Trang chủNewsKinh tếXây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc

Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc


Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Mở cửa cho doanh nghiệp cơ khí Việt

Các doanh nghiệp cơ khí chế tạo, trong đó có cơ khí đường sắt trong nước, có nhiều cơ hội góp mặt một cách thực chất tại Dự án Đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, với tổng mức đầu tư lên tới 67,34 tỷ USD.





Sửa chữa đầu máy tại Công ty Xe lửa Gia Lâm
Sửa chữa đầu máy tại Công ty Xe lửa Gia Lâm.

Chủ động đón đầu

Gần như cùng thời điểm Hồ sơ chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam được Bộ Giao thông – Vận tải (GTVT) trình lên Hội đồng Thẩm định nhà nước (ngày 1/10/2024), Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cũng có văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ xin chủ trương thành lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt.

Theo đó, VNR – đơn vị duy nhất đang khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, muốn người đứng đầu Chính phủ đồng ý về chủ trương cho phép doanh nghiệp này cùng với các đối tác nước ngoài thành lập liên doanh hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đường sắt với tỷ lệ vốn góp chi phối. Ngoài các đối tác nước ngoài, VNR cũng mở rộng cửa cho các đơn vị cơ khí chế tạo trong nước cùng tham gia vào liên doanh đặc biệt này.

Được biết, có 5 cơ chế đặc biệt mà VNR kiến nghị Chính phủ cho phép áp dụng khi thành lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt.

Một là, chỉ đạo các bộ, ngành xây dựng cơ chế định giá đặc thù cho các cơ sở công nghiệp đường sắt khi thành lập liên doanh.

Hai là, Nhà nước tiến hành đặt hàng, bao tiêu sản phẩm cho liên doanh trong thời hạn nhất định.

KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÔNG NGHIỆP CƠ KHÍ TRONG LĨNH VỰC ĐƯỜNG SẮT

– Về cơ khí – xây dựng các công trình hạ tầng: Việt Nam có khả năng thiết kế, thi công các hạng mục công trình xây dựng như hầm, cầu, nền đường (thông thường hạng mục này chiếm 65% kinh phí của phần tư vấn, xây dựng và thiết bị) với tỷ lệ nội địa hóa 90 – 95%.

– Về đầu máy, toa xe hàng, toa xe khách, các công ty như Xe lửa Gia Lâm, Dĩ An đã mua động cơ của nước ngoài và tổ hợp thành công một số đầu máy, các toa xe đã được chế tạo trong nước với tỷ lệ nội địa hóa khoảng 30 – 40%. Nếu có đơn hàng với số lượng phù hợp, các đơn vị này và một số doanh nghiệp trong ngành đóng tàu và ô tô có thể tham gia có thể chế tạo với tỷ lệ nội địa hóa lên tới 60%.

– Về hệ thống cấp điện động lực và máy biến áp, chúng ta hoàn toàn có thể nội địa hóa tới 80 – 90%, với việc nhận chuyển giao công nghệ thích hợp.

– Về hệ thống thông tin, tín hiệu và quản lý chạy tàu – đây là phần quan trọng liên quan đến an toàn vận hành và quản lý thông minh khi vận hành. Việt Nam có thể mua phần cứng và phần mềm cơ sở của nước ngoài, phát triển phần mềm cho phù hợp với cấu hình của từng dự án sẽ làm giảm rất nhiều về giá thành và đảm bảo khả năng tự chủ so với việc nhập hoàn toàn như hiện nay.

– Tổng hợp phần thiết bị cơ khí cho đầu máy, toa xe đường ray; hệ thống cấp điện động lực và máy biến áp; thông tin tín hiệu: Việt Nam có thể nội địa hóa khoảng 50-60% và điều quan trọng là khi chúng ta có thể làm chủ việc quản lý dự án, thiết kế, thi công xây dựng thì giá thành toàn bộ sẽ giảm khoảng 20% so với trường hợp tổng thầu một gói EPC từ nhà thầu nước ngoài.

Nguồn: Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam

Ba là, bổ sung sản phẩm công nghiệp đường sắt là sản phẩm cơ khí trọng điểm được điều chỉnh tại Dự thảo Luật Sản xuất sản phẩm công nghiệp trọng điểm.

Bốn là, xây dựng cơ chế về định giá đất đai, tài sản của các doanh nghiệp đường sắt để tăng vốn của doanh nghiệp, mang lại lợi thế và đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp Việt Nam trong việc tham gia liên doanh, liên kết với các đối tác nước ngoài phát triển công nghiệp đường sắt.

Năm là, xây dựng chính sách, nguyên tắc ràng buộc ngay từ khi đấu thầu để giúp các doanh nghiệp trong nước tham gia chuỗi cung ứng vật tư, phụ kiện, sản phẩm từng công đoạn.

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNR cho biết, việc phát triển công nghiệp đường sắt là một yêu cầu được đặt ra để phục vụ không chỉ cho riêng Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, mà còn cho khoảng 10 dự án đường sắt đô thị tại TP.HCM và Hà Nội đang được lên kế hoạch triển khai trong giai đoạn từ nay đến năm 2035.

Theo tính toán của Bộ GTVT, việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao tạo ra thị trường xây dựng với giá trị khoảng 33,5 tỷ USD. Tính cả hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị sẽ tạo ra thị trường về xây dựng khoảng 75,6 tỷ USD; phương tiện, thiết bị khoảng 34,1 tỷ USD (đầu máy, toa xe khoảng 9,8 tỷ USD; hệ thống thông tin tín hiệu và thiết bị khác khoảng 24,3 tỷ USD) và hàng triệu việc làm.

“Ngoài việc nắm bắt, làm chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì và từng bước sản xuất một số linh kiện, phụ tùng thay thế đối với đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị, đây là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam có bước chuyển mình mạnh mẽ”, ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết.

Theo lãnh đạo VNR, trong thời gian vừa qua, đơn vị này tích cực làm việc với các đối tác nước ngoài đến từ các nước có nền công nghiệp đường sắt phát triển hàng đầu thế giới để học tập về phát triển công nghiệp đường sắt.

Kinh nghiệm từ các quốc gia có hệ thống đường sắt tiên tiến, hiện đại cho thấy, đều phải có một nền tảng công nghiệp đường sắt vững mạnh, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về chế tạo, sản xuất, bảo dưỡng phương tiện, vật tư, trang thiết bị đường sắt trong nước và xuất khẩu.

“Trong quá trình tiếp xúc, các đối tác đều quan tâm đến việc thành lập liên doanh với các cơ sở công nghiệp đường sắt Việt Nam để phát triển công nghiệp đường sắt”, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết.

Hiện VNR chưa chốt được đối tác nước ngoài, nhưng bước đầu tạm xác định những mục tiêu cơ bản khi thành lập liên doanh phát triển công nghiệp đường sắt; trong đó giai đoạn trước mắt sẽ cải tạo, xây dựng cơ sở chế tạo, lắp ráp đầu máy, toa xe, sản xuất phụ tùng thay thế với tỷ lệ nội địa hóa phấn đấu đạt 40 – 60%.

Trong giai đoạn tiếp theo, liên doanh này sẽ phát triển mạnh các đoàn tàu tự hành (EMU) để vận tải hành khách nội, ngoại ô; tập trung phát triển công nghiệp đóng mới toa xe cung cấp cho tiêu dùng trong nước, hướng tới xuất khẩu sang các nước trong khu vực; sản xuất phụ tùng, vật tư đường sắt (ray, tà vẹt, phụ kiện, ghi, hệ thống cung cấp điện sức kéo, thông tin, tín hiệu)…

Đón cú hích cho công nghiệp cơ khí

Cần phải nói thêm rằng, công nghiệp đường sắt Việt Nam được sinh ra đồng thời với ngành đường sắt và sở hữu hệ thống các cơ sở công nghiệp đường sắt khá đồ sộ, trải dài theo hệ thống đường sắt quốc gia.

Đến nay, trên cả nước có 33 cơ sở trong lĩnh vực đường sắt tham gia vào ngành công nghiệp đường sắt (sản xuất, bảo dưỡng, sửa chữa, đóng mới toa xe, đầu máy và lắp đặt thiết bị, bảo trì, vật tư đường sắt). Trong đó, có 2 công ty cổ phần về công nghiệp đầu máy – toa xe tại Gia Lâm (Hà Nội) và Dĩ An (Bình Dương); 3 xí nghiệp quản lý, vận dụng và sửa chữa đầu máy; 4 xí nghiệp sửa chữa toa xe; 5 công ty cổ phần thông tin tín hiệu đường sắt thực hiện nhiệm vụ bảo trì, sản xuất thiết bị phụ tùng thông tin tín hiệu đường sắt; 15 công ty cổ phần đường sắt, 1 công ty cổ phần cơ khí cầu đường và các công ty công trình đường sắt.

Dù mang tiếng là lạc hậu, nhưng ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước, đường sắt Việt Nam đã cơ bản làm chủ được công nghệ đường sắt diesel, bao gồm từ việc đóng mới toa xe, giá chuyển hướng; chế tạo và bảo dưỡng đầu máy; xây dựng và lắp đặt hệ thống kết cấu hạ tầng hoàn chỉnh…

Ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết, mặc dù đường sắt diesel chỉ là công nghệ thứ hai, trong khi thế giới đã bước sang sử dụng công nghệ điện khí hóa, công nghệ đường sắt chạy trên đệm từ, nhưng đây vẫn là nền tảng quan trọng để Việt Nam bước vào giai đoạn hiện đại hóa đường sắt quốc gia mà bước tiến đã được định rõ là tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam.

Chia sẻ quan điểm này, Bộ GTVT cho rằng, khả năng nội địa hóa, làm chủ công nghệ phụ thuộc vào trình độ phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, cơ khí chế tạo, công nghiệp phụ trợ. Với năng lực, trình độ ở trong nước hiện nay, khả năng nội địa hóa, làm chủ công nghệ giữa các dải tốc độ 250 km/h, 300 km/h, 350 km/h là tương tự nhau.

“Nghiên cứu cho thấy, nếu được chuyển giao công nghệ và có một số cơ chế chính sách thích hợp, Việt Nam có thể làm chủ toàn bộ công nghiệp xây dựng, tự chủ toàn bộ công tác vận hành, bảo trì và từng bước nội địa hóa sản xuất một số linh kiện, phụ tùng thay thế. Vấn đề là Nhà nước cần tạo ra thị trường, cụ thể hơn là ban hành cơ chế đặt hàng cho các doanh nghiệp cơ khí, công nghiệp luyện thép yên tâm đầu tư”, ông Nguyễn Ngọc Đông, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT nhận xét.

Ngay trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án Đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, Bộ GTVT cũng xác định rõ vai trò của VNR là lấy ngành đường sắt (đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị và đường sắt quốc gia) để làm “cú hích” phát triển một số ngành quan trọng của nền kinh tế đất nước (bao gồm nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ…).

Trên thực tế, hiện VNR đã được tin tưởng trao gói thầu bảo dưỡng hệ thống toa xe, hạ tầng của tuyến đường sắt đô thị Bến Thành – Suối Tiên và đang tiến hành đàm phán gói thầu tương tự tại tuyến đường sắt Cát Linh – Hà Đông.

“Lâu nay, ngành cơ khí luôn bị dè bỉu với câu chuyện đến ốc vít cũng không sản xuất được, công nghiệp đường sắt cũng gặp phải câu chuyện tương tự khi có người cho rằng, đến thanh ray Việt Nam chưa sản xuất được thì sẽ tham gia được gì trong hơn 30.000 – 40.000 chi tiết cơ khí của tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sắp tới”, ông Đặng Sỹ Mạnh tâm sự.

Theo vị Chủ tịch HĐTV của VNR, đây là nhận định chưa thực sự chính xác, bởi ngành thép và cơ khí chế tạo Việt Nam hoàn toàn tự sản xuất nhiều thiết bị cơ khí quan trọng của ngành đường sắt, trong đó Hòa Phát có thể sản xuất hàng trăm ngàn ray thép đủ chất lượng mỗi năm.

“Vấn đề là trong những năm vừa qua, đường sắt Việt Nam chỉ có nhu cầu vài ngàn ray thép mỗi năm để phục vụ duy tu bảo dưỡng, trong khi để đầu tư một nhà máy sản xuất ray thép thì đầu ra phải cần cả trăm ngàn chiếc ray mới có thể đạt điểm hòa vốn. Tuy nhiên, trong bối cảnh đường sắt rất có thể là mũi đột phá hạ tầng tiếp theo sau đường bộ cao tốc, thì ngay bây giờ, chúng ta cần có sự chuẩn bị nghiêm túc cho công nghiệp đường sắt”, ông Đặng Sỹ Mạnh lưu ý.





Nguồn: https://baodautu.vn/xay-dung-tuyen-duong-sat-toc-do-cao-bac—nam-mo-cua-cho-doanh-nghiep-co-khi-viet-d226507.html

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao kích thích tăng trưởng GDP và công nghiệp phụ trợ

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã xác định lấy Hà Nội làm điểm đầu. Vậy TP phải chuẩn bị những gì cho vai trò này thưa ông? - Như đã biết, nghiên cứu ban đầu của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam đã xác định điểm đầu nằm tại ga Ngọc Hồi (huyện Phú Xuyên), điểm cuối là ga Thủ Thiêm (TP Hồ Chí Minh). Tuyến đường sắt này có...

Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Sáng 5.10, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành GTVT, chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc. Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam...

Cần cơ chế đặc biệt để huy động nguồn lực làm đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

TPO - Để thực hiện dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đa dạng hoá các nguồn lực, từ nguồn đầu tư công của Trung ương, địa phương, nguồn lực từ vốn vay, phát hành trái phiếu và các nguồn lực hợp pháp khác. Tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sáng 5/10, lãnh đạo các bộ, ngành thảo...

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam đi qua 20 tỉnh thành như thế nào?

(Dân trí) - Thay vì đi xuyên qua trung tâm thành phố, hầu hết nhà ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ được đặt ở ngoại ô, đảm bảo dư địa phát triển đô thị sau này. Theo phương án đề xuất của Tư vấn lập dự án, tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ đi qua 20 tỉnh thành, với 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa. Ngoài ra, 5 ga hàng...

Cân năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc

"Cân" năng lực nhà thầu giao thông trước cơ hội đường sắt tốc độ cao Bắc - NamHiện số lượng nhà thầu đã tham gia thi công xây dựng công trình giao thông có giá trị hợp đồng từ 1.000 tỷ đồng đã vượt qua con số 14, thậm chí có nhà thầu có hợp đồng lên tới 2.300 tỷ đồng. Tập đoàn Sơn Hải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội

10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà NộiHai đại đô thị Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City tiếp tục áp đảo về số giao dịch chuyển nhượng chung cư. Theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu thị trường và am hiểu khách hàng OneHousing, trong tháng 8/2024, thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận khoảng 3.100...

Cơ hội nào cho nhà đầu tư hạ tầng KCN ở Quảng Ngãi?

Hạ tầng giao thông đồng bộ, nguồn nhân lực dồi dào, nhu cầu đầu tư vào khu công nghiệp (KCN) lớn là những điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư hạ tầng KCN tìm đến Quảng Ngãi để “lót ổ”. Quảng Ngãi xây dựng Trung tâm Lọc hóa dầu và năng lượng quốc gia, tạo cơ hội thu hút các nhà đầu tư chiến...

Chìa khóa thành công của loạt dự án Vincom Shophouse

Với hàng loạt dự án trải dài khắp Việt Nam, mô hình Vincom Shophouse do Vingroup tiên phong kiến tạo đã cho thấy tiềm năng phát triển bền vững, gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời góp phần “thay da đổi thịt” diện mạo đô thị. Bảo chứng thành công từ mô hình Vincom Shophouse  Không chỉ kiến tạo nên những công trình biểu tượng, góp...

Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay

Đây là bước tiến mới trong 30 năm hợp tác giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn Safran, khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững giữa hai bên. Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines trao biên bản hợp tác với lãnh đạo Safran Seats. Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines vừa ký kết bản hợp tác...

Masan Meatlife phát hành 1,64 triệu cổ phiếu ESOP bằng nửa thị giá

Masan Meatlife phát hành 1,64 triệu cổ phiếu ESOP bằng nửa thị giáMasan Meatlife thông báo phát hành 1,64 triệu cổ phiếu ESOP cho người lao động với giá 15.000 đồng, bằng 60% thị giá trên sàn UPCoM. Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Masan Meatlife (mã chứng khoán MML) cho biết khối lượng phát hành bằng 0,5% tổng số cổ phiếu đang lưu...

Bài đọc nhiều

MB được vinh danh là “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc” năm 2024

Tại Vietnam Digital Awards 2024, Ngân hàng TMCP Quân đội đã vinh dự được xướng tên tại hạng mục “Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc” với ba sản phẩm số tiêu biểu là phần mềm quản lý bán hàng mSeller, vòng thời trang thanh toán MB Stellar và thẻ MB JCB Be The Sky. Bà Nguyễn Thùy Linh – Phó giám đốc Khối Ngân hàng số đại diện MB nhận giải thưởng tại sự kiện Ngày 5/10, Hội Truyền...

Gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Sáng 5/10, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Thường trực Thành ủy Hải Phòng đã tổ chức hội nghị gặp gỡ, đối thoại với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) năm 2024 với chủ đề “Doanh nghiệp FDI đồng hành cùng thành phố Hải Phòng: Đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ; kết nối chuỗi...

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu vẫn còn một số vướng mắc

Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu vẫn còn một số vướng mắcĐại diện Bộ Công thương, cơ quan soạn thảo dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu thừa nhận, dự thảo Nghị định vẫn còn một số vướng mắc, Bộ này nói sẽ tiếp thu ý kiến, cố gắng thiết kế văn bản theo hướng thị trường nhiều nhất. Dự thảo lần...

Xuất khẩu sầu riêng tăng mạnh, thu về 2,14 tỷ USD

Xuất khẩu sầu riêng 9 tháng năm 2024 thu về 2,5 tỷ USD Điều gì khiến giá sầu riêng giảm sâu? Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, xuất khẩu sầu riêng các loại (gồm dạng tươi, đông lạnh, sấy) của Việt Nam đạt kỷ lục gần 150.000 tấn, trị giá 536,3 triệu USD, tăng 97,1% về lượng và...

Thúc đẩy kết nối thương mại, kinh tế và du lịch hai nước

Lễ hội Phở Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ 4-8/10 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc Lễ hội Phố hàng nóng đến Đà Nẵng Mở ra cánh cửa thương mại giữa các nhà sản xuất Việt và thị trường Hàn Quốc Lễ hội phở Việt - Vietnam Phở Festival 2024 chính thức được diễn ra ngày 5-6/10 tại Ground...

Cùng chuyên mục

10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà Nội

10 dự án chiếm 48% thị phần chuyển nhượng căn hộ chung cư toàn Hà NộiHai đại đô thị Vinhomes Ocean Park và Vinhomes Smart City tiếp tục áp đảo về số giao dịch chuyển nhượng chung cư. Theo dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu thị trường và am hiểu khách hàng OneHousing, trong tháng 8/2024, thị trường chung cư Hà Nội ghi nhận khoảng 3.100...

Chìa khóa thành công của loạt dự án Vincom Shophouse

Với hàng loạt dự án trải dài khắp Việt Nam, mô hình Vincom Shophouse do Vingroup tiên phong kiến tạo đã cho thấy tiềm năng phát triển bền vững, gia tăng giá trị bất động sản, đồng thời góp phần “thay da đổi thịt” diện mạo đô thị. Bảo chứng thành công từ mô hình Vincom Shophouse  Không chỉ kiến tạo nên những công trình biểu tượng, góp...

Vietnam Airlines hợp tác Safran Seats bảo dưỡng và nâng cấp máy bay

Đây là bước tiến mới trong 30 năm hợp tác giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn Safran, khẳng định mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững giữa hai bên. Ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines trao biên bản hợp tác với lãnh đạo Safran Seats. Tổng công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines vừa ký kết bản hợp tác...

Thúc đẩy kết nối thương mại, kinh tế và du lịch hai nước

Lễ hội Phở Việt Nam 2024 sẽ diễn ra từ 4-8/10 tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc Lễ hội Phố hàng nóng đến Đà Nẵng Mở ra cánh cửa thương mại giữa các nhà sản xuất Việt và thị trường Hàn Quốc Lễ hội phở Việt - Vietnam Phở Festival 2024 chính thức được diễn ra ngày 5-6/10 tại Ground...

Kim ngạch xuất nhập khẩu qua lối thông quan Bắc Phong Sinh

Từ 18/6, Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thông quan trở lại Quảng Ninh: Cửa khẩu Bắc Phong Sinh thông quan trở lại Theo thông tin từ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Bắc Phong Sinh (Cục Hải quan Quảng Ninh), tính từ đầu năm đến hết ngày 30/9/2024, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu qua Lối thông quan Bắc Phong Sinh...

Mới nhất

Nghiên cứu thành công dừa sáp cấy mô

Trường Đại học Trà Vinh vừa nghiên cứu thành công giống dừa sáp bằng công nghệ cấy mô. Đây là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam về nuôi cấy mô dừa, đặc biệt...

Hành trình xây những điểm trường “chạm mây”

Ðến nay, anh Nam đã vận động, kêu gọi tài trợ xây dựng được 18 điểm trường, vận động hỗ trợ học phí đến hết lớp 12 cho 360 em học sinh mồ côi, đặc biệt khó khăn ở vùng núi… 18 điểm trường tặng học trò vùng cao Ðầu năm học mới 2024-2025, điểm trường...

Mới nhất