Trang chủDestinationsTrà Vinh"Xóa bỏ văn hóa đồng bào dân tộc Khmer" là luận điệu...

“Xóa bỏ văn hóa đồng bào dân tộc Khmer” là luận điệu phi lý, mị dân


 

Sinh hoạt văn hóa của đồng bào Khmer. Ảnh: BÁ THI

 

Thời gian gần đây, một số đối tượng xấu trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã lợi dụng một số vấn đề như: phá bỏ cổng chào, không đưa mục dân tộc, tôn giáo vào căn cước công dân; bịa đặt thông tin chính quyền không cho người dân tổ chức các trò chơi dân gian nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây năm 2023,… để đưa ra luận điệu xuyên tạc rằng “chính quyền người Việt muốn xã bỏ văn hóa của người Khmer”, muốn thực hiện chính sách “đồng hóa dân tộc Khmer”. Đây là luận điệu xuyên tạc, mị dân hòng lôi kéo, kích động đồng bào Khmer trên địa bàn tỉnh nói riêng và đồng bào Khmer Tây Nam Bộ nói chung tham gia vào các hoạt động chống phá khối đại đoàn kết dân tộc trong tỉnh và khu vực.

Thực tế cho thấy, kể từ khi thành lập Đảng đến nay, Đảng ta luôn coi trọng việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc Việt Nam, coi đó là sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam để đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn “Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt…”. Người khẳng định: “Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu cầu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta”, hay trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có câu “Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”. Đó là cơ sở để khẳng định trong quá trình dựng nước, giữ nước và xây dựng đất nước ngày càng văn minh, hiện đại, cộng đồng các dân tộc Việt Nam luôn giữ vững truyền thống thương yêu, đoàn kết, bình đẳng, tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau để phát triển bền vững trong mái nhà chung và “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng đến tính đa dạng trong văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, coi đó là di sản vô cùng quý giá của dân tộc. Điều đó được thể hiện trong quá trình xây dựng và thực hiện các chính sách đối với vùng đồng bào các dân tộc thiểu số. Tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng văn hóa hay nói cách khác văn hóa các tộc người trên đất nước Việt Nam đều được bình đẳng, không hề có sự phân biệt “văn hóa cao” và “văn hóa thấp”, không có quan điểm nào coi văn hóa của tộc người này, tộc người kia là “lạc hậu” trong tâm thức của hầu hết con người Việt Nam, cũng như trong các chính sách phát triển văn hóa của Đảng và Nhà nước.

Hiện nay, việc bảo đảm sự đa dạng về văn hóa hay nói cách khác là việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã giúp cho đất nước đứng vững trước những khó khăn và phức tạp trong nước và quốc tế, đặc biệt là khả năng chống chịu tốt đối với “cú sốc” về tình hình thời tiết, dịch bệnh, khủng hoảng tài chính, kinh tế… từ bên ngoài. Tính đa dạng văn hóa đã làm giàu kho tàng chung của văn hóa Việt Nam và còn là nhân tố quan trọng để đất nước ta phát triển vượt bậc và đạt được cơ đồ, vị thế như ngày hôm nay.

Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực thi nhiều chính sách quan trọng để phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có chính sách đẩy mạnh bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa, coi di sản văn hóa các dân tộc anh em là bộ phận quan trọng không thể tách rời trong nền văn hóa Việt Nam thống nhất trong đa dạng.

Sự khác biệt, bản sắc văn hóa của từng tộc người trên đất nước Việt Nam đều được khẳng định và được ứng xử một cách bình đẳng trên tinh thần tôn trọng, không có một chủ thể văn hóa nào dùng sức mạnh về số đông hay yếu tố khác để áp đặt các giá trị văn hóa của cộng đồng mình lên một chủ thể văn hóa khác. Những thành tựu trong việc thực hiện các chính sách phát triển toàn diện vùng đồng bào thiểu số (trong đó có phát triển văn hóa) là những minh chứng cụ thể về thúc đẩy toàn diện các quyền của các tộc người nói riêng và quyền con người nói chung tại Việt Nam.




 

 


Đối với tỉnh Trà Vinh, thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc thiểu số (trong đó có chính sách bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số), Tỉnh ủy đã ban hành nhiều nghị quyết như:


Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày 13/10/1992 về công tác trong vùng đồng bào dân tộc Khmer;


Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 10/10/2003 về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer;


Nghị quyết số 03-NQ/TU, ngày 09/9/2011 về phát triển toàn diện vùng đồng bào Khmer giai đoạn 2011 – 2015;


Kết luận số 01-KL/TU, ngày 16/6/2016 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU;


Kế hoạch số 81-KH/TU, ngày 23/4/2018 thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường công tác ở vùng đồng bào Khmer trong tình hình mới;


Nghị quyết số 06-NQ/TU, ngày 08/10/2021 về tiếp tục phát triển toàn diện vùng đồng bào dân tộc Khmer giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030. Thực hiện các chủ trương đó, trên lĩnh vực văn hóa đã đạt được nhiều kết quả quan trọng:


 

 

 

Quan tâm, thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc như: tết cổ truyền Chôl Chnam Thmây, lễ Sêne Đôlta, Lễ hội Ok – Om – Bok…; nghi lễ dân gian đặc trưng như: lễ cầu mưa, lễ cầu an, Lễ cúng Neak Tà…; nghi lễ truyền thống của Phật giáo như: lễ Phật đản, lễ Nhập hạ, lễ Xuất hạ, lễ Xuất gia, lễ Dâng y… Các giá trị văn hóa truyền thống trong các lễ nghi liên quan đến việc cưới, việc tang, lễ hội được bảo tồn, phát huy thêm những yếu tố phù hợp với cuộc sống hiện đại.

Quan tâm thực hiện tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer, các loại hình nghệ thuật truyền thống trước đây gần có nguy cơ bị mai một, nay có điều kiện phục hồi và phát triển như ngũ âm, Sa dăm, Rô băm (kịch múa), Dù kê (kịch hát). Việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer còn được thực hiện thông qua chủ trương đẩy mạnh phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng trong vùng có đông đồng bào Khmer: toàn tỉnh hiện có 112 đội dàn nhạc ngũ âm, 95 đội trống Chhaydam, 35 đội múa Chằn – Khỉ, trên 100 đội nhạc tân, 40 đội bóng chuyền, 8 đội ghe Ngo, các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc trong các lễ hội được phục hồi và ngày càng phát triển. Đoàn Nghệ thuật Khmer Ánh Bình Minh được đầu tư và phát triển. Thông qua các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, các loại hình văn hóa, nghệ thuật truyền thống, các trò chơi dân gian trong các dịp lễ, tết của đồng bào Khmer được bảo tồn, phát huy, bổ sung các yếu tố hiện đại, nhưng vẫn đậm bản sắc dân tộc.

Các tác phẩm văn học, văn nghệ Khmer được bảo tồn, phát triển, công tác sưu tầm, bảo tồn các hình thức văn hóa vật thể và phi vật thể được quan tâm đầu tư về kinh phí. Đến nay, Nhà Bảo tàng Văn hóa Khmer tỉnh được duy tu, sửa chữa và trưng bày trên 1.000 hiện vật có giá trị, phục vụ cho nhu cầu tham quan, học tập nghiên cứu, cũng như lưu giữ những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần cho đồng bào Khmer.

Hiện nay, đồng bào Khmer có 03 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Nghệ thuật Chầm riêng Chà Pây, Lễ hội Ok – Om – Bok và Nghệ thuật Rô – Băm, 06/16 di tích cấp quốc gia và 16/37 Di tích cấp tỉnh là di sản văn hóa của đồng bào Khmer. Hiện nay, tỉnh đang triển khai Dự án làng văn hóa dân tộc Khmer tỉnh Trà Vinh gắn với di tích chùa Âng – Ao Bà Om và di tích Bờ Lũy – chùa Lò Gạch, tạo thành quần thể văn hóa, du lịch với mục tiêu vừa phát triển du lịch vừa bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Khmer.

Ngoài ra, công tác giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc Khmer còn được thực hiện thông qua việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào Khmer cũng được quan tâm triển khai thực hiện tốt: toàn tỉnh có 121 điểm trường, 134/143 chùa tổ chức dạy học chữ Khmer dịp hè; 08 trường phổ thông dân tộc nội trú, hình thành Khoa Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ (nay là Trường Ngôn ngữ – Văn hóa – Nghệ thuật Khmer Nam Bộ và Nhân văn) thuộc Trường Đại học Trà Vinh; Trường Trung cấp Pali – Khmer. Việc bảo tồn ngôn ngữ, chữ viết của đồng bào Khmer còn được thực hiện thông qua việc duy trì và phát triển các loại hình báo chí, phát thanh – truyền hình, các tạp chí, xuất bản phẩm bằng tiếng (chữ) Khmer: hiện tỉnh có 01 tờ báo chữ Khmer phát hành 02 kỳ/tuần, phát hành đến 143/143 chùa Khmer, 02 tờ nội san chữ Khmer; 01 chương trình phát thanh và 01 chương trình truyền hình với nhiều loại hình thông tin, văn hóa, văn nghệ bằng tiếng Khmer  (60 phút phát hình và 90 phút phát thanh/ngày).

Bên cạnh việc quan tâm giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer thì chính sách chăm lo đời sống vật chất cho đồng bào luôn được triển khai thực hiện đồng bộ hiệu quả.

Thực tiễn cho thấy, ngoài những yếu tố hiện đại của thế giới do quá trình toàn cầu hóa tác động đến sự biến đổi văn hóa của các dân tộc trên thế giới, nhất là các vấn đề về văn hóa vật chất (ăn, mặc, ở, phương tiện đi lại, tiếp cận thông tin, truyền thông), trong đó có đồng bào các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thì văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer không những không bị “xóa bỏ”, “mất đi” mà còn tiếp thu được cái mới, cái hiện đại để làm tăng thêm giá trị cho bản sắc văn hóa của mình, đồng thời các bản sắc độc đáo của đồng bào Khmer cũng đã được các phương tiện truyền thông hiện đại lan tỏa rộng rãi ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Khmer được tôn trọng và lan tỏa và đón nhận bởi cộng đồng các dân tộc khác trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước.

Về văn hóa ẩm thực: không ít người Kinh và người Hoa trên địa bàn tỉnh nói riêng và Tây Nam Bộ nói chung biết đến và rất thích các món ăn có nguồn gốc của đồng bào Khmer, như: bún nước lèo, canh xiêm lo, lẩu mắm, cốm dẹp trộn với đường, dừa nạo, nước cốt dừa, bánh ít nhân dừa, bánh tét, bánh ú nước tro (krôpông), bánh ít (man tiel), bánh da lợn (lốp ột), bánh dừa (xòm), bánh chuối hấp (chiếk chiên), bánh ống (pầm pồn), bánh xèo (chặc ompèn)… Trong các loại bánh thì bánh tét có vị trí đặc biệt, bánh tét người Khmer gọi là “Chrut” và bánh tét “Trà Cuôn” ẩn chứa đâu đó sự pha trộn văn hóa ẩm thực của 03 dân tộc Kinh – Khmer – Hoa .

Về văn hóa lễ hội: không ít người Kinh, người Hoa  hiểu và thực hiện được một số nghi lễ, phong tục tập quán của đồng bào Khmer; tích cực xây dựng, phát triển cũng như tham gia các trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc. Còn nhiều minh chứng khác để khẳng định các giá trị văn hóa của đồng bào Khmer đã lan tỏa và được các dân tộc khác đón nhận một cách tự nhiên, dung hòa. 

Từ những phân tích trên cho thấy, luận điệu “chính quyền muốn xóa bỏ văn hóa của người Khmer” là hoàn toàn phi lý và ngược lại với những gì đã và đang diễn ra trên thực tế nhằm lôi kéo, kích động đồng bào tham gia vào các hoạt động chống phá, hòng phá hoại khối đại đoàn kết các dân tộc của Việt Nam, phá hoại sức mạnh của dân tộc. Vì vậy, đồng bào Khmer, nhất là giới trẻ tuyệt đối không tin, không nghe và mạnh dạn bác bỏ, lên án mạnh mẽ những luận điệu xuyên tạc, bịa đặt, sai trái về những chủ trương, chính sách đối với đồng bào Khmer. Không tham gia vào các tổ chức và các hoạt động của các đối tượng xấu, tích cực tham gia phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, vạch trần những âm mưu thủ đoạn chống phá của các đối tượng xấu góp phần giữ vững tình hình an ninh chính trị, giữ vững sự đoàn kết của cộng đồng các dân tộc để xây dựng và phát triển quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp.

PHAN THANH ĐOÀN



Source link

Cùng chủ đề

Giới trẻ TPHCM háo hức diện đồ check-in Noel

(Dân trí) - Dịp Giáng sinh, nhiều quán cà phê sử dụng máy tạo hiệu ứng "tuyết rơi" trắng xóa như mùa đông châu Âu, thu hút đông đảo bạn trẻ đến chụp ảnh. Hơn 10 ngày nữa là đến Noel, giới trẻ TPHCM đã bắt đầu chuẩn bị cho mình những bộ trang phục ấn tượng để có những bức ảnh độc đáo. Bên cạnh những trang phục truyền thống như áo khoác lông hay tông đỏ, năm nay...

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Trần Hồng Minh thêm nhiệm vụ mới

Ngày 12/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1561 kiện toàn Phó trưởng Ban chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (GTVT). ...

Bộ Công Thương công bố thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ

Bộ Công Thương ra Quyết định về công bố thủ tục hành chính mới, thủ tục hành chính được sửa đổi trong lĩnh vực vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ… Theo đó, Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 3225/QĐ-BCT ngày 9/12/2024 về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong...

Bộ Công Thương đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới

Bộ Công Thương đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực đáp ứng chiến lược phát triển ngành Công Thương. Xác định rõ tầm quan trọng của công tác cán bộ, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều chương trình, đề án đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực, uy tín, đủ về...

Giá cà phê tiếp tục giảm nhẹ

Dự báo giá cà phê ngày mai 13/12/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica 13/12/2024. Giá cà phê tăng, giảm khó lường Giá cà phê trực tuyến hôm nay 12/12/2024 của ba sàn giao dịch cà phê kỳ hạn chính ICE Futures Europe, ICE Futures US và B3 Brazil được Y5 Cafe cập nhật liên tục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc – Happy Vietnam 2024”

Cuộc thi nhằm phát hiện và tôn vinh những khoảnh khắc, những câu chuyện có ý nghĩa về mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của Việt Nam, nhằm khẳng định với thế giới rằng Việt Nam là một đất nước thanh bình, tươi đẹp, đang phát triển năng động và là một quốc gia hạnh phúc... Việt Nam hiện là một trong 193 quốc gia thành viên của Liên hợp quốc cam...

Tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục bất cập về nguồn nhân lực pháp chế

  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lực lượng cán bộ pháp chế còn mỏng, bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy.   Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế và giám định viên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định tình trạng này đúng như các đại biểu phản ánh....

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  Đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh.   Tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh; Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên,...

Ra quân tổng kiểm soát xe ô-tô kinh doanh vận tải hành khách, ô-tô vận tải hàng hóa bằng container

  Quang cảnh Lễ ra quân.   Đại tá Lê Văn Tư, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ; tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và Công an các huyện, thị xã, thành phố. Theo Kế hoạch, trong thời gian tổng kiểm soát từ ngày 15/8/2023 đến ngày 15/10/2023, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an toàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các chủ doanh nghiệp, cá nhân...

Hội nghị trực tuyến góp ý kiến về bổ sung, sửa đổi Quy định số 04-QĐi/TW của Ban Bí thư

  Đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Tỉnh ủy Trà Vinh.   Đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương chủ trì hội nghị. Tại điểm cầu Tỉnh ủy Trà Vinh, đồng chí Lâm Minh Đằng, Phó Bí thư Tỉnh ủy chủ trì hội nghị. Đồng chí Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy; lãnh đạo đại diện...

Bài đọc nhiều

Kết quả đạt được qua nửa nhiệm kỳ thể hiện sự đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu quyết liệt của toàn Đảng bộ Khối...

  Chủ tọa điều hành hội nghị.   Các đồng chí: Nguyễn Văn Tám, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Khối; Trần Thị Kim Phượng, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy Khối; Lữ Công Tạo, Phó Bí thư Đảng ủy Khối chủ trì hội nghị. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Triết, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; Nguyễn Quỳnh Thiện, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các...

Công bố Giải đua thuyền máy công thức 1 và Giải mô-tô nước Quốc tế Bình Định

  Đồng chí Phạm Anh Tuấn,  Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định phát biểu tại buổi họp báo.    Tham dự buổi họp báo có đồng chí Phạm Anh Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định; đại diện lãnh đạo Tổng cục Du lịch Việt Nam; lãnh đạo UBND tỉnh, các sở, ngành tỉnh Bình Định; đại diện Công ty Cổ phần Bình Định F1 cùng các doanh nghiệp, hiệp hội và...

Bống Spa – Địa điểm hot trong các spa chăm sóc da làm đẹp hòa hợp gần gũi thiên nhiên

  Đặt chân đến Bống Spa, bạn sẽ ngay lập tức bị cuốn hút bởi không gian tươi mới và yên bình, tạo nên một cảm giác gần gũi với thiên nhiên. Thiết kế của chúng tôi lấy cảm hứng từ tự nhiên, sử dụng những vật liệu và màu sắc tạo nên sự ấm áp và thân thiện. Với sự kết hợp tài tình giữa gỗ, đá và cây xanh, chúng tôi đã tạo ra một không gian...

Thẩm mỹ viện DIVA – Spa tẩy nốt ruồi an và hiệu quả tại TPHCM

  Không phải ngẫu nhiên mà Thẩm mỹ viện DIVA luôn là sự lựa chọn ưu tiên của chị em mỗi khi có nhu cầu tẩy nốt ruồi nói riêng và tân trang nhan sắc nói chung. Thương hiệu chiếm có một vị trí đặc biệt trong tâm trí khách hàng, cũng như có chỗ đứng vững chắc trên thị trường làm đẹp. Được biết, để đạt được những thành tựu này, Thẩm mỹ viện DIVA đã không ngừng nỗ...

Lấy ý kiến đóng góp dự thảo Luật Hợp tác xã

  Đồng chí Đỗ Kim Lăng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ tín dụng nhân dân Vinh Kim ý kiến tại hội nghị.   Đại biểu Quốc hội khóa XV tham dự hội nghị gồm các đồng chí: Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách; Phạm Thị Hồng Diễm, Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Huỳnh Thị Hằng Nga, Bí thư Huyện ủy Càng Long cùng đại diện Thường trực...

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khơ-me

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khơ-me, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày cho đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo. Các ngôi chùa Khmer là trung tâm sinh hoạt văn hóa, tinh thần của...

Tìm nguyên nhân, giải pháp khắc phục bất cập về nguồn nhân lực pháp chế

  Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà: Lực lượng cán bộ pháp chế còn mỏng, bất cập về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy.   Trả lời chất vấn đại biểu liên quan đến nguồn nhân lực trong lĩnh vực tư pháp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ pháp chế và giám định viên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà khẳng định tình trạng này đúng như các đại biểu phản ánh....

Đại biểu Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

  Đại biểu tham dự phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực tư pháp tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh.   Tại điểm cầu tỉnh Trà Vinh, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh gồm các đồng chí: Ngô Chí Cường, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH khóa XV đơn vị tỉnh Trà Vinh; Thạch Phước Bình, Tỉnh ủy viên,...

Ra quân tổng kiểm soát xe ô-tô kinh doanh vận tải hành khách, ô-tô vận tải hàng hóa bằng container

  Quang cảnh Lễ ra quân.   Đại tá Lê Văn Tư, Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ; tham dự có đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc và Công an các huyện, thị xã, thành phố. Theo Kế hoạch, trong thời gian tổng kiểm soát từ ngày 15/8/2023 đến ngày 15/10/2023, lực lượng Cảnh sát giao thông Công an toàn tỉnh tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các chủ doanh nghiệp, cá nhân...

Mới nhất

TP.HCM muốn chi hơn 106 tỷ đồng xây dựng Tượng đài Nam Bộ kháng chiến

Tượng đài Nam Bộ kháng chiến được xây dựng tại Công viên 23 tháng 9 (quận 1), với tổng mức đầu tư dự án dự kiến là 106,2 tỷ đồng từ ngân sách Thành phố. TP.HCM muốn chi hơn 106 tỷ đồng xây dựng Tượng đài Nam Bộ kháng chiếnTượng đài Nam Bộ kháng chiến được xây dựng tại Công...

Giá căn hộ Hà Nội vẫn khó giảm

Ngày 10/12, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam (VIRES) phối hợp tổ chức Hội thảo "Thị trường căn hộ Hà Nội: Đâu là lựa chọn sống, đầu tư bền vững?" Ngày 10/12, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) và Viện Nghiên cứu Bất...

Thấy gì từ con số xuất khẩu gần 4 tỷ USD của ngành điều

Xuất khẩu điều, một trong những loại nông sản tỷ USD của nước ta cán mốc xấp xỉ 4 tỷ USD trong 11 tháng năm 2024, tăng 20,6% so với cùng kỳ, nhưng để có doanh thu này, ngành phải chi hơn 3 tỷ USD để nhập nguyên liệu. Xuất khẩu điều, một trong những loại nông sản tỷ USD...

Chuyên gia tài chính chỉ ra 4 biến số năm 2025, rủi ro Mỹ xoay chuyển CSTT

Năm 2025, TS. Nguyễn Trí Hiếu dự báo Fed xoay chuyển từ nới lỏng sang thắt chặt khi phải đối diện với rủi ro lạm phát tăng. Góc nhìn của vị chuyên gia này không quá lạc quan trong bối cảnh toàn cầu năm tới. Chuyên gia tài chính chỉ ra 4 biến số năm 2025, rủi ro Mỹ xoay...

Những lao động nào ở Đà Nẵng được nhận quà, vé xe về quê đón Tết Ất Tỵ?

Liên đoàn Lao động Đà Nẵng sẽ hỗ trợ 20.000 suất quà cùng vé tàu, xe cho lao động khó khăn về quê đón Tết Ất Tỵ. ...

Mới nhất