Trang chủNewsThời sựXây dựng văn hoá trở thành nền tảng tinh thần vững chắc...

Xây dựng văn hoá trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, động lực phát triển đất nước


6.jpg
Quang cảnh phiên thảo luận

Xác định rõ lĩnh vực tập trung nguồn lực đầu tư

Phát biểu thảo luận, các đại biểu Quốc hội cho rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035, được Chính phủ xây dựng bao gồm các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nhằm phát triển văn hóa Việt Nam trong giai đoạn 2025 – 2035 trên phạm vi cả nước, phù hợp với quy định về chương trình mục tiêu quốc gia. Việc đầu tư Chương trình ở thời điểm hiện nay đáp ứng đầy đủ căn cứ chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn; tiếp tục khẳng định các quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hoá đối với sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển bền vững đất nước;… Đồng thời, góp phần tăng cường nguồn lực đầu tư, đáp ứng yêu cầu bức thiết về phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

an.jpg
Đại biểu Lê Thị Song An – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An phát biểu thảo luận

Tham gia phát biểu thảo luận, đại biểu Lê Thị Song An – Đoàn ĐBQH tỉnh Long An cho rằng, phát triển công nghiệp văn hoá có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hóa đề ra trong các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước. Ngày nay, công nghiệp văn hóa là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của kinh tế tri thức, góp phần quảng bá, bảo vệ và phát triển bản sắc dân tộc. Công nghiệp văn hóa hiện đang là “con gà đẻ trứng vàng” của nhiều nền kinh tế thế giới.

Qua nghiên cứu, Chương trình đặt mục tiêu đến năm 2030, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp vào 7% GDP của cả nước; đến năm 2035, phấn đấu các ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 8% vào GDP của cả nước và có mức tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7%. Đây được xem là mục tiêu đầy triển vọng. Chiến lược Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 cũng nêu rõ quan điểm: các ngành công nghiệp văn hóa là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, và xác định rõ 12 lĩnh vực được xếp vào ngành công nghiệp văn hóa.

Từ phân tích nêu trên, đại biểu đề nghị, Chương trình cần phải xác định rõ trong 12 lĩnh vực này thì lĩnh vực nào cần phải tập trung nguồn lực đầu tư, lĩnh vực nào cần phải xây dựng các cơ chế, chính sách kêu gọi xã hội hóa để huy động được các nguồn lực thực hiện, tránh dàn trãi, đầu tư không hiệu quả. Đồng thời, tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành như: Luật Di sản văn hóa; Nghị định 31/2021/NĐ-CP về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư và Quyết định 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008 của Thủ tướng chính phủ về danh mục thực hiện xã hội hóa,…nhằm tháo gỡ các vướng mắc liên quan đến việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư vào lĩnh vực văn hóa trong thời gian qua.

8.jpg
Các đại biểu tham dự phiên thảo luận

Về xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là việc đầu tư các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, đại biểu Lê Thị Song An cho rằng, việc đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp là mục tiêu chiến lược, lâu dài của Đảng, Nhà nước, bởi không chỉ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho công nhân lao động mà còn tạo điều kiện thuận lợi để họ yên tâm làm việc, gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp hiện nay còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Việc đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa cho người lao động tại các khu công nghiệp vẫn còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động. Điều này, cũng xuất phát từ nhiều nguyên nhân, chủ yếu là do các doanh nghiệp phần lớn vẫn quan tâm đến sản xuất, hiệu quả kinh doanh mà chưa chú trọng nhiều đến nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người lao động; một số doanh nghiệp thiếu quỹ đất; hoặc vừa và nhỏ nên tiềm lực tài chính còn yếu dẫn đến chưa có vốn để đầu tư xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa,…

Ngoài ra, cũng do người lao động thường xuyên phải làm việc tăng ca, nên ít có thời gian thư giãn, giải trí,… Vì thế, để từng bước khắc phục “lỗ hổng” trong việc xây dựng thiết chế văn hóa, tạo sân chơi dành cho người lao động, đại biểu đề nghị cần bổ sung và quy định thật cụ thể cơ chế, chính sách trong việc xây dựng các thiết chế văn hóa tại các khu công nghiệp, nhất là sự phối hợp giữa các cấp ngành và các doanh nghiệp trong việc đầu tư, quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trong khu công nghiệp; nâng cao chất lượng các hoạt động, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí của người lao động, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Thiết kế rõ hơn chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực văn hóa

Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị cho rằng, Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035 được xây dựng công phu, khá đầy đủ, toàn diện, có tầm nhìn dài hạn và đã làm rõ mục tiêu trong từng giai đoạn cụ thể.

thang.jpg
Đại biểu Hoàng Đức Thắng – Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị phát biểu thảo luận

Nhấn mạnh mục tiêu Chương trình hướng đến nhiều người dân, cộng đồng dân cư và các tổ chức thiết chế văn hóa trên phạm vi không gian rộng lớn, đại biểu Hoàng Đức Thắng cho rằng, sự tham gia của người dân và cộng đồng dân cư là cơ sở bảo đảm sự thành công của Chương trình nói riêng cũng như sự nghiệp văn hóa nói chung, với tư cách người dân là chủ thể sáng tạo, làm nên văn hóa và cũng là người thụ hưởng giá trị văn hóa mang lại.

Do đó, đại biểu đề nghị rà soát, bổ sung các chính sách khuyến khích sự tham gia của đông đảo người dân, cộng đồng dân cư vào hoạt động văn hóa, sáng tạo văn hóa, thực hành văn hóa, lan tỏa, lưu truyền và phát triển giá trị văn hóa. Cùng với đó, cần phát huy vai trò của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế trong sự nghiệp phát triển văn hóa. “Nếu Nhân dân là chủ thể sáng tạo nên văn hóa thì cộng đồng doanh nghiệp và tổ chức kinh tế là bệ đỡ, kiến tạo cho những sản phẩm văn hóa được thăng hoa. Tuy nhiên, vị trí, vai trò của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế chưa được khẳng định rõ nét trong Chương trình”, đại biểu Hoàng Đức Thắng nhấn mạnh.

Lưu ý vấn đề này, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị, cần thiết kế chính sách rõ nét hơn, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực văn hóa thông qua các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho doanh nghiệp. Điều này không chỉ tăng cường nguồn lực xã hội cho hoạt động văn hóa mà còn tạo ra sự gắn kết giữa phát triển văn hóa với phát triển kinh tế. Kinh tế phát triển nhất thiết phải có văn hóa, văn hóa phát triển nhất thiết phải có nguồn lực kinh tế hỗ trợ.

Ở một nội dung khác, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh – Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng lưu ý, mục tiêu số 2 của Chương trình yêu cầu: 100% đơn vị hành chính cấp tỉnh có đủ 3 loại hình thiết chế văn hóa; việc xác lập mục tiêu này đối với tất cả các vùng, miền, địa phương là chưa hợp lý. Theo đại biểu, cần xem xét, thiết kế chỉ tiêu phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn cụ thể, theo hướng mỗi vùng, khu vực có đặc trưng riêng, cần có sự lựa chọn cốt lõi làm nền tảng để phát huy và bảo tồn giá trị văn hóa của vùng đó, bảo đảm tính đa dạng về văn hóa và tính khả thi.

Tại mục tiêu số 4, ít nhất 95% di tích quốc gia quốc gia đặc biệt và 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo. Tính đến năm 2020, nước ta có trên 40.000 di tích đã được kiểm kê theo Luật Di sản văn hóa, trong đó có 112 di tích quốc gia đặc biệt, khoảng 4.000 di tích quốc gia và nhiều di tích đang bị xuống cấp có nguy cơ hư hỏng, xuống cấp. Nhiều di tích đã được quan tâm tu bổ, nhưng một lượng lớn lại bị sửa chữa sai quy cách. Việc tu bổ, tôn tạo di tích là công việc phức tạp, cần nhiều thời gian để thực hiện, chi phí đầu tư lớn. Nêu thực tế này, đại biểu Trịnh Thị Tú Anh đề nghị cần làm rõ cơ sở, căn cứ xác định và làm rõ tính khả thi của mục tiêu, đồng thời có giải pháp phù hợp để thực hiện thành công.

ry.jpg
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu phát biểu thảo luận

Đại biểu Trần Thị Hoa Ry – Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu đánh giá cao sự đầu tư, nghiên cứu, xây dựng Chương trình của Chính phủ với 07 nhóm mục tiêu tổng quát, 9 mục tiêu cụ thể, 10 nội dung thành phần, 135 chỉ tiêu, 42 nhiệm vụ cụ thể và 186 hoạt động chi tiết thực hiện trong hai giai đoạn 2025 – 2030 và giai đoạn 2030 – 2035. Tuy nhiên, đại biểu đề nghị cần rà soát, giảm thiểu sự trùng lặp về nội dung trong các chương trình đang triển khai thực hiện. Mặt khác, tập trung nguồn lực đầu tư trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo tính độc lập tương đối của Chương trình nhưng cũng phải tranh thủ nguồn lực phù hợp từ các chương trình khác.

Đại biểu Nguyễn Hữu Toàn – Đoàn ĐBQH tỉnh Lai Châu cũng thống nhất với các mục tiêu chung như Chính phủ trình đã đặt đúng tầm quốc gia, tuy nhiên, khi nghiên cứu các mục tiêu cụ thể, đại biểu cho rằng, giữa mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể chưa ăn nhập với nhau. Đại biểu lấy ví dụ mục tiêu tổng quát nêu: “Tạo bước chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trong phát triển văn hóa và xây dựng, hoàn thiện, chuẩn mực đạo đức, bản sắc, bản lĩnh, hệ giá trị con người, gia đình Việt Nam”, nhưng với 9 nhóm mục tiêu cụ thể như đến năm 2030 phấn đấu hoàn thành 100% xây dựng, ban hành các bộ quy tắc ứng xử phù hợp với địa phương; hay mục tiêu cụ thể phấn đấu đến năm 2030 ít nhất 95% di tích quốc gia đặc biệt và 70% di tích quốc gia được tu bổ, tôn tạo… lại không ăn nhập với mục tiêu tổng quát. Đại biểu bày tỏ lo ngại nếu không cẩn thận sẽ không giữ được văn hóa như khi chưa đầu tư, do đó cần nhấn mạnh đến quan điểm bảo tồn, phát huy giá trị, bởi có những di tích tuy nhỏ nhưng là di sản, nếu xây dựng lớn hơn thì không còn là di tích, di sản nữa.

“Đề nghị cần xây dựng chương trình về văn hóa quốc gia, lựa chọn những vấn đề lớn, cần sự tham gia của Nhà nước và nâng tầm văn hóa, duy trì và phát triển văn hóa, đây mới là mục tiêu quan trọng, không nên đưa các mục tiêu như có bao nhiêu phim tham gia liên hoan phim quốc tế, mà cần xây dựng những cơ chế, chính sách pháp lý để tháo gỡ khó khăn tạo điều kiện cho văn hóa phát triển”, đại biểu Nguyễn Hữu Toàn nêu ý kiến.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/xay-dung-van-hoa-tro-thanh-nen-tang-tinh-than-vung-chac-cua-xa-hoi-dong-luc-phat-trien-dat-nuoc-375658.html

Cùng chủ đề

Nhà hát 3 nón lá Bạc Liêu

Kinhtedothi – Nằm trong quần thể kiến trúc Quảng trường Hùng Vương TP Bạc Liêu, Nhà hát 3 nón lá là điểm nhấn du lịch rất riêng thu hút du khách bởi lối kiến trúc hiện đại, nhưng lại tiêu biểu cho bản sắc một nền văn hóa địa phương lâu đời đậm nét Nam bộ hào sảng. Trao đổi với báo Kinh tế và Đô thị, ông Lý Vỹ Triều Dương Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao...

chi 122.250 tỷ đồng phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2030

Sáng 1/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp. ...

Nghệ An tổ chức “Lễ hội du lịch và ẩm thực Sen”

Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh Nghệ An cho biết, UBND tỉnh vừa có văn bản giao đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị trong tỉnh, Quỹ hỗ trợ phát triển Du lịch thuộc Bộ VHTTDL tổ chức thực hiện chương trình “Lễ hội Du lịch và Ẩm thực Sen năm 2024”. Chương trình diễn ra với quy mô lớn, có nhiều tỉnh thành tham gia, với hàng chục gian...

Văn hóa là trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội

Với chiều dài lịch sử, bề dày văn hiến ngàn năm, Hà Nội luôn luôn nhận thức sâu sắc vấn đề văn hóa vừa là nhiệm vụ trước mắt, vừa là nhiệm vụ cơ bản và lâu dài; văn hóa đang trở thành trung tâm trong chính sách phát triển của Hà Nội; quan điểm bảo đảm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa; phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con...

Ra mắt “Trung tâm Việt Nam học” tại Nhật Bản

Vừa qua, Hiệp hội xúc tiến hợp tác kinh tế Việt Nam- Nhật Bản tại Osaka, Nhật Bản, đã phối hợp với Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka tổ chức buổi lễ ra mắt “Trung tâm Việt Nam học”.  Đây là cơ sở phối hợp nghiên cứu, đào tạo chuyên sâu về Việt Nam, cung cấp dữ liệu, kiến thức đa chiều về Việt Nam, đồng thời góp phần thúc đẩy sự hiểu biết và quan hệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ về hỗ trợ nhà ở, xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ chỉ thị mục tiêu phấn đấu trong năm 2025 hoàn thành 03 nhiệm vụ: Hỗ trợ nhà ở cho người có công; hỗ trợ nhà ở cho người dân theo các chương trình mục tiêu quốc gia; xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân ngoài 2 nhóm hỗ trợ trên. ...

Tháo gỡ được điểm nghẽn thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới. ...

Sắp diễn ra Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam

(TN&MT) - Theo dự kiến, vào trung tuần tháng 11/2024, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường: Lắng nghe nông dân nói” sẽ được tổ chức tại Hà Nội nhằm lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, hợp tác xã trước thềm diễn ra Hội nghị Thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân năm 2024. ...

Gỡ nút thắt vận tải, mở hành lang thương mại mới tới Trung Á và châu Âu

Trong chương trình tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 8 và công tác tại Trung Quốc, ngày 8/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm Trung tâm Logistics quốc tế Trùng Khánh, Trung Quốc và đón chuyến tàu nhanh ASEAN xuất phát từ Hà Nội tới đây. ...

Chuyến công tác của Thủ tướng khẳng định sự chủ động, tích cực, trách nhiệm của Việt Nam trong xây dựng tiểu vùng Mekong

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa kết thúc thành công chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8; Hội nghị Cấp cao chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady-Chao Phraya-Mekong (ACMECS) lần thứ 10, Hội nghị Cấp cao hợp tác Campuchia-Lào-Myanmar-Việt Nam (CLMV) lần thứ 11 và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11. Nhân dịp này, Thứ trưởng Ngoại giao...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Bí thư Thứ nhất, Chủ tịch nước Cuba chủ trì Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm

(Chinhphu.vn) – Vào khoảng 18 giờ 30 chiều 26/9 (theo giờ địa phương), Lễ đón chính thức Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hoà Cuba đã diễn ra trọng thể tại Cung Cách mạng ở thủ đô La Habana.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Bí thư thứ nhất Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Cuba Miguel...

Cùng chuyên mục

Đại Từ (Thái Nguyên): Nỗ lực xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo

Với mục tiêu không để ai bị bỏ lại phía sau, những năm qua, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) đã quan tâm và thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025. Bên cạnh việc trao sinh kế để phát triển kinh tế, huyện đã chú trọng triển khai hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, từng bước giúp người dân...

Tạo động lực mới thúc đẩy quan hệ Việt Nam

(ĐCSVN) - Vào lúc 15h45 chiều 9/11 theo giờ địa phương (rạng sáng 10/11 theo giờ Việt Nam), chuyên cơ chở Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Arturo M. Benitez ở thủ đô Santiago de Chile, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức tới Cộng hoà Chile theo lời mời của Tổng thống Gabriel Boric Font. ...

Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump có ý nghĩa gì với Trung Quốc?

Sự trở lại của ông Trump có thể đưa mức thuế quan lên tới 60% đối với hàng hóa Trung Quốc và điều này có thể ảnh hưởng mạnh đến tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng như đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu với nhiều biện pháp kiểm soát công nghệ, làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ vốn đã bất ổn giữa các siêu cường.Tuy nhiên, lập trường bảo...

Cháy nhà ở trung tâm TPHCM, nhiều người mắc kẹt được giải cứu

Căn nhà ở trung tâm TPHCM xảy ra hỏa hoạn, lửa kèm khói bao trùm khiến một số người mắc kẹt bên trong. Ngày 10/11, Công an quận 10 (TPHCM) đang phối hợp với các đơn vị liên quan điều tra nguyên nhân vụ cháy nhà ở đường Bà Hạt, phường 9. Hơn 7h30, lửa kèm khói đen bao trùm căn nhà nằm trên đường Bà Hạt, đoạn đối diện chung cư Ấn Quang. Phát hiện cháy, người dân xung quanh...

Đường hơn 400 tỷ vừa làm xong đã sạt lở, vì sao?

Đường liên xã hơn 400 tỷ đồng có chiều dài 43,27 km vừa đưa vào sử dụng đã xuất hiện ít nhất 58 điểm sạt lở. Câu hỏi về trách nhiệm dường như còn bỏ ngỏ. Phát sinh kinh phí...

Mới nhất

Một công ty thủy sản vừa huy động được nghìn tỷ đồng qua trái phiếu

CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (IDI) vừa phát hành thành công 1.000 trái phiếu, mệnh giá 1 tỷ đồng/trái phiếu vào ngày 31/10/2024. Lô trái phiếu có tổng giá trị 1.000 tỷ đồng và được phân phối hết chỉ trong 1 ngày. Một công ty thủy sản vừa huy động được nghìn tỷ đồng...

Tuyển chọn nữ quân nhân: Cao trên 1,60m, ngoại hình cân đối, sắc diện sáng

Nữ công dân từ đủ 18 đến 25 tuổi, cao lấy từ 1,60m trở lên, ngoại hình cân đối, quân dung tươi tỉnh, chưa lập gia đình, chưa có con… là một số yêu cầu của Bộ Quốc phòng khi tuyển chọn nữ quân nhân nhập ngũ...

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa: Tôn vinh nhà giáo xuất sắc trong giáo dục nghề nghiệp

Giải thưởng Trần Đại Nghĩa lần 2 năm 2024 được TP.HCM tổ chức như một sự ghi nhận và tôn vinh những giáo viên, nhà quản lý xuất sắc tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. ...

“Phát triển khối đại học công lập và khối ngoài công lập là bình đẳng”

Đây là nhấn mạnh của Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn trong phát biểu nhân kỷ niệm 30 năm thành lập Trường Đại học Duy Tân và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ...

Sáng 10/11, Bảo tàng Lịch sử Quân sự quá tải, phải ra khuyến cáo

Thống kê tới hơn 9 giờ sáng 10/11, đã có khoảng 10.000 người dân, du khách đổ về Bảo tàng tham quan. Đến thời điểm hiện tại, khoảng hơn 1.500 xe ôtô các loại đã không còn chỗ đỗ.Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mở cửa đón kháchBảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam thu hút...

Mới nhất