Trang chủNewsChính trịXử lý cơ quan, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến...

Xử lý cơ quan, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát

Ngày 29/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.

anh bài trên
Quang cảnh phiên họp. Ảnh: Quang Vinh.

Đề xuất giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương

ĐBQH Vũ Thị Liên Hương (Đoàn Quảng Ngãi) cho rằng cần quy định thật cụ thể các hành vi, tính chất, mức độ vi phạm, trình tự, thủ tục thực hiện đảm bảo cơ sở pháp lý thực hiện, nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của cơ quan dân cử.

Về việc Quốc hội thực hiện giám sát liên tục, đi đến cùng vấn đề và xem xét trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền đối với vấn đề đã hứa giải quyết với cử tri, bà Hương đề nghị nghiên cứu thực hiện vấn đề này đối với Hội đồng nhân dân các cấp.

ĐBQH Nguyễn Ngọc Xuân (Đoàn Bình Dương) cho biết, Hội đồng nhân dân được quyền giám sát hoạt động của cơ quan trung ương tại địa phương như: Cục thuế, hải quan, Bảo hiểm xã hội, Ngân hàng nhà nước cùng cấp. Từ đó, bà Xuân kiến nghị xem xét bổ sung đại biểu Hội đồng nhân dân được quyền chất vấn người đứng đầu các cơ quan thuộc ngành dọc của Trung ương hoạt động tại địa phương.

Bà Xuân phân tích: Căn cứ Điều 113, Hiến pháp quy định Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đại diện cho ý chí nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân địa phương do nhân dân địa phương bầu ra chịu trách nhiệm trước dân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Bên cạnh đó, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ghi rõ khi xét thấy cần thiết, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân tiến hành giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác ở địa phương.

“Quy định chính thức việc Hội đồng nhân dân được giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước cùng cấp thuộc trung ương trên địa bàn nhằm hoàn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước tại địa phương. Qua đó, giúp cho chính quyền trung ương quản lý tốt việc thực hiện chính sách, pháp luật tại địa phương, vừa đảm bảo các định hướng, mục tiêu trung ương giao cho địa phương được thực thi hiệu quả. Với cơ chế kiểm soát của Hội đồng nhân dân buộc các cơ quan Nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức phải có trách nhiệm giải trình, cam kết hành động trước cơ quan đại diện của Nhân dân”- bà Xuân nói và kiến nghị Quốc hội xem xét bổ sung thẩm quyền giám sát hoạt động các cơ quan trung ương tại địa phương cho Hội đồng nhân dân cùng cấp, và quy định quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân trong chất vấn người đứng đầu các cơ quan đó. Nội dung này phù hợp với Hiến pháp, pháp luật và thực tiễn, đảm bảo cho việc kiểm soát thực thi quyền lực Nhà nước theo đúng định hướng.

ĐBQH Trần Khánh Thu (Đoàn Thái Bình) nêu quan điểm, trong bối cảnh hiện nay chúng ta đang đổi mới tư duy xây dựng pháp luật mà vấn đề này yêu cầu vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện vừa là đòi hỏi bắt buộc các lĩnh vực khác có liên quan phải cùng tham gia vào.

Theo bà Thu, đổi mới tư duy xây dựng pháp luật đòi hỏi giám sát phải đổi mới theo và việc quyết định các vấn đề cơ bản của đất nước cũng phải đổi mới theo. Do đó, bổ sung bảo đảm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng và thực thi pháp luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, của địa phương.

Bên cạnh đó, bà Thu đề nghị, cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu, bổ sung trình tự, thủ tục để các Ban của Hội đồng nhân dân đề nghị Thường trực Hội đồng nhân dân xem xét quyết định của Ủy ban nhân dân cùng cấp, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp.

Chế tài sau giám sát

Về tiêu chí lựa chọn chuyên đề giám sát, ĐBQH Dương Khắc Mai (Đoàn Đắk Nông) đề nghị, dự án Luật cần xem xét, quy định các tiêu chí lựa chọn cụ thể, rõ ràng, bám sát tình hình thực tiễn của đất nước, địa phương. Những vấn đề thực tiễn đặt ra đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển vận động của kinh tế xã hội, lựa chọn những xu hướng cần áp dụng tác động tích cực đến chính sách, vấn đề nóng, vấn đề điểm của hiện tại hoặc tồn đọng lâu dài không được giải quyết mà cử tri đặc biệt quan tâm.

Liên quan đến quy định trách nhiệm, chế tài trong thực hiện kiến nghị của các Đoàn giám sát của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp, ĐBQH Huỳnh Thị Phúc (Đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) nhận thấy, quy định trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát của chủ thể giám sát đối với các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát là cần thiết.

Theo bà Phúc, nếu chỉ đề cập chung chung là xem xét trách nhiệm thì chưa rõ và khó thực hiện khi Luật sửa đổi được ban hành. Để đảm bảo tính ràng buộc, bà Phúc đề nghị cần bổ sung rõ ràng hơn các hình thức xử lý vi phạm, chẳng hạn như xử lý về hành chính, bãi nhiệm, hoặc là quy trình xử lý cao hơn theo từng cấp độ vi phạm của chủ thể chịu sự giám sát.

“Đối với các hình thức về chế tài xử lý cần bổ sung nội dung cho phép các cơ quan giám sát kiến nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp đề nghị báo cáo và đề nghị cấp ủy quyết định áp dụng các hình thức, biện pháp kỷ luật. Quy định như vậy sẽ khả thi hơn vì gắn trách nhiệm của cấp ủy đối với người đứng đầu theo các quy định hiện hành” – bà Phúc nói.

Đồng thời theo bà Phúc, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về thời hạn để cơ quan chịu sự giám sát thực hiện kết luận giám sát là bao nhiêu ngày kể từ khi cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nhận được kết luận của cơ quan chủ thể và giám sát các nội dung. Cho nên, trong lần sửa đổi này nên quy định cụ thể để việc thực hiện này đảm bảo tính khả thi và người đứng đầu cơ quan chịu sự giám sát phải báo cáo giải trình lý do nếu không thực hiện đảm bảo theo thời gian đó.

Theo ĐBQH Huỳnh Thị Hằng Nga (Đoàn Trà Vinh), cần bổ sung quy định chế tài xử lý trong trường hợp quá thời hạn mà cơ quan, cá nhân không thực hiện kết luận, kiến nghị hoặc thực hiện không đúng yêu cầu, quy định trách nhiệm của cơ quan truyền thông trong việc phản ánh tình hình, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát. Tăng cường trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện kết luận, kiến nghị giám sát.

Giải trình trước các ý kiến đại biểu Quốc hội đặt ra, ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc cho biết, đối với các ý kiến khác của các vị đại biểu Quốc hội, Hội đồng Dân tộc sẽ phối hợp với Ủy ban Pháp luật, cơ quan chủ trì thẩm tra dự án luật tổng hợp, nghiên cứu tiếp thu, giải trình đầy đủ để hoàn thiện hồ sơ dự án luật, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và trình Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 9.

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật quan trọng

Chiều ngày 29/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 9 Luật quan trọng. Kết quả, có 445 trên tổng số 450 đại biểu tham gia biểu quyết đã tán thành, chiếm tỷ lệ 92,90%. Cụ thể, các luật được sửa đổi bao gồm: Luật Chứng khoán, Luật Kế toán, Luật Kiểm toán độc lập, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Luật Quản lý thuế, Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Dự trữ quốc gia, Luật Xử lý vi phạm hành chính. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định trong các lĩnh vực tài chính, thuế, chứng khoán, kiểm toán không chỉ nhằm tạo ra môi trường kinh doanh công bằng, minh bạch, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và cải thiện công tác giám sát, kiểm tra các hoạt động kinh tế.

T.X



Nguồn: https://daidoanket.vn/xu-ly-co-quan-ca-nhan-khong-thuc-hien-ket-luan-kien-nghi-sau-giam-sat-10295566.html

Cùng chủ đề

Đánh giá sau giám sát Chương trình MTQG 1719 tại Ninh Thuận

Sáng 29/11, tại TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức Hội nghị đánh giá sau giám sát Dự án 1, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030; giai đoạn I: từ 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719) tại tỉnh Ninh Thuận.Sáng 28/11, tại thành phố Hòa...

Có lỗi, xấu hổ khi không giải quyết được kiến nghị của dân

Đại biểu Nguyễn Minh Đức (đoàn TP.HCM) cho biết khi tiếp xúc cử tri cảm thấy mình rất có lỗi, xấu hổ với người dân khi không giải quyết được những kiến nghị, việc chính đáng của họ. ...

Triển khai quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ ở Tiền Giang

Ngày 8-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang. Ngày 8-11, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Tiền Giang tổ chức Hội nghị công bố, trao Quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ tại cơ quan Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang. ...

Lắp camera AI để phòng, chống tội phạm ở Phú Quốc

41 camera an ninh được gắn tại nhiều vị trí trọng điểm ở thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để thực hiện chức năng giám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Ngày 8/11, tại thành phố Phú Quốc, Công an tỉnh Kiên Giang phối hợp các đơn vị liên quan, địa phương khai trương vận hành thí điểm hệ thống camera AI giám sát an ninh trật tự trên “đảo ngọc” theo Đề...

Điều kiện để người dân giám sát CSGT thông qua thiết bị ghi âm, ghi hình

Người dân vẫn được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát quá trình làm việc của CSGT, nhưng phải bảo đảm các điều kiện được pháp luật quy định và không làm ảnh hưởng đến lực lượng chức năng. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bản tin Mặt trận sáng 30/11

Bản tin Mặt trận sáng 30/11 của Báo Đại Đoàn Kết gồm một số nội dung chính như sau: Thêm nguồn lực giúp người dân vùng lũ tái thiết cuộc sống; Khơi dậy ý chí tự lực vươn lên thoát nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số; Phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu; Điện Biên: Xã Pom Lót đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; Làng nghề sáng tạo để chinh phục thị trường... ...

Bế giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận dành cho cán bộ chuyên trách cấp vụ và tương đương

Ngày 29/11, tại Hà Nội, Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam (Trung tâm) tổ chức Lễ bế giảng Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận dành cho cán bộ chuyên trách cấp vụ và tương đương (Khóa XI) năm 2024. ...

Xã Pom Lót đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ngày 29/11, UBND huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) tổ chức lễ công bố, trao chứng nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao cho xã Pom Lót. Pom Lót là xã có nhiều thuận lợi hơn các xã khác...

Huyện ủy Ý Yên có tân Bí thư

Chiều 29/11, Huyện ủy Ý Yên công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về công tác cán bộ. Theo các quyết định được công bố, ông Đinh Đức Tuyến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện...

Trường Đại học Hà Nội ký kết thỏa thuận hợp tác cùng Công ty UpGrad

Ngày 29/11, tại Trường Đại học Hà Nội (HANU) diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Trường Đại học Hà Nội với Công ty TNHH upGrad Tech (upGrad). Lễ ký kết nằm trong chuỗi các hoạt động...

Bài đọc nhiều

Việt Nam sẵn sàng tham gia các diễn đàn để có thể phát huy vai trò, đóng góp của mình cho những vấn đề...

Ngày 23/11, tại Cung 7/1, Trụ sở Trung ương Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ở Thủ đô Phnom Penh, diễn ra phiên bế mạc Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP-12) với chủ đề "Tìm kiếm hòa bình và hòa giải". ICAPP-12 do CPP lần thứ hai đăng cai tổ chức từ ngày 21-24/11, có sự tham dự của 260 đại biểu thuộc các đảng chính trị đến...

Thúc đẩy quan hệ Việt Nam-Campuchia phát triển sâu rộng, bền chặt trên mọi lĩnh vực

NDO - Tại cuộc hội kiến của Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni, tại Phủ Chủ tịch, chiều 28/11, hai bên nhất trí thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển sâu rộng, bền chặt trên mọi lĩnh vực, trong đó quan tâm đẩy mạnh tuyên truyền sâu rộng để thế hệ trẻ hai nước hiểu biết sâu sắc về sự gắn bó, đoàn kết, hy sinh cho nhau giữa hai nước, hai...

Quốc vương Campuchia đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam

Sáng 28/11, Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni đến Hà Nội, bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam từ ngày 28 đến 29/11, theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường. Ra đón đoàn ở sân bay quốc tế Nội Bài có: Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Đại sứ Việt...

Nhà ở trong ngõ tại 5 thành phố trực thuộc trung ương phải trang bị bình chữa cháy

Ngày 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với 93,53% ĐBQH tán thành. Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật, ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban...

Hôm nay Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua một số đạo luật

Ngày 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Đầu tư công (sửa đổi)... Ngày 29/11, trong phiên buổi sáng Quốc...

Cùng chuyên mục

Huyện ủy Ý Yên có tân Bí thư

Chiều 29/11, Huyện ủy Ý Yên công bố Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nam Định về công tác cán bộ. Theo các quyết định được công bố, ông Đinh Đức Tuyến, Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện...

Cho phép cơ sở y tế công lập tự quyết định mua sắm thuốc, thiết bị y tế

Chiều 29/11, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), và Luật Đấu thầu với đa số phiếu tán thành. ...

Hơn 50 tham luận tham gia hội thảo khoa học về Thiếu tướng Hoàng Sâm

Các tham luận tại hội thảo đã tập trung làm rõ cuộc đời, sự nghiệp của Thiếu tướng Hoàng Sâm đối với cách mạng Việt Nam, người con ưu tú của quê hương Quảng Bình. Tại hội thảo, Ban tổ...

Nhà ở trong ngõ tại 5 thành phố trực thuộc trung ương phải trang bị bình chữa cháy

Ngày 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với 93,53% ĐBQH tán thành. Trước khi Quốc hội biểu quyết thông qua Luật, ông Lê Tấn Tới, Chủ nhiệm Ủy ban...

Hôm nay Quốc hội thảo luận và biểu quyết thông qua một số đạo luật

Ngày 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Đầu tư công (sửa đổi)... Ngày 29/11, trong phiên buổi sáng Quốc...

Mới nhất

Bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể

Kinhtedothi- Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, thành phố Huế được thành lập với nhiệm vụ trọng tâm là để bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô và di sản văn hóa vật thể đã được UNESCO công nhận nên về nguyên tắc sẽ không nhấn mạnh yêu cầu về tỷ lệ đô thị...

Idol Kpop của thế hệ 8X, 9X hát cùng Anh Tú, Bùi Công Nam

Dong-Woon - thành viên nhóm Highlight, thần tượng của thế hệ 8X, 9X Việt - hát cùng ca sĩ Anh Tú, Bùi Công Nam trong series "Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân". Sau 2 mùa thành công, series âm nhạc Xuân, hạ, thu, đông rồi lại xuân mùa thứ 3 trở lại với chủ đề Street’s harmony - Những...

Văn hóa “4 xin” tại một ngôi trường ở Huế

Văn hóa “4 xin”, bao gồm xin chào, xin phép, xin lỗi, xin cảm ơn luôn được khuyến khích trong mỗi hành động của học sinh. Việc xây dựng văn hóa ứng xử học đường như vậy đã hình thành nên môi trường học tập lành mạnh và hiệu quả. Văn hóa ứng xử trong trường học được hiểu là...

Hang Sơn Đoòng của Việt Nam chứa được 15 kim tự tháp Giza, máy bay Boeing 747 có thể đi qua

Mới đât, hang Sơn Đoòng được mô tả qua bài viết trên Live Science là một hang động lớn nhất thế giới, có thể chứa được 15 kim tự tháp Giza. Thậm chí, máy bay Boeing 747 có thể...

Mới nhất

Gia Lai Miền Sử Thi