Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXu hướng du học thay đổi ra sao khi các thị trường...

Xu hướng du học thay đổi ra sao khi các thị trường ‘Big Four’ siết chính sách nhập cư?


Sinh viên du học Úc - Ảnh: REUTERS

Sinh viên du học Úc – Ảnh: REUTERS

Chương trình nghiên cứu The Emerging Futures được IDP bắt đầu triển khai vào tháng 3-2022 đối với sinh viên quốc tế về xu hướng du học trên khắp thế giới. Nghiên cứu tập trung vào nhóm thị trường du học “Big Four”, bao gồm Úc, Anh, Mỹ và Canada.

Đến nay, nghiên cứu đã trải qua 5 cuộc khảo sát và lần mới nhất được thực hiện vào tháng 3-2024 với hơn 11.500 sinh viên quốc tế, bao gồm 3 nhóm chính: nhóm sinh viên tương lai (sẽ du học), nhóm sinh viên đã nộp đơn đăng ký học và nhóm sinh viên đang học. Những người tham gia khảo sát đến từ 117 quốc gia và vùng lãnh thổ toàn cầu.

Kết quả, khảo sát nhận thấy các quy định hạn chế với sinh viên quốc tế đang có hiệu lực ở Úc, Canada và Anh đang làm suy yếu vị thế cạnh tranh của những điểm đến này so với Mỹ.

Khảo sát chỉ ra 54% sinh viên có ý định du học và sinh viên đã đăng ký biết về các chính sách mới có phần khắt khe hơn được áp dụng ở 3 quốc gia trên. Do đó, một tỉ lệ đáng kể (41%) sinh viên tương lai đang xem xét lại kế hoạch du học của họ.

Và hơn 1/3 sinh viên (39%) cho biết những cập nhật về chính sách của các chính phủ có tác động từ cao đến rất cao tới các quyết định du học.

Về phía Mỹ, theo nghiên cứu, dù quốc gia này luôn có các quy định nghiêm ngặt về nhập cư đối với sinh viên quốc tế cũng như đã từ chối số lượng đơn xin thị thực sinh viên cao kỷ lục vào năm 2023, nhưng về mặt truyền thông, các chính sách của nước này lại không phải là tâm điểm chú ý so với các đối thủ.

Nhờ vậy, thị trường du học Mỹ phần nào được hưởng lợi trong khảo sát các thị trường du học được ưa chuộng nhất.

Canada đã tụt từ vị trí thứ nhất (đồng hạng với Úc vào tháng 8-2023) xuống vị trí thứ 4 do quy định siết số lượng sinh viên đến nước này trong 2 năm tới, cũng như giới hạn giờ làm thêm với du học sinh và người thân đi cùng.

Tương tự, Chính phủ Anh đã ngừng cho phép người thân trong gia đình đi cùng sinh viên quốc tế – trừ những người đi cùng sinh viên sau đại học theo định hướng nghiên cứu và hiện cũng đang xem xét kế hoạch làm việc sau tốt nghiệp.

Các trường kinh doanh ở Anh đang báo cáo số lượng tuyển sinh ngoài EU yếu hơn trong năm nay, đặc biệt là ở trình độ sau đại học.

Úc mất ngôi đầu và mất 2 điểm phần trăm kể từ tháng 8-2023. Danh tiếng của quốc gia này đối với sinh viên quốc tế đang gặp nguy hiểm khi tỉ lệ bị từ chối cấp thị thực tăng lên đáng kể trong bối cảnh các cơ chế nhập cư chặt chẽ hơn.

Ông Simon Emmett, Giám đốc điều hành IDP Connect, nhận định sự tăng trưởng thị trường Mỹ và các thị trường mới nổi chứng tỏ rằng sinh viên vẫn cam kết với những giấc mơ du học của mình, nhưng cũng rất nhạy cảm với những thay đổi về chính sách.

“Kết quả này là lời nhắc nhở rằng chính phủ ở Anh, Úc và Canada cần đưa ra sự rõ ràng về chính sách dành cho sinh viên quốc tế để duy trì lợi thế cạnh tranh trong ngành công nghiệp toàn cầu này”, ông Simon Emmett nói.

Mỹ trở thành điểm đến du học hàng đầu trong khảo sát tháng 3-2024 của IDP - Ảnh: HARVARD

Mỹ trở thành điểm đến du học hàng đầu trong khảo sát tháng 3-2024 của IDP – Ảnh: HARVARD

43% du học sinh ưu tiên tiêu chí thu nhập khi chọn ngành

Khảo sát của IDP cũng hỏi sinh viên về những yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chương trình học.

Kết quả, ảnh hưởng lớn nhất là tìm kiếm các chương trình phù hợp với “chuyên ngành quan tâm”, nhưng một tỉ lệ lớn chiếm trung bình 43% trên tất cả các quốc gia cho biết sẽ chọn chương trình dựa trên “tiềm năng kiếm thu nhập sau khi tốt nghiệp”.

Ở một số quốc gia, tiêu chí “tiềm năng kiếm thu nhập sau khi tốt nghiệp” chiếm hơn phân nửa trong số các sinh viên khảo sát. Chẳng hạn, tỉ lệ tiêu chí này ở Trung Quốc là 55%, Philippines là 57%.



Nguồn

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giá vàng thế giới lao dốc băng băng trong ngày sale sốc 11-11

Cuối ngày hôm nay, 11-11, giá vàng thế giới bốc hơi hơn 29 USD/ounce, xuống còn 2.655,6 USD/ounce. Công ty SJC đã giảm giá bán vàng miếng SJC về mức 85,4 triệu đồng/lượng, giá mua vào ở mức 81,9 triệu đồng/lượng.Giá vàng nhẫn 9999...

Phụ thuộc vào AI, người trẻ nguy cơ giảm khả năng tư duy, sáng tạo

TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ tại Tuần lễ đổi mới sáng tạo 2024 ngày 11-11. Nên và không nên với ChatGPT trong việc họcNên...

Đà Nẵng xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ báo Tuổi Trẻ phản ánh

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ sau phản ánh của báo Tuổi Trẻ. Theo đó, ông Trần Doãn Dũng thừa nhận trong thời...

Dân miệt thứ trồng keo lai, chủ rừng có tiền tỉ như chơi

Gần đây người dân thuộc tiểu khu 34, xã Đông Hưng B, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang liên tục đề nghị cho họ trồng cây keo lai thay thế cây tràm đang rớt giá. Vì sao người dân ở xứ miệt thứ thích trồng cây keo lai? ...

Mặc váy hoa ‘kín cổng cao tường’ vẫn bị sếp yêu cầu ‘che chắn’ thêm

Chia sẻ của cô gái nhanh chóng lan truyền, gây ra cuộc tranh luận gay gắt về chuẩn mực trang phục văn phòng và ảnh hưởng của chuyện giới tính. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đề xuất giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm, tiến sĩ giáo dục có thể nghỉ muộn

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, một trong những vấn đề mới quy định tại dự thảo luật này so với các quy định hiện hành là chính sách tiền lương, chế độ nghỉ hưu của nhà giáo. ...

Giáo sư nghiên cứu tập sự 33 tuổi nhận giải Toán học danh giá của Mỹ

TRUNG QUỐC - Ở tuổi 33, Vương Nghệ Lâm - giáo sư nghiên cứu tập sự của Viện Nghiên cứu cao cấp Études (Pháp), trở thành chủ nhân giải thưởng Toán học danh giá Salem 2024. Ngày 30/10, Viện Nghiên cứu cao cấp Princeton (IAS) công bố nhà khoa học nhận giải Salem 2024 lĩnh vực Toán học. Giáo sư nghiên cứu tập sự Vương Nghệ Lâm, 33 tuổi, là một trong hai nhà Toán học trẻ nhận giải. Theo...

Đừng để luật Nhà giáo ban hành mà các thầy lại thấy khó khăn hơn

Lưu ý Luật Nhà giáo chắc chắn được các thầy cô giáo rất chờ đón, Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu luật phải thực sự tôn vinh được người giáo viên, thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho người làm công tác giáo dục. ...

Nhà thơ Trần Đăng Khoa: Chủ đề cuộc thi UPU lần thứ 54 hay nhất trong 10 năm qua

Tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, nhà thơ Trần Đăng Khoa chia sẻ, đối với ông, chủ đề cuộc thi năm nay hay nhất trong 10 năm qua. Ngày 11/11, chia sẻ tại lễ phát động cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Đà Nẵng Phạm Tấn Ngọc Thụy cho hay, cuộc thi viết thư quốc tế UPU là một sân chơi ý nghĩa, bổ ích,...

Cùng chuyên mục

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Đà Nẵng xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ báo Tuổi Trẻ phản ánh

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ sau phản ánh của báo Tuổi Trẻ. Theo đó, ông Trần Doãn Dũng thừa nhận trong thời...

Phó Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh tình trạng hội đồng trường ĐH hoạt động kém hiệu quả

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD-ĐT khẩn trương có biện pháp chấn chỉnh đối với các cơ sở giáo dục đại học chưa thực hiện nghiêm quy định của pháp luật, để xảy ra tình trạng hội đồng trường hoạt động kém hiệu quả. Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Thành Long về việc xử lý thông tin báo chí nêu về hội...

17 năm qua, gia đình một giáo sư tài trợ hơn 75 tỉ cho ngành giáo dục Thanh Hóa

Trong 17 năm qua, quỹ học bổng của gia đình giáo sư Lê Viết Ly đã tài trợ cho tỉnh Thanh Hóa để xây dựng trường học, hỗ trợ thiết bị giáo dục, trao học bổng, trao thưởng với tổng số tiền hơn 75 tỉ đồng. ...

Nên tạo môi trường học tập tích cực và trách nhiệm, thay vì cấm đoán

Đó là ý kiến của nhiều chuyên gia trước việc trường học siết chặt việc sử dụng điện thoại của học sinh. ...

Mới nhất

Vĩnh Phúc: Tuyên dương 10 thầy, cô giáo và 138 em học sinh, sinh viên DTTS có thành tích xuất sắc năm học 2023...

Ngày 11/11, tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức “Lễ Tuyên dương giáo viên, học sinh, sinh viên DTTS tiêu biểu, xuất sắc năm học 2023 - 2024”.Hiện nay ở các buôn làng Tây Nguyên xuất hiện ngày càng nhiều những nữ trưởng...

Lợi ích, cách sử dụng an toàn và tác dụng phụ của cây hương thảo

Các lợi ích chính của hương thảo cho sức khỏe là: Cải thiện hệ thần kinh Hương thảo giúp cải thiện chức năng của hệ thần kinh, cải thiện trí nhớ, sự tập trung và lý luận, và giúp ngăn ngừa và điều trị các vấn đề như trầm cảm và lo lắng. Loại thảo dược này thậm chí còn giúp...

Phụ thuộc vào AI, người trẻ nguy cơ giảm khả năng tư duy, sáng tạo

TS Lê Duy Tân - giảng viên khoa công nghệ thông tin Trường đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) - chia sẻ tại Tuần lễ đổi mới sáng tạo 2024 ngày 11-11. ...

Đà Nẵng xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ báo Tuổi Trẻ phản ánh

Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng đã yêu cầu các đơn vị liên quan xác minh, xử lý 2 cơ sở dạy trẻ tự kỷ sau phản ánh của báo Tuổi Trẻ. ...

Đại tướng Nguyễn Tân Cương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại Hà Nam

(Bqp.vn) - Sáng 10/11, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã về dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc - văn hóa quân dân cùng nhân dân ở thôn Trung Liêu, xã...

Mới nhất