Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXu hướng đại học đẩy mạnh tự chủ

Xu hướng đại học đẩy mạnh tự chủ

Trước đó, đầu năm 2024, Bộ Nội vụ có văn bản về việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ GD-ĐT. Theo đó, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ GD-ĐT xây dựng quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục ĐH trình Thủ tướng Chính phủ theo quy định. Trong đó có phương án sắp xếp và nâng cao mức độ tự chủ về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập. Cụ thể, Bộ Nội vụ đề nghị Bộ GD-ĐT chỉ đạo các đơn vị sự nghiệp công lập xây dựng và thực hiện lộ trình tự chủ về tài chính.

Xu hướng đại học đẩy mạnh tự chủ- Ảnh 1.

ĐH Kinh tế TP.HCM, một trong những trường thực hiện tự chủ về tài chính

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Theo phương án sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ GD-ĐT, đến hết năm 2025 có 24 cơ sở giáo dục ĐH cần thực hiện lộ trình nâng cao mức độ tự chủ về tài chính, từ mức đảm bảo chi thường xuyên trở lên. Cũng thuộc Bộ GD-ĐT, 11 cơ sở giáo dục ĐH khác tiếp tục duy trì loại hình trường tự chủ. Theo kế hoạch này, hết năm 2025, các đơn vị đào tạo ĐH thuộc Bộ GD-ĐT sẽ đồng loạt thực hiện lộ trình nâng cao mức độ tự chủ về tài chính.

Quá trình chuyển đổi sang mô hình tự chủ tác động mạnh mẽ tới tất cả các hoạt động của trường ĐH. Đáng chú ý, cùng với đẩy mạnh tự chủ ĐH là sự hạn chế phụ thuộc vào ngân sách nhà nước về tài chính. Chẳng hạn, đến năm 2024, ĐH Quốc gia TP.HCM có 24/36 đơn vị tự chủ tài chính nhóm 2 (chiếm tỷ trọng 66%) và có 12/36 đơn vị tự chủ tài chính nhóm 3 (chiếm tỷ trọng 34%); giảm 27% chi thường xuyên (178 tỉ đồng) từ ngân sách nhà nước so với năm 2021. Chỉ tính riêng số lượng viên chức nhận lương từ ngân sách nhà nước, năm 2024 ĐH này chỉ còn 1.154 người (trong tổng số 6.400 viên chức, chiếm tỷ lệ 18%). Tỷ lệ này giảm mạnh so với thời điểm năm 2015, khi số viên chức nhận lương từ ngân sách lên tới 3.502/5.603 người (chiếm tỷ lệ 62,5%).

Về phía người học, tác động lớn nhất khi trường ĐH chuyển sang tự chủ là chính sách học phí. Hiện nay, Nghị định của Chính phủ quy định mức trần học phí áp dụng cho cơ sở giáo dục ĐH công lập theo các mức: trường chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, trường tự đảm bảo chi thường xuyên, trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, trường tự xác định học phí chương trình đạt chuẩn kiểm định chất lượng theo định mức kinh tế – kỹ thuật do trường ban hành. Theo đó, học phí trường tự chủ cao hơn tối thiểu gấp 2 lần so với trường chưa tự chủ trong cùng khối ngành đào tạo. Chẳng hạn cùng loại hình trường công lập và cùng khối ngành sức khỏe nhưng học phí các trường trong năm 2024 dao động từ trên 27 đến trên 80 triệu đồng/năm, tùy ngành. Trong khi khoảng cách học phí giữa các chương trình trong trường công lập có sự chênh lệch lớn thì khoảng cách học phí trường công – tư ngày càng được thu hẹp.

Với xu hướng các cơ sở giáo dục đồng loạt bảo đảm tự chủ chi thường xuyên, học phí ĐH sẽ không còn có mức thấp như hiện nay. Bài toán hỗ trợ tài chính cho sinh viên khó khăn có thể học ĐH cần được tính đến bằng các chính sách học bổng, tín dụng học tập…




Nguồn: https://thanhnien.vn/xu-huong-dai-hoc-day-manh-tu-chu-185241229230907873.htm

Cùng chủ đề

Học phí đại học tiếp tục tăng vào năm 2025

Học phí các trường đại học áp dụng cho sinh viên khóa tuyển sinh năm 2025 sẽ tiếp tục tăng. Mức tăng của các trường công bám sát nghị định của Chính phủ, tùy loại hình trường và khối ngành đào tạo...

Giáo viên Trường mầm non SOS Cà Mau công tác 30 năm lương khoảng 6 triệu

Dù hoạt động theo cơ chế tự chủ nhưng Trường mầm non SOS Cà Mau vẫn áp dụng thang bảng lương xây dựng từ năm 2016, khiến lương giáo viên công tác 30 năm chỉ khoảng 6 triệu đồng. ...

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023. Cũng theo bộ này, 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học đã mang lại nhiều hiệu quả tích...

Tự chủ giáo dục nhưng làm gì cũng phải xin phép

TP - Tự chủ được ví như cởi trói cho giáo dục đại học (ĐH) nhưng thực tế chỉ tháo gỡ được những điểm nghẽn trong Luật Giáo dục và Luật Giáo dục ĐH. Còn những vấn đề như nhân lực, tài chính, hợp tác quốc tế (những nội dung không nằm trong sự điều tiết của Bộ GD&ĐT), vẫn trong “vòng kim cô”. TP - Tự chủ được ví như cởi trói cho giáo dục đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

‘Hôm nay nước Mỹ và thế giới đã mất đi một lãnh đạo, chính khách phi thường’

Đó là phát biểu của Tổng thống Mỹ Joe Biden khi hay tin cựu Tổng thống Jimmy Carter qua đời ở tuổi 100 vào rạng sáng 30.12 (giờ Việt Nam). ...

AI tham gia định hình thị trường dạy và học ngoại ngữ

Năm 2024 đánh dấu bước ngoặt lớn của thị trường dạy và học tiếng Anh khi chứng kiến loạt thay đổi quan trọng từ chính sách, phương pháp giảng dạy đến sự bùng nổ về công nghệ. ...

Ukraine dựa vào năng lực sản xuất UAV nội địa

Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine Rustem Umerov ngày 28.12 tiết lộ có hơn 96% số lượng máy bay không người lái (UAV) được quân đội nước này sử dụng trong năm 2024 đến từ các sản phẩm UAV nội địa. ...

Bài đọc nhiều

Cách hết tất cả các chức vụ trong Đảng đối với nguyên hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2

Ông Nguyễn Thanh Tuấn - nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cần Thạnh 2, huyện Cần Giờ, TP.HCM - bị cách hết chức vụ trong Đảng vì vi phạm có tác hại lớn, tạo dư luận xấu, gây bức xúc trong xã hội, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống...

Giáo sư bị thu hồi chức danh, giảng viên phải thôi việc vì mua bán bài khoa học

INDONESIA - Chi tiền để được đăng bài tạp chí hay mua bài nghiên cứu khoa học đều là những hành vi gian lận học thuật khiến 11 giáo sư ở Indonesia và một số giảng viên Thái Lan phải trả giá đắt. Vừa được bổ nhiệm chức danh giáo sư, 11 giảng viên khoa Luật của Đại học Lambung Mangkurat (ULM) bị tố gian lận học thuật. Sau khi nhận được đơn tố cáo nhiều giảng viên ULM xuất...

Đây mới là bản chuẩn của câu ‘Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng’

"Quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng" hay "Quân tử nông chân, tiểu nhân nông bụng" đều là những câu nói quen thuộc được lan truyền trong dân gian."Cả hai bản này đều chưa được công nhận", PGS.TS Phạm Văn Tình, Giám đốc trung tâm nghiên cứu Việt Nam học nói.Từ điển tục ngữ thống kê "Quân tử rậm lông chân, tiểu nhân rậm lông bụng" và biến thể khác là "Rậm lông bụng tiểu nhân, rậm...

2024: Năm học của các giải nhất với sinh viên ĐH Duy Tân

Năm 2024 đánh dấu cột mốc của sinh viên Đại học (ĐH) Duy Tân với chuỗi dài các giải nhất ở khắp các “đấu trường” học thuật trong nước và quốc tế ở đa dạng các ngành học khác nhau. ...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Mơ du học, đổ xô luyện thi SAT

Với mong muốn có một suất du học, đặc biệt vào các trường danh tiếng hoặc kiếm tấm vé vào thẳng một số đại học ở Việt Nam, nhiều học sinh phổ thông đang miệt mài luyện thi SAT. SAT (Scholastic Assessment Test) là...

Khoảng trống tiêu chuẩn dinh dưỡng học đường (Bài 2)

Học sinh ăn gì phụ thuộc vào nhà bếp của trường học, các bếp này tự đưa ra thực đơn, và đơn vị chế biến thực đơn đó ở nhiều nơi đều "3 không". ...

AI tham gia định hình thị trường dạy và học ngoại ngữ

Năm 2024 đánh dấu bước ngoặt lớn của thị trường dạy và học tiếng Anh khi chứng kiến loạt thay đổi quan trọng từ chính sách, phương pháp giảng dạy đến sự bùng nổ về công nghệ. ...

Tin tuyển dụng nhân viên tập sự yêu cầu 3 năm kinh nghiệm, bằng thạc sĩ gây tranh cãi

AUSTRALIA - Một tin tuyển dụng cho vị trí "mới vào nghề" khiến cư dân mạng phẫn nộ và gọi là "một trò đùa" khi đưa ra mức thu nhập thấp hơn cả lương tối thiểu nhưng yêu cầu ứng viên có hơn 3 năm kinh nghiệm và ưu tiên bằng thạc sĩ. Tin tuyển dụng này được OracleCMS, một công ty điều hành trung tâm cuộc gọi có trụ sở tại Melbourne (Australia), đăng lên để tìm kiếm lập...

Thầy giáo có 3 bài trên tạp chí quốc tế trong 1 năm, được vinh danh Nhà giáo tiêu biểu

Là một giáo viên phổ thông, thầy Lê Trọng Đức (Trường THPT Hậu Nghĩa, tỉnh Long An) gây ấn tượng khi có 6 bài báo khoa học, trong đó 4 công trình trên các tạp chí quốc tế uy tín. Công bố 3 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế uy tín chỉ trong năm 2024 Thầy giáo sinh năm 1992 gây ấn tượng khi ngoài giảng dạy trên lớp còn tích cực nghiên cứu khoa học và hướng...

Mới nhất

Đất nước bước vào kỷ nguyên mới: Bệ phóng vững chắc

Việc mở rộng quan hệ song phương, tham gia tích cực vào các khuôn khổ đa phương giúp Việt Nam nổi lên như một trong những quốc gia quan trọng không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới. Với chính sách "ngoại giao cây tre" linh hoạt, hiệu quả, dựa trên nội lực kinh tế vững chắc, năm...

Giá kim loại đồng ngày 30/12: tăng nhẹ

Đồng ba tháng trên sàn giao dịch kim loại London (LME) ở mức 8.982 USD/tấn, tăng nhẹ so với mức đóng cửa tuần trước là 8.950 USD. Giá đã tăng 4,6% trong năm nay. Trung Quốc sẽ giảm thuế nhập khẩu đối với ethan và một số nguyên liệu thô đồng và nhôm tái chế từ năm tới. Bộ...

Khoảng trống tiêu chuẩn dinh dưỡng học đường (Bài 2)

Học sinh ăn gì phụ thuộc vào nhà bếp của trường học, các bếp này tự đưa ra thực đơn, và đơn vị chế biến thực đơn đó ở nhiều nơi...

Việt Nam bước vào Kỷ nguyên mới: Vươn tầm bằng nội lực

Hai bài viết về chủ đề “Kỷ nguyên mới,” là tập hợp dư luận, bình luận quốc tế về những thành tựu của Việt Nam trong năm 2024, cũng như những cơ hội và thách thức trên con đường bước vào kỷ nguyên mới. Sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng...

Mới nhất