Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXét tuyển sớm như một cuộc chạy đua, tất cả đều vất...

Xét tuyển sớm như một cuộc chạy đua, tất cả đều vất vả nhưng hiệu quả không cao

(Tổ Quốc) – Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho rằng xét tuyển sớm như một cuộc chạy đua, tất cả đều vất vả nhưng hiệu quả không cao, Bộ GD&ĐT đang cân nhắc có thể bỏ hình thức xét tuyển này.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều 7/12, báo chí đặt câu hỏi: “Theo nhiều chuyên gia, tại dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, việc khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20%. 80% còn lại dành cho kỳ xét tuyển chung sẽ tạo thêm sự công bằng cho thí sinh xét tuyển.

Liệu quá trình xét tuyển có trở nên phức tạp hơn, gia tăng thí sinh ảo, thí sinh cũng phải chờ đợi trong khi có thể đã đầy đủ yếu tố để trúng tuyển sớm? Xin Bộ GD&ĐT cho biết ý kiến về vấn đề này”.

Xét tuyển sớm giống như cuộc chạy đua, tất cả đều vất vả

Trả lời câu hỏi này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho biết: Bộ GD&ĐT cũng như các bộ, ngành khác khi sửa đổi các văn bản đều dựa trên căn cứ pháp lý và thực tiễn.

Qua quá trình triển khai quy chế tuyển sinh, Bộ theo dõi và lắng nghe ý kiến của các chuyên gia, những người trong cuộc trực tiếp tuyển sinh đào tạo các trường, các sở, quản lý giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Xét tuyển sớm như một cuộc chạy đua, tất cả đều vất vả nhưng hiệu quả không cao - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn trao đổi về quy định khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm

“Chúng ta muốn điều chỉnh quy chế tuyển sinh phải dựa trên những quy tắc. Những quy tắc quan trọng nhất trong giáo dục đó chính là công bằng, chất lượng. Bên cạnh đó, cố gắng nâng cao hiệu quả cũng như tạo thuận lợi cho các thí sinh và các trường.

Hôm qua, Bộ GD&ĐT cũng tổ chức một buổi tọa đàm rất thẳng thắn, cởi mở, có sự tham gia của khoảng 50 chuyên gia. Ý kiến của các chuyên gia, những người trong cuộc hết sức đồng thuận với dự thảo của Bộ GD&ĐT bám theo những nguyên tắc công bằng, chất lượng, hiệu quả”, ông Hoàng Minh Sơn cho hay.

Phân tích về sự cần thiết cũng như tác động của việc sửa đổi này, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết: Trước kia xét tuyển chung sau khi các em có kết quả thi tốt nghiệp THPT. Từ năm 2017, bắt đầu có một số cơ sở đào tạo xét tuyển sớm bằng học bạ và một số thành tích khác của học sinh.

Khi một cơ sở đào tạo xét tuyển sớm thì giống như cuộc chạy đua. Một cơ sở làm thì các cơ sở đào tạo khác không thể đứng yên được mà cũng phải lao vào cuộc canh tranh đó.

Tất cả cùng vất vả, từ cơ sở đào tạo phải chuẩn bị từ đầu năm cho công tác tuyển sinh, thu hồ sơ, xét tuyển và các em học sinh đang học lớp 12 cũng đôn đáo chạy các chứng chỉ, làm hồ sơ, rồi các thầy cô giáo phải xác nhận các thủ tục giấy tờ… để gom tuyển sinh.

Tất cả vất vả nhưng hiệu quả mang lại không cao. Cứ có 8 nguyện vọng trúng tuyển (trong xét tuyển sớm) thì chỉ có 1 nguyện vọng nhập học; hay có 2 thí sinh trúng tuyển sớm thì sau có 1 em nhập học.

Bên cạnh đó, theo ông Hoàng Minh Sơn, khi xét tuyển sớm mỗi trường làm một cách độc lập và khi Bộ tiến hành hệ thống xét tuyển chung có thể lựa chọn các nguyện vọng vào các trường, các ngành thì mới sinh ra chuyện “ảo”.

“Tỉ lệ chung là thế nhưng từng trường, từng ngành không thể dự đoán được tỉ lệ ảo nên các trường có tâm lý muốn xét tuyển sớm để đủ chỉ tiêu hay được nhiều chỉ tiêu xét tuyển sớm, dẫn đến xác định các chỉ tiêu và điểm chuẩn trúng tuyển không chắc chắn và thường điểm chuẩn sẽ phải thấp đi để có thể tuyển được nhiều hơn, không dự báo được tỉ lệ trúng tuyển và tỉ lệ ảo rất lớn.

Chúng ta thấy vài năm vừa rồi, điểm chuẩn trong đợt chung một số ngành tăng vọt. Có em 25 điểm trúng tuyển ngành này nhưng cuối cùng điểm chuẩn trúng tuyển sau lại là 26 điểm, trong khi có xét tuyển sớm thì em thí sinh xét tuyển sớm đã trúng tuyển rồi. Từ sự không công bằng dẫn đến chất lượng không bảo đảm”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói.

Ngoài ra, theo ông Hoàng Minh Sơn, khi xét tuyển sớm, các em chưa hoàn thành chương trình tốt nghiệp THPT đã xét tuyển cũng tạo ra sự không công bằng.

“Những em nào có điều kiện có thể học sớm, học trước hoàn thành chương trình học kỳ I nhưng hầu hết các em phải đến tháng 5 mới hoàn thành chương trình. Như vậy điểm xét tuyển dựa trên kết quả học tập của các em là không đồng đều, cũng tạo ra bất công.

Và điểm tác động tiêu cực đến dạy và học phổ thông chính là nhiều em có tâm lý đã trúng tuyển rồi nên không quan tâm chuyện học hành nữa, đến lớp chỉ để ngồi chơi.

Nhiều em vào lớp 10 trường chuyên gần như là yên tâm trúng tuyển rồi và không tập trung vào học toàn diện, học những môn thực sự cần thiết cho đào tạo sau này.

Vì vậy chất lượng giáo dục phổ thông có tác động tiêu cực, dẫn đến cả chất lượng đào tạo đại học về sau, khi các em không chuẩn bị nền tảng tốt”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho hay.

Cân nhắc bỏ xét tuyển sớm

Từ những bất cập của việc xét tuyển sớm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn cho biết, Bộ GD&ĐT đã rút ra từ thực tiễn nhiều năm, lắng nghe ý kiến trực tiếp từ người trong cuộc để điều chỉnh. Khi giảm tỉ lệ xét tuyển sớm xuống, chỉ những em thực sự có năng lực vượt trội mới được tuyển thẳng. Các em tập trung vào đợt xét tuyển chung bảo đảm sự công bằng, chất lượng cũng như hiệu quả và thuận lợi.

Các chuyên gia, những người trong cuộc thực sự hầu hết đồng thuận với dự thảo này, thậm chí có nhiều ý kiến đề nghị bỏ xét tuyển sớm.

“Chúng tôi sẽ cân nhắc việc này, liệu để 20% hay bỏ xét tuyển sớm để gộp vào xét tuyển chung một đợt”, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nói.

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Xét tuyển sớm như một cuộc chạy đua, tất cả đều vất vả nhưng hiệu quả không cao - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT cũng đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở dữ liệu về điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT, điểm thi đánh giá năng lực, đánh gia tư duy… của các trường.

“Lúc đó các trường chỉ xem xét các điểm, học sinh cũng yên tâm học hết lớp 12 và lựa chọn nguyện vọng, không phải làm gì nhiều, không phải nộp hồ sơ qua đường giấy, không phải đến từng trường, chỉ lựa chọn đúng ngành, đúng trường trên hệ thống và tự động mọi việc đã được chuyển đổi số toàn diện. Tạo ra sự thuận lợi và hiệu quả cho tất cả, hướng tới một nền giáo dục minh bạch, công bằng, chất lượng, hiệu quả, thuận tiện”, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn nói./.



Nguồn: https://toquoc.vn/thu-truong-bo-gddt-xet-tuyen-som-nhu-mot-cuoc-chay-dua-tat-ca-deu-vat-va-nhung-hieu-qua-khong-cao-20241207194201301.htm

Cùng chủ đề

TP.HCM kiến nghị để địa phương chủ động tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10

TP.HCM kiến nghị trao quyền chủ động cho các sở giáo dục và đào tạo trong việc tổ chức kỳ thi tuyển sinh lớp 10. Ngày 16-12, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có văn bản gửi Bộ Giáo dục và Đào...

Hàng loạt trường đại học top đầu công bố phương án tuyển sinh 2025: Có gì mới?

TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học bạ hoặc giảm chỉ tiêu ở phương thức này. TPO - Tính đến thời điểm này, hàng loạt trường đại học trong cả nước công bố phương án tuyển sinh 2025. Theo đó, nhiều trường đã công bố bỏ xét tuyển bằng học...

Bộ GDĐT đề xuất miễn, giảm học phí cho sinh viên ngành bán dẫn

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn. ...

Bộ GDĐT đề xuất miễn, giảm học phí cho sinh viên ngành bán dẫn

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang nghiên cứu, đề xuất sửa đổi bổ sung cơ chế chính sách miễn, giảm học phí đối với học sinh, sinh viên theo học các chuyên ngành đào tạo liên quan đến ngành công nghiệp bán dẫn. ...

Hai ngành dự kiến tuyển sinh, đào tạo ra các “hậu duệ mặt trời”

(Dân trí) - Trong năm tới, trường dự kiến tuyển sinh hai chương trình cử nhân Quản trị an ninh phi truyền thống, chuyên đào tạo ra các "hậu duệ mặt trời", chương trình "á hậu mặt trời" về an ninh sức khỏe, y tế. Thông tin trên được đưa ra sáng 15/12, tại lễ khai giảng và trao bằng tốt nghiệp các chương trình sau đại học năm 2024 của Trường Quản trị và Kinh doanh (HSB), thuộc Đại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những người gánh sông trăng và những câu thơ yêu không già theo năm tháng

(Tổ Quốc) - Sáng 17/12, tại NXB Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra Lễ ra mắt sách thơ và ký chân dung "Những người gánh sông trăng". ...

Cấm ô tô trên 29 chỗ vào trung tâm Nha Trang

(Tổ Quốc) - Doanh nghiệp du lịch phải thay đổi việc chở du khách đến tận cửa khách sạn ở Nha Trang bằng ô tô trên 29 chỗ ngồi như trước đây, theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. ...

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động VHTTDL quốc gia

(Tổ Quốc) - Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra sáng 17/12 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Hội nghị do Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 17/12/2024

(Tổ Quốc) - Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024; Các kỳ thủ trẻ Việt Nam xuất sắc giành 3 HCV cờ nhanh vô địch thế giới 2024; Bình Định phấn đấu thu hút 10 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 là những...

Hòa Minzy, Đức Phúc hội ngộ tại khai mạc lễ hội hoa Mê Linh cuối tháng này

(Tổ Quốc) - Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa" sẽ diễn ra từ 26-29/12, với sự tham gia của các ca sĩ nổi tiếng như Hòa Minzy, Đức Phúc, Đinh Mạnh Ninh… ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk

Tối 17/12, bà Hồ Thị Tình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa tiến hành họp, xem xét kỷ luật cô giáo N.M.T (26 tuổi) do có hành vi đánh một học sinh lớp 3. Nhà trường cũng quyết định cắt toàn bộ thi đua của cô N.M.T trong năm học 2024-2025, không xét nâng lương đợt tới."Cô giáo T. sẽ có...

Mới nhất

Lộ diện dàn khí tài quân sự của Việt Nam trước thềm Triển lãm quốc phòng quốc tế

Hàng loạt khí tài quân sự của Việt Nam - những sản phẩm của nền tự chủ công nghiệp quốc phòng thuộc 77 đơn vị thành viên Tổng cục Công nghiệp quốc phòng - đã xuất hiện ấn tượng trước thềm Triển lãm...

Nước mắt rơi trong chương trình Gieo mầm tri thức ở tỉnh tận cùng Tổ quốc

Báo Tuổi Trẻ cùng nhà tài trợ đã trao 200 suất học bổng "Gieo mầm tri thức" cho học trò Cà Mau, tiếp bước các em đến trường. ...

Sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT

Ngày 16/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) tổ chức Hội nghị sơ kết 2 năm thực hiện Chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT với sự tham dự của lãnh đạo, chuyên...

Quảng Nam có tân Giám đốc BQLDA đầu tư xây dựng các công trình giao thông

Kinhtedothi- Ông Nguyễn Văn Thường vừa được UBND tỉnh Quảng Nam bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh. Chiều 17/12, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng đã trao Quyết định số 3024 về việc bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Thường giữ chức...

Đường sắt Việt Nam và Trung Quốc ký Biên bản ghi nhớ hợp tác về thông tin tín hiệu

Ngày 17/12, tại trụ sở Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã diễn ra Lễ ký Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Công ty hữu hạn Tập đoàn Thông tin tín hiệu Đường sắt Trung Quốc và Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. Tham dự có ông  Ô Quốc Quyền, Tham tán Công sứ Đại sứ...

Mới nhất