Trang chủDi sảnXây dựng thương hiệu nhà rường Huế

Xây dựng thương hiệu nhà rường Huế


Tỉnh Thừa Thiên Huế đang hướng đến việc xây dựng thương hiệu cho nhà rường Huế gắn với sản phẩm du lịch đặc trưng; qua đó bảo tồn và phát huy giá trị di sản, đưa nhà rường Huế trở thành biểu tượng của vùng đất cố đô.

Di sản đặc trưng văn hóa Huế

Nhà rường Huế là một thành tựu văn hóa tiêu biểu, đặc sắc của vùng đất kinh kỳ xưa, chứa đựng những giá trị độc đáo thuộc nhiều lĩnh vực: kiến trúc, nghệ thuật, lịch sử, triết học, tôn giáo, tín ngưỡng… Rường là cách nói ngắn gọn của rường cột. Nhà rường có hệ thống cột, kèo gỗ được dựng lên theo những quy cách nhất định. Dù lớn đến đâu, nhà rường cũng được kết cấu hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ để có thể lắp ráp và tháo dỡ dễ dàng. Ðiều đặc biệt ở nhà rường là nghệ thuật tạo hình bằng chạm khắc, khảm trên các đầu kèo, xà, đòn tay… và các vách ngăn. Nhà rường Huế được quy hoạch trong một không gian thoáng rộng, gắn bó mật thiết với môi trường tự nhiên, tuân theo thuật phong thủy, bao gồm: Cổng ngõ, bình phong, tường rào, hòn non bộ, bể cạn, sân, nhà chính, nhà phụ, vườn cây… tạo nên nét quyến rũ độc đáo, trở thành biểu tượng của miền đất sông Hương núi Ngự.

Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế, nhắc đến nhà rường là người ta lại lập tức nghĩ đến Huế. Ðơn giản, nhà rường là một không gian văn hóa, là một bộ phận cấu thành và không thể tách rời của văn hóa Huế. Xưa kia, ở kinh đô Huế, từ các cung điện trong thành nội, các dinh, phủ vương công, cho đến nhà cửa của thị dân khá giả đều thuộc dạng nhà rường. Nói đến nhà rường Huế ai cũng mường tượng ngay ra những tư thất kính cẩn nghiêm trang, nhưng ấm cúng xen lẫn nét phong lưu đặc thù của chốn kinh kỳ. Nhà rường Huế không chỉ đơn thuần là một ngôi nhà gỗ mà gắn liền với vườn. Vườn được thiết kế công phu không kém gì ngôi nhà chính. Trong không gian ấy, công trình kiến trúc tuy chiếm tỷ lệ khiêm tốn, nhưng là một tổ hợp hoàn chỉnh với nhà chính, nhà phụ, am miếu, bình phong, cổng… Cách bố trí tổ hợp trên dù theo kiểu chữ Ðinh, chữ Khẩu hay “Nội công ngoại quốc” cùng đều có tính khép kín và hướng nội, trong đó ngôi nhà chính-nhà rường luôn chiếm vị trí trung tâm ở mọi ý nghĩa. Cũng theo ông Hải, thường phải là người đến tuổi “Ngũ thập tri thiên mệnh” mới dám dựng nhà rường. Ngôi nhà và khu vườn gắn liền đều được chăm chút rất cẩn thận, bởi nó chính là cái để thể hiện danh phận, văn hóa và vị trí xã hội của chủ nhân.

Nhắc đến nhà rường Huế, không thể bỏ qua cái tên An Hiên nổi tiếng. Ngôi nhà nguyên là phủ An Hiên do một vị quan triều Nguyễn xây dựng cuối thế kỷ 19. Năm 1934, quan tuần phủ Nguyễn Ðình Chi mua lại. Sau này, vợ ông là bà Xuân Yến (Tuần Chi) đã tạo lập An Hiên thành một khu vườn kiểu Huế và ngôi nhà trở nên nổi tiếng hơn qua bút ký “Hoa trái quanh tôi” của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường. Chúng tôi nhiều lần ghé thăm An Hiên, ngôi nhà rường rặt Huế và thật nhỏ, nằm lút dưới bóng cây xanh. Năm 2018, nhà vườn An Hiên được chuyển nhượng cho Công ty Khách sạn Silk Path ở Hà Nội. Nhiều người Huế từng lo lắng, nhưng đáng mừng là Silk Path đã tìm mọi cách để phục hồi những giá trị đặc sắc một thời của An Hiên.

Xây dựng thương hiệu nhà rường Huế -0

Ngôi nhà rường của phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn tại 31 Nguyễn Chí Thanh (phường Phú Hiệp, thành phố Huế) là nhà vườn loại I vừa được hỗ trợ tu sửa. 

Nhiều thách thức trong bảo tồn nhà rường

Không phải ngôi nhà rường nổi tiếng nào ở Thừa Thiên Huế cũng có may mắn như An Hiên. Theo thời gian, việc bảo tồn và khai thác giá trị văn hóa cũng như thương hiệu nhà rường Huế chưa được phát huy mạnh mẽ và có hiệu quả so với tiềm năng, giá trị hiện có, mặt khác một số ngôi nhà rường đã dần xuống cấp. Châu Hương Viên của cụ Ưng Bình Thúc Giạ Thị tại phường Vỹ Dạ (thành phố Huế), được công nhận di tích cấp tỉnh vào năm 2019, vốn là một khu nhà vườn rộng lớn, tráng lệ, chuẩn mực cho kiến trúc nhà rường Huế đầu thế kỷ 20, nhưng do người thừa kế không có điều kiện chăm sóc, sửa chữa cho nên khu nhà vườn chỉ còn duy nhất một ngôi nhà rường cổ xập xệ.

Gần đây, chúng tôi đã có nhiều khảo sát về nhà rường Huế. Dù vẫn còn hiện hữu nhưng nhà rường Huế đã thay đổi diện mạo rất nhiều. Hầu hết đều được xây dựng trước năm 1945, qua cả trăm năm tồn tại cùng mưa nắng, lụt bão, rất nhiều nhà rường Huế xuống cấp trầm trọng. Phần lớn chủ nhân không đủ nguồn lực kinh tế để sửa chữa, trùng tu cho nên nguy cơ hư hỏng nặng nề. Nhiều nhà rường đã không còn, một số khác bị chia năm xẻ bảy, bị thay đổi cấu trúc. Ngay bên trong nhiều khu nhà rường đã xuất hiện những công trình hiện đại… Một số nhà rường còn lại khá nguyên vẹn đang đứng trước những thử thách rất lớn trước “cơn lốc” đô thị hóa và nền kinh tế thị trường. Các nghệ nhân, lao động lành nghề làm nhà rường Huế ngày càng mai một, trong khi việc đào tạo truyền nghề chưa được chú trọng, quan tâm. Nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhà rường ngày càng khan hiếm… Bởi thế, hoạt động phục hồi, bảo tồn nhà rường Huế đang đối mặt với rất nhiều thách thức.

Từ năm 2006, HÐND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Nghị quyết về bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2006-2010, sau đó tiếp tục hỗ trợ để bảo vệ nhà vườn Huế giai đoạn 2015-2020. Nhưng do số lượng được đề xuất bảo tồn quá lớn, trong khi các chính sách hỗ trợ chưa được áp dụng cơ chế đặc thù, các chủ nhà có diện tích lớn gặp nhiều khó khăn nên việc bảo vệ nhà vườn Huế chậm được triển khai. Năm 2015, HÐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết thông qua đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” giai đoạn 2015-2020. Hệ thống nhà vườn trên địa bàn được hỗ trợ trùng tu, tôn tạo với tổng kinh phí gần 30 tỷ đồng, cho 18 nhà vườn ở thành phố Huế và 25 nhà vườn ở làng cổ Phước Tích (huyện Phong Ðiền). Ðã có những tín hiệu vui từ Phước Tích. Như trường hợp ngôi nhà rường của ông Hồ Văn Thuyên từng xuống cấp trầm trọng đã được trùng tu năm 2019. Ông Hoàng Văn Thái, Phó Chủ tịch UBND huyện Phong Ðiền chia sẻ: “Ðề án đã tác động rất kịp thời và hiệu quả trong việc chống xuống cấp các di sản tại làng cổ Phước Tích, đáp ứng nguyện vọng của người dân làng cổ có hơn 500 năm tuổi”.

Tuy nhiên, tại thành phố Huế, việc bảo tồn nhà rường cổ vẫn gặp nhiều khó khăn. Ðáng nói là những vướng mắc về vấn đề sở hữu khi phần lớn chủ nhân các ngôi nhà rường đều là đồng thừa kế hoặc đại diện thừa kế, một số người đang sống trong nhà vườn không có quyền quyết định việc tham gia đề án. Nhiều chủ nhân có tâm lý ngại tham gia vì sợ sẽ không được tự do xử lý kiến trúc nhà trong tương lai. Một số nhà xin không tiếp tục tham gia đề án do kinh phí sửa chữa quá lớn.

Câu chuyện về nhà rường tiếp tục là đề tài nóng ở Thừa Thiên Huế. Với mong muốn đặt ra các mục tiêu, định hướng cho thương hiệu nhà rường Huế phát triển hơn nữa, cuối tháng 10/2021, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh đã tổ chức Hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa Huế trong xây dựng thương hiệu nhà rường Huế”. Các chuyên gia cho rằng, cần có một kế hoạch hành động xây dựng thương hiệu, có thể bằng hình thức chỉ dẫn địa lý cho nhà rường Huế, hoặc nhãn hiệu tập thể. Trong đó cần thành lập Hiệp hội sản xuất, kinh doanh nhà rường Huế (gồm các nghệ nhân, các cơ sở, hộ sản xuất, kinh doanh sản phẩm nhà rường, các chủ nhà rường) để làm chủ thể quản lý nhãn hiệu nhà rường Huế sau này. Tỉnh cần có kế hoạch khảo sát, xác định giá trị văn hóa lịch sử, kiến trúc nghệ thuật của các nhà rường Huế tiêu biểu để đưa vào diện cần bảo tồn, đầu tư kinh phí để trùng tu, tôn tạo, phát huy giá trị di sản nhà rường…

Nhiều chuyển động đáng ghi nhận khi bên cạnh thực hiện đề án “Chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng”, thành phố Huế đã có chín nhà vườn tham gia đề án tổ chức kinh doanh du lịch, phục vụ du khách. Cuối năm 2020, HÐND tỉnh thông qua chủ trương đầu tư tu bổ di tích Ưng Bình tại Châu Hương Viên với kinh phí hơn 10 tỷ đồng. Công trình Châu Hương Viên sẽ được trùng tu có diện tích khoảng 300 m2, với các hạng mục: Nhà chính, nhà phụ, nhà vệ sinh, bình phong, sân nền, hàng rào cây xanh…

Theo TS Trần Hữu Thùy Giang, Giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, việc phát triển các sản phẩm du lịch gắn với bảo tồn giá trị nhà rường truyền thống Huế là cần thiết, phù hợp điều kiện thực tế địa phương, góp phần phát huy giá trị các nhà rường cổ của Huế đang được trùng tu, chỉnh trang theo chính sách hỗ trợ của tỉnh. Từ đó tạo ra những điểm đến, sản phẩm mới góp phần phát triển ngành du lịch. Thời gian tới, Thừa Thiên Huế phải có chính sách quy hoạch bảo tồn, huy động các nguồn lực, liên doanh liên kết, phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch với doanh nghiệp du lịch để xây dựng tour, tuyến du lịch sinh thái gắn với tham quan, trải nghiệm nhà rường Huế ■

Bài và ảnh: Nguyễn Công Hậu





Nguồn: https://nhandan.vn/xay-dung-thuong-hieu-nha-ruong-hue-post682401.html

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp cà phê chủ động đáp ứng Quy định chống phá rừng của EU

Dự kiến, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) sẽ thực thi vào tháng 1/2025. Hiện doanh nghiệp cà phê Việt Nam đã có sự chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng các quy định. Dự kiến, Quy định chống phá rừng của EU (EUDR) sẽ bắt đầu thực thi vào tháng 1/2025 đối với các doanh nghiệp lớn. Phạm vi hàng hóa sản xuất chịu sự điều chỉnh của quy định này gồm: Gia súc,...

“Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024”: Tôn vinh các điển hình tiêu biểu

Chương trình năm 2024 là chuyến hành trình đầy tự hào, xúc động với các chương trình “giao lưu điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” ở 3 khu vực. Tại Chương trình, Tổng Bí thư Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đã trao tặng Giấy chứng nhận và Biểu trưng tôn vinh 25 điển...

Đà Nẵng: Điểm sáng trong triển khai công tác dân tộc, chính sách dân tộc

Ngày 15/11, UBND TP. Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các DTTS TP. Đà Nẵng lần II năm 2024 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”. Đây là dịp để Thành phố biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong việc thực hiện các chính sách dân tộc, công tác dân tộc trong vùng đồng bào DTTS;...

Thanh niên TP.HCM giao lưu cùng hai người treo cờ Việt Nam trên nhà thờ Đức Bà Paris

Buổi gặp gỡ không chỉ là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, mà còn thắp lên trong lòng thế hệ thanh niên TP niềm tự hào dân tộc và luôn nhớ về một thời chiến đấu đầy oai hùng, vinh quang. Buổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải pháp phát triển hạ tầng giao thông xanh

NDO - Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Tân Phát Sài Gòn (Tân Phát Etek) tổ chức Hội thảo “Giải pháp công nghệ thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp cho bảo dưỡng, sửa chữa và sạc ô-tô điện”. Tham dự của các chuyên gia, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề khu vực miền nam cùng hơn 150 doanh nghiệp đang hoạt động...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

NDO - Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 27 lượt phát biểu ý kiến...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah

Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. ...

Việt Nam-Cộng hòa Séc hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Séc, đối tác hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà lưu niệm cho Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc - Morava Petr Simunek. (Ảnh: Ngọc Biên/TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 13-16/11 theo lời mời của Thủ...

Bài đọc nhiều

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Dự Án Trùng Tu Di Tích Mỹ Sơn Với Sự Hỗ Trợ Từ Ấn Độ

Quần thể di sản văn hóa thế giới Mỹ Sơn, một trong những kỳ quan kiến trúc của nền văn hóa Chămpa, đã được đón nhận một luồng sinh khí mới nhờ vào dự án bảo tồn và trùng tu do chính phủ Việt Nam và Ấn Độ hợp tác thực hiện. Thông qua chương trình hợp tác này, các khu tháp A, H, K tại Mỹ Sơn đã được bảo tồn, trùng tu trong hơn sáu năm dưới...

Hội An và Luang Prabang hợp tác văn hoá, du lịch

VHO - Hai thành phố thống nhất hợp tác, hỗ trợ, cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm trong công tác quản lý, trùng tu, bảo tồn, phát huy các giá trị di sản. Đặc biệt, hai địa phương sẽ hợp tác mạnh mẽ trên lĩnh vực du lịch, tổ chức các tour du lịch kết nối giữa hai di sản văn hoá thế giới. Ngày 17.10, tại Thủ đô Viêng Chăn, nước CHDCND Lào đã diễn ra lễ ký...

Di Sản Gốm Chu Đậu: Nét Đẹp Tinh Hoa Từ Đất và Lửa

“Gốm Chu Đậu- tinh hoa văn hóa Việt Nam”- Đây là 9 chữ vàng mà Đại tướng Võ Nguyên Giáp ưu ái dành tặng gốm Chu Đậu. Những lời này không chỉ thể hiện sự trân trọng đối với di sản gốm Chu Đậu mà còn khẳng định vị thế của nó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ngược dòng thời gian, gốm Chu Đậu đã có lịch sử phát triển lâu đời từ thế kỷ XV tại Chu...

Cùng chuyên mục

Những Bước Tiến Trong Bảo Tồn Di Sản Kiến Trúc Pháp Tại Việt Nam Thông Qua Hợp Tác Quốc Tế

Việt Nam sở hữu nhiều công trình kiến trúc Pháp mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa, từ các khu phố cổ, biệt thự đến những công trình công cộng xây dựng từ thời Pháp thuộc. Những công trình này không chỉ gắn liền với ký ức của đô thị mà còn là phần quan trọng trong diện mạo kiến trúc của các thành phố lớn. Dưới sự ảnh hưởng của đô thị hóa và biến động...

Nhà Thờ Gỗ Kon Tum: Giao Thoa Văn Hoá Tây Nguyên Trong Nghệ Thuật Kiến Trúc Roman

Nhà thờ Gỗ Kon Tum, còn gọi là Nhà thờ Chính tòa Kon Tum, tọa lạc tại trung tâm thành phố Kon Tum và được xem là một trong những công trình kiến trúc độc đáo nhất tại Tây Nguyên. Xây dựng từ đầu thế kỷ XX, nhà thờ đã trở thành một biểu tượng không chỉ của cộng đồng Công giáo mà còn của cả vùng đất Kon Tum, mang đậm dấu ấn văn hóa và phong cách...

Chuẩn bị thực hiện tu bổ, phục hồi và tôn tạo điện Cần Chánh

VHO - Sau mấy chục năm nghiên cứu, di tích điện Cần Chánh (Đại Nội Huế) chuẩn bị được triển khai tu bổ, phục hồi với tổng kinh phí gần 200 tỉ đồng. Đây là công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Kinh thành Huế, là nơi các vua Nguyễn thiết triều và tiếp sứ bộ ngoại giao. Dưới triều Nguyễn, điện Cần Chánh là nơi nhà vua thiết triều vào các ngày 5, 10, 20...

Chuyển đổi số để bảo tồn và phát huy giá trị di sản

VHO - Trong giai đoạn hiện nay, chuyển đổi số để bảo tồn di tích, di sản là hết sức cần thiết. Đây chính là cầu nối đưa các di tích, di sản đến gần hơn với cộng đồng, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, đưa di sản văn hóa trở thành sản phẩm của du lịch, phát triển kinh tế - xã hội và góp phần quảng...

Cần giải pháp bảo tồn phù hợp

 Thứ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Đạo Cương đã nhấn mạnh như vậy tại buổi kiểm tra hiện trường khai quật và làm việc với đơn vị chủ trì khai quật khảo cổ Vườn Chuối (thôn Lai Xá, xã Kim Chung, huyện Hoài Đức) vào chiều qua 12.11. Cùng dự buổi làm việc còn có nhiều chuyên gia, nhà khoa học về lịch sử, văn hóa; Cục Di sản văn hóa và đơn vị chức năng của Hà Nội.“Vấn...

Mới nhất

Cách hỗ trợ từ gốc cho sản xuất nông nghiệp

Ông Nguyễn Tuấn Hồng - HTX Bắc Hồng Trước đây khi áp dụng Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) năm 2008, phân bón là đối tượng chịu thuế GTGT 5%. Tuy nhiên, Luật số 71 ban hành ngày 26-11-2014 quy định phân bón, máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng...

Trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” cho bà Jennifer Bahen

Sáng 15/11, tại Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Cục trưởng Cục Hợp tác tác quốc tế Phạm Quang Hưng đã có buổi tiếp và trao tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo...

Nhiều ngành cần nhân lực, tuyển sinh rất chật vật

Tại hội thảo thảo gắn kết trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho các tỉnh thuộc vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải Trung bộ chiều 15/11, các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục đại học đã trao đổi kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho vấn đề này. Đào tạo chưa bám sát nhu cầu Giám...

Bổ sung 800 tỷ đồng từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương để xây dựng cầu Phong Châu mới

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký Quyết định số 1389/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 bổ sung vốn từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho Bộ Giao thông vận tải để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ. ...

Quyết liệt đổi mới giáo dục và đào tạo căn bản và toàn diện hơn nữa

(ĐCSVN) - Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, hướng tới kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng; giáo dục tiếp tục là quốc sách hàng đầu; sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà phải quyết liệt đổi mới căn bản và toàn diện hơn...

Mới nhất