Trang chủDestinationsQuảng NinhXem xét cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp...

Xem xét cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở lĩnh vực giáo dục


Cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị: Xem xét cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở lĩnh vực giáo dục vì hiện nay, nhà nước đang có chủ trương tiến tới cho trường học các cấp từ THPT đến đại học thực hiện lộ trình tự chủ về tài chính; điều này đồng nghĩa với việc sẽ tăng học phí đối với học sinh, sinh viên, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều gia đình, nhất là những gia đình có mức thu nhập thấp. Để giảm bớt khó khăn cho học sinh và sinh viên, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan làm rõ lộ trình tự chủ đối với từng cấp học; đồng thời ban hành các chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) trả lời cụ thể như sau:

1. Về kiến nghị xem xét cơ chế tự chủ trong các đơn vị sự nghiệp công lập ở lĩnh vực giáo dục

Thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 17/3/2020 của Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Nghị định quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập trình Chính phủ ban hành để áp dụng chung cho các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực GDĐT, không ban hành Nghị định riêng quy định tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực GDĐT, Bộ GDĐT đã tích cực phối hợp với Bộ Tài chính trong quá trình dự thảo Nghị định. Ngày 21/6/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập (thay thế Nghị định số 16/2015/NĐ-CP).

Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 56/2022/TT-BTC ngày 16/9/2022 hướng dẫn một số nội dung về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập; xử lý tài sản, tài chính khi tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập để áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực, bao gồm cả lĩnh vực GDĐT. Theo đó, cơ chế tự chủ về tài chính thuộc chức năng, nhiệm vụ của Bộ Tài chính, Bộ GDĐT sẽ phối hợp trong quá trình tham gia ý kiến với Bộ Tài chính.

2. Về đề nghị Chỉnh phủ chỉ đạo các bộ, ngành liên quan làm rõ lộ trình tự chủ đối với từng cấp học

Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định: “Đến hết năm 2021, cơ bản hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công (tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp, chi phí quản lý và khấu hao tài sản cố định, chi phí khác theo quy định của pháp luật về giá). Trường hợp do khó khăn khách quan cần xây dựng lộ trình khác, các bộ, cơ quan trung ương, ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.

Riêng đối với giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập; giá dịch vụ giáo dục đào tạo và giáo dục nghề nghiệp tại cơ sở giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp công lập: Trường hợp không thực hiện được lộ trình quy định tại điểm a khoản này, Bộ Y tế, Bộ GDĐT, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định, sau khi có ý kiến thẩm định của Bộ Tài chính.

Do lĩnh vực GDĐT có tác động lớn đến an sinh xã hội nên Bộ GDĐT đã phối hợp với các các cơ quan liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (sau đây gọi là Nghị định số 81); trong đó quy định khung giá dịch vụ GDĐT áp dụng đối với các cơ sở GDĐT chưa tự chủ chi thường xuyên dự kiến đến năm 2025 tính đủ chi phí giáo dục đại học công lập, đến năm 2030 tính đủ chi phí giáo dục mầm non, phổ thông công lập.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và nhiệm vụ kiểm soát lạm phát nên trên thực tế, lộ trình tính giá dịch vụ GDĐT tại Nghị định số 81 của năm học 2022-2023 cũng chưa thực hiện được (thực hiện Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 08/6/2022 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2022, Bộ GDĐT đã có Tờ trình số 1136/TTr-BGDĐT ngày 26/8/2022 và Công văn số 4612/BGDĐT-KHTC ngày 19/9/2022 gửi Thủ tướng Chính phủ trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết giữ ổn định học phí năm học 2022-2023 bằng mức học phí năm học 2021-2022 để góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ học sinh và gia đình phụ huynh giảm bớt gánh nặng, ổn định đời sống nhân dân. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 165/NQ-CP ngày 20/12/2022 về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022-2023).

3. Về kiến nghị ban hành các chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn

Nghị định số 81 đã quy định các chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể như sau:

Khoản 4, Khoản 5, Khoản 8, Khoản 12 Điều 15 Nghị định số 81 quy định miễn học phí đối với: “Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ; trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền; học sinh trung học cơ sở ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền được miễn học phí từ năm học 2022-2023 (được hưởng từ ngày 01/9/2022); học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiếu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.

Điểm c Khoản 1 Điều 16 Nghị định số 81 quy định giảm 70% học phí đối với: “Trẻ em học mẫu giáo và học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số (ngoài đối tượng dân tộc thiểu số rất ít người) ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực III vùng dân tộc và miền núi xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển hải đảo theo quy định của cơ quan có thẩm quyền”.

Điểm b Khoản 2 Điều 16 Nghị định số 81 quy định giảm 50% học phí đối với: “Trẻ em học mẫu giáo và học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ”.

Như vậy, hiện nay Nhà nước đã có các chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.





Nguồn

Cùng chủ đề

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại Hà Nội, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024 dưới sự chủ...

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường để nghe: Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc...

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng này âu lo. Sau tiếng còi khai cuộc, HAGL tiếp tục trung thành với lối chơi phòng ngự phản công.Video:...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Quảng Ninh và Ninh Bình thúc đẩy hợp tác, kết nối cùng phát triển

Ngày 16/8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, phát triển du lịch, xúc tiến và thu hút đầu tư. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy...

Loạt phim Hollywood sắp ra mắt có sự góp mặt của ‘đả nữ’ Việt

Việt Nam "đóng góp" hai cái tên khá quen thuộc của giới võ thuật trong nước, gồm Nhung Kate và Ngô Thanh Vân, cho hai phim có thương hiệu hoặc là chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Sự góp mặt của các nữ diễn viên cho thấy nỗ lực của các tài năng Việt Nam trong việc vươn ra thế giới, góp mặt vào các dự án được chú ý. Hai bộ phim dưới đây sẽ...

Quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên ngành Y tế

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong đơn vị sự nghiệp y tế luôn được cấp ủy, tổ chức đảng toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới trong ngành chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện ngành Y tế Quảng Ninh có 30 đơn vị sự nghiệp với gần 8.000 viên chức, người lao động. Xác định công tác phát triển đảng...

Bài đọc nhiều

Giới siêu giàu Việt có hơn 1.000 người, ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất

Số người siêu giàu với tài sản đạt trên 30 triệu USD đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2022, giới siêu giàu Việt có 1.059 người. Dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu tại Việt Nam là gần 1.300 người. Theo báo cáo thịnh vượng mới nhất của Knight Frank - tập đoàn tư vấn bất động sản có trụ sở chính tại Anh, số lượng người siêu...

Cô Tô mạnh tay xử lý vi phạm về tiếng ồn

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo môi trường du lịch, UBND huyện Cô Tô vừa ban hành văn bản về việc xử lý nghiêm hoạt động sử dụng các thiết bị âm thanh gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật.Trước thực tế gần đây đã xảy ra tình trạng một số hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức cho khách hát karaoke ngoài trời quá thời gian quy định, sử...

Quảng Ninh cuối thế kỷ XIX: Thực dân Pháp xâm chiếm khu mỏ

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho một trang sử mới trên đất nước ta. Cho đến năm 1867, Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Thời gian này, vùng Quảng Yên, Hải Ninh loạn lạc liên miên, thổ phỉ, giặc cướp hoành hành khắp nơi, đến mức năm 1863, vua Tự Đức đã phải sai Tổng đốc Nguyễn Tri Phương mang quân đi đánh dẹp. Trước đó, năm 1864, bằng...

“Sống xanh” theo cách của Green life Hạ Long

Hợp tác xã Green life Hạ Long thành lập vào tháng 12/2019 bởi Trung tâm Hỗ trợ phát triển xanh Green Hub, có địa chỉ tại tổ 27, khu 3, phường Hà Khẩu, TP Hạ Long, do bà Trần Thị Hương làm Giám đốc. Hoạt động chính của Hợp tác xã là thu gom phế phẩm, chủ yếu là rác thải nhựa, khó phân hủy để tái chế thành các sản phẩm hữu ích, đi liền với tạo...

Hướng dẫn đi đảo Cù Lao Chàm từ Đà Nẵng, Hội An dễ dàng

So với trước đây, việc đi Cù Lao Chàm bây giờ đã thuận tiện hơn rất nhiều. Dù xuất phát từ Hội An hay Đà Nẵng thì đều khá dễ dàng bởi đường đi không quá xa. Thế nhưng nếu không phải là người địa phương thì bạn cần tham khảo hướng dẫn cụ thể. Cù Lao Chàm – Điểm du lịch hấp dẫn của Đà Nẵng, Hội An Cù Lao Chàm là một hòn đảo du lịch nổi tiếng...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo...

Quảng Ninh sửa ‘Cung con rùa’ chuẩn bị cho giải Taekwondo Cảnh sát Châu Á

TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng 11 để chuẩn bị cho tổ chức Giải vô địch Taekwondo Cảnh sát Châu Á. TPO - Theo kế hoạch, nhà thi đấu 5.000 chỗ của tỉnh Quảng Ninh sẽ được sửa chữa xong trong tháng...

Bạn trẻ làm ứng dụng chia sẻ khóa học trực tuyến

Ngày 9-11, ứng dụng học tập trực tuyến Studify được một nhóm bạn trẻ ra mắt tại TP.HCM. Có thể hình dung, Studify tạo...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên báo cáo trước Quốc hội về dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi)

Sửa đổi Luật Hóa chất là cần thiếtBáo cáo tại Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Thực hiện Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 41 ngày 18/12/2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 30/7/2024 Chính phủ đã có Tờ trình số 371 và Tờ trình tóm...

"Tuyệt đối không để lợi ích nhóm trong thiết kế văn bản quy phạm pháp luật"

Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu chuyển đổi tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa bảo đảm yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyến khích sáng tạo, giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực. Cũng theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, trước mắt Chính...

Mới nhất