Trang chủMultimediaẢnh"Xì xụp" bát phở buổi sáng, một thói quen khó bỏ của...

“Xì xụp” bát phở buổi sáng, một thói quen khó bỏ của rất nhiều người



“Xì xụp” bát phở buổi sáng, một thói quen khó bỏ của rất nhiều người bởi vì quá ngon


Thứ năm, ngày 15/08/2024 07:00 AM (GMT+7)

Phở không chỉ là một món ăn, mà còn là một phần của Hà Nội. Phở đi cùng với cuộc sống hàng ngày của người dân, từ những quán phở ven đường cho đến những nhà hàng sang trọng, từ những bữa sáng cho đến bữa đêm muộn. Mới đây, phở Hà Nội được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 1.

Phở trở thành biểu tượng của sự thanh lịch và tinh tế trong văn hóa ẩm thực Hà Nội. Mỗi bát phở là sự phối hợp hài hòa giữa hương vị và màu sắc, phản ánh sự tỉ mỉ và tâm huyết của những người làm ra chúng. Mỗi một bát phở là sự hòa quyện của nước dùng trong vắt, bánh phở mềm mại, thịt bò, thịt gà thơm ngon, tạo nên một trải nghiệm ẩm thực đầy màu sắc và hương vị. Điều này không chỉ làm hài lòng về thị giác mà còn là sự tôn vinh nghệ thuật ẩm thực và văn hóa Việt Nam.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 2.

5h sáng, chiếc nồi nước dùng của một quán phở ở Phú Thượng sôi sùng sục, bốc khói nghi ngút. Chủ quán và nhân viên tất bật dọn hàng, người dao thớt rộn ràng, người bê bát đũa chuẩn bị phục vụ khách.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 3.

Dù không nằm ở khu vực trung tâm phố cổ Hà Nội nhưng quán phở này trở thành quán quen của nhiều thực khách. Quán thường xuyên quá tải, khách ngồi kín chỗ, xếp hàng dài chờ gọi món.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 4.

Quán bán rất nhiều món khác nhau từ tái, chín, nạm, gầu tới sốt vang, xào lăn, phở lõi, sườn nhừ. Giá mỗi bát phở dao động từ 40.000-80.000 đồng, tất cả đều được niêm yết cụ thể để thực khách dễ dàng lựa chọn.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 5.

Theo chủ quán cho biết, để làm ra nồi nước dùng phở, xương được ngâm 4- 5 tiếng với gừng, chanh, muối, sau đó rửa sạch và chần với nước sôi pha rượu, gừng để khử mùi hôi. Tiếp đó, xương được ninh 18 tiếng. Nước dùng cũng được thêm gừng nướng, hành nướng, các loại thảo quả, quế, hồi với tỉ lệ phù hợp. Thịt bò được chủ quán nhập từ một cơ sở quen. Còn phần sườn bò, lõi bò được chị tìm kiếm từ các vùng quê, nơi thường có loại bò ta ngon, chất lượng.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 6.

Anh Nguyễn Hoàng Anh (quận Bắc Từ Liêm) cho biết, phở ở đâu cũng có nhưng có lẽ đối với anh Phở Hà Nội đặc biệt hơn cả. “Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng đối với tôi phở Hà Nội luôn làm tôi kích thích vị giác. Đã thành thông lệ, gần như sáng nào tôi cũng có mặt tại quán phở này bởi mùi vị của thịt và nước dùng ở đây hợp khẩu vị với tôi”.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 7.

Không chỉ có người dân khu vực, rất đông người lặn lội cả chục cây số tìm đến để thưởng thức vị phở Hà Nội tại đây.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 8.

21h tối hàng ngày, một quán phở gà nằm trên đường Võ Chí Công luôn tấp nập khách ra, vào. Theo chủ quán, mỗi ngày tại đây bán trung bình gần 1.000 bát. Giá phở tại đây dao động từ 40.000-50.000 đồng/bát, khá đầy đặn.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 9.

Dù chỉ là một quán ăn đơn sơ với những chiếc bàn nhỏ, tủ kính đựng nguyên liệu, thế nhưng quán phở gà này là địa điểm quen thuộc đối với nhiều người dân quanh khu vực suốt 10 năm qua.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 10.

Khu bếp đặt hai nồi nước dùng lớn, luôn sôi sùng sục, tỏa hơi nghi ngút. Nước dùng tại quán được ninh nhiều giờ bằng toàn bộ xương và ức gà.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 11.

Chị Thanh Thảo (quận Tây Hồ), một thực khách quen của quán chia sẻ, Hà Nội có hàng chục, hàng trăm món ăn ngon, nhưng chẳng có món nào tuyệt vời như phở. Phở là sự hòa quyện của những gì được coi là tinh túy nhất, từ xương, thịt, hành thơm, gia vị cho tới bánh phở vốn được làm từ hạt gạo.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 12.

“Hà Nội có thể nói đi đâu cũng thấy phở cùng tiếng dao thớt rộn ràng từ sáng sớm đến đêm khuya. Có thể thấy, Phở thân thuộc tới mức, người ta có thể ăn vào bất kì thời điểm nào trong ngày, từ bữa sáng cho tới bữa trưa, rồi bữa tối”, chị Thảo cho biết thêm.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 13.

Phở Hà Nội có hương vị đậm đà, đặc trưng của nước dùng thơm béo, hòa quyện cùng hương vị của gia vị, thịt và bánh phở mềm mịn. Một bát phở Hà Nội nóng hổi không chỉ đem lại cảm giác ấm áp mà còn kích thích vị giác cùng sự hài hòa của từng hương vị. Phở không chỉ là món ăn truyền thống mà còn là nguồn cảm hứng cho nhiều biến thể độc đáo, phản ánh sự sáng tạo và linh hoạt của ẩm thực Việt Nam.

Phở Hà Nội: Di sản Văn hóa Quốc gia, món ăn quen thuộc của người dân Hà Thành - Ảnh 14.

Trước đó, ngày 9/8, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL) Nguyễn Văn Hùng ban hành Quyết định số 2328/QĐ-BVHTTDL về việc công bố danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với phở Hà Nội.

Khổng Chí



Nguồn: https://danviet.vn/xi-xup-bat-pho-buoi-sang-mot-thoi-quen-kho-bo-cua-rat-nhieu-nguoi-2024081401052238.htm

Cùng chủ đề

Vượt Seoul, Tokyo, Hà Nội thành “Thành phố ẩm thực hàng đầu thế giới 2024”

Lễ trao Giải thưởng Ẩm thực thế giới (World Culinary Awards) lần thứ 5 năm 2024 được tổ chức tại Summersalt Jumeirah Al Naseem, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.Kết quả của Giải thưởng được công bố sau một năm tìm kiếm, đánh giá bởi các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ẩm thực và công chúng.  Năm nay, Thủ đô Hà Nội đã vượt qua các đối thủ nặng ký như Auckland (New...

Mùa Thu gõ cửa, các nàng thơ rộn ràng check-in trên phố Hà Nội

TPO - Những ngày cuối tháng 9, sau những ngày bão đi qua, Hà Nội bắt đầu khoác lên mình tấm áo mùa Thu mềm mại, êm dịu. Thời tiết mát mẻ, nhiều bạn trẻ nô nức xuống phố, máy ảnh luôn sẵn sàng để lưu giữ những khoảnh khắc đẹp ở Thủ đô. VIDEO: Hà Nội cuối tháng 9 đẹp đến nao lòng với tiết trời mùa Thu. Những ngày cuối tháng 9, giữa thời tiết nắng nhẹ của Thủ...

Đặc sắc ẩm thực đường phố Hà Nội

Với bí quyết gia truyền tạo nên hương vị thơm ngon, hấp dẫn, các món ăn đường phố đặc trưng của Thủ đô Hà Nội luôn khiến thực khách nhớ mãi không quên.

Một số Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia về ẩm thực

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có các Quyết định về việc công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với tri thức dân gian: Phở Nam Định, Phở Hà Nội và Mì Quảng. Trước đó, Nghề làm bánh chưng, bánh dày Phú Thọ, Nghề làm nước mắm Phú Quốc, Nghề làm nước mắm Nam Ô... cũng đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc...

Nghĩ lớn hơn cho phở Việt

Người Việt tự hào về phởTrò chuyện với Tuổi Trẻ nhân dịp nghề nấu phở Hà Nội và Nam Định được ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, bà Lê Thị Thu Hiền, cục trưởng Cục Di sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tên lửa “mạnh nhất thế giới” của Triều Tiên có khiến Mỹ, Hàn Quốc e ngại?

Truyền hình Quốc gia Triều Tiên cho biết, nước này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo mới Hwasong-19. Bình Nhưỡng gọi đây là "tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới", có thể xuyên thủng mọi hàng phòng thủ của đối phương. ...

Vừa xảy ra động đất 3,3 độ richter ở Phú Thọ

Trận động đất mạnh 3,3 độ vừa xảy ra ở huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ gây rung lắc mạnh cho các khu vực lân cận. ...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Ngắm cung đường xuyên rừng “đẹp như tranh” 1.500 tỷ đồng tại TP.HCM

Đường Rừng Sác với tổng đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng được ví đẹp như tranh vẽ. Đây là địa điểm du lịch, khám phá không thể bỏ qua khi đến huyện Cần Giờ, TP.HCM. ...

Lão nông ở Nghệ An rải thứ lạ xuống ruộng để “vỗ béo” con đặc sản có màu đỏ au

Sau khi thu hoạch lúa, lão nông ở xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An xay ngô rồi rải xuống ruộng, cày bừa cho đất tơi xốp. Đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng giúp con rươi sinh trưởng, cho chất lượng...

Bài đọc nhiều

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Mùa hoa Ngô Đồng ở thác K50

Là một trong những thác nước đẹp nhất của Tây Nguyên, thác Hang Én (hay thác K50) nằm sâu trong khu bảo tồn thiên nhiên Kon Chư Răng, huyện K'Bang, tỉnh Gia Lai được ví như dải lụa trắng giữa núi rừng hoang sơ. Thác Hang Én nằm ở thượng nguồn sông Côn, chảy từ Gia Lai xuống Bình Định, đằng sau dòng nước là hang có nhiều én cỏ sinh sống. Tên gọi K50 có để chỉ độ...

10 con sông dài và đẹp nhất châu Á

Những con sông lớn ở châu Á không chỉ có cảnh quan nên thơ, ngoạn mục mà còn đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống của người dân hai bên bờ. 1. Sông Dương Tử (hay Trường Giang) ở Trung Quốc là con sông dài nhất châu Á, thứ 3 thế giới sau sông Nile (châu Phi) và Amazon (Nam Mỹ). Với chiều dài 6.300 km, Dương Tử trải dài trên 10 tỉnh và có 8 nhánh sông,...

Ngắm tuyến đường xuyên rừng đẹp như tranh ở TP.HCM

(VTC News) - Sau hơn 13 năm khánh thành, đường Rừng Sác - Cần Giờ không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, mà còn trở thành địa điểm du lịch hấp dẫn không thể bỏ qua. Cách trung tâm TP.HCM khoảng 50km, huyện Cần Giờ là khu vực duy nhất có vị trí giáp biển. Không chỉ có vị trí chiến lược quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Cần Giờ...

Đất đá sạt lở gây nguy hiểm trên đường đèo Mũi Trâu ở Đà Nẵng

TPO - Sau những trận mưa lũ kéo dài, tuyến đường lên đèo Mũi Trâu (xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, TP. Đà Nẵng) hiện đang trong tình trạng sạt lở nghiêm trọng. Đất đá từ đồi núi đổ xuống chắn ngang đường, gây nguy hiểm cho các phương tiện lưu thông. 08/11/2024 | 10:41 ...

Cùng chuyên mục

Nườm nượp đi check-in hoa dã quỳ ở ngoại ô Hà Nội

TPO - Hằng năm, cứ vào cuối thu khi hoa dã quỳ vào độ bung nở, khoe sắc vàng đầy sức sống, thuần khiết khắp các triền núi trong Vườn quốc gia Ba Vì, nhiều bạn trẻ lại rủ nhau tới đây chụp ảnh với mong muốn lưu lại khoảnh khắc mà chỉ xuất hiện vào dịp này 09/11/2024 | 17:11 ...

Tên lửa “mạnh nhất thế giới” của Triều Tiên có khiến Mỹ, Hàn Quốc e ngại?

Truyền hình Quốc gia Triều Tiên cho biết, nước này đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo mới Hwasong-19. Bình Nhưỡng gọi đây là "tên lửa chiến lược mạnh nhất thế giới", có thể xuyên thủng mọi hàng phòng thủ của đối phương. ...

Quảng Ninh sửa ‘Cung con rùa’ chuẩn bị cho giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á

TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng 11 để chuẩn bị cho tổ chức Giải vô địch Taekwondo Cảnh sát Châu Á. TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng 11 để chuẩn bị cho tổ chức Giải vô địch Taekwondo Cảnh sát Châu Á. ...

Nơi mây núi chạm đến tâm hồn

Giăng Màn là dãy núi nằm giữa vùng đệm Vườn Quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) và Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình). Dãy núi hùng vĩ này thuộc sơn hệ Trường Sơn, kéo dài sang tận Lào với những ngọn núi cao quanh năm mây phủ, trong đó có đỉnh Phi co pi (2.071m) cao nhất tỉnh Quảng Bình được mệnh danh là “trấn sơn” với ý nghĩa là núi chủ. Dãy Giăng Màn chiếm...

Cầu hơn 500 tỷ ở cửa ngõ phía nam TPHCM bao giờ thông xe?

TPO - Công trình xây dựng cầu Rạch Đỉa mới nối huyện Nhà Bè với quận 7 đang được hoàn thiện những hạng mục cuối cùng để thông xe phục vụ người dân vào cuối năm nay. Khi nào “xóa” cầu sắt cũ trên trục đường Lê Văn Lương? Ngoài cầu Rạch Đỉa và Long Kiểng, trên đường Lê Văn Lương - tuyến đường quan trọng nối liền huyện Nhà Bè (TPHCM) và tỉnh Long An, còn...

Mới nhất

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có...

Bất ngờ với giọng hát của ’Người đẹp Tây Đô’ Việt Trinh

Diễn viên Việt Trinh khoe giọng hát mộc mạc với ca khúc “Tầm gửi”, được khán giả khen tình cảm. Trên trang cá nhân, diễn viên Việt Trinh chia sẻ đoạn video hội ngộ vợ chồng nhạc sĩ Trương Lê Sơn - ca sĩ Hoàng Lê Vi. “Ngưỡng mộ hai vợ chồng đã lâu mà nay mới có dịp gặp và...

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi...

Mới nhất