Trang chủDestinationsKon TumXây dựng và phát huy nhân tố con người trong thời đại...

Xây dựng và phát huy nhân tố con người trong thời đại ngày nay



29/07/2023 06:05


Trong những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn quán triệt quan điểm chỉ đạo cơ bản của Đảng ta là đặt con người vào vị trí trung tâm của quá trình phát triển, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển. Từ đó triển khai nhiều giải pháp cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát huy nhân tố con người phù hợp với điều kiện thực tế địa phương.

Kết quả là, trong giai đoạn 2012-2022, đội ngũ cán bộ KH&CN của tỉnh được nâng lên cả về số lượng và trình độ, kinh nghiệm nghiên cứu. Tổng số nhân lực của mạng lưới tổ chức KH&CN trên địa bàn tỉnh (qua khảo sát) là 653 người (nhân lực của tổ chức KH&CN công lập 51 người; chiếm 7,8% trên tổng số nguồn nhân lực của mạng lưới tổ chức KH&CN); trong đó có 24 tiến sĩ; 141 người có trình độ thạc sĩ, 371 người trình độ đại học và cao đẳng.

Chất lượng giáo dục-đào tạo chuyển biến tích cực, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT những năm gần đây đều đạt cao, như năm 2017 đạt 95,74%, năm 2018 đạt 95,87%, năm 2019 đạt 91,47%, năm 2020 đạt 97,69%, năm 2022 đạt 97,49% và năm 2023 là 98,74%. Kết quả phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở được duy trì và nâng cao.

Công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân được triển khai hiệu quả, với mạng lưới trạm y tế phủ kín các xã, phường, thị trấn. Tuổi thọ trung bình tăng từ 66,2 tuổi (năm 2015) lên 66,8 tuổi (năm 2020). Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi năm 2020 là 36% (giảm 3,3% so với năm 2015); tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 23,7% (năm 2015) xuống 20,9% (năm 2020).








Đội ngũ cán bộ là người DTTS ngày càng được củng cố, trưởng thành, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Ảnh: S.C 

 

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả tích cực, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,424% (năm 2015) xuống còn 1,2% vào năm 2020. Có 100% xã, phường, thị trấn được công nhận đạt Bộ tiêu chí Quốc gia y tế xã giai đoạn 2011-2020; số giường bệnh/1 vạn dân đạt 38,5 giường.

Với đặc thù tỉnh biên giới, với hơn 54% dân số là đồng bào DTTS, tỉnh đặc biệt chú trọng phát triển giáo dục và y tế vùng DTTS và miền núi. Hệ thống trường, lớp được đầu tư nâng cấp, hệ thống trường chuyên biệt dành cho học sinh dân tộc nội trú ngày càng được củng cố và hoàn thiện.

Tỷ lệ học sinh DTTS đi học đúng độ tuổi bậc tiểu học đạt 97,7%, bậc trung học cơ sở đạt 94,7%, bậc trung học phổ thông đạt 66,9%; số sinh viên DTTS (đại học, cao đẳng)/vạn dân đạt 75 sinh viên/vạn dân.

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi DTTS giảm còn 35,5‰; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi của trẻ em DTTS dưới 5 tuổi giảm còn 36,1%. Tuổi thọ bình quân của các DTTS đạt 67.

Đội ngũ cán bộ là người DTTS ngày càng được củng cố, trưởng thành, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.

Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực đạt được, lĩnh vực văn hóa, con người cũng còn tồn tại, hạn chế. Đó là môi trường văn hóa có những mặt chưa thực sự lành mạnh. Việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa đạt hiệu quả chưa cao. Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán, văn hóa đặc trưng của một số DTTS có nguy cơ mai một dần.

Một bộ phận người dân có những biểu hiện phai nhạt về lý tưởng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, quay lưng lại với những giá trị truyền thống của dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng.








Phấn đấu đến năm 2025 trên 60% lao động qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề đạt 44%. Ảnh: SC 

 

Vị trí, vai trò của văn hóa chưa thực sự được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị. Chưa giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển kinh tế trong quản lý văn hóa. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về văn hóa có mặt còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn. Hệ thống thiết chế văn hóa chậm chuyển đổi sang phương thức tự chủ, xã hội hóa.

Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020-2025) đề ra mục tiêu “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”. Theo đó, phấn đấu đến năm 2025, quy mô dân số khoảng 620.000 người, trong đó trên 60% lao động qua đào tạo, trong đó đào tạo nghề đạt 44%.

UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản liên quan đến xây dựng và phát huy nhân tố con người. Trong đó đáng chú ý là Quyết định số 1296/QĐ-UBND, ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh ban hành Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Kế hoạch số 1677/KH- UBND, ngày 25/5/2021 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Đề án Phát triển nguồn nhân lực tỉnh Kon Tum; Kế hoạch 1794/KH-UBND, ngày 15/6/2023 của UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực các DTTS trên địa bàn tỉnh đến năm 2030.

Để tiếp tục xây dựng và phát huy nhân tố con người trong thời kỳ mới, đặc biệt là đáp ứng yêu cầu trong kỷ nguyên số, một trong những yêu cầu hàng đầu là bảo đảm xây dựng môi trường xã hội tối ưu để người dân yên tâm sinh sống, lao động, học tập, sản xuất, kinh doanh nhằm phát triển, hoàn thiện bản thân, đồng thời đóng góp cho sự phát triển của tỉnh.

Theo đó, chú trọng đào tạo nghề cho lao động tại chỗ gắn với nhu cầu của thị trường lao động. Tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để đội ngũ trí thức, nhà khoa học phát huy tốt năng lực.

Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, nhất là chất lượng dạy và học ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS. Làm tốt công tác hướng nghiệp và phân luồng đào tạo từ bậc trung học cơ sở, phấn đấu nâng tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở, trung học phổ thông chuyển sang học nghề lên 40%. 

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; nâng cao năng lực và thực hiện tốt công tác y tế dự phòng. Phấn đấu nâng tuổi thọ bình quân đạt 68 tuổi, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi còn dưới 34%. Triển khai có hiệu quả chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế và thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân.

Và quan trọng nhất là tiếp tục lấy phát huy nhân tố con người trong hệ thống chính trị làm cơ sở, động lực khơi dậy ý chí, khát vọng xây dựng tỉnh Kon Tum giàu mạnh trong các tầng lớp nhân dân.   

Sông Côn





Source link

Cùng chủ đề

Chuẩn bị tâm thế, điều kiện và nguồn lực để vững vàng bước vào kỷ nguyên mới

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, cả nước đang thể hiện quyết tâm cao, chuẩn bị tâm thế, điều kiện và nguồn lực để vững vàng bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Tối 25/11, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức trao giải cuộc thi và triển lãm ảnh nghệ thuật cấp quốc gia “Tự hào một dải biên cương” lần thứ 3, năm 2024.  Trong 5 tháng, Ban...

Triều Tiên đi thêm một bước trong nỗ lực cắt quan hệ với Hàn Quốc

Ngày 26/11, quân đội Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên cắt đường dây điện do Hàn Quốc lắp đặt để cung cấp điện cho khu công nghiệp chung hiện đã đóng cửa ở thành phố biên giới Kaesong.

Gạo A An- thương hiệu gạo Quốc gia đầu tiên xuất khẩu thành công vào Nhật Bản

TPO - Gạo A An - thương hiệu thuộc Tập đoàn Tân Long vinh dự được công nhận là Thương hiệu Quốc gia (THQG) năm 2022. Đặc biệt hơn, khi gạo A An cũng là thương hiệu gạo Việt đầu tiên xuất khẩu thành công sang thị trường cực kỳ khó tính như Nhật Bản . Để được công nhận danh hiệu THQG, các thương hiệu bắt buộc phải trải qua quá trình xét chọn nghiêm ngặt của Ban tổ...

Thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ phải có camera giám sát?

Bộ GD-ĐT đã ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam với nhiều thay đổi so với quy định trước nhằm tăng cường sự tự...

Đề án 01 có ý nghĩa lớn đối với sự tham gia của phụ nữ trong khu vực kinh tế tập thể

Đề án “Hỗ trợ hợp tác xã do phụ nữ tham gia quản lý, tạo việc làm cho lao động nữ đến năm 2030” (Đề án 01) là đề án về kinh tế tập thể (KTTT) đầu tiên...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Quảng Ngãi gỡ vướng cho dự án 85.000 tỷ đồng của Hòa Phát

Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 có tổng vốn đầu tư 85.000 tỷ đồng đang gặp vướng về nguồn điện, vị trí tập kết vật liệu xây dựng, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chỉ đạo các đơn vị tháo gỡ. Dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa...

Xử phạt Chứng khoán SmartInvest gần 1,4 tỷ đồng

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty cổ phần Chứng khoán SmartInvest với nhiều vi phạm trong hoạt động công bố thông tin, lưu giữ hồ sở, cho vay... Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt Công ty cổ phần Chứng khoán SmartInvest với nhiều vi phạm trong hoạt động công bố thông tin, lưu giữ...

Người đàn ông 60 tuổi ở Phú Thọ bị nhồi máu cơ tim thừa nhận sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

GĐXH - Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim cấp có tiền sử tăng huyết áp và hút thuốc lá nhiều năm. ...

Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ ấn tượng với kỹ thuật làm sân bay dã chiến của công binh Việt Nam

Ông Vadim Potanin, trưởng đại diện cán bộ cao cấp Cục Hỗ trợ hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc, đánh giá cao năng lực tổ chức của lực lượng công binh Việt Nam, trong đó ấn tượng với kỹ thuật thi công đường, sân...

Các nhóm thức ăn dễ tiêu hóa bạn nên biết

Nếu bạn từng trải qua ngộ độc thực phẩm hoặc thấy không khỏe, bụng ậm ạch, chọn những thực phẩm đơn giản, dễ tiêu hóa có thể giúp giảm triệu chứng khó tiêu. ...

Mới nhất

Hoà vào dòng mây kì ảo