Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXếp hạng đại học: Nhiều đại học lớn rời bỏ cuộc chơi

Xếp hạng đại học: Nhiều đại học lớn rời bỏ cuộc chơi


Trong bảng xếp hạng gần đây nhất của tạp chí Times Higher Education, ĐH Zurich đứng thứ 80 trong số những trường ĐH tốt nhất thế giới - Ảnh: Swissinfo.ch

Trong bảng xếp hạng gần đây nhất của tạp chí Times Higher Education, ĐH Zurich đứng thứ 80 trong số những trường ĐH tốt nhất thế giới – Ảnh: Swissinfo.ch

Giữa tháng 3 năm nay, Đại học Zurich, một trường đại học (ĐH) hàng đầu của Thụy Sĩ, xếp hạng 80 trên thế giới, tuyên bố rút khỏi cuộc chơi xếp hạng của tạp chí Times Higher Education với lý do: việc xếp hạng tạo ra động lực sai lầm.

Trước đó, các khoa luật của ĐH Harvard, UC Berkeley và Yale đã từ chối tham gia việc xếp hạng hằng năm của tạp chí U.S. News & World Report. Động thái này đang làm thay đổi cuộc chơi xếp hạng ĐH đáng kể trên thế giới.

Nhiều hệ lụy từ xếp hạng

Xếp hạng ĐH được bắt đầu từ tạp chí U.S. News & World Report vào năm 1983 với các ĐH của Mỹ, rồi dần lan tới châu Âu và châu Á, trong đó có Việt Nam những năm gần đây. Mục đích ban đầu của xếp hạng là nâng cao chất lượng của các ĐH để nâng cao tính cạnh tranh, thu hút sinh viên có trình độ cao.

Tuy nhiên, trên thực tế ĐH được xếp hạng cao thường đi kèm với học phí cao ngất ngưởng. Xếp hạng và danh tiếng ĐH đang là một cuộc chơi quyết liệt tại châu Á. Nhiều ĐH của Trung Quốc ưu tiên cho giảng viên tốt nghiệp từ các trường trong bảng xếp hạng 100 hay 500 của thế giới.

Điều đó có nghĩa sinh viên giàu đóng tiền học các trường có thứ hạng cao (được gọi là danh tiếng) sẽ có nhiều cơ hội hơn sinh viên nghèo nhận học bổng của các trường không thuộc tốp cao. Vô hình trung, xếp hạng ĐH tạo ra bất bình đẳng xã hội khi xếp danh tiếng ĐH cao hơn năng lực.

Điều này cũng có thể thấy với một số ĐH của Việt Nam đang trong cuộc đua “danh tiếng”, cuồng nhiệt với “nhãn mác” hơn năng lực. Họ tự cho mình là ĐH tinh hoa (elite) mà không để ý là họ đang đi ngược lại với các giá trị mà thế giới đại đồng đang xây dựng (17 mục tiêu của Liên Hiệp Quốc).

Việc xây dựng bảng xếp hạng đòi hỏi ít nhất ba công đoạn: (1) xác định các khía cạnh và tiêu chí thực tế làm cơ sở cho việc xếp hạng; (2) thu thập, xử lý và tổng hợp dữ liệu để tạo ra thứ hạng; và (3) công bố bảng xếp hạng.

Ở một mức độ nào đó, ba công đoạn này dễ bị tác động bởi sự ảnh hưởng và thao túng. Các nhà cung cấp bảng xếp hạng có được sự linh hoạt đáng kể trong việc lựa chọn và đánh giá các chỉ số hiệu suất mà không nhất thiết phải phù hợp, công bằng hoặc đạt được sự nhất trí chung nhất.

Các bảng xếp hạng rất ít chú ý đến tính giá trị, độ tin cậy và tính khác biệt của các yếu tố được đo lường so với những gì được các tiêu chuẩn học thuật coi là chấp nhận được. Ngoài ra, chúng làm thất thoát thông tin bằng cách chuyển đổi tất cả dữ liệu được thu thập và đánh giá thành giá trị thứ tự.

Về mặt lý thuyết, khoảng cách thực tế giữa trường dẫn đầu và trường cuối cùng của bảng xếp hạng có thể vô cùng nhỏ. Do đó rất nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng thứ hạng làm suy yếu nghiêm trọng tính hợp pháp mà các tạp chí này tuyên bố mang lại.

Những phản ứng cần thiết

Xếp hạng ĐH là một làn sóng, một cuộc chơi tinh vi với nhiều chiêu trò marketing. Xếp hạng có thể biến các trường tệ thành trường tốt vì nếu trường không đủ tốt ở bảng xếp hạng này thì có ngay bảng xếp hạng khác mới ra đời chào đón.

Nhiều trường đã tập trung nguồn lực để phát triển các chiến lược từ chủ động tới thỏa hiệp, tránh né, thách thức và thao túng để nâng cao thứ hạng. Mục đích là để có thứ hạng cao hơn thay vì chú trọng phát triển thực lực đào tạo, nghiên cứu và tạo ra sự thay đổi xã hội.

Vì là cuộc chơi, có trường phá hoại và bóp méo các phép đo, trong khi có trường gian lận bằng việc làm sai lệch hoặc thậm chí bịa đặt dữ liệu. Điều này vô cùng nguy hiểm cho xã hội: giáo dục gian lận thì xã hội sẽ ra sao.

Nhiều quốc gia cũng tham gia cuộc chơi thứ hạng này bằng nhiều cách. Ví dụ, theo như học giả Charroin (2015), mặc dù bảng xếp hạng Thượng Hải có lịch sử ưu ái các trường của Hoa Kỳ, nhưng theo thời gian, nó thúc đẩy sự trỗi dậy của các trường Trung Quốc bằng cách dần dần làm xói mòn lợi thế của các trường Mỹ.

Một cách tiếp cận mạo hiểm nhưng có thể của những ĐH tốt như Zurich là từ chối việc xếp hạng. Đây có thể là một cách để thách thức sự tầm thường của việc xếp hạng và mở ra nhiều cuộc thảo luận xung quanh các công cụ đánh giá ĐH.

Tuy nhiên, điều cần lưu ý là việc từ chối bảng xếp hạng của mỗi trường ĐH sẽ tạo ra tác động không giống nhau. Các ĐH hàng đầu (như Harvard và Yale) có thể từ chối tham gia, tẩy chay bảng xếp hạng để thể hiện sự bất đồng giá trị, và tiếng nói của họ hẳn nhiên có sức nặng. Bảng xếp hạng Beyond Grey Pinstripes của Viện Aspen gần như bị loại bỏ sau khi 5 ĐH hàng đầu từ chối tham gia.

Thiếu thực chất không thể bền vững

Nhiều ĐH đang nỗ lực tạo dựng vị thế bằng cách thay thế việc xếp hạng bằng các công trình nghiên cứu, các dự án thay đổi xã hội theo hướng tích cực và bền vững. Đó là lời kêu gọi vượt ra ngoài cuộc chơi xếp hạng có tổng bằng 0 này và dùng tư duy hệ thống để sáng tạo ra cuộc chơi mới có tổng dương, trong đó có nhiều người chiến thắng và thúc đẩy sự tiến bộ nhân loại.

* GS.TS Bùi Thị Minh Hồng hiện là Giám đốc nghiên cứu, sáng tạo và doanh nghiệp, Trường quản lý sau đại học, Đại học thành phố Birmingham (Anh)



Nguồn

Cùng chủ đề

Việt Nam có 17 đại học lọt top trường chất lượng tại châu Á

17 đại học của Việt Nam vừa lọt bảng xếp hạng châu Á, trong đó có 4 trường lọt vào top 200.

4 đại học Việt lọt top 200 trường tốt nhất châu Á

Tổ chức giáo dục Quacquarelli Symonds (QS) vừa công bố bảng xếp hạng đại học châu Á năm 2025. Việt Nam có 17 trường trong danh sách, tăng hai trường so với lần xếp hạng trước. Hai trường mới này gọi tên Đại học Mở TP.HCM và Đại học Vinh.Trong top 200, trường Đại học Duy Tân có vị trí cao nhất, hạng 127 trong số các trường ở nước ta được xếp hạng. Tiếp đến là Đại...

Đại học Huế – 30 năm tái lập và phát triển thành Đại học Quốc gia

NDO - Sau khi tổ chức lại vào năm 1994, Đại học Huế trở thành một trong những trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của miền trung và cả nước; là một phần tinh hoa của văn hóa Huế, của vùng đất địa linh nhân kiệt, cái nôi nuôi dưỡng trí tuệ và tài năng. Nơi đào nguồn nhân lực chất lượng cao của cả nước Chiều 1/11, tại thành phố Huế (tỉnh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Quốc gia có hơn 108 triệu người nói tiếng Anh nhưng trình độ vẫn thấp

PAKISTAN - Theo báo cáo gần đây, bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực giáo dục khiến phần lớn học sinh Pakistan từ các trường 'trung bình' vẫn thiếu kỹ năng cần thiết để theo học bậc cao và phát triển sự nghiệp dù học tiếng Anh hơn 14 năm. Tiếng Anh là một ngôn ngữ quan trọng tại Pakistan với hơn 108.036.049 người sử dụng, đưa quốc gia này trở thành cộng đồng nói tiếng Anh lớn thứ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Mời bạn đọc dự lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh

Tối 10-11, báo Tuổi Trẻ và đơn vị đồng hành PRO Việt Nam sẽ tổ chức lễ trao giải cuộc thi Tái tạo xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM (quận 1, TP.HCM). Sau hơn 4 tháng phát động, cuộc thi Tái tạo...

Cuộc thi Lan tỏa năng lượng tích cực 2024: Chữa lành tâm hồn

Tắm rừng là một thuật ngữ xuất phát từ người Nhật, đây là phương pháp trị liệu khuyến khích con người sống hòa hợp với thiên nhiên, mang lại sức khỏe thể chất và tinh thần, đã du nhập vào Việt Nam vài năm gần đây. ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 sẵn sàng khai hội từ sáng mai tại Nhà văn hóa Thanh niên

Ngày hội Việt Nam Xanh 2024 đã sẵn sàng chào đón người dân, du khách đến trải nghiệm không gian xanh tại Nhà văn hóa Thanh niên (quận 1, TP.HCM) từ sáng 9-11. Có gì tại Ngày hội Việt Nam Xanh?Ngày hội Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Điểm mới cần lưu ý trong bài thi V-SAT để không mất điểm

Năm 2025, gần 20 trường ĐH sẽ sử dụng chung kết quả kỳ thi đánh giá đầu vào ĐH do Trung tâm khảo thí quốc gia và đánh giá chất lượng giáo dục (Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT) cung cấp ngân...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Lợi và hại khi trường siết học sinh dùng điện thoại

Gần đây, hàng loạt trường học tại các địa phương như Hà Nội, TPHCM, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang… đã yêu cầu học sinh không dùng điện thoại trong suốt buổi học, thậm chí không mang theo...

Sinh viên năm cuối cô đơn nhất nhưng ít bị căng thẳng học đường

Kết quả một nghiên cứu vừa được công bố cho thấy mức độ cô đơn của sinh viên năm tư có xu hướng tập trung cao nhất trong tất cả sinh viên các năm. Công trình nghiên cứu "Mối quan hệ giữa sự cô...

Mới nhất

TSMC ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho Trung Quốc

Gã khổng lồ bán dẫn TSMC sẽ ngừng cung cấp chip AI tiên tiến cho các đối tác Trung Quốc từ thứ Hai tuần tới (11/11). ...

Bàn giải pháp giúp phụ nữ vùng đồng bằng sông Hồng kết nối, phát triển kinh tế

Chiều ngày 8/11, Hội LHPN TP Hà Nội tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ...

Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực và cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp

Hải Phòng nâng cao nhận thức, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp khai thác, tận dụng tối đa lợi ích từ Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực đối với xuất khẩu. Ngày 8/11, Sở Công Thương Hải Phòng, Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) phối hợp tổ chức...

Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC

Chuyến thăm chính thức Chile, Peru và dự Tuần lễ Cấp cao APEC là chuyến công tác nước ngoài đầu tiên của Chủ tịch nước Lương Cường trên cương vị mới, có ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt. Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn đại biểu cấp cao...

Lang Chánh (Thanh Hóa): Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Lang Chánh (Thanh Hóa) đang đẩy mạnh nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật và trợ giúp pháp lý cho Nhân dân, tập...

Mới nhất