Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXây trường 63 tỉ trên đồi xong học sinh không học vì...

Xây trường 63 tỉ trên đồi xong học sinh không học vì sợ lở núi, Quảng Nam nói gì?


Trường THPT Võ Chí Công bỏ hoang suốt 4 năm nay bởi sạt lở núi sau trường - Ảnh: LÊ TRUNG

Trường THPT Võ Chí Công bỏ hoang suốt 4 năm nay bởi sạt lở núi sau trường – Ảnh: LÊ TRUNG

Sáng 2-4, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo thông báo tình hình kinh tế xã hội quý 1 và nhiệm vụ trọng tâm quý 2-2024.

Tại buổi họp báo, Tuổi Trẻ Online đã đặt câu hỏi liên quan đến Trường THPT Võ Chí Công ở xã A Xan, huyện Tây Giang.

Ngôi trường được xây dựng với tổng mức đầu tư hơn 63 tỉ đồng, nằm trên quả đồi. Năm học 2018-2019, trường được đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên học sinh học trường này chưa được bao lâu, thì sau đợt mưa lũ cuối năm 2020 xảy ra sạt lở nghiêm trọng ở đồi núi sau trường.

Hàng nghìn khối đất đá từ ta luy dương đổ xuống, kèm theo những vết nứt lớn ở phía đỉnh đồi đe dọa ngôi trường.

Bốn năm nay, học sinh phải học “nhờ” ở 7 phòng học của Trường THPT Tây Giang cách đó khoảng 40km.

Rêu bám đầy tường trong ngôi trường hơn 63 tỉ đồng - Ảnh: LÊ TRUNG

Rêu bám đầy tường trong ngôi trường hơn 63 tỉ đồng – Ảnh: LÊ TRUNG

Tỉnh sau đó có quyết định phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, đầu tư thêm 29 tỉ đồng để san gạt tạo mái dốc, đào xúc đất sạt lở, xây kè bảo vệ ta luy dương, gia cố bảo vệ mái dốc.

Như vậy so với mức đầu tư ban đầu thì công trình này “đội” thêm vốn để khắc phục sạt lở, chủ đầu tư đã trình tỉnh phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tổ chức đấu thầu công trình kè chống sạt lở quanh trường.

Thầy Nguyễn Công Tươi – hiệu trưởng Trường THPT Võ Chí Công – cho biết hiện nay có 233 học sinh với 7 lớp đang học nhờ phòng học của Trường THPT Tây Giang. Thầy và trò mong muốn trường được đầu tư xây dựng an toàn để về lại dạy, tạo sự an tâm cho học trò.

Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi: “Trường được xây hoành tráng trên đồi cao nhưng chỉ vài trăm học sinh học, dư luận cho rằng liệu có chuyện ‘tư duy nhiệm kỳ’? Việc khảo sát, lựa chọn địa điểm xây trường có bỏ qua những bước cần thiết về quy trình thủ tục không, vì sao chọn xây trường trên đồi cao để rồi xảy ra sạt lở núi?”.

Từ năm 2020 đến nay, học sinh Trường THPT Võ Chí Công phải học nhờ ở trường khác - Ảnh: LÊ TRUNG

Từ năm 2020 đến nay, học sinh Trường THPT Võ Chí Công phải học nhờ ở trường khác – Ảnh: LÊ TRUNG

Trả lời câu hỏi, ông Nguyễn Hưng – phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Nam – cho biết đối với Trường THPT Võ Chí Công, việc lựa chọn địa điểm xây trường là do chủ đầu tư cùng với địa phương thực hiện, Sở Kế hoạch và Đầu tư không tham gia.

Tuy nhiên phải chia sẻ với khó khăn ở miền núi, để chọn được một địa điểm bằng phẳng, phù hợp xây dựng một công trình là rất khó khăn. Địa hình Quảng Nam là dốc từ tây sang đông, mà vùng núi thì khó có địa điểm bằng phẳng.

Ở xã A Xan, nếu chọn phía dưới sẽ bị ngập lụt ngay, cho nên rất khó về chọn địa điểm. Thứ hai, nếu ủi đất để có vị trí mặt bằng cho đẹp thì không phải là sự lựa chọn tối ưu. Vì khi địa hình ổn định bao nhiêu đời nay mà ủi thì chỗ đất đắp dứt khoát bị lở, đất đào cũng bị lở hơn.

Ông Hưng cho hay khi xây Trường Võ Chí Công và xảy ra sạt lở thì cần phải điều chỉnh, chứ không thể để nguyên vậy, sẽ xảy ra những hậu quả.

Có rất nhiều nội dung điều chỉnh, nhiều đoàn cũng đã đi khảo sát, đề xuất, một là tiếp tục san ủi đồi phía sau trường nhưng đây là giải pháp không ổn, hai là làm kè, tường chắn (chống sạt lở), ba là dời địa điểm.

“Để đảm bảo cho ngân sách đã bỏ ra đầu tư thì chọn làm kè là giải pháp tốt nhất. Khi đã thống nhất như thế rồi thì tập trung khắc phục, tuy nhiên còn nhiều ý kiến khác nhau nên việc khắc phục chậm. Trong thời gian tới sẽ khắc phục dứt điểm việc này” – ông Hưng nói.

Vết nứt do sạt lở đồi núi ở sau trường - Ảnh: LÊ TRUNG

Vết nứt do sạt lở đồi núi ở sau trường – Ảnh: LÊ TRUNG

Học trò sơ tán, lội 40km bùn đất đi Học trò sơ tán, lội 40km bùn đất đi ‘học gửi’

TTO – Buổi học của 277 học sinh và các thầy cô giáo Trường THPT Võ Chí Công, huyện Tây Giang (tỉnh Quảng Nam) đã trở lại trên điểm “học gửi” THPT Tây Giang. Đó có lẽ là buổi học đi vào lịch sử với học sinh vùng biên giới.



Nguồn

Cùng chủ đề

Năm học 2024-2025, Hà Nội có thêm 2 trường trung học phổ thông công lập

Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục đứng đầu cả nước với gần 3.000 trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và 29 trung tâm giáo dục thường xuyên. Thành phố hiện có gần 2,3 triệu học sinh. Tuy nhiên, ở bậc trung học phổ thông hiện mới chỉ có 117 trường công lập, ít hơn số trường của các bậc trung học cơ...

Hối hả trên công trường xây trường học mới

Năm học 2024-2025 được xem là năm bản lề quan trọng để hoàn thành các mục tiêu giáo dục giai đoạn 2021-2025 của TPHCM. Trong đó, Đề án xây dựng 4.500 phòng học chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) góp phần bổ sung mạng lưới trường lớp, đáp ứng nhu cầu về chỗ học của học sinh thành phố. Những ngày này, phóng viên...

Hà Nội xem xét thu hồi 3 khu ‘đất vàng’ quận Hai Bà Trưng để xây trường học

TPO - Ba khu "đất vàng" trên địa bàn quận Hai Bà Trưng của các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy... sử dụng không hiệu quả, được Hà Nội đề xuất chuyển đổi xây trường học. UBND TP Hà Nội thông tin: Trong khi đất xây dựng trường học trong nội đô khó khăn thì hiện nay vẫn còn các cơ quan, xí nghiệp, nhà máy, hợp tác xã... trước đây được Nhà nước giao đất...

Điểm trường xã hội hóa bị lập biên bản buộc dừng thi công, Quảng Nam đề nghị Kon Tum tạo điều kiện

Các công trình trên phục vụ các nhu cầu thiết yếu của đồng bào dân tộc thiểu số tại thôn 3, đặc biệt là nhu cầu học hành của trẻ em, không thuộc vốn đầu tư của chính quyền Quảng Nam, không làm mở rộng địa bàn sinh sống của bà con người dân thôn 3, không làm ảnh hưởng đến việc...

Điểm trường xây mới ở Quảng Nam, Kon Tum buộc dừng vì địa giới

Quảng Nam xin tạo điều kiện tiếp tục thi công vì cần thiếtHuyện Nam Trà My cho rằng giải quyết vấn đề chồng lấn địa giới hành chính là việc của cấp ủy Đảng và chính quyền của 2 địa phương, nhưng cuộc sống người dân cần phải được đảm bảo những yêu cầu tối thiểu nhất. Do ngân sách nhà nước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

441 đại biểu dự Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM lần IX

Tại không gian mở sân 4A Nhà văn hóa Thanh niên TP.HCM, Đại hội Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã bắt đầu làm việc sáng 4-11. ...

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Có gì tại Ngày hội Việt Nam Xanh?

Ngày hội Việt Nam Xanh sẽ khai hội vào ngày 9-11 tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mang lại cho bạn đọc không gian sống xanh giữa lòng thành phố, nâng cao trải nghiệm về nền kinh tế xanh. ...

Vẽ một Hà Nội cũ kỹ, tranh của Phạm Bình Chương 25 năm vẫn đắt hàng

Họa sĩ Phạm Bình Chương 25 năm bền bỉ vẽ 200 tranh về Hà Nội xưa cũ, ngoài việc yêu những nét trầm mặc của thành phố, có lẽ còn vì đông đảo công chúng cũng yêu thích như anh.   Họa sĩ Phạm Bình Chương tại triển lãm Xuống phố - Ảnh: BTC Triển lãm Xuống phố 4 của Phạm Bình Chương đang bày ở Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam (đến ngày 7-11), thu hút rất đông người xem, điều khá hiếm hoi với...

Nhiều gói cước, 5G vẫn phập phù

Dù liên tục được nhà mạng tăng thêm trạm phát sóng nhưng mật độ vẫn còn rất thấp, do đó tình trạng tốc độ 5G phập phù vẫn diễn ra ở nhiều nơi, người dùng nên cân nhắc khi mua gói cước 5G. Đối...

Bài đọc nhiều

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Sinh viên tiếp cận nền giáo dục quốc tế chất lượng cao mà không cần du học

NDO - Diễn đàn Quốc tế hóa giáo dục đại học lần thứ 7 quy tụ các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách từ nhiều nơi trên thế giới để chia sẻ ý tưởng, khám phá thách thức và xây dựng các mối quan hệ đối tác nhằm thúc đẩy giáo dục toàn cầu nói chung và đổi mới trong hợp tác quốc tế giáo dục đại học nói riêng. ...

Chuyên ngành ‘cô đơn’ nhất Trung Quốc, mỗi năm chỉ 1 sinh viên tốt nghiệp

Năm 2010, sau khi nữ sinh tên Tiết Dật Phàm đăng tải lên mạng xã hội bức ảnh chụp một mình trong lễ tốt nghiệp, ngành Cổ sinh vật học của Đại học Bắc Kinh mới được biết tên rộng rãi.Trước đó, ít ai biết có chuyên ngành như vậy tồn tại. Tên chuyên ngành khiến người ta liên tưởng đến những môn học khó. Tiết Dật Phàm cũng vì đó mà nổi tiếng bởi cô là người...

“Nắng trên non” lan tỏa tinh thần tự tin, làm chủ cuộc sống của phụ nữ, trẻ em dân tộc thiểu số

Sự kiện truyền thông “Nắng trên non” vừa được Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức tại trường THCS và THPT Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai nhằm khơi dậy, khích lệ tinh thần vượt...

Cùng chuyên mục

Ra mắt Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP.HCM

Sáng 4-11, Tổ chức đại học Pháp ngữ (AUF) và Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch ký kết thoả thuận khung hợp tác phát triển Không gian hợp tác đại học Pháp ngữ tại TP. HCM. Không gian này được đặt tại...

Giáo viên trẻ tâm huyết của Trường IVS

Hoa hậu Nguyễn Thị Huyền luôn dành đam mê, tâm huyết của mình cho môn Yoga. Vì vậy, tại ngôi Trường IVS, đây không chỉ là môn học mà còn thể hiện chữ "Tâm" của người giáo viên. ...

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Kình ngư khuyết tật miệt mài gieo chữ miễn phí

Sốt bại liệt có thể đẩy số phận một người vào ngõ cụt nhưng chị Nguyễn Thị Sari đã bơi trên con sóng cuộc đời, trở thành cô giáo đặc biệt ...

Bê bối thầy giáo làm bài giúp nữ sinh trường làng lọt top cuộc thi Toán toàn cầu

Ngày 3/11, NetEase đưa tin, Ban tổ chức (BTC) cuộc thi Toán học toàn cầu 2024, chính thức xác nhận, Khương Bình - nữ sinh (17 tuổi) năm nhất khoa Thiết kế thời trang của Trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy (Trung Quốc) gian lận trong cuộc thi: "Vừa qua, học trò của thầy Vương Nhuận Thu là Khương Bình đến từ trường Trung cấp dạy nghề Liên Thủy lọt vào chung kết cuộc thi, đã thu hút sự chú ý của...

Mới nhất

Billiards 3 băng Việt Nam đang dần khẳng định vị thế

Billiards Carom 3 băng Việt Nam tiếp tục thể hiện sức mạnh trên đấu trường thế giới, khi cơ thủ Trần Quyết Chiến vừa vô địch World Cup Veghel 2024 tại Hà Lan. Đây là danh hiệu vô địch World Cup lần thứ ba trong năm 2024 của Việt Nam, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào, sau các...

Trẻ 9 tuổi mắc viêm dạ dày, viêm loét đại tràng

Trước đây, trẻ bị đau bụng, cha mẹ thường chỉ nghĩ đến các nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, nhiễm giun sán… Trên thực tế, đây là có thể là một trong những...

Hiện trạng khu đất “vàng”, được đề xuất làm công viên dọc bờ sông Sài Gòn

Công viên chạy dọc 1,1km theo sông Sài Gòn từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm, quy mô 10ha được đề xuất thực hiện để phục vụ người dân trong dịp Tết Nguyên đán 2025. ...

Phở ngô – “sứ giả văn hóa” của vùng núi đá Hà Giang

Được làm từ những hạt ngô của vùng Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), phở ngô đang được đón nhận như một món ăn độc đáo, hấp dẫn và lạ miệng. Câu chuyện kể về những cây ngô với phương thức thổ canh hốc đá, về phở ngô và miền đá Hà Giang khiến người thưởng thức món...

Mới nhất