Trang chủDestinationsThanh HóaXe đạp thồ của dân công Thanh Hóa trong chiến thắng Điện Biên...

Xe đạp thồ của dân công Thanh Hóa trong chiến thắng Điện Biên Phủ


Nhờ ý chí sắt đá, sự kiên cường và linh hoạt trong việc sử dụng các phương tiện, trong chiến dịch Điện Biên Phủ nhiều phương tiện thô sơ của Nhân dân Việt Nam đã đối đầu với các phương tiện chiến tranh tối tân của kẻ địch. Trong số các phương tiện bị đối phương “chế giễu”, chiếc xe đạp thồ đóng vai trò quan trọng và đã trở thành biểu tượng đẹp trong cuộc kháng chiến chống Pháp của Nhân dân Việt Nam nói chung, quân và dân Thanh Hóa nói riêng.

Xe đạp thồ của dân công Thanh Hóa trong chiến thắng Điện Biên PhủChiếc xe đạp của ông Trịnh Ngọc, dân công xe đạp thồ thị xã Thanh Hóa, đạt kỷ lục vận chuyển 345,5kg/chuyến phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ được trưng bày ở Bảo tàng tỉnh. Ảnh: KIỀU HUYỀN

Điện Biên Phủ – một pháo đài bất khả xâm phạm, một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương. Để đập tan kế hoạch của địch, Trung ương Đảng và Quân ủy đã xác định vấn đề hậu cần là một trong những khó khăn lớn nhất của chiến dịch.

Tháng 8-1953, đoàn xe thồ hỏa tuyến Thanh Hóa lên đường đi phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Đầu tháng 11-1953, dân công Thanh Hóa cùng ngành giao thông đã mở thông đường 41, con đường huyết mạch vận chuyển lương thực, vũ khí lên Điện Biên.

Đường đã mở, các đợt vận chuyển của dân công liên tục được huy động. Từ cuối năm 1953 đến tháng 3-1954, dân công Thanh Hóa đã kế tiếp nhau vận chuyển hai lần lên chiến dịch với khối lượng 2.352 tấn lương thực và 265 tấn thực phẩm. Đây là nguồn lương thực, thực phẩm dự trữ của Nhà nước trong kháng chiến. Đến ngày 15-4-1954, Trung ương Đảng và Bộ chỉ huy chiến dịch giao cho Thanh Hóa phải vận chuyển tiếp tế gần 2.000 tấn gạo và 282 tấn thực phẩm lên chiến dịch vào thời hạn cuối là ngày 31-5. Đây cũng là thời điểm nguồn dự trữ của Nhà nước đã hết, cần sự tập trung sức của, sức người trong Nhân dân. Một phong trào “dốc bồ đổ thúng” trong từng nhà đã được huy động, mọi lực lượng ra đồng cắt từng bông lúa chín để đảm bảo “tất cả cho chiến dịch Điện Biên Phủ đại thắng”. Để đảm bảo hậu cần cho chiến dịch Điện Biên Phủ, Thanh Hóa đã huy động 182.124 dân công gánh bộ và 11.000 dân công xe đạp thồ chuyển tiếp. Như vậy, Thanh Hóa đã có 1.061.593 lượt người, bằng nửa số dân của tỉnh lúc bấy giờ, với 27.000.223 ngày công phục vụ chiến dịch.

Việc phân công vận chuyển cũng được tính toán hợp lý, đa dạng với từng vùng miền, lứa tuổi, tập quán lao động. Người dân miền biển, miền sông nước thì điều khiển thuyền ván, thuyền nan; đồng bào miền Tây chở hàng bằng xe ngựa thồ và gồng gánh, địu hàng, đội hàng; thanh niên và trung niên thành thị, các huyện miền xuôi thì dùng xe thồ. Trong đó, với quyết tâm “Đèo cao thì mặc đèo cao, tinh thần tiếp viện còn cao hơn đèo”, nhằm tăng năng suất vận chuyển hàng hóa, Đảng bộ và Nhân dân thị xã Thanh Hóa (nay là TP Thanh Hóa) đã vận động Nhân dân, người góp tiền của, người góp xe, góp ½ xe, ¼ xe, góp 1 bánh xe và tiến cử con em mình tham gia đoàn xe đạp thồ. Tại thời điểm đó, chiếc xe đạp là tài sản lớn của mỗi gia đình, nhưng người dân vẫn sẵn sàng mang khối tài sản đó tham gia phục vụ chiến trường. Chỉ trong một thời gian ngắn chuẩn bị, ngót trăm người từ các vùng lân cận thị xã đã tụ tập lại và trở thành một tập thể. Đoàn xe thồ dân công kháng chiến thị xã Thanh Hóa ra đời, ông Trịnh Vòi là đoàn trưởng. Nối tiếp phong trào ấy, ở các huyện Quảng Xương, Hoằng Hóa, Đông Sơn, Thạch Thành, Hà Trung, Nông Cống… cũng thành lập đại đội xe thồ bổ sung vào đội quân xe đạp thồ hùng hậu của tỉnh phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ.

Đoàn xe đạp thồ Thanh Hóa bắt đầu tiến quân từ Ngã Ba Voi (thuộc địa phận TP Thanh Hóa ngày nay) đến tập kết tại Hồi Xuân để biên chế và chỉnh đốn đội ngũ, phân công người khỏe và xe tốt tham gia hỏa tuyến, người trung bình tham gia trung tuyến, phụ nữ và người cao tuổi thì tham gia hậu tuyến. Đoàn xe thồ biên chế theo từng huyện, mỗi huyện là một đại đội, hay còn gọi là một C. Từ Hồi Xuân đoàn đi qua các địa danh suối Rút – Hòa Bình – Mộc Châu – Yên Châu – Sơn La – vượt đèo Pha Đin đến ngã ba Tuần Giáo. Trên chặng đường vận chuyển từ trạm H1 (Tuần Giáo) đến Điện Biên Phủ dài gần 80km, đoàn xe đạp thồ Thanh Hóa được bố trí tới 3.000 xe.

Để tăng năng suất vận chuyển hàng hóa, những chiếc xe thồ được chế ra từ những chiếc xe đạp nhãn hiệu nước ngoài bằng cách buộc thêm vào tay lái một đoạn tre nhỏ, dài khoảng một mét, gọi là “tay ngai” để điều khiển xe, buộc vào trục yên xe một đoạn tre, cao hơn yên khoảng 50cm để cầm, vừa giữ thăng bằng, vừa đẩy xe đi. Để tăng độ cứng của khung xe, người ta hàn thêm sắt, buộc thêm gỗ và buộc thêm vải để tăng độ bền của săm, lốp. Đường hành quân gian nan là vậy nhưng trên ghi đông xe được thiết kế thêm giá đỡ đựng nào kiềng, ghi gô… là những đồ dùng cá nhân mang theo, sử dụng trong suốt chặng đường tiếp vận. Đặc biệt, thi đua cùng các chiến sĩ ngoài mặt trận, phong trào “thồ nhiều, đi nhanh” ngày càng lan rộng, cổ vũ mọi người phấn đấu tăng trọng lượng thồ hàng. Từ 150 đến 200kg/chuyến xe tăng lên 300kg và nhiều hơn nữa. Đáng khâm phục là “kiện tướng xe thồ” Cao Văn Tỵ, luôn chở tới 315kg; Bùi Tín – người 2 lần vinh dự được tặng thưởng Huy hiệu Bác Hồ và Huân chương Chiến công hạng Ba, đạt năng suất 320kg trong suốt chiến dịch Điện Biên Phủ. Đặc biệt là “nhà vô địch xe thồ hàng” Trịnh Ngọc với kỷ lục vận chuyển 345,5kg/chuyến… đã lập nên huyền thoại trên những cung đường đèo dốc cheo leo, hiểm trở.

Chính viên cựu đại tá không quân Pháp Jules Joy đã thú nhận về sự thất bại của thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ: “Mặc dù nhiều tấn bom đạn đã trút xuống các trục lộ giao thông nhưng tuyến tiếp tế của Việt Minh không bao giờ dứt. Không phải chỉ viện trợ của Trung Quốc giúp Việt Minh đã thắng tướng Navarre (Na-va), mà chính là những chiếc xe nhãn hiệu Pơ-giô thồ được từ 200-300kg, được điều khiển bởi những dân công ăn không đủ no, ngủ ngay trên nền đất, dưới những tấm vải ni lông. Tướng Na-va bị đánh bại không phải bởi các phương tiện chiến tranh mà là do trí thông minh và ý chí quyết thắng của đối phương”. Một học giả người Mỹ Bécna Phôn đã phát hiện ra: Thắng lợi của Việt Nam ở Điện Biên Phủ “trước hết là những chiến thắng về tiếp tế”.

69 năm sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hầu hết các cựu chiến binh tham gia kháng chiến ngày ấy nay phần lớn đã trở thành người thiên cổ, số còn lại tuổi cao sức yếu. Chúng tôi tìm đến ngôi nhà của ông Ngân Văn Nhẫn, sinh năm 1932 (khu 4, thị trấn Hồi Xuân, Quan Hóa), người từng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ năm xưa. Dù tuổi đã cao, sức yếu nhưng khi nhắc tới sự kiện Điện Biên Phủ, giọng nói của ông hồ hởi lạ thường. “Ngày ấy, vào khoảng đầu năm 1953, khi tôi vừa qua tuổi đôi mươi. Nhìn bố mỗi đêm hối hả cùng bà con trong làng gom thóc, xay giã, dần, sàng đóng gạo vào xe thồ vận chuyển lên chiến trường Điện Biên, lần lượt các anh em trong gia đình, họ hàng khoác ba lô ra trận, tôi ao ước có ngày được bố đồng ý cho tham gia vào đoàn dân công”. Ao ước ấy thành hiện thực. Ngày ông nhập vào đoàn dân công của xã, bố ông đã chuẩn bị cho 2 chiếc bồ nhỏ, mỗi chiếc có thể đựng được 10kg gạo, một túi ruột tượng đựng 5kg gạo để ăn dọc đường.

Theo đoàn dân công tải lương lên Điện Biên Phủ, ông và đoàn phải đi nhiều đường khác nhau để tránh sự phát hiện của mật thám, máy bay địch. Từ chuyến đi đầu tiên đó, ông không nhớ nổi đã tham gia bao nhiêu chuyến và vận chuyển bao nhiêu hàng hóa lên Điện Biên.

“Ngày đó, riêng xã tôi (lúc đó là xã Hồi Xuân) có đến cả trăm người tham gia phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ”. Sau khi đi dân công, ông tham gia bộ đội chính quy và về phục viên với quân hàm thiếu úy. Theo ông Bùi Chí Thành, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Quan Hóa: Hiện Hội CCB Quan Hóa có gần 3.000 hội viên, nhưng chỉ còn có 5 hội viên đã từng tham gia kháng chiến chống Pháp. Trong đó cũng chỉ có 2 người còn sức khỏe, 3 người khác đã rất ốm yếu”.

Mới hôm qua họ còn tay cày, tay búa nơi quê nhà, với tinh thần “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”, “cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức” họ đã sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ để cùng làm nên chiến thắng. Những tên đất, địa danh, trận địa như Suối Rút, Tuần Giáo, đèo Pha Đin, Mường Thanh, Đồi A1… đều in đậm chiến công của người Thanh Hóa.

Đóng góp nhiều, thành tích lớn và tương ứng với những điều đó là các phần thưởng, các danh hiệu cao quý mà Đảng, Nhà nước và Bác Hồ trao tặng cho Thanh Hóa. Trong các phần thưởng ấy, Nhân dân Thanh Hóa luôn ghi nhớ lời khen ngợi và ghi nhận của Bác trong dịp người về thăm Thanh Hóa lần thứ 2, ngày 13-6-1957: “Bây giờ tiếng Việt Nam đến đâu, tiếng Điện Biên Phủ đến đó. Tiếng Điện Biên Phủ đến đâu, đồng bào Thanh Hóa cũng có một phần vinh dự đến đó”.

Hình ảnh những đoàn xe đạp thồ Thanh Hóa anh hùng đã được dân công Thanh Hóa kế tục phát huy để rồi sau này vượt Trường Sơn phục vụ chiến trường miền Nam trong công cuộc chống Mỹ mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.

KIỀU HUYỀN



Nguồn

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Học viện Kỹ thuật quân sự

(ĐCSVN) - Chiều 18/12, nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng). Cùng dự có lãnh đạo Bộ Quốc phòng, các bộ, ngành, cán bộ, giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ Học viện Kỹ thuật quân sự. ...

Thủ tướng làm việc với các doanh nghiệp hàng không vũ trụ, quốc phòng an ninh của Mỹ

Với mục tiêu tăng trưởng hai con số mỗi năm, Thủ tướng nhấn mạnh việc khai thác các không gian phát triển mới, trong đó có không gian vũ trụ, kinh tế hàng không... Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh...

Sửa đổi, bổ sung một số quy định về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng

(ĐCSVN) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 159/2024/NĐ-CP ngày 18/12/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng. ...

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân tại phường Vĩnh Phúc

Kinhtedothi - Tối 18/12, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã dự Ngày hội Quốc phòng toàn dân năm 2024 tại phường Vĩnh Phúc, quận Ba Đình. Đọc diễn văn tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch UBND phường Vĩnh Phúc Ngô Thị Thúy Lan điểm lại những dấu mốc quan trọng cũng như ý nghĩa của Ngày hội Quốc phòng toàn dân. Nhận thức sâu sắc vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của việc...

Nga: Việc kiểm soát các kho vũ khí hạt nhân khổng lồ là chuyện của quá khứ

Đây là khẳng định của Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov trước báo giới hôm 18/2."Nhìn chung, chủ đề kiểm soát vũ khí đã là chuyện của quá khứ vì việc quay trở lại mức độ tin cậy tối thiểu là điều không thể do các tiêu chuẩn kép của phương Tây. Và nếu không có lòng tin, thì không thể tạo ra một cơ chế hiệu quả để kiểm soát lẫn nhau", ông Valery Gerasimov nói.Tổng...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đẩy mạnh kích cầu tiêu dùng cuối năm

Những tháng cuối năm là giai đoạn cao điểm của hoạt động mua sắm và tiêu dùng. Để tăng cường nhu cầu mua sắm nội địa, nhiều doanh nghiệp, siêu thị và cửa hàng đã tung ra những chương trình khuyến mãi đầy hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Khách hàng mua sắm tại cửa hàng Yody Nguyễn Trãi. Từ ngày 21/8/2024, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-BCT về việc tổ chức “Chương trình khuyến mại...

34 tác phẩm xuất sắc nhất được trao giải Cuộc thi ảnh, video Happy Vietnam

Mỗi tác phẩm là một câu chuyện thú vị, một khoảnh khắc ấn tượng hay một thông điệp ý nghĩa về tình yêu quê hương, đất nước, với niềm tự hào, với tình yêu và khát vọng về cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Một số hình ảnh dự thi. (Ảnh: Bộ Thông tin và Truyền thông) Vào lúc 20 giờ ngày 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ...

Tối nay, Lễ trao Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X dự kiến diễn ra tại Hà Nội

Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại là sự kiện cấp quốc gia diễn ra hằng năm, được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2014 với mục đích ghi nhận, tôn vinh những tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc trong lĩnh vực thông tin, tuyên truyền đối ngoại, đã góp phần lan tỏa hình ảnh đất nước, văn hóa, con người Việt Nam ra thế giới. Đại diện Lãnh đạo Đảng, Nhà nước...

Thưởng thức gì trong đêm pháo hoa thứ hai của DIFF 2024 vào 15/6 này?

Với chủ đề “Made of Nature Wisdom - Tuyệt tác thiên nhiên”, đêm thi đấu thứ hai của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng DIFF 2024 hứa hẹn một trận đấu ánh sáng nghẹt thở giữa tân binh Mỹ và cựu vương Ý vào 20h tối 15/6. DIFF 2024 thắp sáng màn trời Đà Nẵng bằng đêm khai mạc đầy cảm xúc. Màn đối đầu giữa cựu vương và tân binh Sau đêm khai mạc vỡ òa cảm xúc, hàng...
10:45:23

Pù luông, Bá Thước – Điểm đến yêu thích của du khách quốc tế

Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 130 km, khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông, huyện Bá Thước đang trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế. Nguyên nhân không chỉ bởi nơi đây có khí hậu trong lành, thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn sở hữu những điểm khác biệt không phải nơi nào cũng có được. Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa Nguồn:https://www.youtube.com/watch?v=1tgQtDszr-w

Bài đọc nhiều

Công ty TNHH h ỗ trợ mua toàn cầu khai trương chuỗi siêu thị HTM Mart và chương trình xúc tiến thương mại

Ngày 10-5, Công ty TNHH hỗ trợ mua toàn cầu đã tổ chức lễ khai trương chuỗi Siêu thị HTM Mart và chương trình xúc tiến thương mại, ký kết hợp tác chiến lược. Sự kiện là tiền đề quan trọng để các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng như trên toàn quốc có cơ hội được giới thiệu, quảng bá thương hiệu và đưa sản phẩm đến gần hơn với người tiêu...

Cách sử dụng củ tam thất tươi bạn nên biết

Củ tam thất tươi được xem là vẫn giữ nguyên được 100% giá trị dược tính. Nên được nhiều người “săn lùng” về sử dụng, nhưng củ tam thất tươi bảo quản rất khó và cần mua đúng mùa thu hoạch. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách sử dụng củ tam thất tươi, giá thành, tác dụng và địa điểm mua củ tam thất tươi uy tín.Tác dụng củ tam thất tươiTam thất bắc...

Phụ nữ uống đông trùng hạ thảo có tốt không? Khi nào không nên dùng?

Trước đây nhiều người nghĩ rằng đông trùng hạ thảo chỉ tốt cho đàn ông, không tốt cho phụ nữ, nhưng sự thật là đông trùng hạ thảo cũng rất tốt cho phụ nữ. Thế nhưng không phải mọi phụ nữ đều dùng được đông trùng hạ thảo. Vậy đông trùng hạ thảo mang lại những tác dụng gì đối với phụ nữ, cách sử dụng thế nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả nhất, mời...

Bánh đa – sản phẩm đặc sản xứ Thanh

Vùng đất xứ Thanh là nơi nổi tiếng sinh ra các món ăn dân dã như nem chua Thanh Hóa, bánh gai Thọ Xuân.. Đặc biệt người quê xứ Thanh có một món ăn dân dã mang hồn quê bao đời nay, đó là làng Kinh Châu thuộc xã Thiệu Châu, Thiệu Hóa, Thanh Hóa từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh đa với lịch sử hàng trăm năm. https://s3-hn-2.cloud.cmctelecom.vn/vietnam.vn/2023/04/5-BANH-DA-SAN-PHAM-DAC-SAC-XU-THANH.mp4 Sau mấy trăm năm, nghề làm bánh đa ở...

Trung tâm Xét nghiệm NIPT uy tín và chính xác tại Hà Nội

Xét nghiệm NIPT là xét nghiệm sàng lọc trước sinh được thực hiện vào tuần thứ 9 của thai kỳ, giúp đánh giá các nguy cơ của thai nhi với một số hội chứng di truyền và dị tật bẩm sinh. Xét nghiệm NIPT tại VIETGEN được cam kết độ chính xác cao lên đến 99,999%, trả kết quả nhanh sau 3 - 5 ngày.VIETGEN - Trung tâm xét nghiệm NIPT uy tín ở Hà Nội.VIETGEN - Trung...

Cùng chuyên mục

Bánh đa nướng – món quà quê xứ Thanh

Bánh đa nướng là một đặc sản nổi tiếng của vùng đất Thanh Hóa, mang đậm hương vị quê hương. Với nguyên liệu đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân địa phương, bánh đa nướng đã trở thành món quà ý nghĩa và được nhiều người yêu thích. Bánh đa nướng có nguồn gốc từ các làng nghề truyền thống ở Thanh Hóa, như làng Minh Châu (Thiệu Châu), làng Đắc Châu (Tân Châu),... Mỗi vùng...

Tìm hiểu quy trình làm bánh đa nướng Thiệu Châu

     Bánh đa nướng Thiệu Châu là một đặc sản nổi tiếng của Thanh Hóa, được làm từ gạo và vừng. Ngay từ khâu chọn gạo cũng được những gia đình làm bánh của làng nghề chú trọng lựa chon kỹ lưỡng: Hạt gạo phải là gạo hạt tròn ví dụ từ lúa Q5, hạt đều được xay sát kỹ đến độ trong của gạo. Gạo làm bánh được ngâm vào nước ở thời gian nhất định khoảng...

Tìm hiểu về cuộc sống ngư dân làng chài ven biển Thanh Hóa

Với 2 km đường bờ biển nằm trong dải bờ biển 12 km của Khu du lịch biển Hải Tiến, xã Hoằng Thanh vốn là nơi sinh sống lâu đời của cư dân vùng biển. Hiện nay, cuộc sống đã có nhiều đổi thay nhưng bà con nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét bản sắc độc đáo của cư dân làng biển. Xã Hoằng Thanh có 7 thôn, trong đó có 4 thôn ven bờ biển (gồm...

Pù Luông có gì mà nếu đến sẽ khó bước chân đi?

Pù Luông đón khách bằng cái nắng dịu dàng, e ấp chạy dọc trên sườn núi, trải dài trên những thủa ruộng bậc thang, như một thiếu nữ vùng cao lần đầu hò hẹn. Từ trên đỉnh Pù Luông nhìn xuống, những ruộng bậc thang lượn vòng từng tầng, từng bậc; những ngôi nhà sàn tô điểm giữa không gian, giữa màu xanh biếc của lúa, của cây, thoang thoảng những làn khói lam chiều bay lên. Chiều về,...

Khám phá Pù Luông

Tháng 6 về, Pù Luông thơ mộng như khoác lên mình một màu áo mới - sắc vàng của mùa lúa chín, nổi bật giữa màu xanh núi rừng, cùng những ngôi nhà sàn thấp thoáng tạo nên một khung cảnh thơ mộng. vtv.vn Nguồn:

Mới nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Xây dựng Học viện Kỹ thuật quân sự đến 2045 có tiếng trên thế giới

Ngày 18-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm Học viện Kỹ thuật quân sự (Bộ Quốc phòng) nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. ...

Tôi không phải là ngôi sao sớm nở tối tàn

Dừng chân đầy tiếc nuối trong Chị đẹp đạp gió 2024, Ái Phương "chị đẹp ấm áp của khán giả" có dịp chia sẻ nhiều hơn về hành trình tự tin, tìm thấy chính mình và mong muốn dùng âm nhạc để giúp đỡ mọi người. ...

Đề nghị doanh nghiệp hàng không, quốc phòng Mỹ hợp tác chuyển giao công nghệ

Chiều 18/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp đoàn doanh nghiệp ngành hàng không vũ trụ, quốc phòng, an ninh của Hội đồng Kinh doanh Mỹ - ASEAN (USABC) tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ 2. Tham gia đoàn có đại diện các doanh nghiệp Boeing, Lockheed Martin, Bell Textron, A2G (Air to Ground), AeroVironment, Atmo,...

Thúc đẩy hợp tác giữa Cảnh sát biển Việt Nam và lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước

(ĐCSVN) - Thay mặt lãnh đạo Bộ Quốc phòng Việt Nam, Đại tướng Phan Văn Giang cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, nhân viên của lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước đã luôn hợp tác, đồng hành, hỗ trợ, giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm với Cảnh sát biển Việt Nam. Chiều 18/12, tại trụ...

Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng năm 2024

Tối 18/12, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp cùng Sở NNPTNT, Sở Công Thương tỉnh...

Mới nhất