tư thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất cà phê hòa tan sấy lạnh với tổng vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng. Ông Amrish Rungta, Phó chủ tịch Tập đoàn Food Empire Holdings (bìa phải) trao...

Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt Nam

Cách nhà đầu tư Nhật Bản định hình sản phẩm bất động sản tại Việt NamSự có mặt ngày càng nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tại thị trường bất động sản Việt Nam dù qua thu mua, góp vốn hay trực tiếp làm dự án cũng mở ra bức tranh mới cho việc định hình loại sản phẩm, dịch vụ cung ứng. Hiện đại, tối ưu không...

EVNNPC sẵn sàng các phương án phòng chống bão Yagi

Toàn bộ các đơn vị trong EVNNPC đang theo dõi, nắm bắt thời tiết trên các phương tiện thông tin về đường đi và sức ảnh hưởng của bão số 3 để chủ động các phương án phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Trong chiều ngày 5/9/2024, các đoàn công tác do Lãnh đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng...

Viconship muốn thoái toàn bộ vốn tại PTSC Đình Vũ

Viconship thông qua việc thoái vốn toàn bộ 22% cổ phần đang nắm giữ tại Công ty cổ phần Cảng dịch vụ Dầu khí Đình Vũ (PTSC) với giá tối thiểu 10.000 đồng/cổ phiếu. Công ty cổ phần Container Việt Nam (Viconship -  mã chứng khoán VSC) vừa công bố nghị quyết thông qua việc thoái toàn bộ vốn tại Công ty cổ phần Cảng...

Bài đọc nhiều

Triệu chứng các giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp hông

Viêm xương khớp hông giai đoạn 1Đây là giai đoạn sớm nhất và nhẹ nhất của bệnh thoái hóa khớp hông (OA). Trong giai đoạn 1, có rất ít dấu hiệu hao mòn giữa các khớp hông, ngoại trừ các gai xương nhỏ được gọi là gai xương.Triệu chứngViêm khớp hông giai đoạn 1 phần lớn không có triệu chứng và hầu như không gây đau. Vì lý do này, những người bị viêm khớp hông giai đoạn...

Cảnh giác với bệnh viêm phổi do sốt ve mò

Bệnh nhân là anh P.T.N. (48 tuổi, quê tỉnh Đồng Tháp), đến khám tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Cửu Long với triệu chứng sốt cao, ho và đau đầu.Ban đầu, bệnh nhân được chẩn đoán bị viêm phế quản và điều trị bằng kháng sinh thông thường. Tuy nhiên, sau 48 giờ điều trị, tình trạng bệnh nhân chưa cải thiện và có thêm các triệu chứng sốt cao liên tục, ho tăng lên và suy hô hấp...

Cách chọn sản phẩm tốt cho sức khỏe của bé

2. Kiểm tra kỹ thành phần- Ưu tiên sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thành phần tự nhiên, không chứa chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu nhân tạo.- Tìm hiểu về công dụng của từng thành...

AFC và California Fitness & Yoga hợp tác nâng tầm trải nghiệm sức khỏe đến thế hệ trẻ

AFC, thương hiệu bánh quy của Mondelez Kinh Đô, vừa công bố hợp tác cùng hệ thống California Fitness & Yoga nhằm đem đến trải nghiệm toàn diện về sức khoẻ và thể chất cho khách hàng trên...

Công thức nấu ăn đơn giản với tảo bẹ

Tảo bẹ là gì?Tảo bẹ được gọi là "kombu" trong tiếng Nhật, là một loại rong biển lớn màu nâu được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực Nhật Bản. Nó phát triển trong vùng nước biển nông, giàu dinh dưỡng.Tảo bẹ là một trong những thành phần chính trong dashi - một loại nước dùng cơ bản được dùng trong nhiều món ăn Nhật Bản như súp miso, nước dùng mì và nước sốt.Ngoài hương vị thơm...

Cùng chuyên mục

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớn

Nhiều học sinh, sinh viên mắc bệnh hiểm nghèo được chi trả bảo hiểm y tế số tiền lớnTheo báo cáo của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tính đến năm học 2023-2024, đã có khoảng 19,1 triệu học sinh sinh viên tham gia bảo hiểm y tế, đạt tỷ lệ 97,8% tổng số học sinh sinh viên trên toàn quốc. Trong 6 tháng...

Tầm soát bệnh tim mạch trong hệ thống bệnh xá công an cơ sở

"Chúng tôi cũng đã đưa vào áp dụng hệ thống 3D mapping trong can thiệp điện sinh lý tim, giúp chẩn đoán và điều trị các rối loạn nhịp tim phức tạp với độ chính xác cao. Đây là một bước tiến lớn trong việc nâng cao chất lượng điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch" - PGS Tuyền chia sẻ.Tuy nhiên, để công tác tầm soát sớm bệnh lý tim mạch thực sự...

Bé gái nhiễm ‘vi khuẩn ăn thịt người’ ở Đồng Nai đã xuất viện

Ngày 10-9, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho hay em T.T.D.M. (14 tuổi, ngụ huyện Xuân Lộc) - bệnh nhi mắc bệnh Whitmore (còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người") đã xuất viện."Bé được điều trị theo phác đồ và đáp ứng thuốc tốt. Sau 3 tuần điều trị tại bệnh viện, sức khỏe của bé đã ổn định và...

Lần đầu tiên ghi nhận ca mắc cúm gia cầm ở người không tiếp xúc với động vật

Lần đầu tiên ghi nhận ca mắc cúm gia cầm ở người không tiếp xúc với động vậtMỹ vừa phát hiện ca mắc cúm gia cầm đầu tiên tại bang Missouri, đáng chú ý là bệnh nhân không hề tiếp xúc với động vật. Virus H5N1, một chủng cúm gia cầm. Ảnh: Getty Đây là trường hợp hiếm hoi, khiến giới chức y tế phải...

Số lần tập bụng trong tuần để có cơ bụng 6 múi

Việc xây dựng và duy trì cơ bụng săn chắc giúp hỗ trợ cột sống, thúc đẩy tư thế tốt và lưng khỏe. Điều này cũng cải thiện sự cân bằng, quá trình tập luyện và các hoạt động hàng ngày.Vì vậy, nên cố gắng tập cơ bụng 2-3 lần/tuần để đạt mục tiêu cơ bụng 6 múi. Đồng thời, có thể sử dụng tạ để tăng dần mức độ khó khi bạn tiến bộ.Cơ bụng phục hồi...

Mới nhất

Mới nhất