Trang chủKinh tếNông nghiệpXóa bỏ loài cây thuốc phiện độc hại, huyện Điện Biên Đông...

Xóa bỏ loài cây thuốc phiện độc hại, huyện Điện Biên Đông đổi thay sau “cơn mê” dài

Điện Biên Đông là nơi xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Sau bao năm vật lộn chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi xóa bỏ cây thuốc phiện, giờ đây, người nông dân miền sơn cước đã biết sản xuất hàng hóa.

Nhiều đặc sản như lạc Na Son, khoai sọ Phì Nhừ, bí xanh Tìa Dình… trở thành sản phẩm OCOP 3 sao. Xứ sở của hoa thuốc phiện ngày nào đã và đang thay da đổi thịt từng ngày.

Ký ức đau buồn lùi vào dĩ vãng

Xã Phì Nhừ nằm tít trên núi cao. Mới chớm đông mà mây mù đã phủ kín trời, kín đất. Ngày trước con đường đến xã dốc ngược làm chồn chân ngựa. Giờ đây đường lên xã đã được trải nhựa phẳng lỳ. Theo đó mà cái đói, cái nghèo và sự lạc hậu cũng dần bị đẩy lùi. Gặp ông Thào A Dua – Chủ tịch UBND xã Phì Nhừ mới cảm nhận hết được sự thay đổi nhanh chóng của xã miền núi này.

Ông Dua sinh ra và lớn lên ở Phì Nhừ, nên ông thấu hiểu và cảm nhận được những đổi thay mà bà con dân tộc nơi đây phải trải qua nhiều gian khó mới có được. Ngày trước Phì Nhừ cũng là vựa thuốc phiện của huyện Điện Biên Đông. 

Hầu như bà con người Mông nào cũng trồng cây thuốc phiện. Mùa xuân đến, hoa thuốc phiện phủ lấy cái nương, cái rẫy của bà con. Của nhà trồng được, nên trong bản có nhiều người nghiện. Tình trạng nghiện ngập khiến bản làng trở nên tiêu điều.

Năm 1993, Nhà nước có chủ trương vận động bà con nhân dân xóa bỏ cây thuốc phiện, người dân coi đây là cơ hội để cứu lấy dân, lấy bản. Từ bản trên, bản dưới cùng đồng lòng xóa bỏ cây thuốc phiện. 

Biết bao cuộc họp xã, họp bản, họp dòng họ được triển khai để tuyên truyền tới toàn dân về tác hại của việc trồng cây thuốc phiện. Ngày đó, nói bỏ cây thuốc phiện đâu có diễn ra trong ngày một ngày hai được, nó kéo dài suốt cả một thập niên. 

Quãng thời gian đó cùng với sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương và sự đồng thuận của toàn dân, nên chủ trương xóa bỏ cây thuốc phiện mới thành công.

Điện Biên Đông đổi thay sau “cơn mê” dài - Ảnh 1.

Người dân xã Phì Nhừ, huyện Điện Biên Đông đến nay đã trồng được 5ha khoai sọ. Ảnh: D.L

Cây ngô, cây lúa, cây mận được đưa lên nương thay thế cây thuốc phiện. Người nghiện được vận động cai nghiện tại nhà hoặc xuống trung tâm huyện. 

Cây thuốc phiện dần vắng bóng ở đất Phì Nhừ cũng là lúc bà con biết thay đổi nếp nghĩ, cách làm để tập trung phát triển kinh tế. Cùng với sự thay đổi cơ sở hạ tầng, người dân cũng biết đưa giống cây mang lại hiệu quả kinh tế cao về trồng.

Gặp anh Hạ Nhìa Túa – Giám đốc HTX khoai sọ Phì Nhừ mới thấy được đất Phì Nhừ đã sang trang mới. Anh Túa là người Mông. Bao năm qua, anh cùng gia đình tra ngô, trồng lúa trên nương mà cuộc sống vẫn gặp muôn vàn khó khăn. 

Cách đây 3 năm, anh đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trên sang trồng khoai sọ. Cây khoai sọ phát triển tốt và cho chất lượng thơm ngon hơn hẳn các vùng khác. Nhờ vậy mà mỗi năm gia đình anh thu được cả trăm triệu đồng từ trồng khoai sọ.

Từ diện tích nhỏ bé ban đầu, đến giờ toàn xã Phì Nhừ đã trồng được 5ha khoai sọ. Anh Túa còn mạnh dạn thành lập HTX để cùng các hộ dân xây dựng thương hiệu khoai sọ Phì Nhừ. Theo chia sẻ của anh Túa, khoai sọ bán được giá và cho thu nhập cao gấp nhiều lần trồng ngô, trồng lúa. Hiện sản phẩm khoai sọ của Phì Nhừ đã được công nhận là OCOP 3 sao.

Cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã Phì Nhừ chỉ là một điểm sáng trong hành trình làm kinh tế của bà con nhân dân ở huyện vùng cao này của tỉnh Điện Biên. Ký ức đau buồn về bản nghiện, xã trồng thuốc phiện ngày nào đã dần lui vào dĩ vãng. 

Đi qua các xã Xa Dung, Tìa Dình, Mường Luân, thị trấn Na Son… đâu đâu cũng thấy màu xanh của cây ăn quả, của cây đặc sản. 

Nhiều sản phẩm đặc sản của huyện Điện Biên Đông được người tiêu dùng biết đến và đón nhận như lạc Na Son, khoai sọ Phì Nhừ, bí xanh Tìa Dình… được tỉnh Điện Biên công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao.

Mỗi một giống cây trồng được đưa đến bà con các xã vùng cao đều được các cấp chính quyền địa phương tuyển chọn cẩn thận. Nó đều có thời gian thử nghiệm xem có hiệu quả hay không mới nhân rộng. 

Bên cạnh sự hỗ trợ của chính quyền, bản thân người dân nơi đây cũng chủ động tìm hướng làm ăn và vươn lên thoát nghèo. Ở mỗi xã, mỗi bản đều có những cá nhân đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế. Nhiều HTX nông nghiệp đã được thành lập mà người đứng đầu HTX lại chính là con em người dân tộc thiểu số. 

Đây là nét mới ở vùng sơn cước này. Mỗi mô hình tuy còn khiêm tốn về quy mô, nhưng nó đã nhen nhóm và mở ra cơ hội thoát nghèo và làm giàu cho bà con nơi đây.

Thế mạnh về nông nghiệp

Điện Biên Đông đổi thay sau “cơn mê” dài - Ảnh 2.

Huyện Điện Biên Đông đã có 4 sản phẩm OCOP 3 sao, gồm: Lạc đỏ Na Son, khoai sọ Phì Nhừ, bí xanh Tìa Dình và thịt lợn sấy. Trong ảnh là sản phẩm bí xanh Tìa Dình. Ảnh: D.L

Trong những năm vừa qua, ngoài việc tuyên truyền chủ trương chính sách của Nhà nước về không tái trồng các cây có chứa chất ma túy, huyện Điện Biên Đông tập trung vào phát triển nông nghiệp. 

Theo ông Nguyễn Trọng Huế – Trưởng phòng NNPTNT huyện Ðiện Biên Ðông, huyện có nhiều loại sản phẩm đặc trưng của từng địa bàn, có thế mạnh để phát triển, nâng cấp thành sản phẩm OCOP như: Bí xanh Tìa Dình, khoai sọ Phì Nhừ; lạc đỏ, nếp tan Na Son, thịt lợn sấy, gạo nếp nương hạt to, tinh dầu hương nhu…

Thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay huyện Điện Biên Đông đã có 4 sản phẩm được chấm điểm 3 sao, gồm: Lạc đỏ Na Son, khoai sọ Phì Nhừ, bí xanh Tìa Dình và thịt lợn sấy. 

Các sản phẩm của huyện tham gia triển lãm đã bước đầu thu hút được sự quan tâm của thị trường. Ngoài 4 sản phẩm đã được công nhận sản phẩm OCOP, huyện Ðiện Biên Ðông đang tập trung vào 2 nhóm, gồm: Nhóm thực phẩm như gạo nếp hạt to, gạo nếp Lào; nhóm dược liệu như tinh dầu hương nhu, nước cất hương nhu.

Huyện Điện Biên Đông cũng xác định nâng cấp sản phẩm/chuỗi sản phẩm chủ lực là 32 sản phẩm hiện có (đánh giá theo tiêu chí sản phẩm có ít nhất 50% nguyên liệu địa phương, có tính độc đáo, không ảnh hưởng đến môi trường…) gồm 22 sản phẩm thực phẩm, 5 loại thảo dược, 1 sản phẩm may mặc (thổ cẩm Lào xã Mường Luân), 1 sản phẩm trong nhóm hàng lưu niệm nội thất (từ bông chít); 3 sản phẩm du lịch dịch vụ nông thôn (suối nóng Pá Vạt, xã Mường Luân; sinh thái – ẩm thực hồ Noong U; du lịch trải nghiệm chợ phiên vùng cao).

Những đổi thay ở bản cao một lần nữa khẳng định sự đồng lòng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm xóa bỏ hoàn toàn các cây có chứa chất ma túy ra khỏi địa bàn.





Nguồn: https://danviet.vn/xoa-bo-loai-cay-thuoc-phien-doc-hai-huyen-dien-bien-dong-doi-thay-sau-con-me-dai-20241212172407387.htm

Cùng chủ đề

mở cánh cửa cho quy hoạch, phát triển bền vững

Đột phá về cơ chế, chính sách Mặc dù thời gian qua tốc độ đô thị hóa của Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng tăng trưởng khá nhanh, nhưng chất lượng đô thị hóa chưa cao, trong đó có nguyên nhân liên quan đến cách tiếp cận lập quy hoạch. Điều đó thể hiện ở lý luận và phương pháp lập quy hoạch và phát triển đô thị chưa đáp ứng yêu cầu. Quy hoạch đô thị chưa...

Hoa hậu Hà Kiều Anh U50 đẹp, sang ‘hiếm có khó tìm’

Hoa hậu Việt Nam 1992 Hà Kiều Anh vừa thực hiện bộ ảnh đặc biệt trong khung cảnh hùng vĩ của quần thể danh thắng Tràng An, Ninh Bình. Stylist Phạm Bảo Luận chia sẻ ban đầu, ê-kíp dự kiến chụp trong một ngày giữa trời nắng đẹp, nhưng cơn mưa lớn bất ngờ khiến cả đoàn phải trú trên chiếc thuyền nhỏ, ai nấy đều ướt sũng. Hôm sau, dù đã xem kỹ dự báo thời tiết và chụp...

Chỉ số DXY lên mốc 107 điểm

Tỷ giá USD hôm nay 15/12/2024: Trên thế giới, đồng USD tiếp tục tăng lên mức 107 điểm và hướng đến một tuần tăng tốt nhất trong một tháng qua. Tham khảo các địa chỉ đổi Ngoại tệ - Mua Bán USD được yêu thích tại Hà Nội: 1. Tiệm vàng Quốc Trinh Hà Trung - số 27 Hà Trung, Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 2. Mỹ nghệ Vàng bạc - số 31 Hà Trung,...

Tỉnh nào từng được sáp nhập với Khánh Hòa?

Năm 1975, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh trong thời kỳ mới, tỉnh này đã được sáp nhập với Khánh Hòa. ...

Tin tức sáng 15-12: Công ty mẹ Batdongsan.com.vn được mua lại với giá tỉ USD

Một số tin tức đáng chú ý: Nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào hơn 40% các đợt phát hành trái phiếu riêng lẻ; Không chịu công bố loạt báo cáo, một công ty bất động sản ở TP.HCM lĩnh phạt; Rao bán khoản nợ gần nghìn tỉ 'đại gia' xăng dầu Trung Linh Phát... ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Buộc thôi học tạm thời 2 học sinh đánh bạn nhập viện

Hội đồng kỷ luật Trường THCS và THPT Bắc Sơn, huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) vừa quyết định kỷ luật, buộc thôi học tạm thời (thời gian 1 tuần) vì đánh bạn cùng trường nhập viện. ...

Thành tích “khủng” của sinh viên duy nhất được đề cử “Công dân trẻ tiêu biểu TP. HCM năm 2024”

Thành Đoàn TP. HCM công bố danh sách 15 ứng cử viên để bầu chọn danh hiệu 'Công dân trẻ tiêu biểu TP. HCM năm 2024'. Trong đó, Nguyễn Quốc Trung (trường ĐH KHTN, ĐHQG TP. HCM) là ứng cử viên sinh viên...

Phe vé hét giá cao gấp 3 lần giá gốc, khán giả vỡ òa khi đổi vòng tay concert Anh trai

Sát giờ diễn ra concert "Anh trai vượt ngàn chông gai" tại Hà Nội, phe vé vẫn hét mức giá cao gấp 3 lần giá gốc khiến nhiều khán giả do dự dù rất mong gặp các thần tượng. Nhiều bạn trẻ vỡ òa cảm xúc khi đổi được vòng tay do lo ngại mua phải vé giả trên...

Người được Sở NN&PTNT Bình Định tặng giấy khen, lần thứ 2 bất ngờ “chạm mặt” đồi mồi quý hiếm

Là 1 trong 7 ngư dân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn rùa biển được Sở NNPTNT Bình Định tặng giấy khen trong năm 2024, ngư dân Lê Văn Hội lần thứ 2 bất ngờ “chạm mặt” đồi mồi...

Trồng loại cây “thích” sống trong mùa đông lạnh, nông dân Thái Bình không lo ế, cứ thu hoạch là xe về mua tận...

Vụ đông năm 2024, toàn tỉnh Thái Bình đã gieo trồng 3.600ha cây khoai tây, khẳng định vị thế là một trong những cây trồng chiến lược trong cơ cấu nông nghiệp vụ đông. ...

Bài đọc nhiều

Thực vật mới cực kỳ nguy cấp mới phát hiện ở Quảng Nam gây xôn xao giới khoa học sinh vật

Các nhà khoa học vừa công bố một phát hiện đáng chú ý về một chi và loài thực vật mới tại miền Trung Việt Nam, mang tên Quangnamia syncarpa. Phát hiện này được đăng tải trên tạp chí Turczaninowia, giới thiệu Quangnamia là một chi đơn loài thuộc họ Tô...

Tại sao người Việt Nam lại gọi con ếch là con gà đồng?

Mướp hương nấu với gà đồngMời ăn một bữa xem chồng về ai.Măng non nấu với gà đồng,Thử chơi một trận xem chồng về ai.(Ca dao Việt Nam)Việt Nam tự điển (Hội Khai trí Tiến đức) mục “gà đồng” được giảng ngắn gọn “tức là con...

Mèo báo, con động vật hoang dã có tên trong sách Đỏ lần đầu tiên thấy ở rừng rậm Nghệ An

Bẫy ảnh được đặt ở một khoảnh rừng rậm thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An đã "soi" được hình ảnh một con động vật hoang dã lần đầu thấy. Đó là một con mèo báo lạ đang đi lầm lũi trong đêm, bẫy...

Người phụ nữ Mnông đi đầu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Với sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm nông nghiệp sạch, chị Thị Khưi, 40 tuổi, dân tộc Mnông, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp điều hữu cơ Trảng cỏ Bù Lạch (HTX). HTX đã tập hợp được những người cùng chung quyết tâm xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ điều cho người dân địa phương.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của...

An Giang: Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ,...

Cùng chuyên mục

Nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân Đắk Nông giảm nghèo nhanh và bền vững

Những năm qua, nguồn vốn chính sách đã “trợ lực” giúp người dân tỉnh Đắk Nông phát triển sinh kế, ổn định sản xuất, để nâng cao thu nhập, góp phần giảm nghèo nhanh và bền vững.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Cao Bằng tiếp tục chuyển biến tích cực, đạt kết quả khá toàn diện trong bối cảnh chịu ảnh hưởng nặng nề bởi thiên tai. Một trong những động lực tăng trưởng...

Bắc Ninh: Đạt 17/17 chỉ tiêu về phát triển kinh tế – xã hội năm 2024

Theo báo cáo tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Bắc Ninh (khóa XIX), tỉnh Bắc Ninh đạt 17/17 chỉ tiêu về kinh tế-xã hội, với tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 6,03% so với năm 2023. Trong đó, hoạt động thương mại, dịch vụ phát triển tốt, doanh thu du lịch tăng 50%; thu ngân sách nhà nước tăng 13,92%; thu hút đầu tư nước ngoài đạt trên 4,8 tỷ USD, đứng thứ nhất cả nước.Năm...

Người phụ nữ Mnông đi đầu trong phát triển nông nghiệp hữu cơ

Với sự quyết đoán, dám nghĩ, dám làm nông nghiệp sạch, chị Thị Khưi, 40 tuổi, dân tộc Mnông, ở xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước đã thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp điều hữu cơ Trảng cỏ Bù Lạch (HTX). HTX đã tập hợp được những người cùng chung quyết tâm xây dựng chuỗi liên kết và tiêu thụ điều cho người dân địa phương.Năm 2024, tình hình kinh tế - xã hội của...

An Giang: Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách xã hội

Trong những năm qua, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh An Giang đã tập trung chỉ đạo toàn diện các mặt hoạt động, kịp thời giải ngân đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua đó, giúp hàng nghìn người dân trên địa bàn được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển kinh tế hộ,...

chương trình MTQG giảm nghèo bền vững đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận

Nhân dân các dân tộc trong huyện có cuộc sống ngày càng được nâng cao, nhiều hộ đã thoát nghèo. Đây được coi là một điểm sáng trong công tác an sinh xã hội, thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững tại địa phương. Giai đoạn 2021-2024, nhận định trước những thuận lợi, khó khăn, Ủy ban nhân dân huyện Lắk đã tập trung chỉ đạo...

Mới nhất

Diện mạo mới ở vùng đồng bào DTTS Thuận Châu

Những năm qua, nhờ đẩy mạnh thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, tình hình kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) có nhiều bước phát triển. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế, an sinh xã hội ở vùng đồng bào DTTS trên địa bàn...

Quảng Nam: Vùng đồng bào DTTS và miền núi khởi sắc từ Chương trình MTQG 1719

Những năm qua, tỉnh Quảng Nam tập trung thực hiện đầy đủ và hiệu quả các chương trình, chính sách dân tộc, giúp vùng đồng bào DTTS và miền núi của tỉnh có sự đổi thay đáng kể. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng...

Rửa mặt nhiều có tốt?

Rửa mặt là bước thiết yếu trong chăm sóc da, nhưng lạm dụng việc làm này có thể phản tác dụng. ...

Mới nhất