Từ nguồn vốn Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã chủ trương hỗ trợ các xã trong huyện phát triển các mô hình trồng trọt có giá trị kinh tế cao, giúp bà phát triển kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Một trong những mô hình được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực là trồng cây sa nhân tím tại xã biên giới Nàn Xỉn.Cựu chiến binh Ngô Ngọc Thành, thôn 4, Làng Bát, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang là người tiên phong mang tre Lục Trúc (giống tre có nguồn gốc từ Đài Loan) về trồng để lấy măng ở địa phương. Qua gần 3 năm kiên trì trồng thử nghiệm, những khóm tre giống ngoại đã cho “quả ngọt”, mang lại thu nhập cao cho gia đình ông. Kết quả này cũng đã mở ra hướng phát triển kinh tế tiềm năng cho người dân trên địa bàn.Chiều 28/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã họp phiên toàn thể để nghe cơ quan soạn thảo và thẩm tra báo cáo về dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội Nhân dân Việt Nam.Từ niềm đam mê cháy bỏng với các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, Nghệ nhân Ưu tú A Huynh (dân tộc Gia Rai) ở làng Chốt, thị trấn Sa Thầy, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum đã không ngừng tìm kiếm, chế tác và biểu diễn thành thạo nhiều loại nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Đặc biệt, A Huynh là người đầu tiên ở tỉnh Kon Tum biết cách chế tác và chơi đàn đá, một trong những nhạc cụ thuộc bộ gõ cổ xưa nhất tại Việt Nam.Từ nguồn vốn Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang đã chủ trương hỗ trợ các xã trong huyện phát triển các mô hình trồng trọt có giá trị kinh tế cao, giúp bà phát triển kinh tế, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Một trong những mô hình được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực là trồng cây sa nhân tím tại xã biên giới Nàn Xỉn.Với nguồn lực từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), đời sống của đồng bào các dân tộc có khó khăn đặc thù đã có những chuyển biến rõ nét. Tuy nhiên, để kéo giảm khoảng cách phát triển với các dân tộc khác thì việc tiếp tục ưu tiên nguồn lực thực hiện các chính sách đầu tư, hỗ trợ các dân tộc có khó khăn đặc thù là rất cần thiết.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 28/10, có những thông tin đáng chú ý sau: Sau bão số 6, từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi mưa to, ngập lụt diện rộng và nguy cơ sạt lở đất. Chắp cách ước mơ” cho nhiều học sinh DTTS đến được bến bờ tri thức. “Tiếp lửa” truyền thống múa sư tử mèo cho thế hệ trẻ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tết “Sử Giề Pà” hay còn có các tên gọi “Tết 8/4”, “Lễ Tạ ơn trâu thần”, được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hình thành qua câu chuyện truyền thuyết của người Bố Y về ngày trâu thần đã dẫn họ tìm được nguồn nước.Tết “Sử Giề Pà” hay còn có các tên gọi “Tết 8/4”, “Lễ Tạ ơn trâu thần”, được tổ chức vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Đây là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Bố Y, huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai, hình thành qua câu chuyện truyền thuyết của người Bố Y về ngày trâu thần đã dẫn họ tìm được nguồn nước.Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Các Tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE), ngày 28/10, tại Abu Dhabi, sau lễ đón chính thức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội đàm hẹp với Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan. Nhân dịp này, hai Nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Toàn diện.Được ví như “cánh tay nối dài” của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), hơn 20 năm gắn bó với vai trò là Tổ trưởng Tổ Tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thuộc Đoàn Thanh niên quản lý, bà Trần Thị Tầm là người Tổ trưởng cần cù, tâm huyết với công việc, là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng chính sách đến với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn thôn Tân Lập. Qua đó góp phần quan trọng trong công cuộc giảm nghèo bền vững trên địa bàn xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.Tỉnh Yên Bái đang tích cực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững năm 2024, nhằm giúp người nghèo có điều kiện và cơ hội được học nghề, có việc làm, phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và vươn lên thoát nghèo.Mặc dù được kéo giảm, song tình trạng tảo hôn vẫn đang là bài toán nan giải ở huyện nghèo Phước Sơn, tỉnh Quảng Nam. Thay vì được đến trường như những bạn bè cùng trang lứa, nhiều em đang ở cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, nhưng phải tay ẵm tay bồng ru con bên cánh nôi buồn…Lựa chọn ngành học, nghề nghiệp hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của thanh niên, bởi họ là những người đang đứng trước ngưỡng cửa tự lập, đương đầu với cuộc sống, gây dựng tương lai cho chính mình. Tuy nhiên, hiện nay trên mạng xã hội xuất hiện một trào lưu cực kỳ tai hại, review (đánh giá), tư vấn lệch lạc, sai sự thật về các ngành học, khiến cho người trẻ và phụ huynh học sinh hoang mang, lo lắng.
Tạo sinh kế lâu dài cho người dân
Ông Cháng Văn Kinh, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Xín Mần cho biết: Hiện nay, huyện Xín Mần có diện tích đất lâm nghiệp là hơn 30 nghìn ha, trong đó, rừng sản xuất là hơn 13 nghìn ha và rừng phòng hộ là hơn 17 nghìn ha.
Đây là một trong những điều kiện, tiềm năng và lợi thế để huyện thực hiện kế hoạch phát triển cây dược liệu dưới tán rừng. Thời gian gần đây, huyện Xín Mần đã định hướng cho xã Nàn Xỉn lựa chọn cây sa nhân tím là cây trồng chủ lực trong việc xây dựng mô hình phát triển của xã.
Sa nhân được biết đến là một loại dược liệu quý có giá trị kinh tế cao. Quả sa nhân được sử dụng để làm thuốc và gia vị, tinh dầu sa nhân được dùng trong cao xoa, hương liệu.
Bắt đầu từ giữa năm 2024, với nguồn vốn Hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025, 22 hộ dân của các thôn Ma Dì Vảng, Chúng Chải, Péo Suối Ngài thuộc xã Nàn Xỉn đã bắt tay thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trồng sa nhân tím, với tổng kinh phí hơn 755 triệu đồng.
Là một trong những hộ tham gia Dự án tại thôn Chúng Chải, xã Nàn Xỉn, ông Giàng Mìn Sèng chia sẻ: Trước đây, tôi cũng như bà con trong xã chỉ quen trồng các cây nông nghiệp như ngô, lúa, năng suất các loại cây này thường không cao nên thu nhập bấp bênh.
Mấy năm gần đây, một số hộ gia đình trong xã cũng đã mạnh dạn trồng thử nghiệm cây sa nhân tím. Kết quả thực tế của các hộ gia đình trồng thử nghiệm cho thấy, cây sinh trưởng phát triển ổn định, cho giá trị kinh tế cao nên sau khi được cán bộ xã, huyện tuyên truyền, hướng dẫn và nhà nước hỗ trợ trồng cây sa nhân tím bản thân tôi rất phấn khởi.
Được biết Nàn Xỉn là một trong những xã có diện tích rừng lớn của huyện Xín Mần. Mặt khác, nơi đây mang đặc điểm của khí hậu vùng nhiệt đới núi cao, ít chịu ảnh hưởng của bão, việc chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn chính là những điều kiện rất thuận lợi cho loại cây sa nhân tím sinh trưởng, phát triển.
Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của xã cho thấy việc phát triển vùng sản xuất chuyên canh sa nhân tím trên địa bàn xã là hướng đi phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã và nhu cầu của thị trường. Việc đưa cây sa nhân tím vào trồng là cần thiết, nhằm tận dụng diện tích đất trồng rừng chưa khép tán, cũng như diện tích đất nương kém hiệu quả, tạo sinh kế lâu dài cho người dân, giúp phát triển kinh tế của địa phương.
Tăng thu nhập cho người dân
Ông Sin Văn Chức, Chủ tịch UBND xã Nàn Xỉn đánh giá: Việc trồng cây sa nhân tím giúp bà con trong xã sử dụng có hiệu quả quỹ đất dưới tán rừng và đất nương. Mặt khác công chăm sóc cây sa nhân rất ít, chủ yếu chỉ làm cỏ dưới gốc để giữ chất dinh dưỡng tự nhiên trong đất cho cây, sau thời gian từ 2 đến 3 năm thì không phải chăm sóc nữa.
Quá trình từ khi cây con đến lúc trưởng thành, cho thu hoạch quả mất khoảng 2 năm, sau đó cây mọc kín mặt đất, người dân chỉ đợi đến mùa để thu quả, xuất bán ra thị trường. Bên cạnh đó, trước khi xuống giống, UBND xã Nàn Xỉn đã tổ chức cho các hộ đi tham quan, tìm hiểu trực tiếp một số mô hình ở các địa phương lân cận, từ đó góp phần để đảm bảo sự hiệu quả và thành công của Dự án.
Với chủ trương của huyện, sự quyết tâm của chính quyền địa phương và người dân, đến nay 22 hộ gia đình tham gia Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trồng sa nhân tím của xã Nàn Xỉn đã trồng được hơn 40 ha. Qua khảo sát của cơ quan chuyên môn, tỉ lệ cây sống và sinh trưởng tốt đạt trên 95%; khi thu hoạch cho thu nhập bình quân dự kiến đạt khoảng 50-70 triệu đồng/ha, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa, ngô; bình quân mỗi 1 ha sản xuất sẽ tạo việc làm thường xuyên cho 5-10 lao động…
Không chỉ đưa cây sa nhân tím trở thành cây chủ lực phát triển sinh kế cho các hộ dân, để có hướng đi lâu dài, bền vững cho những mô hình này, UBND xã Nàn Xỉn, UBND huyện Xín Mần còn chủ động tìm kiếm các đơn vị bao tiêu đầu ra cho sản phẩm cả trong nước và xuất khẩu. Theo đó, dự kiến khi thu hoạch, một lượng lớn sản phẩm từ cây sa nhân tím sẽ được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc thông qua cửa khẩu Xín Mần – Đô Long.
Cùng với việc tuyên truyền, vận động và hỗ trợ Nhân dân triển khai thực hiện Dự án, việc xây dựng chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm sa nhân tím tại xã Nàn Xỉn sẽ là hướng đi bền vững và hiệu quả.
Hy vọng trong tương lai không xa, đây sẽ là cây chủ lực trong xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, tăng thu nhập cho người dân, góp phần phát triển kinh tế, giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.
Ở Việt Nam sa nhân được phân thành 16 loại khác nhau, tuy nhiên trong sản xuất có 3 loại sa nhân được gây trồng phổ biến, đó là: Sa nhân đỏ; sa nhân xanh; sa nhân tím (Amomum longiligulare).
Cây sa nhân tím ưa đất ẩm, thích nghi tốt dưới bóng râm nên thường được trồng dưới tán rừng. Đặc biệt cây sa nhân là loại cây chỉ cần trồng 1 lần sau đó cây sẽ tự sinh trưởng và phát triển cây con ở nhiều năm tiếp theo. Sau từ 2-3 năm sinh trưởng cây sẽ bắt đầu cho thu hoạch vào khoảng tháng 6-9 hằng năm. Giá quả sa nhân tím tươi thường ở mức 75.000 – 80.000 đồng/kg, và từ 500.000 đồng – 600.000 đồng/kg sa nhân tím đã được sấy khô.
Nguồn: https://baodantoc.vn/xin-man-ha-giang-phat-trien-mo-hinh-trong-cay-sa-nhan-tim-o-xa-bien-gioi-nan-xin-1730090394422.htm