Xét nghiệm HbA1c đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bệnh đái tháo đường. Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, kết quả của xét nghiệm này.
1. Xét nghiệm HbA1c là gì?
HbA1C là một dạng Hemoglobin có liên kết hóa học với đường (Glycated hemoglobin). Khi đường có mặt trong máu chúng sẽ có liên kết tự nhiên với Hemoglobin trong tế bào hồng cầu. Vì tế bào hồng cầu có vòng đời khoảng 3 tháng, do đó, xét nghiệm chỉ số HbA1C sẽ giúp phản ánh chỉ số đường huyết trung bình của người bệnh trong khoảng thời gian này.
Kết quả xét nghiệm cho thấy lượng glucose trong máu cao nghĩa là glucose gắn với Hemoglobin nhiều. Lúc này, chỉ số HbA1c sẽ cao, cảnh báo nguy cơ mắc tiểu đường. Như vậy, xét nghiệm HbA1c là một xét nghiệm máu giúp tầm soát, phát hiện bệnh tiểu đường hoặc theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh và hiệu quả điều trị của bệnh nhân đái tháo đường.
Xét nghiệm HbA1c để tầm soát hoặc theo dõi bệnh lý tiểu đường
2. Trường hợp nên làm xét nghiệm HbA1c
Thực tế, xét nghiệm Hemoglobin – HbA1c sẽ được thực hiện khi thăm khám sức khỏe tổng quát, kiểm tra sức khỏe định kỳ nhằm mục đích tầm soát bệnh lý tiểu đường type 2 hoặc tiền tiểu đường. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường cũng sẽ làm xét nghiệm này mỗi 3 tháng một lần để kiểm tra lượng đường huyết, từ đó, kiểm soát tình trạng bệnh và phòng ngừa các biến chứng.
Đặc biệt, nếu bạn thuộc các trường hợp dưới đây, rất nên làm xét nghiệm HbA1c:
- Từ 45 tuổi trở lên.
- Thừa cân, béo phì.
- Ít vận động.
- Mắc bệnh lý tim mạch, cao huyết áp.
- Tiền sử gia đình có người thân bị tiểu đường.
- Tiền sử tiểu đường thai kỳ.
- Có các triệu chứng của bệnh tiểu đường như khô miệng, khát nước, đi tiểu nhiều, mau đói, ăn nhiều, sụt cân, mệt mỏi, mắt nhìn mờ, vết thương lâu lành,…
3. Ý nghĩa kết quả xét nghiệm HbA1c
Kết quả xét nghiệm Hemoglobin – HbA1c được chia thành 3 mức, thể hiện dưới tỷ lệ phần trăm, cụ thể như sau.
- HbA1c
- HbA1c từ 5,7 – 6,4%: Tiền tiểu đường, có nguy cơ tiến triển thành tiểu đường type 2.
- HbA1c ≥ 6,5%: Chẩn đoán bệnh đái tháo đường.
Nếu kết quả bình thường, bạn cần tiếp tục duy trì lối sống lành mạnh. Trường hợp chỉ số HbA1c cho thấy đang trong “giai đoạn” tiền tiểu đường, bác sĩ sẽ hướng dẫn các biện pháp giúp làm chậm quá trình tiến triển sang tiểu đường. Thông thường, bạn sẽ không được dùng thuốc, chủ yếu là thay đổi dinh dưỡng và thói quen sinh hoạt. Nếu dùng thuốc, chủ yếu là thuốc hạ đường huyết.
Đặc biệt, nếu kết quả xét nghiệm phản ánh bạn bị tiểu đường, bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ bởi tiểu đường rất dễ gây biến chứng. Riêng với bệnh nhân tiểu đường, nên duy trì HbA1c ở mức
Kết quả xét nghiệm cho thấy bị tiểu đường, bạn cần phải dùng thuốc
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp kết quả xét nghiệm HbA1c tăng hoặc giảm do các nguyên nhân khác, không thuộc bệnh lý tiểu đường như:
- Chỉ số HbA1c tăng do đang dùng thuốc điều trị, chế độ ăn nhiều tinh bột đường, tâm trạng căng thẳng, thói quen ít vận động, ngộ độc chì, nghiện rượu hay mắc bệnh gan thận mãn tính.
- Chỉ số HbA1c giảm do mắc các bệnh về máu như thiếu máu mạn tính, hồng cầu hình liềm hoặc sau khi người bệnh được truyền máu hay bổ sung vitamin C, vitamin E liều cao.
Tùy vào từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ đưa ra yêu cầu, chỉ định phù hợp, chẳng hạn thực hiện xét nghiệm vào một ngày khác để đảm bảo kết quả chính xác hơn, phục vụ tốt hơn công tác chẩn đoán và điều trị. Hoặc kết hợp với các phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng khác.
4. Làm gì nếu xét nghiệm HbA1c bất thường?
Kết quả xét nghiệm Hemoglobin – HbA1c bất thường, đặc biệt là ≥ 6,5%, bạn cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Đối với các dạng thuốc không kê toa, thuốc thảo dược hay các bài thuốc dân gian, bạn hết sức thận trọng khi sử dụng, tốt nhất là không tự ý dùng để tránh các rủi ro.
Ngoài ra, với bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát ăn uống là rất quan trọng. Chế độ ăn nên ưu tiên thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp, ít calo và giàu chất xơ để tránh bị tăng đường huyết. Đồng thời, chú ý việc rèn luyện thể chất mỗi ngày để duy trì cân nặng ổn định, tránh thừa cân béo phì. Đặc biệt, theo dõi đường huyết bằng cách thường xuyên tự đo tại nhà hoặc tái khám theo lịch trình, đảm bảo chỉ số đường huyết luôn gần nhất với mức mục tiêu.
Cần theo dõi đường huyết thường xuyên để kiểm soát chỉ số đường huyết
5. Thực hiện xét nghiệm Hemoglobin – HbA1c ở đâu?
Xét nghiệm HbA1c là xét nghiệm máu đơn giản, bạn có thể thực hiện tại các trung tâm y tế, phòng khám, bệnh viện. Để an tâm, bạn nên lựa chọn những địa chỉ uy tín, có đầy đủ trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giỏi, giàu kinh nghiệm.
Hệ thống Y tế MEDLATEC có thể đáp ứng được các yêu cầu trên, ngoài ra, còn có những thế mạnh sau để trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hàng.
- Trung tâm Xét nghiệm MEDLATEC đạt tiêu chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189:2012 và CAP.
- Mạng lưới Trung tâm xét nghiệm MEDLATEC “phủ sóng” tại nhiều tỉnh thành trên toàn quốc.
- Dịch vụ Lấy mẫu xét nghiệm tận nơi nhanh chóng, tiện lợi, an toàn, giúp quý khách hàng dễ dàng sử dụng dịch vụ và không mất thời gian.
- Mẫu xét nghiệm được kỹ thuật viên lành nghề, có chứng chỉ hành nghề lấy đúng quy trình và bảo quản, vận chuyển an toàn về Trung tâm xét nghiệm.
- Kết quả xét nghiệm được đọc và tư vấn bởi đội ngũ bác sĩ, chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm.
- Khách hàng nhận kết quả xét nghiệm tại nhà hoặc trực tiếp tra cứu trên website hay ứng dụng My MEDLATEC.
- Chi phí không đổi so với thực hiện xét nghiệm trực tiếp tại phòng khám, bệnh viện của MEDLATEC. Khách hàng chỉ trả thêm 10.000 VNĐ/ lần lấy mẫu
- Quý khách có thể sử dụng dịch vụ bất cứ khi nào có nhu cầu, kể cả cuối tuần, lễ Tết trong khung giờ từ 6 – 22 giờ.
MEDLATEC sở hữu Trung tâm Xét nghiệm hiện đại, đạt chuẩn quốc tế
Mọi nhu cầu xét nghiệm HbA1c hay các loại xét nghiệm khác, quý khách hãy gọi 1900 56 56 56 để được tư vấn dịch vụ và hỗ trợ đặt lịch.
Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/xet-nghiem-hba1c-nhung-thong-tin-can-biet