Trang chủNewsThời sựXây dựng văn bản pháp luật năm 2025 và theo dõi thi...

Xây dựng văn bản pháp luật năm 2025 và theo dõi thi hành pháp luật Bộ TN&MT

Từ ngày 14 đến ngày 16/11, tại Ninh Bình, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị lập Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và theo dõi thi hành pháp luật của Bộ TN&MT.

Tập trung hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn về công tác pháp chế

Phát biểu khai mạc Hội nghị, ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) cho biết, thực hiện Chương trình công tác năm 2024, Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) là đầu mối phối hợp với Bộ Tư pháp và các đơn vị thuộc Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 và theo dõi thi hành pháp luật của Bộ TN&MT. Hội nghị nhằm mục đích trao đổi, tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về một số công tác pháp chế cho công chức, viên chức của các đơn vị trực thuộc Bộ.

462578782_1705162870266394_6321431622863177223_n.jpg
Ông Phan Tuấn Hùng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) phát biểu khai mạc Hội nghị

Trong quá trình diễn ra Hội nghị, hơn 80 đại biểu tham dự sẽ được tập huấn, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính và lồng ghép bình đẳng giới trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật; rà soát, kiểm tra, xử lý, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi thi hành pháp luật và hợp tác quốc tế về pháp luật… Đồng thời, các đại biểu tham gia sẽ trực tiếp trao đổi, hỏi – đáp các vướng mắc trong quá trình thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ liên quan đến công tác pháp chế của Bộ.

Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025

Chia sẻ tại Hội nghị, bà Hà Thu Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) cho biết, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị thuộc Bộ TN&MT đã đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2025 là 41 văn bản. Trong đó, có Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và Khoáng sản về hoạt động khoáng sản; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Địa chất và Khoáng sản về điều tra cơ bản địa chất và điều tra địa chất về khoáng sản; Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản; Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm xử lý của nhà sản xuất, nhập khẩu; Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 03/2019/NĐ-CP của Chính phủ về hoạt động viễn thám; Thông tư quy định về tiêu chí theo dõi và đánh giá đối với quản lý, sử dụng đất đai; Thông tư hướng dẫn về đánh giá khả năng chịu tải của môi trường nước mặt đối với sông, hồ; Thông tư ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật công tác công tác điều tra, đánh giá địa chất môi trường khu vực có khoáng sản độc hại; Thông tư ban hành định mức kinh tế – kỹ thuật công tác lập bản đồ hiện trạng, bản đồ phân vùng nguy cơ, phân vùng rủi ro do sạt lở đất, lũ quét tỷ lệ 1:10.000 và tỷ lệ lớn hơn; Thông tư quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu khí tượng bề mặt; Thông tư quy định kỹ thuật vận hành công trình hạ tầng thu nhận dữ liệu ảnh viễn thám…

c2549974-6157-4db0-84f0-8b0f15daf367.jpeg
Bà Hà Thu Trang, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ TN&MT) chia sẻ tại Hội nghị

Theo đề xuất của các đơn vị, hầu hết các văn bản sẽ trình thẩm định vào quý IV/2025, chính vì vậy, Phó Vụ trưởng Hà Thu Trang đề nghị các đơn vị rà soát lại, tập trung đẩy sớm tiến độ trình thẩm định cũng như đảm bảo chất lượng văn bản.

Đối với dự thảo Quy chế công tác pháp chế của Bộ, Phó Vụ trưởng Hà Thu Trang cho biết, ngay từ đầu năm 2024, Bộ trưởng Bộ TN&MT đã ký Quyết định số 246/QĐ-BTNMT ban hành Quy chế công tác pháp chế của Bộ. Quy chế đã quy định rõ, minh bạch trình tự, thủ tục, nội dung, trách nhiệm của các đơn vị trong công tác pháp chế; Quy chế đã góp phần quan trọng trong việc tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác pháp chế của Bộ. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Quy chế đã phát sinh một số vướng mắc, khó khăn cần phải được sửa đổi, bổ sung.

Chính vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế nhằm đổi mới, đơn giản hóa trình tự, thủ tục và đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác xây dựng pháp luật; đồng thời khắc phục một số vướng mắc, bất cập trong thực tiễn và cập nhật một số thay đổi quy định của pháp luật.

Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đề xuất của các đơn vị trực thuộc Bộ, Vụ Pháp chế đã hoàn thiện dự thảo Quy chế công tác pháp chế của Bộ gồm một số nội dung chính như: Đổi mới và sửa đổi quy định lập, điều chỉnh Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo hướng lồng ghép và tích hợp Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Bộ vào Chương trình công tác hàng năm của Bộ; Sửa đổi quy định về thẩm định dự thảo Thông tư quy định quy chuẩn, quy định kỹ thuật, định mức kinh tế – kỹ thuật theo hướng thẩm định chuyên môn và thẩm định pháp lý được thực hiện đồng thời, đồng thời chỉnh lý, làm rõ hơn quy trình thẩm định của từng loại thông tư;

Bổ sung quy định về phân công đơn vị chủ trì phối hợp với các bộ, ngành xây dựng văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Cập nhật và dẫn chiếu một số nội dung theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành…

Theo dõi thi hành pháp luật

Theo TS. Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp), theo dõi tình hình thi hành pháp luật là một trong những hoạt động quan trọng, không thể thiếu trong quá trình các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn nhằm bảo đảm thực thi có hiệu quả việc sử dụng pháp luật để quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

Thông qua hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các cơ quan nhà nước tổ chức triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan mình, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các cơ quan có liên quan để thực thi đầy đủ và hiệu quả hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật của cơ quan mình nói riêng và công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật nói chung.

462642945_553822920609793_4084509071710680885_n.jpg
TS. Nguyễn Thị Minh Phương, Phó Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật (Bộ Tư pháp) chia sẻ nội dung tập huấn.

Mục đích của theo dõi tình hình thi hành pháp luật là nhằm xem xét, đánh giá thực trạng thi hành pháp luật, kiến nghị thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Bám sát các mục tiêu đó, TS. Nguyễn Thị Minh Phương đã tập trung tập huấn, hướng dẫn cho các đại biểu tham dự Hội nghị các nội dung quan trọng về hệ thống các văn bản pháp luật hiện hành về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Nội dung và hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật; Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và phối hợp, huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động này.

Trong đó, pháp luật hiện hành quy định khá chi tiết về nội dung theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cụ thể, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các cấp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên cơ sở xem xét, đánh giá ba nội dung như: Tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành văn bản quy phạm pháp luật; Tình hình bảo đảm các điều kiện cho thi hành pháp luật; Tình hình tuân thủ pháp luật.

462557187_1559241634779660_664649626604809641_n.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Về huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật, TS. Nguyễn Thị Minh Phương nhấn mạnh, cá nhân là chuyên gia, nhà khoa học được huy động tham gia hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo cơ chế cộng tác viên phải đáp ứng các tiêu chuẩn quy định.

Cơ quan nhà nước thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật có thể huy động sự tham gia của cộng tác viên trong các hoạt động như: Xây dựng mẫu phiếu khảo sát, xử lý kết quả điều tra, khảo sát, tổng hợp, phân tích, xây dựng báo cáo kết quả điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật và các hoạt động khác về điều tra, khảo sát; Thu thập thông tin, rà soát, đối chiếu tính chính xác, phù hợp của thông tin; Đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá trong việc xử lý thông tin; Xây dựng báo cáo kết quả xử lý thông tin. Báo cáo phải đưa ra nhận định, đánh giá khách quan, chính xác về tình hình thi hành pháp luật và đưa ra nhưng kiến nghị phù hợp đối với thông tin thu thập được.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/xay-dung-van-ban-phap-luat-nam-2025-va-theo-doi-thi-hanh-phap-luat-bo-tn-mt-383210.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Điều động Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông giữ chức vụ mới

Ông Lê Văn Chiến, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông được điều động, phân công, bổ nhiệm giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Đắk Nông. Ngày 15/11, Tỉnh uỷ Đắk Nông tổ chức Hội nghị công bố 6 quyết định của Ban thường vụ Tỉnh uỷ về công tác cán bộ.Tại Quyết định số 1575-QĐ/TU, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Đắk Nông quyết định cho thôi giữ chức vụ Trưởng Ban Dân vận Tỉnh...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình ‘Hồ Chí Minh

Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024” - Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo...

HĐND TP. Hải Phòng tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp cuối năm

(TN&MT) - Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thường lệ cuối năm 2024, HĐND thành phố khóa XVI, ngày 15/11, Thường trực HĐND thành phố Hải Phòng tổ chức các Tổ đại biểu HĐND thành phố tiếp xúc với cử tri các quận, huyện trên địa bàn. ...

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đôn đốc giải ngân vốn đầu tư công

Ngày 15/11, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc chủ trì cuộc họp Tổ công tác số 4 và Tổ công tác số 7 kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Dự cuộc họp có đại diện 26 bộ ngành, địa phương liên quan. ...

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng KCN Cam Liên

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1388/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Cam Liên, tỉnh Quảng Bình. Cụ thể, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chấp...

Bài đọc nhiều

Cao Việt Nguyễn: Tái hiện lịch sử Việt Nam qua hình ảnh nhân vật

Đây là cuốn sách minh họa đặc biệt 264 nhân vật lịch sử, do Kaovjets Ngujens (Cao Việt Nguyễn), họa sĩ trẻ người Latvia gốc Việt, thực hiện. Đã làm nhiều dự án minh họa sách, tranh tường, phim lịch sử tại châu Âu, cũng như sách nghiên cứu lịch sử Việt Nam, chàng họa sĩ trẻ sống ở phương Tây nhưng đặc biệt quan tâm tới lịch sử nước nhà. Ban đầu chỉ là ý tưởng minh họa một...

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Y Luyện – cây đại thụ giữa đại ngàn

Khi còn làm lãnh đạo tỉnh Đắk Lắk cho đến lúc về hưu, ông...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Huỳnh Thị Thanh Thủy: Hành trình nỗ lực từ Hoa hậu Việt Nam đến Hoa hậu Quốc tế

Huỳnh Thị Thanh Thủy là người đẹp Việt đầu tiên giành được vương miện Hoa hậu Quốc tế (Miss International). Tối 12.11, Hoa hậu Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt vỡ òa khi giành chiến thắng tại Hoa hậu Quốc tế 2024. Cô là đại diện Việt Nam đầu tiên đội vương miện này. Thanh Thủy khiến fan sắc đẹp Việt tự hào khi trở thành đại diện Việt Nam đầu tiên chiến thắng Hoa hậu Quốc tế Ảnh: BTC Huỳnh Thị Thanh Thủy sinh...

Cùng chuyên mục

Đồng bào các DTTS tiếp tục phát huy tinh thần đoàn kết, trách nhiệm, năng động, sáng tạo, đóng góp xứng đáng vào sự...

Ngày 15/11, với chủ đề "Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, tự lực, tự cường, hội nhập và phát triển bền vững". Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bình Phước lần thứ IV - năm 2024 được chính thức khai mạc. Tham dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Dân tộc Y Thông; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy,...

Thuận Bắc (Ninh Thuận): 161 hộ nghèo đồng bào DTTS được hỗ trợ giống gia súc

Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương đang tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Huyện được ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 2 phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị của Dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp...

Chủ tịch nước dự Đối thoại không chính thức giữa nhà lãnh đạo APEC với khách mời

Sáng 15/11/2024 (giờ địa phương, đêm 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-khong-chinh-thuc-giua-nha-lanh-dao-apec-voi-khach-moi-post993740.vnp

Đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hợp tác thực chất và hiệu quả giữa Việt Nam và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) trong thời gian qua, trong đó có các khuyến nghị quan trọng của Đoàn tham vấn Điều IV dành cho Việt Nam; đề nghị IMF tiếp tục đồng hành, duy trì các hoạt động đối thoại, tham vấn chính sách kinh tế vĩ mô với Việt Nam trong thời gian tới. ...

Học và làm theo Bác ở tầm cao mới để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên giàu mạnh

Nội dung trên được Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh khi phát biểu chỉ đạo tại chương trình "Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển", diễn ra tối 15/11.Tổng Bí thư xúc động chia sẻ, có rất nhiều câu chuyện sâu sắc, những điển hình tiêu biểu của phong trào học và làm theo Bác với những việc làm cụ thể, bình dị mà cao quý. Tại chương trình, Tổng Bí thư...

Mới nhất

Thuận Bắc (Ninh Thuận): 161 hộ nghèo đồng bào DTTS được hỗ trợ giống gia súc

Ông Nguyễn Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận cho biết, địa phương đang tập trung thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2024 (Chương trình MTQG 1719). Huyện được ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án 2...

Cách dùng giấm táo tốt với người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường, biểu hiện bằng mức đường huyết tăng cao, nếu không được điều trị, dần dần có thể dẫn đến hậu...

4 món cần hạn chế vì có thể khiến cơ thể già nhanh hơn

Những gì ăn vào sẽ ảnh hưởng đến quá trình lão hóa của cơ thể. Có nhiều loại thực phẩm nếu ăn thường...

Chủ tịch nước dự Đối thoại không chính thức giữa nhà lãnh đạo APEC với khách mời

Sáng 15/11/2024 (giờ địa phương, đêm 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường dự và phát biểu tại Đối thoại không chính thức giữa các nhà lãnh đạo APEC với khách mời. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chu-tich-nuoc-du-doi-thoai-khong-chinh-thuc-giua-nha-lanh-dao-apec-voi-khach-moi-post993740.vnp

Đầu tư 800 tỷ đồng để xây dựng cầu Phong Châu mới

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ. ...

Mới nhất