Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXét tuyển bổ sung đại học, lèo tèo lượng thí sinh đăng...

Xét tuyển bổ sung đại học, lèo tèo lượng thí sinh đăng ký


Ế ẩm xét tuyển bổ sung đại học - Ảnh 1.

Thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung tại Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM – Ảnh: BÍCH NGỌC

Ngay sau khi công bố điểm chuẩn đợt 1, hơn 100 trường đại học trên cả nước đã công bố tiếp tục xét tuyển bổ sung với tổng số hơn 28.000 chỉ tiêu. Tuy nhiên, phần lớn các trường cho biết tình hình xét tuyển bổ sung đang rất èo uột.

Chỉ vài chục thí sinh đăng ký

Cách đây hơn ba tuần, Trường đại học Công nghiệp TP.HCM thông báo xét tuyển bổ sung đại học chính quy năm 2024 tại phân hiệu Quảng Ngãi với 205 chỉ tiêu cho 6 ngành. Nhà trường xét tuyển theo hai phương thức: xét điểm thi tốt nghiệp THPT 2024 (17 điểm) và xét học bạ lớp 12 (19 điểm).

Nhưng đến ngày 13-9, chỉ có khoảng 30 thí sinh đăng ký xét tuyển bổ sung.

Tương tự, TS Mai Hải Châu, phó giám đốc Trường đại học Lâm nghiệp (phân hiệu tại tỉnh Đồng Nai), cho biết: “Ngay sau khi công bố điểm chuẩn đợt 1, trường thông báo xét tuyển bổ sung nhiều ngành với 200 chỉ tiêu, nhưng đến nay chỉ có khoảng 50 thí sinh đăng ký, đạt khoảng 30%”.

Trường đại học Mở TP.HCM cũng thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển bổ sung đại học chính quy 6 ngành do trường cấp bằng (150 chỉ tiêu) và 13 ngành chương trình liên kết quốc tế do đối tác cấp bằng. Đến nay, trường cũng chưa tuyển đủ chỉ tiêu.

Các trường đại học tư thục ở TP.HCM đều cho biết tình hình xét tuyển bổ sung rất khó khăn, phần lớn đều chưa đạt được chỉ tiêu tuyển sinh năm nay.

Theo ThS Trương Thị Ngọc Bích, giám đốc Trung tâm thông tin – truyền thông Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM, trường thông báo xét tuyển bổ sung 600 chỉ tiêu tất cả các ngành đến hết ngày 15-9. Tuy nhiên, đến nay lượng hồ sơ nộp chỉ khoảng 30%.

“Tình hình xét tuyển bổ sung năm nay ở trường hiện vẫn chưa đủ chỉ tiêu, chúng tôi theo dõi đến hết đợt xét tuyển”, bà Bích nói.

Trường đại học Nguyễn Tất Thành xét tuyển bổ sung khoảng 1.500 chỉ tiêu cho 63 ngành học theo ba phương thức.

“Kết thúc xét tuyển bổ sung, nhà trường nhận được khoảng 1.000 hồ sơ. Đến nay, trường vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu. Tình hình xét tuyển năm nay khó hơn mọi năm” – TS Trần Ái Cầm, hiệu trưởng nhà trường, cho hay.

Cạn nguồn tuyển

Trường đại học Văn Lang năm nay cũng dành 1.500 chỉ tiêu cho đợt xét bổ sung. Đến ngày 10-9, trường nhận được 2.700 hồ sơ.

“Tính đến nay có gần 1.000 thí sinh xét tuyển bổ sung trúng tuyển đến nhập học. Theo nhận định của chúng tôi, đến thời điểm này đã cạn nguồn tuyển. Thí sinh trúng tuyển nếu có mong muốn nhập học vào ngành, trường mình yêu thích thì cũng đã quyết định xong, các em không học vì bất kỳ lý do nào đó cũng không tiếp tục đăng ký.

Tóm lại, đến thời điểm này không còn nguồn để tuyển bổ sung, Trường đại học Văn Lang cũng ngưng không nhận thêm hồ sơ bổ sung nữa” – TS Võ Văn Tuấn, phó hiệu trưởng thường trực nhà trường, cho biết.

Theo TS Lê Xuân Trường, phó hiệu trưởng Trường đại học Mở TP.HCM, kết thúc thời gian xét tuyển bổ sung, nhà trường tuyển được khoảng 95% chỉ tiêu.

Đồng thời, ông cũng nhận định với việc các trường đại học đều tuyển sinh theo nhiều phương thức xét tuyển và lọc ảo hiện nay thì những thí sinh thật sự muốn vào đại học khó rơi rớt khỏi hệ thống tuyển sinh các trường. Do vậy, nguồn tuyển bổ sung không còn nhiều.

“Hiện học sinh đang có nhiều hướng đi sau THPT để lựa chọn. Đặc biệt, trong bối cảnh học phí cao và có nhiều lựa chọn, nhiều thí sinh sẽ cân nhắc giữa việc chọn học đại học, cao đẳng, học nghề hay đi xuất khẩu lao động.

Hơn nữa, những ngành tuyển bổ sung phần lớn là những ngành không hấp dẫn. Điều này lý giải cho việc thí sinh không tiếp tục đăng ký xét tuyển bổ sung hoặc thậm chí trúng tuyển nhưng từ chối nhập học”, ông Trường nói.

Trong khi đó, TS Nguyễn Trung Nhân, trưởng phòng đào tạo Trường đại học Công nghiệp TP.HCM, cho rằng cả nước có hơn 122.000 thí sinh trúng tuyển nhưng không xác nhận nhập học đợt 1. Do đó, về lý thuyết, nguồn tuyển bổ sung của các trường đại học vẫn còn vì trên thực tế nhiều thí sinh chưa trúng tuyển đợt 1.

“Tuy nhiên, rất có thể vì các em không thích học các ngành không phù hợp với mình nên không đăng ký xét tuyển bổ sung nữa. Bên cạnh đó, phân hiệu các trường đại học ở tỉnh nhiều năm nay luôn khó tuyển, việc này có lẽ do các em không thích học tại các cơ sở đào tạo ở tỉnh hoặc một phần các em chọn con đường khác”, ông Nhân nhận định.

Cũng theo ông Nhân, dù phân hiệu Quảng Ngãi vẫn chưa tuyển đủ chỉ tiêu nhưng nhà trường quyết định không xét tuyển bổ sung nữa.

Số trường xét tuyển bổ sung không nhiều

Sau đợt xét tuyển bổ sung đầu tiên, các trường còn chỉ tiêu có thể tiếp tục xét tuyển bổ sung các đợt tiếp theo đến tháng 12-2024.

Thí sinh có nhu cầu xét tuyển các đợt bổ sung của các trường cần thực hiện theo đề án tuyển sinh được đăng tải trên trang thông tin tuyển sinh của trường (nếu trường xét tuyển bổ sung).

Tuy nhiên, số trường tiếp tục xét tuyển bổ sung sẽ không nhiều.

Hơn 551.000 thí sinh xác nhận nhập học

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, kết thúc thời hạn xác nhận nhập học đại học đợt 1, đã có 551.497 thí sinh xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống, đạt tỉ lệ 81,87% so với số thí sinh trúng tuyển đợt 1 trên hệ thống. Tỉ lệ nhập học năm nay cao hơn năm ngoái (80,34%).

Năm 2024, tổng số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là hơn 733.000 thí sinh, trong đó có 673.586 thí sinh trúng tuyển trên hệ thống đợt 1. Như vậy có khoảng 122.107 thí sinh không xác nhận nhập học, chiếm 18,13% tổng số thí sinh trúng tuyển đợt 1.



Nguồn: https://tuoitre.vn/xet-tuyen-bo-sung-dai-hoc-leo-teo-luong-thi-sinh-dang-ky-20240913231403915.htm

Cùng chủ đề

Những trường đại học đầu tiên công bố phương án tuyển sinh 2025

Đại học Bách khoa Hà NộiĐại học Bách khoa Hà Nội vẫn giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh trong năm 2025, gồm: xét tuyển tài năng; xét kết quả kỳ thi đánh giá tư duy (dự kiến chỉ tiêu tăng nhẹ); xét kết quả thi tốt nghiệp THPT (dự kiến giảm chỉ tiêu từ 50% xuống còn 40%).Đại học Kinh tế quốc dânNăm 2025, Đại học Kinh tế quốc dân giữ ổn định 3 phương thức...

Bỏ xét tuyển học bạ từ 2025, các trường nêu lý do

Đại diện nhiều trường đại học lý giải việc dá»± kiến bỏ phÆ°Æ¡ng án xét tuyển bằng kết quả học tập (học bạ) từ mùa tuyển sinh năm tới. Năm tới, trường Đại học Sư phạm TP.HCM dự kiến bỏ xét tuyển học bạ, dù đây là phương thức có điểm chuẩn rất cao trong nhiều năm qua. Như vậy, các phương thức xét tuyển và tỷ lệ chỉ tiêu của trường gồm: xét tuyển thẳng 10%; ưu tiên xét...

‘Xét tuyển sớm khiến các trường THPT mất nhiều công sức sao in học bạ’

Đây là một trong những vấn đề Sở GD-ĐT Hà Nội nhận thấy trong những năm qua khi triển khai hỗ trợ thí sinh tham gia xét tuyển sớm vào đại học. Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến xã hội về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, bao gồm nội dung về chỉ tiêu xét...

Cân nhắc bỏ xét tuyển sớm

Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh SÆ¡n, để tạo sá»± công bằng, Bộ đang xem xét giảm tá»· lệ xét tuyển sớm hoặc bỏ luôn hình thức này. Tại họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 7/12, báo chí đặt vấn đề, nhiều chuyên gia cho rằng, tại dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, việc khống chế chỉ tiêu xét tuyển sớm không quá 20%, 80% còn lại dành cho kỳ xét tuyển chung sẽ tạo thêm...

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT lý giải việc điều chỉnh xét tuyển sớm

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa tổ chức toạ đàm về dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn chủ trì tọa đàm.Dự thảo trên đang được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi. Những điều chỉnh, bổ sung trong dự thảo được đưa ra nhằm khắc phục...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Tay chân tê cóng ngày lạnh, đeo găng tay vẫn lạnh: Đừng chủ quan

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến tay chân lạnh cóng, còn nếu đã đi tất, đeo găng tay… mà tay chân vẫn lạnh, cần phải nghĩ tới các bệnh lý nguy hiểm và tìm cách khắc phục. ...

Con út ‘gây say nắng’ của ông Trump nói được bao nhiêu thứ tiếng vẫn là điều bí ẩn

Sinh ra trong một gia đình nổi tiếng, từ chuyện đời tư đến khả năng học vấn của cậu út nhà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump - Barron Trump từ lâu đã thu hút sự tò mò của công chúng. Theo truyền...

Từ 9h ngày 21-12 người dân được vào tham quan Triển lãm quốc phòng

Theo thông báo mới nhất từ ban tổ chức Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, người dân có thể vào tham quan triển lãm từ 9h ngày 21-12, sớm hơn lịch ban đầu là 13h30. Cụ thể, từ 9h-11h ngày 19-12...

Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX: Chờ bật lên sức mạnh của thanh niên

Ngay trước thềm Đại hội Hội LHTN Việt Nam lần IX (nhiệm kỳ 2024-2029), Tuổi Trẻ ghi nhận ý kiến các bạn trẻ từ nhiều vùng miền cả nước. Tôi chờ đợi đại hội đề ra chiến lược, chương trình đột phá, đổi mới...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Chấp hành Luật An toàn giao thông là một tiêu chí

TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã dành chương II để quy định về các nội dung liên quan đến giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho học sinh.  TPO - Nghị định số 151/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Mới nhất

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Bình Dương tăng cường đấu tranh với tội phạm ‘tín dụng đen’

Tỉnh Bình Dương đã phát hiện triệt xóa 74 vụ với 148 đối tượng về các hành vi liên quan đến "tín dụng đen", trong đó đã khởi tố 50 vụ với 91 bị can về hành vi cho vay nặng lãi. Ngày 11/12, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg...

Dấu hiệu cơ thể thiếu Omega-3

Theo ThS.BS Nguyễn Văn Tiến, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Omega-3 là nhóm các axit béo. Trong đó, DHA và EPA tham gia hình thành cấu trúc và chức năng não bộ. Còn ALA là chất béo Omega-3 có giá trị không kém DHA và EPA. Khi vào cơ thể ALA sẽ chuyển hóa thành DHA và EPA...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Tay chân tê cóng ngày lạnh, đeo găng tay vẫn lạnh: Đừng chủ quan

Loại trừ nguyên nhân do cơ thể tiếp xúc lâu trong môi trường lạnh khiến tay chân lạnh cóng, còn nếu đã đi tất, đeo găng tay… mà tay chân vẫn lạnh, cần phải nghĩ tới các bệnh lý nguy hiểm và tìm cách khắc phục. ...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!

Sản phẩm OCOP Hà Nội