Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Xếp hạng học sinh không có gì xấu'

‘Xếp hạng học sinh không có gì xấu’


Nhiều nhà giáo cho rằng việc xếp thứ tự học sinh giúp theo dõi kết quả, tạo động lực thi đua, nên không có gì xấu, chỉ là không nên công khai rộng rãi.

Hết học kỳ I năm ngoái, Huy, hiện là học sinh lớp 11 ở Hà Nam, đạt điểm trung bình học tập 7,8, xếp hạng 19/42 học sinh của lớp. Kết quả này được giáo viên chủ nhiệm đọc trong buổi họp phụ huynh, kèm bảng điểm chi tiết.

Huy không sốc với kết quả này vì biết thực lực của mình ở ngưỡng nào. Nhưng mẹ của Huy thì ngỡ ngàng khi con trai mất danh hiệu học sinh giỏi, điểm lại thấp hơn khá nhiều so với con cái hàng xóm.

“Em bị mắng nhiều. Cả nhà đã kỳ vọng em làm tốt hơn”, Huy nhớ lại, nói thêm rằng việc này không mới vì em bị xếp thứ từ ngày học THCS.

Gia Bình, học sinh lớp 12 ở Bắc Giang, thì được xếp thứ tự ba tháng một lần. Trường của Bình sẽ cộng điểm thi thử ba môn theo tổ hợp xét tuyển đại học rồi xếp từ trên xuống dưới. Bình đăng ký tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) với gần 400 bạn, thường ở vị trí 100-150, trong khi mục tiêu là top 70.

“Mỗi lần thi mà không làm được là mất ăn mất ngủ tới lúc báo kết quả, kiểu gì em cũng bị bố mẹ cằn nhằn”, Bình nói.

Bỏ việc xếp thứ và thông báo trong buổi họp phụ huynh là đề xuất của ông Phạm Khắc Chung, hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, tỉnh Đăk Nông, tại tọa đàm trường học hạnh phúc cuối tháng 10. Ông Chung cho rằng phụ huynh đều muốn con học tốt, có thứ hạng cao, nhưng không phải em nào cũng có thế mạnh học tập. Việc xếp hạng và công bố công khai làm tổn thương học sinh, gây áp lực cho các em và gia đình.

Theo khảo sát VnExpress thực hiện ngày 21/10, 70% trong hơn 2.700 người trả lời ủng hộ việc này. Dù vậy, nhiều nhà giáo nhìn nhận việc xếp thứ hạng học sinh không có gì xấu, trái lại là công cụ theo dõi phong độ học tập của học trò, tạo động lực thi đua, vấn đề là cách làm.





Kết quả khảo sát do VnExpress thực hiện từ ngày 21 đến 31/10. Ảnh chụp màn hình

Kết quả khảo sát do VnExpress thực hiện từ ngày 21 đến 31/10. Ảnh chụp màn hình

Hiệu trưởng một trường THCS tại quận Ba Đình, Hà Nội, nhìn nhận bất kỳ hoạt động nào cũng cần được đánh giá.

“Quốc gia còn có các bảng xếp hạng để biết mình ở đâu so với thế giới. Tại sao giáo dục lại không?”, vị này nêu vấn đề.

Đồng tình, bà Văn Thùy Dương, Hiệu trưởng trường THCS và THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội, nhìn nhận “không có áp lực thì không có kim cương”. Theo bà, giáo dục không phải lúc nào cũng vỗ về, bỏ hoàn toàn việc thi đua.

“Đi làm luôn có deadline, xếp hạng, khen thưởng. Nếu không chuẩn bị cho học sinh những điều đó, các em sẽ đối mặt với thực tế cuộc sống thế nào?”, bà Dương nói.

Lấy ví dụ với những kỳ thi tuyển 200 học sinh mà có 2.000 em đăng ký, bà Dương cho rằng nhiều người hay nói 1 chọi 10, nhưng thực tế để trúng tuyển, học sinh phải đứng thứ tự từ 1 tới 200. Hay như khi thành lập đội tuyển học sinh giỏi, giáo viên cũng phải căn cứ vào các bài kiểm tra sàng lọc, chọn ra những học sinh cao điểm nhất. Do đó, việc xếp hạng luôn tồn tại trong giáo dục, không thể loại bỏ hoàn toàn.

Tại nhiều nước, việc xếp hạng học sinh bằng điểm số vẫn phổ biến và có ý nghĩa nhất định ở trường trung học. Chẳng hạn Mỹ, các trường công thường có hai bảng xếp hạng theo trường và bang. Em nào giỏi hơn sẽ được học trường tốt hoặc hưởng trợ cấp tài chính cao hơn. Một số đại học Mỹ còn đưa ra yêu cầu cụ thể về thứ hạng của học sinh trong lớp hoặc trường.





Bảng điểm tổng hợp của một lớp 10, được phát cho phụ huynh trong buổi họp kết thúc học kỳ I, năm học 2023-2024. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Bảng điểm tổng hợp của một lớp 10, được phát cho phụ huynh trong buổi họp kết thúc học kỳ I, năm học 2023-2024. Ảnh: Phụ huynh cung cấp

Thực tế tại Việt Nam, việc xếp thứ tự học sinh không phải yêu cầu bắt buộc của Bộ Giáo dục và Đào tạo hay bất kỳ địa phương nào. Song, các trường vẫn có dữ liệu thứ hạng của học sinh, nhằm theo dõi kết quả học tập, đánh giá.

Bà Nguyễn Bội Quỳnh, Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, Hà Nội, cho biết nếu không có dữ liệu này, giáo viên sẽ không biết em nào tiến bộ, em nào cần cố gắng hơn để có biện pháp giáo dục phù hợp kịp thời. Dữ liệu này cũng có ý nghĩa trong việc tư vấn các em chọn trường đại học vừa sức.

Đây cũng là quan điểm của bà Thùy Dương. Tuy nhiên, cách làm phù hợp, theo bà Quỳnh và Bà Dương là thay vì công khai danh sách của cả lớp rồi phát cho phụ huynh, giáo viên có thể thông báo riêng tới từng em và bố mẹ.

“Chúng tôi quán triệt không làm học sinh và gia đình xấu hổ, mất mặt. Giáo viên phải ở cạnh, chia sẻ, chứ để các em cảm thấy sợ và xa cách thầy cô là rất khó để triển khai các biện pháp giáo dục tích cực”, cô Dương nói.

Chị Thu Oanh, mẹ của một học sinh lớp 6 ở TP Thủ Đức, TP HCM, cũng thoải mái vì biết thứ hạng của con thông qua phần mềm theo dõi học tập. Sau mỗi đợt kiểm tra, giáo viên sẽ thông báo để chị vào xem.

“Tôi thấy việc xếp hạng bình thường, để các con biết cố gắng hơn, với điều kiện trường không công bố, nhận xét công khai, tránh các con hoặc phụ huynh so sánh”, chị Oanh nói.





Học sinh xếp hàng ở sân trường chuyên Trần Đại Nghĩa trước khi vào phòng thi, tranh suất vào lớp 6,  6/2022. Ảnh:Thu Hương

Học sinh xếp hàng ở sân trường chuyên Trần Đại Nghĩa trước khi vào phòng thi, tranh suất vào lớp 6, 6/2022. Ảnh:Thu Hương

Nếu vẫn giữ xếp hạng, Hoàng Huy cũng mong việc này chỉ được thông báo riêng cho phụ huynh.

“Thông báo riêng thì em đỡ được phần bị so sánh với các bạn, còn vẫn bị mắng nếu không đạt được kỳ vọng”, Huy nhìn nhận.

Các hiệu trưởng cho rằng điều quan trọng là giáo viên cần làm việc chặt chẽ với phụ huynh, hướng dẫn các phương pháp đồng hành tích cực, thay vì chực mắng mỏ con cái mỗi khi nhận kết quả không như mong muốn.

“Nếu lúc nào cũng chì chiết con vì kết quả học tập, việc bỏ hay giữ xếp thứ hạng không có ý nghĩa”, vị hiệu trưởng ở quận Ba Đình, nói.

Thanh Hằng – Lệ Nguyễn

*Tên học sinh được thay đổi




Source link

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945 gây tranh cãi

Bộ GD&ĐT đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, trong đó quy định rõ về các nhóm hộc sinh được tuyển thẳng, được hưởng ưu tiên cộng điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Đáng chú ý trong dự thảo, Bộ GD&ĐT quy định cộng 2 điểm ưu tiên cho con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Duy Tân chính thức chuyển thành ĐH Duy Tân

(NLĐO) - Ngày 10-11, ĐH Duy Tân (Đà Nẵng) đã tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố quyết định của Thủ tướng, chuyển Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. ...

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Bộ trưởng Giáo dục: Trường ĐH lên ĐH ‘không phải là thay đổi một cái tên’

'Tôi mong rằng, sự thay đổi này không phải là thay đổi một cái tên mà hướng tới chiều sâu, giải phóng sức sáng tạo, hướng quản trị hiện đại, thông minh” - Bộ trưởng GD-ĐT nhấn mạnh tại lễ công bố Trường ĐH Duy Tân thành ĐH Duy Tân. Sáng nay, tại Đà Nẵng đã diễn ra lễ Kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trường ĐH Duy Tân và công bố quyết định của Thủ tướng chuyển Trường...

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc 2024

Với thành tích 6 giải Nhất, 14 giải Nhì, 3 giải Ba, 6 giải Khuyến khích, đoàn Hà Nội đã xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn tại Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2024 . ...

Mới nhất

Chọn chiến lược đầu tư cổ phiếu khi VN-Index lình xình?

(NLĐO) - Nhà đầu tư nên duy trì chiến lược phòng thủ, cân nhắc phân bổ vốn hợp lý, tập trung vào...

Podcast là xu hướng rất phổ biến và là cơ hội để nâng cao vị thế của các đơn vị phát thanh

(CLO) Trong ngày 9,10/11, tại thành phố Đà Nẵng, VOV miền Trung phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và...

Lá ổi trị được bệnh gì?

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, lá ổi được mệnh danh là "thần dược" bởi chứa nhiều hợp chất có lợi. Trong Đông y, lá ổi là phương thuốc thảo dược chữa tiêu chảy. Để điều trị, đun sôi 30 g lá ổi với một nắm bột gạo trong 1-2 ly...

Nỗ lực rèn luyện khẳng định mình

Ngày hội "Học sinh 3 rèn luyện" TP.HCM sáng 9-11 tại Trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (quận 8) diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi. ...

Mới nhất